1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kien truc tu thoi Ly - Nguen

3 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 47 KB

Nội dung

I. THỜI LÝ Chùa Báo Ân và tháp Báo Thiên cao khoảng 70m. Chùa Phật Tích- Bắc Ninh , chùa Long Đọi –Hà nam , Chùa Bà Tấm – hà Nội, chùa Quảng Giáo – Quảng Ninh Chùa Một Cột hay chùa Mật ( Nhất Trụ Tháp ) còn có tên khác là Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài ( Đài hoa sen ) , là môt ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội Chùa Phật Tích ( Phật Tích Tự ) còn gọi là chùa Vạn Phúc ( Vạn Phúc Tự ) là một ngôi chùa nằm ở sườn phía nam núi Phật Tích, trong đó có bức tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng Chùa Dạm căn cứ vào các thư tịch cổ , Chùa Dạm được Vua Lý Nhân Tông (1072- 1127 ) cho xây dựng vào năm Quang Hựu thứ hai ( 1086 ) Chùa Long Đọi Sơn còn có tên chữ là Diên Linh Tự do Vua lý Thánh Tông và Vương Phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054 Cụm di tích đền – Chùa Bà Tấm thuộc địa phận xã Dương Xá huyện Gia Lâm , ngoại thành Hà Nội Nổi tiếng nhất là tượng A Di Đà của Chùa Phật Tích. Tượng cao 2m77 cả bệ , riêng tượng cao 1m87, ngồi trên tòa sen cao và bệ tượng tạo thành một hình tháp nhiều tầng Hình tượng con rồng của triều đại này không lẫn được với triều đại khác. Những hình điêu khắc ở chùa Phật Tích, tượng nhạc công và vũ nữ , hình tượng thần điều Garuda Ngoài tượng Phật A Di Đà quý hiếm , chùa Phật Tích còn bảo lưu được những di vật quý khác như : chân cột bằng đá chạm khắc hoa sen( mỗi hoa sen là một đôi rồng chầu ), hình dàn nhạc công “thiên thần “đang tấu nhạc dận tộc , nhằm tôn vinh Phật pháp . Tượng đầu người mình chim đánh trống cơm. Đặc biệt là hang thú đá 10 con to lớn phủ quỳ gồm (ngựa , trâu ,tê giác , voi , sư tử ) đối xứng nhau trước cửa Chùa Chùa Hương lãng tên chữ là Thạch Quang Tự (Hưng Yên) có tượng con sư tử đội tòa sen rất lớn : cao 100cm , dài 230cm, rộng 136cm Chùa Bà Tấm (Hà nội) có hai con sư tử đặt song hành , chỉ chạm phần đầu giống như đầu sư tử Chùa Hương Lãng Rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên , miệng thì há to , mép trên của miệng không có mũi , kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại , vươn lên cao ,vuốt nhỏ dần về phía cuối II. THỜI TRẦN Chùa Phổ Minh ( Phổ Minh Tự ) là một ngôi chùa ở thôn Tức Mạc , nằm cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía bắc , vùng quê này là quê hương của vua Trần Tháp Bình Sơn còn gọi là tháp chùa Vĩnh Khánh hay là Tháp Then , là một ngôi tháp tương truyền có 15 tầng tuy hiện nay chỉ còn lại 11 tầng Chùa Dâu (Bắc Ninh), Chùa Đậu thờ Pháp Vũ ( mưa Pháp ) ,Chùa Tướng thờ Pháp Lôi (Sấm Pháp ), Chùa Dàn thờ Pháp Diện (chớp pháp) Chùa Đậu (Bắc Ninh) có pho tượng Thiền Sư Tỳ ni Đa Lưu Chi . Tượng được đặt trên một bệ gỗ hình sư tử đội hoa sen , có thể có niên đại thế kỷ 14 Tháp Hòa Phong có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6m ở bốn góc .Trước tháp ,bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738 , bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33m cao 0,8m Trang 1 Chùa Bối Khê, tọa lạc ở xã Bối Khê nay là xã Tam Hưng , huyện Thanh Oai ,tỉnh Hà Tây, Chùa còn giữ được tượng Bồ Tát Quan Thế Âm tạc vào thế kỷ XVI Chùa Thái lạc , xã Lạc Hồng , huyện Văn Lâm , ngoài thờ Phật , chùa còn thờ Pháp Vân ( Thần Mây ) nên có tên gọi là Pháp Vân Tự , hay là Chùa Pháp Vân Chùa Hoa Yên , Chùa Thiên Trúc và Thiền Viện Trúc Lâm Yê Tử Quảng Ninh, núi Yên Tử ở xã Thượng yên Công (Quảng Ninh) , ở đỉnh cao 1068m. Trước chùa có Huê Quang Kim Tháp xây năm 1309 Chùa Thiên Trúc ( Chùa Đồng ) trên đỉnh núi Yên Tử Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ ( Thái Bình ) Tượng quan hầu trong lăng vua Trần Hiến Tông ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh Tượng thú và quan hầu lăng Trần Hiến Tông Tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ, với khuôn mặt sống động , đứng trong tư thế của một điệu múa cổ xưa , đặc biệt tượng Ngọc Nữ vấn khăn , rẽ tóc mang đậm tâm hồn người Việt. Ngoài ra còn rất nhiều các pho tượng cổ : Tượng Tổ Sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi , tượng Mạc Đĩnh Chi ,các pho Kim Cương , Hộ Pháp. Tượng Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng, Đức Ông ,… Hình rồng trang trí ở tháp Bình Sơn là rồng có sừng và cuộn tròn mình , đầu rúc vào giữa , chân đạp ra ngoài , sống lưng có vây như răng cưa Đôi rồng đá thành Tây Đô Thanh Hóa Chùa Thông ở sườn núi đá (Thanh Hóa) ,cách thành nhà Hồ không xa mấy , theo thư tịch được xây năm 1270 Đầu rồng Chiếc răng nanh phía trước khá lớn , vắt qua sóng vòi . Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu III. KIẾN TRÚC THỜI LÊ, MẠC ( XV – XVIII ) Những công trình tiêu biểu thời Lê sơ là điện Kính Thiên, điện Cần Chánh, điện Vạn Thọ tại Đông Đô (Hà Nội) và Lam Kinh tại Tây Đô (Thanh Hóa) Công trình Lam Kinh được xây dựng từ năm 1433 sau khi Lê Thái Tổ qua đời, bao gồm khu quần thể kiến trúc các cung điện (điện Quang Đức, điện Sùng Hiếu, điện Diễn Khánh…) và miếu, lăng mộ các vua Lê. Có tượng ngựa đá, voi đá, nghê đá, hổ đá và bia Vĩnh Lăng, bia Hựu Lăng, bia Chiêu Lăng Ngoài các cung điện, các công trình khác gồm có Quốc Tử Giám, nhà Thái học được mở rộng đáng kể. Văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu cũng là di tích nổi tiếng Chùa chiền trong thời Lê Sơ không được dựng mới nhiều nhưng vẫn được trùng tu tôn tạo. Năm 1434, triều đình cho làm lại chùa Báo Thiên, đại thần Lê Sát tổ chức xây chùa Thanh Đàm và Chiêu Đô (rộng hơn 90 gian). Đời Hồng Đức (1470-1479), vua Lê Thánh Tông mở mang chùa Minh Độ (Hưng Yên). Năm 1499 tu sửa chùa Thầy (Hà Tây) và để lại bệ tượng vua Lý Thần Tông với các hình chạm sóng nước, rồng mây xen kẽ hình con tiện ảnh hưởng phương Bắc… Theo văn bia để lại, chùa làng thời kỳ này cũng được nhân dân quyên góp tu sửa như chùa Kim Liên (Hà Nội) năm 1445, chùa Đại Bi (Bắc Ninh) năm 1490, chùa Vô Vi (Hà Tây) năm 1515, chùa Bối Khê (Hà Tây) năm 1515… Dấu tích mỹ thuật thời Lê Sơ còn lại trên các chùa rất ít ỏi, có nơi lưu giữ được bia (như chùa Kim Liên, Bối Khê), có nơi thì những thành phần kiến trúc tu sửa của thời kỳ sau đã thay thế hầu hết. Trang 2 Những di vật đáng giá về kiến trúc Phật giáo hiện còn là tháp đá Huệ Quang, vốn có từ thời Trần được đại trùng tu thời Lê Sơ, bệ tượng bằng gỗ chùa Thầy… Chùa Đông Ninh (Hải Phòng) kiến trúc hiện nay mới hoàn toàn, di vật thời Mạc còn thành bậc đá trước nhà Tiền Đường với trang trí hai hình sấu, hai thành bậc hai bên chạm mây và sóng nước. Chùa Thượng (Hà Tây) cuối thế kỷ 16, còn một số vì kèo tại Tiền Đường với những mảng chạm đánh vật, mây xoắn và hươu, hai thành bậc đá chạm hình lân Ngoài các cung điện, các công trình khác gồm có Quốc Tử Giám, nhà Thái học được mở rộng đáng kể. Văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu cũng là di tích về điêu khắc thời kỳ này còn để lại đến ngày nay IV. KIẾN TRÚC THỜI NGUYỄN Kinh thành Huế gồm 3 phần Phòng Thành , Hoàng Thành và tử cấm thành .Kinh thành xây dựng trong 30 năm (1803-1832)thành có 10 cửa chính để ra vào Kinh thành nằm bên bờ sông Hương là một quần thể kiến trúc rộng lớn và đẹp nhất nước ta thời đó.Trong kinh thành còn có những công trình kiến trúc :Lục Bộ , Nha Viện ,Quốc Tử Giám ,Quốc Sử quán .Quần thể kiến trúc Hồ Tịnh tâm ,Khâm Thiên Giám ,Trấn Bình Đài , Tàng Thơ lâu ,Kỳ Đài …Ngọ Môn và Hiển lâm Các là hai công trình kiến trúc đồ sộ ,độc đáo tuyệt mỹ của kiến trúc truyền thống Huế Triệu Miếu , Thái Miếu , hưng Miếu ,thế miếu và điện Phụng tiên là nơi thờ các vua chúa nhà Nguyễn. Cung diên Thọ và cung trường Sanh là nơi ở của Hoàng Thái hậu và Thái Hoàng Thái hậu Thế miếu được xây dựng trên mặt bằng 1500m2 , thờ các vị vua Nguyễn .Phía trước thế miếu còn nhiều công trình nghệ thuật khác : Cửu Đỉnh , hiển lâm các … Cung Diên Thọ là một hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại cố đô . Cung Diên Thọ gồm có hơn 10 tòa nhà được bố trí trong khuôn viên tường thành bao bọc hình chữ nhật rộng khoảng 100m, dài gần 150m Thời Nguyễn còn có các công trình kiến trúc vàng son lộng lẫy bao gồm :Điện càn Thành ( nơi vua ở ), điện Khôn Thái ( nơi vợ chính vua ở ), Duyệt Thị Đường (nhà hát), Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua ), Thái Bình Lâu( nơi vua đọc sách ) ,điện Quang Minh (nơi ở các hoàng tử ),điện Trinh Minh (nơi các hoàng hậu ở ), điện Kiến Trung , vườn cẩm Uyển… Ngoài ra còn có Cố đô Huế, ngọ Môn Huế, Chùa Tây Phương trong đó có 18 tượng vị tổ, đình làng Đình Bảng, … Trang 3 . rẽ tóc mang đậm tâm hồn người Việt. Ngoài ra còn rất nhiều các pho tượng cổ : Tượng Tổ Sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi , tượng Mạc Đĩnh Chi ,các pho Kim Cương , Hộ Pháp. Tượng Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng, Đức. nhưng vẫn được trùng tu tôn tạo. Năm 1434, triều đình cho làm lại chùa Báo Thiên, đại thần Lê Sát tổ chức xây chùa Thanh Đàm và Chiêu Đô (rộng hơn 90 gian). Đời Hồng Đức (147 0-1 479), vua Lê Thánh Tông. phần kiến trúc tu sửa của thời kỳ sau đã thay thế hầu hết. Trang 2 Những di vật đáng giá về kiến trúc Phật giáo hiện còn là tháp đá Huệ Quang, vốn có từ thời Trần được đại trùng tu thời Lê Sơ,

Ngày đăng: 26/06/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w