Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
67,77 KB
Nội dung
BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN: MỸ HỌC Đề bài 15: Giới thiệu tổ khúc Le carnival des animaux của Saint Saens. Họ và tên: Lãnh Thị Hạnh Linh MSSV: 371047 Lớp: N02 Nhóm: 07 1 MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU Charles Camille Saint-Saëns là một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Pháp và cũng đồng thời là một nghệ sĩ biểu diễn organ vô song, một nghệ sĩ piano tài ba được Liszt đề cao, ông cũng từng viết tiểu thuyết, phê bình thơ, tìm hiểu thiên văn học Saint-Saëns là người dẫn đầu phong trào phục hưng âm nhạc Pháp thập niên 70 của thế kỷ XIX, người thường tự so sánh mình với Mozart và quả đúng như vậy, ông sáng tác rất nhiều và trong suốt cuộc đời dài 86 năm của mình đã đóng góp vào sự phát triển của hầu hết các thể loại âm nhạc Pháp thế kỉ XIX. Trong phạm vi bài viết này, em xin đưa ra những thông tin em tìm hiểu được về nhạc sĩ Saint Saens và tổ khúc Le carnival des animaux, cũng như một số cảm nhận của riêng cá nhân về tác phẩm này của nhạc sĩ. NỘI DUNG 1. Tác giả Saint-Saëns. 1.1. Tiểu sử và sự nghiệp âm nhạc. 3 Charles Camille Saint-Saëns sinh ở Paris tại "Rue du Jardin" (phố vườn) vào ngày 9/10/1835 và mất sau một chuyến đi dài ngày tới Algeria vào 16/12/1921. Gia đình Saint Saens vốn xuất thân nông dân. Ông lớn lên dưới sự dạy dỗ của mẹ (Clémence Françoise Collin) và người dì cả Charlotte Masson, cũng chính là người đã giúp cho cậu bé Charles biết chơi piano từ khi mới lên 2. Cậu bé Charles khi ấy đã cho thấy thiên tư âm nhạc mạnh mẽ cũng như của Mozart và Mendelssohn. Cậu bé đã có những khám phá nhỏ trong việc sáng tác khi mới 3 tuổi mà người ta vẫn còn nhớ đến khúc nhạc cho piano có tên là "Galop". Sau đó không lâu cậu học piano dưới sự hướng dẫn của Camille Stamaty và Alexandre Boëly, học hoà âm do Pierre Malede dạy. Họ tập trung tất cả cho sự phát triển tài năng của Saint-Saëns. Kết quả là vào thời điểm 4 tuổi 7 tháng cậu bé Charles đã chơi được một phần trong Violin sonata của Beethoven, và đến năm tuổi thì sáng tác “Le Soir", mélodie đầu tiên là bằng chứng cho tài năng của một nhạc sĩ. Đến năm lên 10, bước tiến mới trong việc học tập nghiêm túc là việc cậu bé đã có thể chơi tất cả 32 sonata của Beethoven hoàn toàn theo trí nhớ. Camille Saint-Saëns nhanh chóng được xem như một thần đồng âm nhạc sau buổi biểu diễn đầu tiên tại "Salle Pleyel" vào ngày 6/5/1864. Ngay năm sau đó, giao hưởng đầu tiên được ra đời và giành giải "Societe Sainte Cecile" rồi được xuất bản năm 1847. Vào năm 1848, Saint-Saëns lên bảy tuổi và vào học tại Nhạc viện Paris. Mặc dù không dành được giải "Prix de Rome" của viện hàn lâm năm 1851, nhưng ông đã gây được ấn tượng và sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng trong đó có Hector Berlioz và Franz Liszt. Sau lần gặp đầu tiên vào năm 1852, Saint-Saëns và Liszt trở thành những người bạn thân thiết và luôn ủng hộ nhau trong nhiều năm. Franz Liszt thường ca ngợi Saint Saens như nghệ sĩ organ vĩ đại nhất thế giới. Từ năm 1852 đến năm 1857 ông làm nghệ sĩ chơi organ tại nhà thờ Saint Merry cho đến năm 1858 chuyển sang làm việc tại một trong những nhà thờ có tiếng ở Paris là "La Madeleine". Saint-Saëns thường đi nhiều nơi, giao thiệp rộng và sáng tác rất nhiều. Ông chính thức trở thành nhà soạn nhạc với tác phẩm "Ode a Sainte Cecile" viết năm 1852. Đồng thời Saint-Saëns cũng theo đuổi sự nghiệp của một nghệ sĩ piano, nhà chỉ huy và thường tham gia làm giám khảo 4 các cuộc thi âm nhạc. Năm 1860 ông trở thành giảng viên piano tại "Ecole Niedermeyer" và giữ vị trí này cho đến năm 1867. Đến năm 1864, ông tiếp tục tìm kiếm cơ hội giành giải "Prix de Rome" nhưng vẫn thất bại. Một cơn bão của sự đổi mới trong âm nhạc trong cách phối hợp giữa piano và dàn nhạc đã ập tới Paris vào cái ngày mà Piano concerto No. 2 giọng Son thứ, Opus 22 của Camille Saint-Saëns công diễn (tháng 4/1868). Nó đã truyền đến cho âm nhạc Pháp thập niên 70 của thế kỷ XIX một tinh thần mới, với sức mê hoặc và nét tinh tế, đã trở thành nguyên mẫu căn bản cho sự kết hợp giữa piano và dàn nhạc cho nhiều thế kỷ sau. Nhạc sĩ đã được trao tặng giải thưởng "Le Legion d’Honneur” (Bắc đẩu bội tinh). Đến năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra làm con đường âm nhạc Pháp tạm thời gián đoạn, Saint Saens đầu quân vào Đội cận vệ quốc gia với vị trí binh nhì của tiểu đoàn 4. Sau đó ít lâu, ông bỏ sang Luân Đôn trong suốt thời kỳ "Công xã" và bắt đầu giai đoạn gắn bó với nước Anh. Khi những biến động chính trị ở Pháp qua đi, ông trở lại Paris và đóng góp vào thời kỳ Phục hưng âm nhạc Pháp. Trực tiếp ngay sau thất bại của Pháp trong cuộc chiến Pháp - Phổ, Hiệp hội âm nhạc Quốc gia của Pháp chính thức được thành lập vào năm 1871 với thành viên sáng lập gồm Saint Saens cùng Romain Bussine, César Franck, Edouard Lalo và Gabriel Fauré. Trong hơn nửa thế kỷ từ sau khi được thành lập, Hội âm nhạc Quốc gia đã bảo vệ và tích cực thúc đẩy sự phát triển của âm nhạc Pháp. Từ năm 1871, ông trở lại nhịp sống thông thường, là khách quen, thường xuất hiện ở nhiều tụ điểm với vai trò là nhạc trưởng và nghệ sĩ dương cầm, không chỉ ở Luân Đôn. Ông đã từng chơi đàn cho Nữ hoàng Victoria hai lần, một lần cho Nữ hoàng Alexandra, viết Hành khúc đăng quang (Coronation March) cho vua Edward VII. Bản giao hưởng số 3 nổi tiếng cũng xuất phát từ yêu cầu của Hội âm nhạc hoàng gia (Royal Philhamonic Society). Tên tuổi ông ngày càng nổi tiếng, đến năm 1893 ông được nhận học vị tiến sĩ âm nhạc của Đại học Cambridge cùng với người bạn của ông là nhạc sĩ Peter Ilyich Tchaikovsky. Sau đó là đến bằng tiến sĩ của Đại học Oxford năm 1913. Năm 1875 Saint-Saëns lập gia đình, cưới một cô gái trẻ 19 tuổi tên là Marie-Laure Truffot. Thời gian của cuộc hôn nhân này là chương buồn nhất trong cuộc đời ông. Rất kỳ lạ, khi thời kỳ của những bi kịch gia đình này lại là khi Saint-Saëns cho ra đời những tác phẩm phổ biến nhất của ông ngày nay bao gồm: Danse Macabre (vũ khúc ma quỷ) năm 1875, Samson et Dalila năm 1878 5 và Requiem cũng vào năm này. Sau cuộc hôn nhân đầy những sự kiện đau buồn, Camille Saint-Saëns phát triển mối quan hệ với Gabriel Fauré và cư xử như một người cha thứ hai đối với những đứa con của Fauré. Vào năm 1875 ông bắt đầu chuyến lưu diễn đầu tiên ra nước ngoài và rất thành công. Năm 1877 vở opera Samson et Dalila gây được tiếng vang lớn ở cộng hoà Weimar, Đức nhưng mãi 12 năm sau đó (1889) mới được biểu diễn ở Pháp. Bản “Requiem” được công diễn lần đầu ngày 22/5/1878. Năm 1886, ông viết Giao hưởng giọng Đô thứ, “avec orgue” (giao hưởng với sự tham gia của đàn organ). Đây được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Được cổ vũ bằng dàn hợp xướng cộng hưởng – là cây đàn Organ vĩ đại nhất thế giới vào thời điểm bấy giờ được Aristide Cavaillé-Coll dựng lên ở Pháp, công trình này là một trong những thành tựu đặc biệt xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX. Nó rõ ràng là một dấu ấn của nước Pháp kề bên sự ra đời của tháp Effel được phô diễn trong Hội chợ quốc tế tại Paris. Saint-Saëns viết tổng cộng 5 giao hưởng dù chỉ có 3 bản được đánh số Opus. Ông đã tự huỷ bỏ bản đầu tiên, được viết cho 1 Mozartian-scale orchestra (dàn nhạc kiểu Mozart), và bản thứ 3, một tác phẩm dùng để thi thố cũng bị rút lại. Các giao hưởng của ông là những đóng góp quan trọng cho thể loại này trong giai đoạn mà giao hưởng truyền thống Pháp đang có nhiều biểu hiện suy tàn. Ở khía cạnh nghệ sĩ biểu diễn, Saint-Saëns được coi là “không có đối thủ trên cây đàn organ", và với piano thì chỉ một số người có thể đua tranh được với ông. Liszt cũng đã từng nhận định rằng ông và Saint-Saëns là 2 pianist vĩ đại nhất ở châu Âu. Người ta kể lại rằng ông thường chơi đàn trong thế gần như gắn chặt vào ghế, với một trạng thái khá kiềm chế và tự chủ, các giai điệu có nét huyền ảo, phảng phất và trầm tĩnh, mang lại một vẻ quý phái và tinh xảo trong kỹ thuật. Những bản thu âm mà ông để lại đã cho ta thấy phần nào những đặc điểm đó. Những tác phẩm ông chọn thể hiện thường không quá biểu cảm, khá gần gũi, thực tế so với nhiều tác phẩm có sức lôi cuốn ngay từ bên ngoài. Hầu như chắc chắn một điều rằng ông là người đầu tiên chơi gần như trọn bộ các concerto piano của Mozart. Những concerto của ông do vậy cũng có những ảnh hưởng phần nào từ bậc thầy cổ điển này. Về sau, đến lượt Saint-Saëns để lại ảnh hưởng cho các nhạc sĩ Lãng mạn mà tiêu biểu như là Sergei Rachmaninov. Suốt cả sự nghiệp, Saint-Saëns sử dụng kỹ thuật mà ông được Stamaty dạy, sử dụng sức mạnh của bàn tay thay cho cánh tay. 6 Dù Saint-Saëns được xem như có một phong cách đã cũ về cuối đời, song có thể thấy ông đã nỗ lực thể hiện những hình thức âm nhạc mới hay điều chỉnh, cách tân một số thể loại cũ. Các sáng tác của ông được truyền cảm hứng từ Chủ nghĩa cổ điển Pháp, đã làm nên tên tuổi ông cũng như báo trước sự ra đời của chủ nghĩa Tân cổ điển của Ravel và những nhạc sĩ khác. 1.2. Một số tác phầm lớn của Saint-Saëns. Trong suốt cuộc đời, ông đã sáng tác tất cả: 13 vở opera, trong đó Samson và Dilila (1897) là vở nổi tiếng nhất; 10 concerto (5 piano concerto, 3 violin concerto, 2 cello concerto); 3 bản giao hưởng, thánh ca và rất nhiều bài hát và trích đoạn piano; khoảng 20 concertante nhỏ cho nhạc cụ độc tấu và dàn nhạc, trong đó bao gồm các bản hoà âm khúc phóng túng piano và dàn nhạc đầy màu sắc như Africa, Havanaise và Introduction and Rondo capriccioso cho violin và dàn nhạc (đã trở nên rất gần gũi với người nghe qua nhiều thập kỷ), hay cho đàn harp và dàn nhạc với tác phẩm Morceau de Concert. Các concerto nổi tiếng nhất phải kể đến số 2, 4, và 5 viết cho piano, concerto số 3 viết cho violin và cello concerto đầu tiên. Trong số đó, Concerto giọng Son thứ là một trong những bản concerto dành cho piano nổi tiếng nhất mọi thời đại. 2. Giới thiệu về tổ khúc Le carnival des animaux. 2.1. Đôi nét về tổ khúc (Suite). Tổ khúc (Suite) là một bộ các tác phẩm khí nhạc được sắp xếp theo thứ tự nhằm để biểu diễn riêng một mạch. Trong thời kỳ Baroque, tổ khúc là một thể loại khí nhạc bao gồm một số chương có cùng điệu thức, một vài hay tất cả dựa trên các hình thức và phong cách vũ khúc (các thuật ngữ khác dành cho nhóm các vũ khúc thời Baroque gồm có Partita, Overture, Ordre và Sonata da camera). 2.2. Tổ khúc Le carnival des animaux. 7 Saint-Saëns soạn Le carnival des animaux (Ngày hội của muông thú) vào tháng 2 năm 1886 trong trong một kỳ nghỉ ở một làng nhỏ thuộc nước Áo. Đây là một tác phẩm vui nhộn, thỏa mãn được tính cách hóm hỉnh tinh nghịch của nhà soạn nhạc. Trong suốt sự nghiệp sáng tác và giảng dạy của mình, Saint- Saëns đã thích thú viết hoặc ứng biến các tác phẩm nhại lại một cách hài hước tạo ra sự vui vẻ cho một sáng tác hay phong cách âm nhạc nào đó. Tại trường Niedermeyer, nơi ông dạy những nhạc sỹ trẻ người Pháp sáng giá nhất, ông vẫn thường tránh những bài học nhàm chán bằng cách hướng dẫn học trò nhại lại theo phong cách này. Lúc sinh thời Saint-Saëns, chỉ có một buổi trình diễn nhỏ toàn bộ tổ khúc dành cho nhóm bạn thân trong đó có Franz Liszt. Ngoại trừ khúc nhạc Thiên nga, Saint-Saëns không cho phép xuất bản Le carnival des animaux khi ông còn sống, bởi vì ông sợ rằng nó sẽ vượt trên các tác phẩm nghiêm túc hơn của ông. Hơn nữa, một năm trước đó, việc viết một tác phẩm dí dỏm và khá đơn giản là Wedding Cake (Chiếc bánh cưới) đã khiến ông bị mang tiếng là tác giả “nhạc nhẹ”. Toàn bộ tổ khúc Le carnival des animaux chỉ được xuất bản sau khi Saint- Saëns qua đời theo nguyện vọng và di chúc của ông. Nó trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Cùng với các tác phẩm Peter và chó sói của Prokofiev và Hướng dẫn về dàn nhạc cho người trẻ của Britten, Le carnival des animaux cũng là tác phẩm được các em nhỏ và giáo viên dạy nhạc ưa thích vì rất rất phù hợp trong việc giảng dạy âm nhạc. Tổ khúc Le carnival des animaux gồm 14 khúc nhạc, trong đó các loài động vật được mô tả đặc trưng một cách rất sáng tạo. Thời lượng của tổ khúc này dài khoảng 21 phút 40, tổng phổ: flute, clarinet, 2 piano, glass harmonica (ngày nay được thay bằng glockenspiel), xylophone, 2 violin, viola, cello và double bass. I- Introduction et marche royale du Lion (Introduction và Hành khúc hoàng gia của sư tử): Có sự tham gia của các đàn dây và 2 piano. Phần introduction bắt đầu bằng 2 piano chơi tremolo đậm nét, các đàn dây tham gia vào bằng một chủ đề trang nghiêm. Sau đó piano trình bày một chủ đề hành khúc trong suốt phần còn lại của chương nhạc. Các đàn dây trình bày giai điệu và đàn piano thỉnh thoảng chạy những quãng tám thấp hoặc ostinato cao. Chương nhạc kết thúc bằng một nốt fortissimo ở tất cả các nhạc cụ. II- Poules et Coqs (Lũ gà mái và gà trống) Có sự tham gia của các đàn dây trừ double-bass ; 2 piano và clarinet. Chương nhạc này gợi nên hình ảnh một đàn gà với những tiếng gáy, tiếng mổ hạt. Clarinet chơi những đoạn solo âm lượng nhỏ khi các nhạc cụ còn lại tạm nghỉ. III- Hémiones, animaux véloces (Những con lừa; những con thú nhanh nhẹn) Có sự tham gia của 2 piano. Các con vật được mô tả ở đây rõ ràng là đang chạy 8 và hình ảnh được gợi nên bằng chuyển động lên xuống nhanh nhẹn luống cuống không ngớt của cả hai piano chơi các gam quãng tám. IV- Tortues (Những con rùa) Có sự tham gia của các đàn dây và 1 piano. Một chương nhạc hơi trào phúng mở đầu bằng piano rồi các đàn dây thể hiện một cách chậm rãi đến khó chịu điệu “Can-Can” nổi tiếng trích từ operetta Orphée aux Enfers (Orphée ở địa ngục) của Offenbach. V- L'Éléphant (Con voi) Có sự tham gia của double-bass và 1 piano. Đây là bức tranh biếm họa hoàn hảo về một con voi. Double-bass ậm ừ trên nền nhịp valse của piano. Giống như chương “Những con rùa”, chương nhạc này khá hài hước - chất liệu chủ đề được lấy từ nhạc nền cho vở kịch Giấc mộng đêm hè của Felix Mendelssohn và Dance of the Silphs (Vũ khúc Silphs) của Hector Berlioz. Cả hai chủ đề ban đầu đều được viết cho những nhạc cụ giọng cao (flute và những nhạc cụ gỗ khác, violin), trò đùa của Saint-Saëns là chuyển nó sang cho nhạc cụ có giọng thấp và nặng nề hơn trong dàn nhạc là double-bass. VI- Kangourous (Những con kăng-gu-ru) Có sự tham gia của 2 piano. Những cú nhảy quãng cách nhanh nhẹn và duyên dáng trên đàn phím miêu tả những con kăng-gu-ru. VII- Aquarium (Bể nuôi cá) Có sự tham gia của các đàn dây trừ double-bass, 2 piano, flute và glass harmonica. Đây là một trong những chương giàu tính âm nhạc nhất. Flute rồi đến các đàn dây chơi giai điệu trên nền âm thanh gợn sóng lăn tăn được piano và glass harmonica thể hiện. VIII- Personnages à longues oreilles (Những nhân vật với đôi tai dài) Có sự tham gia của 2 violin. Đây là chương ít tính trữ tình nhất trong tác phẩm. Hai đàn violin luân phiên nhau tạo nên những tiếng rít cao chói tai và những nốt thấp rì rầm khó có thể nghe ra giai điệu. IX- Le coucou au fond des bois (Chim cu trong rừng sâu) Có sự tham gia của 2 piano và clarinet. Piano chơi những hợp âm rộng mềm mại trong khi clarinet chơi ostinato hai nốt Đô và La giáng lặp đi lặp lại, bắt chước tiếng kêu của một tổ chim cu. X- Volière (Chuồng chim) Có sự tham gia của các đàn dây, 2 piano và flute. Các đàn dây giọng cao đảm nhận bè đệm, tạo ra tiếng rì rầm như tiếng động trong rừng, cello và double-bass chơi điểm nhịp dẫn vào hầu hết các ô nhịp. Flute đóng vai trò tiếng chim với giai điệu trill trải rộng trong tầm âm của nó. Hai piano thi thoảng tạo ra những tiếng chát chúa hay trill của những con chim khác. Chương nhạc kết thúc một cách lặng lẽ sau một tiếng vút cao của flute. XI- Pianistes (Những nghệ sĩ piano) Có sự tham gia của các đàn dây và 2 piano. Saint-Saëns để chính các nghệ sĩ piano tham gia cùng bầy thú, mô phỏng những giờ tập gam của họ bằng một đoạn trải ra như bài thực hành đàn phím chán ngắt. XII- Fossiles (Những hóa thạch) Có sự tham gia của các đàn dây, 2 piano, clarinet và xylophone. Tại đây Saint-Saëns đã bắt chước sáng tác của chính mình, bản Danse Macabre (Vũ khúc ma quỷ). Xylophone được sử dụng nhiều để gợi nên hình ảnh những bộ xương đang nhảy múa va đập vào nhau lách cách. 9 Các chủ đề âm nhạc trong Danse Macabre cũng được trích dẫn; xylophone chơi phần lớn giai điệu và được piano và clarinet thay phiên. Bè piano ở đây đặc biệt khó với các quãng tám. Có thể nghe thấy các đoạn giai điệu trong ca khúc thiếu nhi “Twinkle Twinkle Little Star” và aria “Una Voce Poco Fa” trích từ opera Il Barbiere di Sivigliacủa Rossini. XIII- Le Cygne (Thiên nga) Đây là khúc nhạc nổi tiếng nhất trong tổ khúc, được viết cho 2 piano và 1 cello nhưng cũng thường được sử dụng để phô diễn kĩ năng trình tấu của nghệ sĩ cello. Giai điệu được cello chơi trên nền hòa âm của hai đàn piano. Một piano thể hiện tiếng mặt nước lao xao, một piano thể hiện tiếng sóng cuồn cuộn. Thiên nga được viết tặng nghệ sĩ cello Charles-Joseph Lebouc đang về già, người nổi tiếng vì nghệ thuật trình diễn và vì là con rể của ca sĩ nổi tiếng Adolphe Nourrit. Saint-Saëns đã hứa soạn một tác phẩm solo dành cho nghệ sĩ này nhiều năm trước nhưng ông đã trì hoãn dự định đó. Đến thời điểm Saint- Saëns soạn Le carnival des animaux, Lebouc đã trở thành một đề tài bông đùa trong giới trình diễn đàn dây vì tuổi tác đã khiến ông trình diễn tồi đi. Một lần, ông đã trình diễn Thiên nga với vẻ êm ái cao độ khiến những đồng nghiệp chơi cello phải chú ý tới sự kỹ lưỡng trong cách chơi của ông. XIV- Finale Có sự tham gia của tất cả các nhạc cụ. Phần Finale mở đầu bằng những nốt chạy tremolo ở đàn piano như trong phần Introduction. Những nhạc cụ hơi, harmonica và xylophone mau chóng tiếp viện. Dàn dây tạo nên sự căng thẳng bằng những nốt thấp dẫn vào phần glissando của piano, rồi tạm dừng trước khi giai điệu chính sôi động được trình bày. Mặc dù giai điệu khá đơn giản nhưng những hòa âm đệm theo được trang hoàng theo phong cách sáng tác cho piano của tác giả, những gam chói lọi, những nốt vuốt (glissando) và nốt láy (trill). Nhiều chương nhạc trước được trích dẫn tại đây: Introduction, Những con lừa, Gà mái và kăng-gu-ru. Tác phẩm kết thúc bằng một nhóm hợp âm Đô trưởng mạnh mẽ. 3. Một số cảm nhận cá nhân. Trong tổ khúc Le carnival des animaux gồm có 14 chương này thì chương này thì có lẽ hai chương cuối Le Cygne và Finale. Đầu tiên là về Le Cygne, thoạt đầu mới nhìn tên (Thiên nga) em nghĩ ngay đến Hồ thiên nga của nhạc sĩ Tchaikovsky. Nhưng khi lên mạng tìm kiếm và nghe thử thì mới thấy đây là hai bài khác nhau. Theo như tìm hiểu của cá nhân, trong album Chat với Mozart của ca sĩ Mỹ Linh, bài hát Về đây thiên nga đã sử dụng nhạc của chương Le Cygne này. Khi nghe bài Về đây thiên nga, với ca từ và giọng hát đã giúp em cảm nhận được phần nào về nội dung. Khi tiếp tục nghe trọn vẹn chương Le Cygne, nhắm mắt lại, em cảm thấy như trước mắt mình là mặt hồ tĩnh lặng vào ban đêm với những ánh sáng nhỏ le lói, lấp lánh chiếu xuống hồ nước tạo nên một không gian lung linh, thơ mộng và có chút gì 10 [...]... sự tham gia của vạn vật, tất cả đều hòa vào, cùng nhau nhảy múa rất vui vẻ Những điệu nhảy thì không giống nhau, mỗi người, mỗi loài một nét riêng tùy theo hứng thú và sáng tạo của mình Tiết tấu nhanh này dễ gây được hứng khởi trong lòng người nghe và cuốn họ theo khúc nhạc, khiến chân tay không thể yên hoặc ít nhất là lắc lư đầu theo điệu nhạc KẾT LUẬN Toàn bộ tổ khúc Le carnival des animaux là một... như mang nặng một nỗi buồn của thiên nga vậy Chương này đọng lại trong tâm trí em một bức tranh thật đẹp và một chút cảm xúc man mác buồn Tiếp theo là Final, giai điệu của nó đối với em quả thực rất quen thuộc, có lẽ là đã nghe qua nhưng không biết tên gì, tác giả sáng tác là ai Mãi cho tới tận khi học môn Mỹ học em mới có dịp nhớ lại và biết thêm thông tin về nó Đây là khúc nhạc rất vui nhộn với tiết... LUẬN Toàn bộ tổ khúc Le carnival des animaux là một bức tranh muôn màu sắc về vũ hội của muông thú Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và vui nhộn này không hề xa vờ mà rất gần gũi Nó có thể sẽ hiện hữu ngay trong cuộc sống của chúng ta nếu chúng ta biết yêu thiên nhiên, bảo vệ các loài động vật Thiên nhiên sẽ là người bạn tốt của chúng ta nếu chúng ta biết bảo vệ và chung sống hòa thuận với thiên nhiên DANH... Thiên nhiên sẽ là người bạn tốt của chúng ta nếu chúng ta biết bảo vệ và chung sống hòa thuận với thiên nhiên DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/88/itemid/4850/search/camille-saintsaens/default.aspx 2 http://www.nhaccodien.vn/tabId/71/ItemId/58/PreTabId/62/StrCats/25/Default.aspx 3 http://www.nhaccodien.vn/tabId/70/ItemId/524/TGId/524/PreTabId/58/Default.aspx 11 4 http://www.nhaccodien.vn/tabId/83/ItemId/528/TGId/524/Type/TS/PreTabId/70/Default.as . MỸ HỌC Đề bài 15: Giới thiệu tổ khúc Le carnival des animaux của Saint Saens. Họ và tên: Lãnh Thị Hạnh Linh MSSV: 371047 Lớp: N02 Nhóm: 07 1 MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU Charles Camille Saint- Saëns là một. và tổ khúc Le carnival des animaux, cũng như một số cảm nhận của riêng cá nhân về tác phẩm này của nhạc sĩ. NỘI DUNG 1. Tác giả Saint- Saëns. 1.1. Tiểu sử và sự nghiệp âm nhạc. 3 Charles Camille. concerto dành cho piano nổi tiếng nhất mọi thời đại. 2. Giới thiệu về tổ khúc Le carnival des animaux. 2.1. Đôi nét về tổ khúc (Suite). Tổ khúc (Suite) là một bộ các tác phẩm khí nhạc được sắp