1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Thuyết trình chủ đề QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY

43 559 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 3,81 MB

Nội dung

Quản lý dựa vào cộng đồng CBEM:- Cấp độ cùng thực hiện: Cộng đồng có cơ hội và được phép tham gia thảo luận, góp ý kiến để đưa ra quyết định và được tham gia quản lý.. Trong các cấ

Trang 1

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY

Học viên:

Trần Đình Nam Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Khoa Lân

Trang 2

* Môi trường là gì?

Trang 3

* Môi trường là gì?

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

(Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).

Trang 4

* Môi trường

sống của con

người được chia

thành các loại:

- Môi trường tự

nhiên

- Môi trường xã

trường là tất cả những gì có xung quanh ta cho ta cơ sở để sống và phát

triển

Trang 5

* Tài nguyên là gì?

Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được

sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người.

Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng.

Trang 6

* Tài nguyên là gì?

Người ta phân loại tài nguyên như sau:

- Theo quan hệ với con người: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội.

- Tài nguyên thiên nhiên được chia thành hai loại: tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo.

- Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, …

Trang 7

* Thực trạng sử dụng tài nguyên môi trường hiện nay?

Trang 8

I Quản lý môi trường là gì?

Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia.

Trang 9

Các biện pháp bảo vệ môi trường ở

Việt Nam hiện nay

thức bảo vệ môi trường

Coi trọng yếu tố môi trường

Dự báo, cảnh báo kịp thời chính xác

Hoàn thiện

hệ thống pháp luật đất đai

Giảm

cơ chế xin – cho, tăng cường hình thức đấu thầu

Hoàn thiện

hệ thống pháp luật về môi trường

(Bộ tài nguyên và môi trường )

Trang 10

Khắc phục và phòng chống suy thoái,

ô nhiễm môi trường

Nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội

Trang 11

Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội

Trang 12

Các hình thức quản lý môi trường

2 1

3

Nhà nước quản lý

tập

tự quản lý

Quản lý dựa vào cộng đồng

Trang 13

Quản lý dựa vào cộng đồng

Trang 14

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

1 CBEM là gì?

Theo Đỗ Thị Kim Chi, CBEM là phương thức bảo vệ môi trường trên cơ sở một vấn đề môi trường cụ thể ở địa phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chức cần thiết để giải quyết vấn đề đó Phương pháp này sử dụng các công cụ sẵn có để tập trung cải tạo hoặc bảo vệ một tài nguyên nào đó hay tạo ra lợi ích về môi trường như dự án tái tạo năng lượng, phục hồi lưu vực v.v Và đồng quản lý tài nguyên đó thông qua sự hợp tác giữa các đối tác chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư.

Trang 15

Quản lý

dựa vào cộng đồng

Trang 16

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

- Cấp độ cùng thực hiện: Cộng đồng có cơ hội và được phép tham gia thảo luận, góp ý kiến để đưa ra quyết định và được tham gia quản lý.

- Cấp độ đối tác: Nhà nước và cộng đồng cùng quản lý.

- Cấp độ chủ trì: Cộng đồng được Nhà nước trao quyền quản lý, Nhà nước chỉ thực hiện việc kiểm soát.

Trang 17

Trong các cấp độ quản lý CBEM, cấp độ ba (cấp độ cùng thực hiện là hiệu quả nhất.

Nguyên nhân: Cộng đồng là đối tượng hiểu rõ thực

trạng môi trường ở nơi cần quản lý do đó có thể cung cấp thông tin chính xác cho việc quản lý Với cấp độ quản lý này, cộng đồng có thể đưa ra nguyện vọng của mình, cùng tham gia quyết định và đối tượng thụ hưởng là cộng đồng.

Trang 18

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

* Hiệu quả từ CBEM

(1) Về mặt tài chính : giảm tải vốn đầu tư từ ngân sách

Nhà nước.

(2) Về mặt quản lý: chuyển giao trách nhiệm quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cho cộng đồng, làm giảm tải công tác quản lý hằng ngày của chính quyền địa phương.

(3) Về mặt kinh tế: việc khai thác tài nguyên đạt được

giá trị sử dụng cao hơn và bền vững hơn.

(4) Về mặt xã hội: giúp người dân nâng cao nhận thức

về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Trang 19

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

2 Điều kiện để cộng đồng tham gia CBEM:

- Nhận thức

- Thái độ

- Ứng xử

Khả năng hành động có hiệu quả về môi trường

- Kiến thức

- Kỹ năng

- Dự báo các tác động

- Tổ chức hành động

Trang 20

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

3 Nguyên tắc và nguyên lí khi thực hiện CBEM:

* Nguyên tắc:

- Tự quản, không áp đặt, bắt buộc hay gò ép, Ban tư vấn hoặc Ban tự quản phải được cộng đồng lựa chọn và bầu ra.

- Tự nguyện, đồng thuận trong giải quyết các vấn đề về giám sát thực thi pháp luật hoặc xử lý các vụ vi phạm pháp luật;

- Lấy thuyết phục, hòa giải làm biện pháp chủ yếu.

Trang 21

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

3 Nguyên tắc và nguyên lí khi thực hiện CBEM:

* Nguyên lý:

- Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cộng đồng

- Tăng quyền lực

- Sự công bằng

- Tính hợp lý về sinh thái và sự phát triển bền vững

- Tôn trọng những tri thức truyền thống, bản địa

- Sự bình đẳng giới

Trang 22

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

Trang 23

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

4 Trình tự thực hiện CBEM:

4.2 Chỉ định người triệu tập

Việc bổ nhiệm người triệu tập có thể thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi như là một hướng dẫn để lựa chọn được người triệu tập cho dự án Có thể đưa ra một ví dụ khi lựa chọn người triệu tập, bằng việc đưa ra các câu hỏi sau cho nhóm cộng đồng trả lời

Trang 24

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

4 Ai có thể tham gia đủ thời gian?

5 Chính quyền có bằng lòng bổ nhiệm người triệu tập không?

Trang 25

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

4 Trình tự thực hiện CBEM:

4.3 Xây dựng nhóm cộng đồng

* Doanh nghiệp (Nhà tài trợ):

* Người triệu tập/nhà lãnh đạo:

* Nhóm trung lập:

Các nhóm trên chính là nhóm làm việc cộng đồng, trong quá trình thực hiện dự án cần phải có sự phối hợp đồng bộ và có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng cho các nhóm

Trang 26

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

4 Trình tự thực hiện CBEM:

4.4 Xây dựng sự nhất trí

Sự nhất trí được duy trì trên nguyên tắc hoạt động là công bằng, cởi mở và tin tưởng lẫn nhau Tiến hành bằng cách tổ chức các cuộc họp, hội thảo để xác định các thách thức và mục tiêu, xác định thông tin và các yếu tố cần thiết, đề ra hướng giải quyết có thể Sự hình thành sự nhất trí không phải thông qua hình thức biểu quyết trong các cuộc hội thảo mà bằng các hình thức tìm hiểu, giải thích, cùng bàn bạc đi đến quyết định cuối cùng

Trang 27

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

4 Trình tự thực hiện CBEM:

4.5 Đề ra các mục tiêu:

Việc đề ra các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường nhằm giúp dự án xác định rõ kết quả đạt được về từng lĩnh vực cụ thể là như thế nào, từ đó càng thấy rõ tầm quan trọng của dự án cũng như của cộng đồng trong việc phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường.

Trang 29

4.6 Xây dựng các giải pháp thích hợp

Việc xây dựng các giải pháp tích hợp được thực hiện thông qua việc lập kế hoạch Chúng bao gồm các bước chính sau:

- Xác định các hoạt động của dự án

- Trình tự các hoạt động

- Lên khung thời gian

- Phân công trách nhiệm

Trang 30

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

4 Trình tự thực hiện CBEM:

4.7 Ký kết thỏa thuận

Việc ký kết thỏa thuận áp dụng sau hội thảo lập kế hoạch hành động nhằm mục đích dẫn chứng - bằng văn bản - các vai trò và sự giao phó cho mỗi đối tác chủ yếu có liên quan tới quy trình CBEM

Trang 31

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

Trang 32

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

4 Trình tự thực hiện CBEM:

4.8 Thực hiện dự án

Thực hiện dự án là quá trình triển khai các kế hoạch

đã lập ra trong các hội thảo trước đó dựa trên sự đóng góp của các bên theo thỏa thuận, bao gồm các hoạt động phối hợp của nhiều bên nhằm đảm bảo sự tham gia của các lực lượng vào quá trình triển khai mô hình.

Trang 33

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

4 Trình tự thực hiện CBEM:

* Khả năng duy trì mô hình CBEM phụ thuộc vào 3 nhân tố :

- Một tổ chức cộng đồng có truyền thống lâu đời.

- Chính phủ thừa nhận và ủng hộ quyền sở hữu của cộng đồng.

- Thái độ tuân thủ các chuẩn mực và văn hoá ứng xử chung trong mối quan hệ giữa các thành viên sử dụng nguồn lợi của cộng đồng

Trang 34

Xây dựng giải pháp thích hợp

Trang 35

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

5 Một số mô hình quản lý dựa vào cộng đồng :

- Quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Đăk Lăk

- Dựa vào cộng đồng để bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn

- Mô hình quản lý rác thải có sự tham gia của cộng đồng tại các chợ nội thành

- Quản lý môi trường nuôi trồng thủy hải sản

- Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng

- Những trở ngại trong việc thực hiên quản lý tài nguyên môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam

Trang 36

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

6 Những trở ngại trong việc thực hiên quản lý tài nguyên môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam:

- Điều kiện kinh tế nước ta chưa đủ để người dân quên

đi những lo lắng của “cơm áo, gạo tiền” mà quan tâm tới chất lượng cuộc sống

- Kiến thức của người dân về môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường còn rất hạn chế.

- Thực tế cho thấy vai trò của chính quyền chưa thể

hiện rõ.

- Các doanh nghiệp chưa tham gia một cách hiệu quả, thái độ còn thờ ơ do hoạt động không mang lại lợi ích về kinh tế cho doanh nghiệp.

Trang 37

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

7 Kết luận:

Đây là hình thức quản lý đi từ dưới lên, thực hiện theo nguyện vọng, nhu cầu thực tế và ý tưởng của chính cộng đồng.

Trang 38

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

7 Kết luận:

Phương pháp quản lý tài nguyên môi trường này thật

sự có hiệu quả, vì xuất phát từ chính nhu cầu nguyện vọng của cộng đồng dân cư.

Trang 39

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

7 Kết luận:

Việc áp dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng là phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay, khi mà trình độ nhận thức và tự giác của người dân chưa cao thì việc kết hợp giữa chính quyền và nhân dân đề họ tự quản lý nguồn tài nguyên môi trường xung quanh thì sẽ đem lại những kết quả tốt hơn.

Trang 40

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

7 Kết luận:

Cần nhân rộng các mô hình quản lý tài nguyên môi trường dựa vào cộng đồng trong cả nước, thu hút sự tham gia của người dân địa phương để môi trường xung quanh được bảo vệ tốt hơn.

Trang 41

II Quản lý dựa vào cộng đồng (CBEM):

- Cộng đồng được phép cùng đưa ra quyết định

- Cộng đồng là đối tượng được thụ hưởng.

Trang 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 TS Lưu Đức Hải – TS Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản

lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội

2 Nguyễn Đình Hòe (2007), Môi trường và phát triển bền

vững, NXB GD, Hà Nội

3 Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2000), Tài

nguyên môi trường và phát triển bền vững NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4 Lưu Đức Hải (chủ biên) – Phạm Thị Việt Anh, Nguyễn

Thị Hồng Liên –Vũ Quyết Thắng (2006), Cẩm nang quản lý môi trường, NXB GD, Hà Nội

Trang 43

Cám ơn sự chú

ý quan tâm theo dõi của Thầy và tất cả các bạn

Ngày đăng: 25/06/2015, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w