Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
586 KB
Nội dung
Trường : TH Lê Hồng Phong ĐỀ KIÊM TRA CUỐI HỌC KÌ II Lớp : 5……… Năm học : 2010-2011. MÔN: ĐỊA LÝ-LỊCH SỬ KHỐI 5 Họ tên:………………………… Thời gian:60 phút PHẦN LỊCH SỬ: (5 điểm) Điền dấu X vào trước ý trả lời đúng nhất. Câu 1: Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam là: a) Sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miềm Nam-Bắc. b) Quân Pháp rút khỏi miền Bắc chuyển vào miền Nam. c) Hai miền Nam-Bắc Việt Nam được thống nhất. d) Tháng 7-1956, Việt Nam tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Câu 2: Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng: Hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam sau phong trào “Đồng Khởi” là: a) Đấu tranh chính trị. b)Đấu tranh vũ trang. c) Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. Câu 3: Đánh dấu x vào ô trống trước ý sai : Đường Trường Sơn còn có tên là: a)Đường Hồ Chí Minh. b)Đường Hồ Chí Minh trên biển. c)Đường5- 59. Câu 4: Đánh dấu x vào ô trống trước ý sai: Mỹ kí hiệp định Pa-ri về kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam vì: a) Mỹ thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc trong năm 1972. b) Cuộc chiến tranh đã kéo dài gần 20 năm mà không mang lại kết quả gì, lại bị dư luận nhân dân Mỹ và thế giới phản đối. c) Mỹ giành được thắng lợi quyết định trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Câu 5: Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng: Ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử nước ta có sự kiện nổi bật : a) Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời . b)Cách mạng tháng Tám thành công. c)Chiến thắng Điện Biên Phủ. d)Chiến dich Hồ Chí Minh thắng lợi. Nước Việt Nam được thống nhất và độc lập. Câu 6: Năm 1959, Trung ương Đảng mở đường Trường Sơn nhằm: a) Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. b) Mở mang giao thông miền núi. c) Tạo điều kiện cho miền Bắc chi viện chiến trường miền Nam . d) Nối liền hai miền Nam- Bắc. Câu 7: Đế quốc Mỹ phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam là vì: a) Mỹ không muốn kéo dài chiến tranh ở Việt Nam. b) Mỹ muốn thể hiện thiện chí với nhân dân Việt Nam. c) Mỹ bị thất bại nặng nề về quân sự ở cả hai miền Nam, Bắc. d) Mỹ muốn rút quân về nước. Câu 8: Chọn và điền từ ngữ cho trước sau đây vào chỗ (…) của đoạn văn cho thích hợp: a) ngừng ném bom miền Bắc; b) Hà Nội và các thành phố lớn; c) máy bay B52; d) “Điện Biên phủ trên không”. Trong 12 ngaỳ đêm cuối năm 1972, đế quốc Mỹ dùng…………………………(1) ném bom hòng huỷ diệt……………………………………………(2) ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. Song, quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt……………………… (3) Ngày 30-12-1972, Tổng thống Mỹ buộc phải tuyên bố………………………………………………(4). II. PHẦN ĐỊA LÝ: (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước mỗi câu đúng: Câu 1: Châu Á có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới vì: A. Châu Á nằm ở bán cầu Bắc. B.Châu Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục. C. Châu Á trải từ tây sang đông. D.Châu Á trải dài từ gần cực Bắc đến quá xích đạo. Câu 2: Trong các ý sau, ý nào không nói đúng đặc điểm của châu Nam Cực? A. Động vật tiêu biểu ở châu Nam Cực là chim cánh cụt. B. Châu Nam Cực là châu nằm ở vùng địa cực. C. Châu Nam Cực có dân cư đông đúc. D. Quanh năm nhiệt độ dưới O 0 C là đặc điểm của châu Nam Cực . Câu 3: Địa hình châu Mỹ lần lượt từ tây sang đông là: A .Đồng bằng lớn, núi cao, hoang mạc. B. Núi cao, đồng bằng lớn, núi thấp và cao nguyên. C. Đồng bằng, núi cao, núi thấp và cao nguyên. D. Núi cao, hoang mạc, núi thấp và cao nguyên. Câu 4: Độ sâu lớn nhất thuộc về . A. Ấn Độ Dương. B. Bắc Băng Dương. C. Đại Tây Dương. D. Thái Bình Dương. Câu 5: Các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nằm ở châu nào ? A. châu Á. B. châu Phi C. châu Mĩ D. châu Đại Dương. Câu 6: Kể tên các châu lục và các đại dương trên Trái Đất ? Câu 7: Khu vực Đông Nam Á có những điều kiện gì để sản xuất lúa gạo? Câu 8: Điền từ ngữ vào chỗ chấm ( ) sao cho đúng. Châu Á có số dân (1) thế giới. Người dân sống tập trung đông đúc tại các (2) châu thổ và sản xuất (3) là chính. Một số nước phát triển công nghiệp khai thác (4) như Trung Quốc, Ấn Độ. Trường : TH Lê Hồng Phong ĐỀ KIÊM TRA CUỐI HỌC KÌ II Lớp : 5……… Năm học : 2010-2011. MÔN: KHOA HỌC KHỐI 5 Họ tên:………………………… Thời gian:40 phút Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng: Câu 1: Sự chuyển thể nào xảy ra trong quá trình cất nước: A. Nóng chảy và đông đặc. B. Nóng chảy và bay hơi. C. Bay hơi và ngưng tụ. D. Đông đặc và ngưng tụ. Câu 2: Sự biến đổi hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây? A. Hoà tan đường vào nước. B. Thả vôi sống vào nước. C. Dây cao su bị kéo dãn ra. D. Cốc thuỷ tinh bị rơi vỡ. Câu 3: Các cơ quan sinh dục cái và cơ quan sinh dục đực của thực vật có hoa là: A. Đài hoa và cánh hoa. B. Nhuỵ và nhị. C. Đài hoa và bao phấn. D. Nhuỵ hoa và cánh hoa. Câu 4: Nguồn năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất là: A. Mặt trời. B. Mặt trăng. C. Gió. D. Cây xanh. Câu 5: Vật nào dưới đây hoạt động được nhờ năng lượng gió? A. Quạt máy. B. Thuyền buồm. C. Tua-bin nhà máy thuỷ điện. D. Pin mặt trời. Câu 6: Hoa có chức năng gì đối với các loài thực vật có hoa? A. Sinh sản. B. Quang hợp. C. Vận chuyển nhựa cây. D. Hút nước và chất khoáng. Câu 7: Tài nguyên là gì? A. Là những của cải do con người làm ra để sử dụng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng. B. Là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. Con người khai thác, sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng. Câu 8: Để đề phòng dòng điện quá mạnh có thể gây ra cháy đường dây và cháy nhà, người ta lắp thêm vào mạch điện cái gì? A. Một quạt máy. B. Một bóng đèn điện. C. Một cầu chì. D. Một chuông điện. Câu 9: Hỗn hợp là gì? Cho ví dụ. Câu 10:: Dung dịch là gì? Cho ví dụ. Đáp án Lịch sử lớp 5: Câu1: a ; Câu2: c ; Câu3: c ; Câu4: c ; Câu5: d ; Câu6: c ; Câu7: c. (mỗi câu đúng được 0,5 điểm)= 3,5 điểm Câu8: (1,5điểm) máy bay B52 (0,25đ) Hà Nội và các thành phố lớn (0,25đ) Điện Biên Phủ trên không (0,5đ) ngừng ném bom miền Bắc (0,5đ) Đáp án Địa Lý lớp 5: Câu1: d ; (0,25 đ) Câu2: c ; (0,25 đ) Câu3: b ; (0,5 đ) Câu4: d ; (0,5 đ) Câu5: a ; (0,5 đ) (Từ câu 1 đến câu 5 = 2 điểm Câu6: (1đ)- Châu Á; Châu Âu; Châu Phi; Châu Mỹ; Châu Đại Dương; Châu Nam Cực. - Ấn Độ Dương; Bắc Băng Dương; Đại Tây Dương; Thái Bình Dương. (Mỗi phần đúng được 0,1đ). Câu7: (1đ) –Có nhiều đồng bằng châu thổ mầu mỡ (0,5đ) -Có khí hậu gió mùa nóng ẩm(0,5đ) Câu8: (1đ) đông nhất(0,25đ) đồng bằng(0,25đ) nông nghiệp(0,25đ).khoáng sản(0,25đ) Đáp án Khoa học lớp 5 Câu1: c ; Câu2: b ; Câu3: b ; Câu4: a ; Câu5: b ; Câu6: a ; Câu7: b ; Câu8: c. (Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu đúng được 1đ) Câu9:(1đ): -Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn vào với nhau làm cho tính chất của mỗi chất thay đổi tạo thành chất mới (0,5đ). Ví dụ: Xi măng trộn cát sạn nước. (0,5đ) Câu10: (1 đ) -Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều .(0,5đ) Ví dụ: Nước+chanh+đường (0,5đ). TRƯỜNG T H Lê Hồng Phong Thứ ngày tháng 5 năm 2011 HỌ VÀ TÊN:………………………… KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI KÌ II LỚP : ………. MƠN TỐN 5 (Thời gian: 40 phút) Phần I: Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số , kết quả tính … ). Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Số thích hợp để viết vào ô vuông của bài : 0 = 9 là : A – 9 B – 7 C – 0 D – 1 Câu 2: Số được viết dưới dạng số thập phân của phân số 100 1752 là: A – 175,2 B – 1,752 C – 1752 D – 17,52 Câu 3: 5 m 7 dm được viết theo đơn vò mét là : A – 5 10 7 m B – 57 dm C – 5,7 m D – Cả A và C đều đúng Câu 4: Cho biết 9,7x2 〈 9,712 vậy x là. A. 1 B. 2 C. 0 D. 3 Câu 5: Một hình lập phương có cạnh 5cm thể tích của hình lập phương đó là. A. 125cm 3 B. 105cm 3 C. 115cm 3 D. 135cm 3 Phần II: 2 – Tìm y : c)- 473,4 x y = 315,6 x 12 d)- 136,5 – y = 5,4 : 1,2 ……………………………………… …………………………………………… ………………………………………. ……………………………………………. ………………………………………… ……………………………………………. ……………………………………… …………………………………………… ………………………………………… …………………………………………… 4 – Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 6 giờ và đến tỉnh B lúc 10 giờ 45 phút. Ô tô đi với vận tốc 48 km/giờ và nghỉ dọc đường mất 15 phút. Tính độ dài quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B. • HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM : I. Phần I: (5 điểm) lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng đúng được 1 điểm. Đáp án là: 1 - Khoanh vào C 2 - Khoanh vào D 3 - Khoanh vào D 4 - Khoanh vào C 5 - Khoanh vào A II. Phần II : (5 điểm) Bài 1: Tìm y (3điểm): : mỗi bài tính đúng được 1,5 điểm a)- 473,4 x y = 315,6 x 12 b)- 136,5 – y = 5,4 : 1,2 473,4 x y = 3787,2 136,5 – y = 4,5 y = 3787,2 : 473,4 y = 136,5 – 4 ,5 y = 8 y = 132 Bài 2: (2 điểm): Thời gian ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B : 10 giờ 45 phút – 6 giờ = 4 giờ 45 phút Thời gian ô tô thực đi : 4 giờ 45 phút – 15 phút = 4 giờ 30 phút 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ Quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B : 48 x 4,5 = 216 (Km) Đáp số : 216 km TRƯỜNG T H Lê Hồng Phong Thứ ngày tháng 5 năm 2011 HỌ VÀ TÊN:………………………… KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI KÌ II LỚP : ………. MÔN TIẾNG VIỆT 5 (Thời gian: 60 phút) A. PHẦN I (Đọc thầm và làm bài tập ) §äc thÇm vµ lµm bµi tËp (5 điểm) Vầng trăng quê em Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm. Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn lên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gàu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay. Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em. Phan Sĩ Châu 2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 1/ Trong bài văn, sự vật nào được nhân hóa? a. Ánh trăng, vầng trăng. b. Lũy tre, mắt lá. c. Cây đa cổ thụ. d. Đáy nước. 2/ Bài văn thuộc thể loại: a. Kể chuyện. b. Tả cảnh. c. Tả người. d. Tả Đô vật 3/ Tác giả quan sát cảnh vật dưới ánh trăng bằng: a. Thị giác, xúc giác. b. Thính giác. c. Thị Giác, xúc giác, thính giác d .Xúc giác 4/ Tác giả tả kỹ ánh trăng nhằm nói lên điều gì? .a. Tác giả thích ngắm trăng. b. Đêm trăng sáng lan tỏa vào vạn vật. c. Ánh trăng đã gắn bó với tác giả. d. Ánh trăng đã gắn bó với tác giả và con người ở làng quê 5/ Bài văn trên có mấy câu ghép? a. 2 câu. b. 4 câu. c. 3 câu. d. 5 câu 6/ Câu “Trăng ôm ắp mái tóc bạc của các cụ già” thuộc kiểu câu: a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? d. không phải kiểu câu. 7/ Dấu phẩy trong câu “Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ”: a. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ b. Ngăn cách các vế câu. .c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. d. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. 8/ Trong câu: “Ai nấy đều ngồi ngắm trăng”, chủ ngữ là: a. Ai b. Ai nấy c. Ai nấy đều d. Ngồi 9/ Trong bài “trăng” được nhân hóa qua các từ ngữ: a. lẩn trốn, ôm ấp, đi. b. óng ánh, đậu, chìm. c. Lần trốn, ôm ấp, đi, óng ánh, đậu, chìm. d. Đi, đậu, chìm. 10/ Từ nước trong “đáy nước” và từ nước trong “yêu nước” là: a. Những từ đồng nghĩa. b. Một từ có nhiều nghĩa. c. Từ đồng âm khác nghĩa. d. Những từ đồng âm. A. PHẦN II (VIẾT) I/ Chính tả (5 đ ) Nghe viết bài “Lớp học trên đường” Đoạn 1 Từ: “Cụ Vi-ta- li………… mà đọc được” [...]... làm văn (5 đ ) Đề bài: Em h·y t¶ mét thầy ( hoặc) cô giáo đã dạy em mà em thích nhất Bài Làm HÖÔÙNG DAÃN CHO ÑIEÅM: MỖI CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG 0,5 ĐIỂM A PHẦN I (Đọc thầm và làm bài tập ) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất 1/ Trong bài văn, sự vật nào được nhân hóa? a Ánh trăng, vầng trăng 2/ Bài văn thuộc thể loại: b Tả cảnh 3/ Tác giả quan sát cảnh vật... ánh trăng nhằm nói lên điều gì? d Ánh trăng đã gắn bó với tác giả và con người ở làng quê 5/ Bài văn trên có mấy câu ghép? c 3 câu 6/ Câu “Trăng ôm ắp mái tóc bạc của các cụ già” thuộc kiểu câu b Ai làm gì? 7/ Dấu phẩy trong câu “Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ”: a Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ 8/ Trong câu: “Ai nấy đều ngồi ngắm trăng”, chủ ngữ là: b Ai nấy 9/ Trong bài “trăng” được . đúng: Hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam sau phong trào “Đồng Khởi” là: a) Đấu tranh chính trị. b)Đấu tranh vũ trang. c) Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. Câu 3: Đánh dấu. Phần I: (5 điểm) lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng đúng được 1 điểm. Đáp án là: 1 - Khoanh vào C 2 - Khoanh vào D 3 - Khoanh vào D 4 - Khoanh vào C 5 - Khoanh vào A II. Phần II :. vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gàu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng