1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề cương chi tiết học phần kĩ thuật chế biến cao su

5 338 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 141,82 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Kỹ thuật chế biến cao su (Rubber Technology) - Mã số học phần : CN243 - Số tín chỉ học phần : 2 tín chỉ - Số tiết học phần : 20 tiết lý thuyết, 20 tiết thực hành và 60 tiết tự học. 2. Đơn vị phụ trách học phần: - Bộ môn: Công Nghệ Hóa Học - Khoa: Công Ngh ệ 3. Điều kiện tiên quyết: CN241 4. Mục tiêu của học phần: 4.1. Kiến thức: 4.1.1. Phân biệt được các nguồn nguyên liệu cao su như cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp và cao su tái chế. Ngoài ra, sinh viên cũng hiểu rõ các phụ gia sử dụng trong công nghệ cao su. 4.1.2. Hiểu cách thiết lập đơn phối chế cho một sản phẩm cụ thể. 4.1.3. Hiểu rõ về công nghệ gia công sản phẩ m cao su như công nghệ cán luyện, tạo hình, lưu hóa và kiểm tra tính chất cơ lý của sản phẩm. 4.1.4. Hiểu được công nghệ gia công một số sản phẩm tiêu biểu như nệm, găng tay, vỏ xe và ruột xe. 4.1.5. Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế bằng cách làm quen dần với cách thức sử dụng thiết bị sản xuất và thiết bị kiể m tra tính chất sản phẩm trong phần thực tập của môn học. 4.1.6. Hiểu về bảo hộ và an toàn lao động trong nhà xưởng và phòng thí nghiệm. 4.2. Kỹ năng: 4.2.1. Kỹ năng cứng: - Biết tự thiết lập đơn phối chế cho một sản phẩm cụ thể. - Rèn luyện khả năng vận dụng được kiến thức đã học để tính toán, thiết lập đơn phối chế cao su cho những sản phẩm cụ thể. - Rèn luyện khả năng vận hành một số thiết bị gia công cao su và thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Rèn luyện khả năng thực hiện, thu thập và phân tích kết quả thí nghiệm. 4.2.2. Kỹ năng mềm: - Rèn luyện kỹ năng lắng nghe và hiểu vấn đề trong quá trình giáo viên giảng dạy lý thuyết cơ bản. - Rèn luyện một số kỹ năng như: kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin; kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng viết; kỹ năng thuyết trình thông qua việc chia nhóm thực hiện seminar trong môn học. 4.3. Thái độ: 4.3.1. Có ý thức nghiêm túc học tập ở lớp cũng như tự ý thức việc tự học ngoài lớp. 4.3.2. Có ý thức nghiêm túc trong việc tiến hành thí nghiệm và phân tích số liệu. 4.3.3. Có ý thức chấp hành tốt quy định tại phòng thi. 5. Mô tả tóm tắt nội dung học phần: Môn học bao gồm 3 chương lý thuyết và phần thực hành. Chương một trình bày các kiến thức tổng quát về công nghiệp cao su, các nguồn nguyên liệu cao su và các phụ gia cho cao su. Từ đó, hướng dẫn cách thiết lập đơn phối chế. Chương hai giới thiệu với sinh viên v ề các công đoạn trong công nghệ gia công cao su. Trong chương ba, sinh viên sẽ được hướng dẫn cách tìm hiểu và báo cáo một số sản phẩm cao su tiêu biểu. Phần thực hành giúp sinh viên làm quen dần với cách thức sử dụng các thiết bị sản xuất và các thiết bị đo thường dùng trong ngành công nghiệp cao su cũng như hướng dẫn sinh viên ứng dụng lý thuyết đã học vào thực tế sản xuất. 6. Cấu trúc nội dung học phầ n: 6.1. Lý thuyết Nội dung Số tiết Mục tiêu Chương 1. Nguyên liệu 1.1. Cao su - Cao su thiên nhiên - Cao su tổng hợp - Cao su tái sinh 4 4.1.1, 4.2.2, 4.3.1 1.2. Phụ gia 2 4.1.1, 4.2.2, 4.3.1 - Chất lưu hóa - Chất xúc tiến - Chất phòng lão - Chất độn - Chất tạo xốp - Một số phụ gia khác 1.3. Chương 2. Thiết lập đơn phối chế Công nghệ gia công 2 4.1.2, 4.2.2, 4.3.1 2.1. Cán luyện 2 4.1.3, 4.2.2, 4.3.1 2.2. Tạo hình 2 4.1.3, 4.2.2, 4.3.1 2.3. 2.4. Chương 3. 3.1. 3.2. 3.3. 3.4. Lưu hóa Kiểm tra tính chất hóa lý Một số sản phẩm tiêu biểu Găng tay Nệm Ruột xe Vỏ xe 2 2 1 1 1 1 4.1.3, 4.2.2, 4.3.1 4.1.3, 4.2.2, 4.3.1 4.1.4, 4.2.2, 4.3.1 4.1.4, 4.2.2, 4.3.1 4.1.4, 4.2.2, 4.3.1 4.1.4, 4.2.2, 4.3.1 6.2. Thực hành Nội dung Số tiết Mục tiêu Bài 1. Thiết lập đơn phối chế 5 4.1.5, 4.2.1, 4.3.2 Bài 2. Kỹ thuật cán luyện cao su 5 4.1.5, 4.2.1, 4.3.2 Bài 3. Bài 4. Khảo sát ảnh hưởng của một số phụ gia Khảo sát tính chất cơ lý của sản phẩm 5 5 4.1.5, 4.2.1, 4.3.2 4.1.5, 4.2.1, 4.3.2 7. Phương pháp giảng dạy: - Thuyết giảng kết hợp trình chiếu và thảo luận trong giờ học - Thảo luận với giảng viên - Thảo luận nhóm - Thực hành và viết báo cáo kết quả thực hành 8. Nhiệm vụ của sinh viên: Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Tham dự tối thiểu 80% số tiết học lý thuyết. - Tham gia đầy đủ 100% giờ thực hành và có báo cáo kết quả. - Tham dự kiểm tra giữa học k ỳ. - Tuân thủ theo quy tắc chia nhóm và thực hiện seminar. - Tham dự thi kết thúc học phần. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên: 9.1. Cách đánh giá Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần như sau: TT Điểm thành phần Quy định Trọng số Mục tiêu 1 Điểm kiểm tra giữa kỳ Thi tự luận (30 phút) 20% 4.3.3 2 Điểm seminar Nội dung bài báo cáo Hình thức bài báo cáo Cách trình bày báo cáo 20% 4.2.2 3 Điểm thực hành Tham dự đủ 100% giờ thực hành Nộp đầy đủ các bài báo cáo theo yêu cầu 20% 4.2.1 4.3.2 4 Điểm thi kết thúc học phần Thi trắc nghiệm (60 phút) Tham dự đủ 80% tiết lý thuyết và 100% giờ thực hành 40% 4.3.3 Bắt buộc dự thi 9.2. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần theo thang đ iểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định về công tác học vụ của Trường. 10. Tài liệu học tập: Thông tin về tài liệu Số đăng ký cá biệt [1] Khoa học kỹ thuật công nghệ cao su thiên nhiên / Nguyễn Hữu Trí Tái bản lần 2 Thành phố Hồ Chí Minh, 2001 482 tr., 23 cm 678.63/ Tr300 MOL.021697, CN.016728, CN.013554, KH.003171, KH.003172 [2] Hướng dẫn thí nghiệm cao su / Đỗ Thành Thanh Sơn 1st Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005 50tr., 28cm 547.8426/ S464 MOL.038840, MOL.038845, MON.021457 [3] Rubber compounding : Chemistry and applications / Brendan Rodgers New York: Marcel Dekker, Inc., 2004 645 p., 23 cm, 0824748719 678.23/ R691 MON.020692 11. Hướng dẫn sinh viên tự học: Tuần Nội dung Lý thuyết (tiết) Thực hành (tiết) Nhiệm vụ của sinh viên 1 Chương 1: Nguyên liệu 1.1. Cao su 1.2. Phụ gia 1.3. Thiết lập đơn phối chế 8 0 -Nghiên cứu trước: +Tài liệu [1]: Từ chương X đến chương XVIII (Trang 298 - 326) +Ôn lại nội dung đã học ở học phần hóa học và hóa lý polyme. 2 Chương 2: Công nghệ gia công 2.1. Cán luyện 2.2. Tạo hình 2.3. Lưu hóa 2.4. Kiểm tra tính chất hóa lý 8 0 -Nghiên cứu trước: +Tài liệu [1]: Chương 9 (Trang 281 - 296) 3 Chương 3: Một số sản phẩm tiêu biểu 3.1. Găng tay 3.2. Nệm 3.3. Ruột xe 3.4. Vỏ xe 4 0 -Nghiên cứu trước: +Tài liệu [3]: Chương 12 +Xem lại chương 1 và 2 đã học trong học phần này -Chia nhóm: 4 sinh viên/1 nhóm -Tìm hiểu về đề tài được phân công, viết bài và báo cáo trong 30 phút/ 1 đề tài 4 Phần thực tập 4.1. Thiết lập đơn phối chế 4.2. Kỹ thuật cán luyện cao su 4.3. Khảo sát ảnh hưởng của một số phụ gia 4.4. Khảo sát tính chất cơ lý của sản phẩm 0 20 -Nghiên cứu trước: +Tài liệu [2] +Ôn lại nội dung lý thuyết đã học ở học phần hóa học và hóa lý polyme và học phần kỹ thuật chế biến cao su. -Thực tập đầy đủ các buổi và viết báo cáo nộp sau 1 tuần Cần Thơ, ngày tháng năm 20 TL. HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN . ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Kỹ thuật chế biến cao su (Rubber Technology) - Mã số học phần. CN243 - Số tín chỉ học phần : 2 tín chỉ - Số tiết học phần : 20 tiết lý thuyết, 20 tiết thực hành và 60 tiết tự học. 2. Đơn vị phụ trách học phần: - Bộ môn: Công Nghệ Hóa Học - Khoa: Công. quyết: CN241 4. Mục tiêu của học phần: 4.1. Kiến thức: 4.1.1. Phân biệt được các nguồn nguyên liệu cao su như cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp và cao su tái chế. Ngoài ra, sinh viên cũng

Ngày đăng: 26/06/2015, 21:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN