1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIAO AN LICH SƯ 7

119 547 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Giáo án lịch sử 7 TUẦN TIẾT Ngy soạn Ngy dạy 1 1 15/8/2010 16/08/2010 Bài 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU (Thời sơ – trung kì trung đại) I/ Xác định loại bài: Kiến thức mới II/ Mục tiêu bài học 1.Kiến thức: giúp học sinh nắm được những ý cơ bản sau: _ Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu, cơ cấu xã hội (bao gồm hai giai cấp cơ bản: lãnh chúa và nông nô). Hiểu khái niệm “lãnh địaphong kiến” và đặc trưng của lãnh địa. _ Tại sao thành thị trung đại xuất hiện ? _ Kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa như thế nào ? 2Tư tưởng: thông qua những sự kiện cụ thể, bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến. 3. Về kĩ năng: _ Biết sử dụng bản đồ châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến. _ Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến. 4. Trọng tâm bài: _ Sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu. _ Đặc trưng nền kinh tế lãnh địa có gì khác với kinh tế trong các thành thị trung đại. III/ Đồ dùng dạy học _ Bản đồ châu Âu thời phong kiến. _ Một số tranh ảnh mô tả hoạt động tronh thành thị trung đại. _ Nhũng tư liệu đề cập tới chế độ chính trị, kinh tế, xã hội ttrong các lãnh địa phong kiến. IV/ Hoạt động dạy và học 1/ Ổn định tổ chức. 2/ Kiểm tra bài củ: * Giới thiệu bài mới: Giáo viên sử dụng bản đồ chỉ cho học sinh rõ những nước có chế độ phong kiến ra đời sớm, sau đó đặt câu hỏi gợi vấn đề: “Ở châu Âu, xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển như thế nào ?”. Để hiểu quá trình đó, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài. * Giảng bài mới: 1/ Sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt  Giáo viên sử dụng bản đồ chỉ những nước ra đời sớm: Anh – Pháp – Tây Ban Nha – Italia và gợi vấn đề: ở châu Âu xã hội phong kiến được hình thành và phát triển như thế nào ? _ Học sinh đọc sgk và tự rút ra kết luận.  Khi tràn vào lãnh thổ của đất nước Rô Ma, người Giéc- man đã làm gì ?  Xâm chiếm tiêu diệt -> thành lập nhiều vương quốc mới như : Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý.  Chiếm ruộng đất của chủ nô chia cho nhau -> làm cho xã hội biến đổi.  Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại ?  Xã hội gồm những giai cấp nào ? 1/ Sự hình thành: cuối thế kỉ V do sự xâm nhập của bộ tộc Giéc-man -> đất nước Rô Ma sụp đổ và thành lập nhiều vương quốc mới:  Ăng-glô Xắc-xông.  Phơ-răng.  Tây Gốt.  Đông Gốt. 2/ Xã hội: có hai giai cấp chính _ Lãnh chúa phong kiến: có quyền thề và giàu có. _ Nông nô (nô lệ và nông dân): phụ thuộc vào lãnh chúa.  Xã hội phong kiến hình thành. Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân Trang 1 Giáo án lịch sử 7 2/ Lãnh địa phong kiến Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt  Thế nào là lãnh địa phong kiến ?  Đời sống trong lãnh địa như thế nào ? + Lãnh chúa sống đầy đủ, xa hoa … + Nông nô sống phụ thuộc, khổ cực đói nghèo.  Nói rõ sự phát triển kinh tế và đặc điểm của lãnh địa ? + Kĩ thuật canh tác. + Quan hệ sản xuất. + Tính chất tự cấp, tự túc của lãnh địa.  Giáo viên giải thích các khái niệm “lãnh địa”, “lãnh chúa”, “nông nô” _ Lãnh địa: khu đất rộng lớn mà quý tộc chiếm đoạt được. _ Lãnh chúa: người đứng đầu, cai quản lãnh địa. _ Nông nô: thành phần cư dân cơ bản, bị thống trị ở lãnh địa.  Chính cuộc sống khác nhau đã dẫn đến nguyên nhân gì ttrong xã hội ?  nguyên nhân dẫn đến các cuộc nổi dậy đấu tranh của nông nô. 1/ Tổ chức: đất đai, nhà cửa … các qúy tộc tước đoạt biến thành đất riêng. 2/ Đời sống: _ Lãnh chúa sống đầy đủ, xa hoa … _ Nông nô phải sống phụ thuộc, khổ cực và đói nghèo. 3/ Đặc điểmkinh tế: tự cấp, tự túc 3/ Sự xuất hiện các thành thị trung đại Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt  Nhắc lại đặc điểm kinh tế trong lãnh địa phong kiến là gì ?  Vì sao dẫn đến sự xuất hiện các thành thị trung đại ?  do sự phát triển của kinh tế hàng hoá.  Cư dân thành thị chủ yếu là tầng lớp nào?  Cho biết đặc điểm của kinh tế ở thành thị ?  Cho biết sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa và kinh tế trong các thành thị ? Lãnh địa Thành thị Đóng kín, tự túc Kinh tế hàng hoá  Sự ra đời của các thành thị trung đại có tác động gì đến xã hội phong kiến châu Âu ? 1/ Nguyên nhân: do kinh tế hành hoá phát triển nên các thành thị trung đại ra đời. 2/ Cư dân: chủ yếu là thị dân (thợ thủ công và thương nhân) 3/ Đặc điểm kinh tế: kinh tế hàng hoá.  Thành thị ra đời thúc đẩy xã hội phong kiến châu Âu phát triển. 3/ Câu hỏi tổng kết a.Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành như thế nào ? b.Thế nào là lãnh địa phong kiến ? Em hãy nêu những đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa ? c.Vì sao xuất hiện thành thị trung đại ? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa ? 4/ Dặn dò: Học bài kỉ, làm bài tập. Xem trước bài “Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân Trang 2 Giáo án lịch sử 7 TUẦN TIẾT Ngày soạn Ngày dạy 1 2 15/8/2010 18/08/2010 Bài 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU  I Xác định loại bài: Kiến thức mới. II/ Mục tiêu bài học 1/ Về kiến thức: giúp học sinh hiểu được: _ Nguyên nhân, hệ quả của các cuộc phát triển địa lí, như là một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiền đề chi sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. _ Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến châu Âu. 2/ Về tư tưởng: thông quan những sự kiện lịch sử, giúp học sinh thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa. 3/ Về kĩ năng: _ Biết dùng bản đồ thế giới (quả địa cầu) để đánh dấu đường đi của ba nhà phát kiến địa lý. _ Biết sữ dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử. 4/ Trọng tâm bài: _ Những cuộc phát kiến lớn về địa lí. _ Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC _ Bản đồ thế giới hay quả địa cầu. _ Những tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí. _ Tranh ảnh về những con tàu và những đoàn thủy thủ tham gia các cuộc phát kiến địa lí. IV/ Hoạt động dạy và học 1/ Ổn định tổ chức. 2/ Kiểm tra bài củ: a.Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành như thế nào ? b.Thế nào là lãnh địa phong kiến ? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa. c.Vì sao xuất hiện thành thị trung đại ? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa ? 3/ Giảng bài mới: * Giới thiệu bài mới: Bước vào thế kỷ XV nền kinh tế hành hoá phát triển, đây là nguyên nhân thúc đẩy người phương Tây tiến hành các cuộc phát triển địa lý làm cho giai cấp tư sản châu Âu ngày càng giàu lên. Một quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhanh chóng ra đời. Để thấy được quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài … * Giảng bài mới: 1/ Những cuộc phát kiến lớn về địa lí Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt  Giải thích: phát kiến địa lí là quá trình tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.  Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý?  Giáo viên kết luận: chính những yếu tố đó (nguyên nhân) dẫn tới các cuộc phát kiến địa lý.  Tất cả 4 yếu tố trên đã kích thích giai cấp tư sản phát kiến địa lý.  Nêu những thành tựu mà giai cấp tư sản châu Âu đã đạt được trước khi tiến hành phát triển địa lý ?  Đó chính là những điều kiện để thực hiện phát triển địa lý 1/ Nguyên nhân: _ Sản xuất phát triển. _ Vàng bạc. _ Nguyên liệu. _ Nhu cầu thị trường. 2/ Điều kiện thực hiện: khoa học –kĩ thuật tiến bộ. _ Đóng tàu. Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân Trang 3 Giáo án lịch sử 7  Kể tên các cuộc phát kiến địa lí ?  Gv: sử dụng bản đồ thế giới tường thuật con đường của các cuộc phát kiến, chỉ rõ vị trí những điểm mà các nhà thám hiểm đã phát hiện ra  Từ những kết quả trên em hãy cho biết ý nghĩa của các cuộc kiến địa lí ?  Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng, những vùng đất mênh mông. _ La bàn. 3/ Các cuộc phát kiến địa lí lớn: _ Va-xcôđơGama. _ Cô-lôm-bô. _ Ma-gien-lan. 4/ Kết quả: _ Tìm ra những con đường mới. _ Vùng đất mới. _ Dân tộc mới. _ Những món lợi khổng lồ. 2/ Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt  Gv: giải thích khái niệm “tích lũy tư bản nguyên thủy” và nói rõ thế nào là “tư bản nguyên thủy”  Quý tộc và tư sản châu Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ công nhân làm thuê ?  Gv: kể một số chuyện về “buôn bán nô lệ”, “cướp biển”, “rào ruộng cướp đất”  Dẫn chứng câu nói của Mác “ Quá trình tích lũy tư bản là quá trình đầy máu và bùn nhơ”  Gv: nêu sự khác nhau giữa “ lãnh địa phong kiến” và “công trường thủ công”.  Xã hội xuất hiện những giai cấp mới nào ?  Giai cấp tư sản và vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến châu Âu ?  Trong xã hội bắt nảy sinh mâu thuẩn gì ?  Kêt luận: chính mâu thuẩn này đã đánh dấu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành  chủ nghĩa tư bản ra đời ngay trong cùng xã hội phong kiến. 1/ Quá trình tích lũy tư bản nguyên thũy: _ Cướp bóc thuộc địa. _ Buôn bán nô lệ da đen. _ Cướp biển. _ “Rào đất cướp ruộng”. 2/ Hậu quả của tích lũy tư bản: a/ Về kinh tế: công trường thủ công ra đời. b/ Về xã hội: hình thành giai cấp mới, giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. c/ Về chính trị: giai cấp tư sản mâu thuẩn với phong kiến, dẩn đến cuộc đấu tranh chống phong kiến  quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành. 4/ Câu hỏi tổng kết a.Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đế xã hội châu Âu ? b.Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào ? 5/ Dặn dò _ Học bài kĩ, làm bài tập. _ Tìm những tư liệu. hình ảnh liên quan đến bài 3. Xem trước bài “ Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Trung Quốc” Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân Trang 4 Giáo án lịch sử 7 TUẦN TIẾT Ngày soạn Ngày dạy 2 3 21/8/2010 23/08/2010 Bài 3: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU I. Mục tiêu bài học 1/ Về kiến thức: giúp học sinh hiểu rõ _ Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá Phục hưng. _ Nguyên nhân dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội phong kiến châu Âu lúc bấy giờ. 2/ Về tư tưởng: tiếp tục bồi dưỡng cho học sinh nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người, về vai trò của giai cấp tư sản, đồng thời qua bài này, giúp học sinh thấy được loài người đang đứng trước một bước ngoặt lớn: sự sụp đổ của chế độ phong kiến – một chế độ xã hội độc đoán, lạc hậu và lỗi thời. 3/ Về kĩ năng: biết cách phân tích cơ cấu giai cấp để chỉ ra mâu thuẩn xã hội, từ đó thấy được nguyên nhân sâu sa cuộc đấu trtanh của giai cấp tư sản chống phong kiến. 4/ Trọng tâm bài: _ Phong trào văn hoá Phục hưng (thế kỉ XIV – XVII). _ Phong trào cải cách tôn giáo. II/ Đồ dùng dạy học _ Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu. _ Tranh ảnh về thời kì Văn hoá Phục hưng. _ Một số tư liệu nói về những nhân vật lịch sử và danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Phục hưng. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ: a.Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội châu Âu ? b. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào ? 1/ Phong trào văn hoá Phục hưng (thế kỉ XIV – XVII). Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt  Giải thích: Văn hoá Phục hưng là sự phục hưng tinh thần của nển văn hoá cổ Hy lạp và Ro-ma, sáng tạo nền văn hoá mới của gc TS.  Phong trào văn hoá Phục hưng bắt đầu từ nước nào đầu tiên trên thế giới ?  Nguyên nhân nào dẩn tới phong trào văn hoá Phục hưng ?  Phong trào văn hoá Phục hưng đạt được những thành tựu gì ?  Sgk phần chữ nhỏ  Bằng những tác phẩm của mình họ đã làm gì ?  Tóm lại: Văn hoá Phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là đấu tranh chống XHPK mà là còn cuộc cách mạng mở đường cho sự phát triển của văn hoá châu Âu và văn hoá nhân loại. 1/ Nguyên nhân: Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội nên họ đã đấu tranh. 2/ Nội dung: _ Lên án Giáo hội Ki-tô và xã hội phong kiến. _Đề cao giá trị con người. 2/ Phong trào cải cách tôn giáo. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt  Nguyên nhân của các cuộc cải cách tôn giáo ?  Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là ai ? (Lu-thơ 1483 – 1546).  Nội dung cải cách tôn giáo của Lu – thơ ? 1/ Nguyên nhân: _ Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân. _ Giáo hội cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản. 2/ Nội dung cải cách: Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân Trang 5 Giáo án lịch sử 7  Giải thích: tại Thụy sĩ một giáo phái cải cách khác ra đời gọi là đạo Tin lành do Can-vanh sánh lập được nhân dân tin theo.  Như vậy tôn giáo được phân hoá như thế nào ? Phong trào cải cách tôn giáo đả dẩn đến cuộc đấu tranh nào ?  Chiến tranh nông dân Đức.  Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động như thế nào đến XH châu Âu ? _ Phủ nhận vai trò thống trị của Giáo-hội, đòi bãi bỏ những lễ nghi phiền toái. _ Đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy. 3/ Kết quả: được phân hoá thành 2 phái _ Ki-tô giáo.(cựu gio) _ Tin lành (Tân giáo).  Cải cách tôn giáo có tác động thúc đẩy và châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân. B/ Sơ kết bài học: phong trào văn hoá Phục hưng đã tấn công vào trật tự xã hội phong kiến và đề cao giá trị tinh thần con người, là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến suy tàn, nó có vai trò tích cực tong việc phát động quần chúng chống lại chế độ cũ, làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nông dân. 4/ Câu hỏi tổng kết 1. Nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hoá Phục hưng. Nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá Phục hưng là gì ? 2. Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội châu Âu thời bấy giờ 5/ Dặn dò _ Học kĩ bài, làm bài tập. _ Tìm những hình ảnh, tư liệu của các nhà cải cách tôn giáo. _ Xem trước bài “Trung Quốc thời phong kiến”. RÚT KINH NGHIỆM Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân Trang 6 Giáo án lịch sử 7 TUẦN TIẾT Ngày soạn Ngày dạy 2 4 22/8/2010 25/08/2010 Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN  I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC Tiết 4+5: 1/ Về kiến thức: giúp học sinh nắm được những nội dung chính sau _ Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào ? _ Tên gọi và thứ tự của các triều đại phong kiến ở Trung Quốc. _ Tổ chức bộ máy chính quyền phong kiến. _ Những đặc điểm kinh tế, văn hoá của xã hội phong kiến Trung Quốc. 2/ Về tư tưởng: giúp học sinh hiểu được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn, điển hình ở phương Đông, đồng thời là một nước láng giềng gần gũi của Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển lịch sử Việt Nam. 3/ Về kĩ năng: _ Biết lập bảng niên biểu thế thứ các triều đại Trung Quốc. _ Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu văn hoá. 4/ Trọng tâm bài: _ Sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc. _ Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán. _ Văn hoá, khoa học – kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC _ Bản đồ Trung Quốc thời Phong kiến. _ Tranh ảnh một số công trình kiến trúc Trung Quốc thời phong kiến: Vạn lí trường thành, cung điện. _ Một số tư liệu thành văn về các chính sách của nhà nước phong kiến Trung Quốc qua các triều đại. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Ổn định tổ chức. 2/ Kiểm tra bài củ: a.Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hoá Phục hưng. Nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá Phục hưng là gì ? b.Phong trào cài cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội châu Âu thời bấy giờ ? 3/ Giảng bài mới: 1/ Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc Hoạt động của thầy và trò  Giảng: phía Bắc TQ có đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn, phì nhiêu do sông Hoàng Hà tạo nên. Tại đây người ta đã xây dựng nhà nước đầu tiên từ 2000 năm TCN.  Đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc với sự xuất hiện của công cụ bằng sắt thì sản xuất phát triển như thế nào ?  Khi sản xuất phát triển thì xã hội biến đổi như thế nào ? + Quý tộc: phân hoá thành quan lại, địa chủ. + Nông dân: trở thành nông dân lĩnh canh.  Giáo viên giải thích: + Nông dân lĩnh canh: là lĩnh ruộng địa chủ để canh tác. + Địa tô: nộp hoa lợi cho địa chủ.  Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập từ thời nào ?  Tần – Hán. Nội dung cần đạt _ Nhà nước đầu tiên được hình thành từ 2000 năm TCN. _ Công cụ sắt xuất hiện, diện tích gieo trồng mở rộng, năng suất lao động tăng  xã hội thay đổi. _ Có 2 giai cấp chính: + Địa chủ (quan lại, nông dân giàu có) + Nông dân bị phân hoá (nông dân lĩnh canh)  Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành. _ Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành từ thế kỉ III TCN (thời Tần – Hán). Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân Trang 7 Giáo án lịch sử 7 2/ Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán. Hoạt động của thầy và trò  Tần Thủy Hoàng đã làm gì để xây dựng đất nước?  Tần Thủy Hoàng là một ông vua như thế nào?  Chính vì vậy mà nhân dân khắc nơi nổi dậy và lật đổ nhà Tần.  Các vua nhà Hán đã làm gì ?  Xóa bỏ luật lệ hà khắc, khuyến khích nông dân cày cấy, khẩn hoang, phát triển nông nghiệp.  Ngoài việc phát triển kinh tế nhà Hán còn làm gì trong chính sách đối ngoại ?  xâm lược Triều Tiên, các nước Phương Nam.  Ý nghĩa của công cuộc thống nhất đất nước ?  Giải thích: khác với châu Âu, ở Trung Quốc quyền hành tập trung trong tay vua  chế độ phong kiến tập quyền (chuyên chế). Nội dung cần đạt  Đối nội: _ Bộ máy nhà nước: được hình thành từ trung ương đến địa phương. _ Kinh tế: được củng cố và phát triển. _ Trật tự xã hội: ổn định.  Đối ngoại: xâm lược Triều Tiên và các nước phương Nam.  chấm dứt chiến tranh kéo dài, xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc. 3/ Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. Hoạt động của thầy và trò  Chính sách đối nội thời Đường có gì khác so với thời Tần – Hán.  hoàn thiện hơn.  Những chính sách nào của nhà Đường đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển ?  Giải thích: chế độ quân điền  Trong chính sách đối ngoại nhà Đường đã làm gì?  mở mang bờ cõi. Nội dung cần đạt  Đối nội: _ Cử người thân tính cai quản các địa phương. _ Giảm tô thuế. _ Thự c hiện chế độ quân điền  Sản xuất phát triển.  Đối ngoại: mở rộng bờ cõi bằng những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng. TUẦN TIẾT Ngày soạn Ngày dạy 3 5 27/8/2010 31/08/2010 4/ Trung Quốc thời Tống – Nguyên. Hoạt động của thầy và trò  Sau nhà Đường tình hình Trung Quốc như thế nào?  Để ổn định đời sống nhân dân, các vua thời Tống đã làm gì ?  Xóa bỏ sưu thuế, mở mang công trình thủy lợi, khuyến khích phát triển TCN như: khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, rèn đúc vũ khí…  Nêu những phát minh quan trọng thời Tống?  la bàn, thuốc súng , nghề in …  Nhà Nguyên được thành lập như thế nào ?  Cho biết chính sách cai trị của nhà Nguyên khi thống trị Trung Quốc ?  Khi bị phân biệt đối xử nhân dân TQ đã làm gì  Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có gì khác nhau ?  Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối xử đối người Hán. Nội dung cần đạt _ Sau nhà Đường tình hình Trung Quốc lâm vào tình trạng chia cắt. _ Nhà Tống thống nhất Trung Quốc và ổn định đất nước. _ Vua Mông Cổ đem quân diệt nhà Tống, lập nên nhà Nguyên. _ Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối xử + Người Mông Cổ có nhiều địa vị, đặc quyền. + Người Hán địa vị thấp, bị cấm đoán đủ thứ. 5/ Trung Quốc thời Minh – Thanh. Hoạt động của thầy và trò  Nhà Nguyên tồn tại đến thời gian nào ? 1368  Nhà Minh được thành lập như thế nào ? Nội dung cần đạt _ Năm 1368 nhà Minh lật đổ nhà Nguyên. Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân Trang 8 Giáo án lịch sử 7  Giảng: Chu Nguyên Chương thủ lĩnh của phong trào nông dân đã lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Minh  bị Lý Tự Thành lật đổ  TQ lọt vào tay nhà Thanh.  Sự suy yếu của XHPK cuối thời Minh – Thanh được biểu hiện như thế nào ?  Giảng: theo đà phát triển của công thương nghiệp thì mầm mống kinh tế TBCN cũng hình thành.  Những biểu hiện của nền kinh tế TBCN dưới triều Minh là gì ?  Giải thích: công trường thủ công là cơ sở SX với quy mô lớn, lao động làm thuê, quan hệ giữa chủ xưởng thể hiện ở việc “chủ xuất vốn”, “thợ xuất sức” _ Quân Mãn Thanh chiếm Trung Quốc lập ra nhà Thanh. _ Xã hội: suy thoái + Vua quan sống xa hoa, trụy lạc. + Nông dân, thợ thủ công phải nộp tô thuế, lao dịch nặng nề. _ Kinh tế: mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện + Xuất hiện công trường thủ công. + Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng. 6/ Văn hoá, khoa học – kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến. Hoạt động của thầy và trò  Giảng: trải qua hàng nghìn năm lịch sử Văn hoá Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rực rỡ và ảnh hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng.  Cho biết hệ tư tưởng và đạo đức thống trị xã hội TQ thời phong kiến ?  nho giáo.  Gv: quan điểm của nho giáo về quan hệ “Tam cương” (vua – tôi, chồng – vợ, cha – con) và “Ngũ thường” (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín)  Khổng Tử muốn lập kỉ cương xã hội thông qua các mối quan hệ trên. + Nho giáo: Khổng Tử, Mạnh Tử … + Y học: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị …  Nghệ thuật lâu đời của TQ đạt trình độ cao ở các ngành nào ?  hội họa, điêu khắc, kiến trúc, thủ công mỹ nghệ.  Về khoa học kĩ thuật người TQ đã có những phát minh quan trọng gì ? Nội dung cần đạt a/ Văn hoá: đạt những thành tựu rực rỡ. _ Tư tưởng nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức thống trị xã hội thời phong kiến. _ Văn học phát triển (thời Đường) _ Nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kiến trúc , thủ công mĩ nghệ … rất nổi tiếng. c/ Khoa học kĩ thuật: có nhiều phát minh quan trọng như: giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng. đồ gốm, vải lụa, khai thác dầu mỏ …… 4/ Câu hỏi tổng kết 1. Xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành như thế nào ? 2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào ? 3. Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau đó ? 4. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh – Thanh đã được nảy sinh như thế nào? 5. Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học – kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến ? 5/ Dặn dò _ Học kĩ bài, làm bài tập. _ Lập bảng thống kê về những thành tựu văn hoá Trung Quốc thời phong kiến (tư tưởng, văn thơ, lịch sử, khoa học kĩ thuật). _ Xem trước bài “Ấn Độ thời phong kiến”. RÚT KINH NGHIỆM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân Trang 9 Giáo án lịch sử 7 TUẦN TIẾT Ngày soạn Ngày dạy 3 6 27/8/2010 03/09/2010 Bài 5: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN  I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Về kiến thức: học sinh cần nắm được những nội dung _ Các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa thế kỉ XIX . _ Những chính sách cai trị của các vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh vượng của Ấn Độ thời phong kiến. _ Một số thành tựu của văn hoá Ấn Độ thời cổ, trung đại. 2/ Về tư tưởng: Giúp học sinh thấy được đất nước Ấn Độ là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển lịch sử và văn hoá của nhiều dân tộc ĐN Á. 3/ Vể kĩ năng: giúp học sinh biết tổng hợp những kiến thức ở trong bài để đạt mục tiêu. 4/ Trọng tâm: _ Ấn Độ thời phong kiến. _ Văn hoá Ấn Độ. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC _ Bản đồ Ấn Độ – Đông Nam Á. _ Tranh ảnh về các công trình kiến trúc, điêu khắc Ấn Độ và Đông Nam Á. _ Sưu tầm một số đoạn trích từ tác phẩm văn học Ấn Độ đã được dịch ra tiếng Việt. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài củ: 1. Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau đó? 2. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh – Thanh đã được nảy sinh như thế nào? 3. Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học – kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến ? 3/ Bài mới: A/ Phần mở bài: vào khoảng 2500 năm TCN, dọc hai bên bờ của sông Ấn và sông Hằng, xuất hiện một quốc gia Ấn Độ, cũng như Trung Quốc đây là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển lịch sử và văn hoá của nhiều dân tộc Đông Nam Á. 1/ Những trang sử đầu tiên. Hoạt động của thầy và trò  Tên gọi đất nước Ấn Độ bắt nguồn từ đâu ?  Do tên gọi của 1 dòng sông – sông Ấn.  Các thành thị của người Ấn xuất hiện vào khoảng thời gian nào ?  2500 năm TCN.  Ngoài ra còn xuất hiện những thành thị khác ở lưu vực sông nào ? Thời gian ?  Giảng: những thành thị – tiểu vương quốc này liên kết với nhau thành một nhà nước rộng lớn – nước Ma-ga-đa.  Vào thế kỉ VI TCN tôn giáo nào đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc thống nhất ?  Cuối thế kỉ III TCN đất nước Ma-ga-đa như thế nào ?  mở rộng bờ cỏi xuống Nam Ấn.  Sau thế kỉ III TCN tình hình Ấn Độ ra sao ?  Đến TK IV được thống nhất dưới vương triều Gúp-ta. Nội dung cần đạt _ Khoảng 2500 năm TCN dọc bờ sông Ấn xuất hiện nhiều thành thị. _ Khoảng 1500 năm TCN 1 số thành thị khác hình thành ở lưu vực sông Hằng. _ Các thành thị liên kết thành nước Ma-ga-đa. _ Sau thế kỉ III TCN Ấn Độ bị chia thành nhiều quốc gia, sau đó được thống nhất dưới vương triều Gúp-ta. 2/ Ấn Độ thời phong kiến. Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân Trang 10 . Trường THCS Bùi Thị Xuân Trang 17 Giáo án lịch sử 7 Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân Trang 18 Giáo án lịch sử 7 TUẦN TIẾT Ngày soạn Ngày dạy 6 11 17/ 9/2010 20/09/2010 Phần hai TỪ. Tổ chức bộ máy nhà nước: VUA QUAN VĂN QUAN VÕ Thứ sử các châu (châu Hoan, châu Phong …) Giáo viên Đặng Thị Lê – Trường THCS Bùi Thị Xuân Trang 19 Giáo án lịch sử 7  còn rất đơn giản.  Vai trò. lao động làm thuê, quan hệ giữa chủ xưởng thể hiện ở việc “chủ xuất vốn”, “thợ xuất sức” _ Quân Mãn Thanh chiếm Trung Quốc lập ra nhà Thanh. _ Xã hội: suy thoái + Vua quan sống xa hoa, trụy

Ngày đăng: 27/06/2015, 03:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w