TRƯỜNG THCS MỸ TÂN- NGUYỆT ẤN ĐỀ THI HK II MÔN LỊCH SỬ 8 ( Thời gian làm bài: 45 phút) I.Mục tiêu đề kiểm tra: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Sự ra đời và phát triển của phong trào Cần vương. - Hiểu được các nguyên nhân dẫn đến các trào lưu cải cách Duy tân ở nước ta cuối thế kỷ XIX không thực hiện được. - Sự xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, thái độ chính trị của họ. - Thấy được điểm mới trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với lớp người đi trước. 2. Kĩ năng : Rèn luyện cho HS các kĩ năng : Trình bày bài, phân tích, so sánh các sự kiện, nhân vật lịch sử… 3. Tư tưởng: Giáo dục cho HS: - Tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. - Lòng khâm phục, kính yêu các anh hùng dân tộc. II. Hình thức đề kiểm tra : Tự luận. III. Thiết lập ma trận đề : Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng 1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối TK XIX. Sự ra đời và phát triển của phong trào Cần vương. - Vì sao các phong trào cải cách duy tân Việt Nam cuối TK XIX không thực hiện được. Số câu Số điểm 1 3 1 2 Số câu : 2 Số điểm : 5 2. Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918. Các giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện ở Việt Nam vào cuối TK XIX - đầu TK XX Thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp mới ở Việt Nam cuối TK XIX - đầu TK XX. Đánh giá điểm mới trong hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với những nhà yêu nước trước đó. Số câu Số điểm 1/3 1 2/3 2 1 2 Số câu :2 Số điểm : 5 50% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 + 1/3 Số điểm: 4 40% Số câu: 1+2/3 Số điểm: 4 40% Số câu: 1 Số điểm : 2 20% Số câu: 4 Số điểm: 10 100% IV. Biên soạn đề kiểm tra : Câu 1: (3,0 điểm) Phong trào Cần vương bùng nổ và phát triển như thế nào? Câu 2: ( 2,0 điểm) Vì sao những cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX không thực hiện được? Câu 3: (3,0 diểm) Trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đã xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới nào? Thái độ chính trị của họ như thế nào? Câu 4: (2,0 điểm) Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới so với những nhà yêu nước trước đó? V. Hướng dẫn chấm, biểu điểm: Câu 1(3,0 điểm): Phong trào Cần vương bùng nổ và phát triển như thế nào? - Phong trào Cần vương bùng nổ: (1,0điểm) + 13/07/1885, tại Tân Sở (Quảng Trị), Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ra “Chiếu cần vương”, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. + Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỷ XIX. - Phong trào Cần vương phát triển qua 2 giai đoạn: (2,0 điểm) + Giai đoạn 1 (1885-1888) : phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. + Giai đoạn 2 ( 1888-1896) : phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn. Câu 2 : (2,0 điểm) Những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX không thực hiện được vì : - Các đề nghị cải cách còn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ điều kiện trong nước…(1,0đ) - Triều đình Huế bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, nên không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách. (1,0đ) Câu 3 : (3,0 điểm) Các giai cấp, tầng lớp mới và thái độ chính trị của họ : - Tầng lớp tư sản có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn…Bị chính quyền thực dân kìm hãm, các nhà tư bản Pháp chèn ép…=> họ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia cách mạng. (1,0đ) - Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, bao gồm các chủ xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp, những người buôn bán tự do…=> Họ có ý thức dân tộc, nên tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu TK XX. (1,0đ) - Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, củ yếu làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền, họ bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột…=> có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống. (1,0đ). Câu 4 : (2,0 điểm) Điểm mới trong hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với những nhà yêu nước trước đây : - Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, không tán thành con đường của các vị tiền bối trước đây : « đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau » (Phan Bội Châu) ; xin giặc rủ lòng thương ( Phan Châu Trinh) ; nặng cốt cát phong kiến (Hoàng Hoa Thám). (1,0điểm) - Muốn tìm hiểu những bí mật đằng sau những từ : Tự do, bình đẳng, bắc ái => sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp…(1,0điểm) . ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 188 5 đến cuối thế kỷ XIX. - Phong trào Cần vương phát triển qua 2 giai đoạn: (2,0 điểm) + Giai đoạn 1 ( 188 5- 188 8) : phong trào bùng nổ trên khắp cả nước,. yêu nước, ý chí đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. - Lòng khâm phục, kính yêu các anh hùng dân tộc. II. Hình thức đề kiểm tra : Tự luận. III. Thiết lập ma trận đề : Tên. ( 188 5- 188 8) : phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. + Giai đoạn 2 ( 188 8- 189 6) : phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn. Câu