1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC TÁC PHẨM CỦA ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC

26 472 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 166 KB

Nội dung

Không có tác giả văn học sẽ không có nền cao. Sự xuất hiện của tác giả văn học và nghiên cứu phần làm sáng tỏ những quy luật vận động, hình thành nền văn học. Muốn trở thành tác giả văn học, nhà và vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thành tựu của tác giả văn học không chỉ là số lượ phú về thể loại mà còn là chất lượng tác phẩm, trong góp phần khẳng định một khuyng hướng, trào lưu thành và phát triển của nền văn học.

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com I. ĐẶT VẤN ĐỀ Không có tác giả văn học sẽ không có nền văn học với những đỉnh cao. Sự xuất hiện của tác giả văn học và nghiên cứu về tác giả văn học góp phần làm sáng tỏ những quy luật vận động, hình thành và phát triển của một nền văn học. Muốn trở thành tác giả văn học, nhà văn phải dành được vị trí và vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc. thành tựu của tác giả văn học không chỉ là số lượng tác phẩm và sự phong phú về thể loại mà còn là chất lượng tác phẩm, trong đó những tác phẩm tốt góp phần khẳng định một khuyng hướng, trào lưu định mốc cho sự hình thành và phát triển của nền văn học. Nhà văn, nhà thơ là nghệ sĩ sáng tác văn học. Nghệ sĩ viết văn chân chính là những người có tâm hồn giàu xúc cảm; có tình yêu tha thiết, sâu nặng đối với cuộc sống con người ; có trí tưởng tượng sáng tạo mãnh liệt; có năng lực trí tuệ sắc bén; một khả năng quan sát và tự quan sát tinh tế, … Trên cơ sở những phẩm chất ấy, nghệ sĩ viết văn không ngừng tu dưỡng để tạo cho mình một tài năng nghệ thuật cao. Trong sáng tác văn học, tài năng nghệ thuật là kết quả tổng hợp kết tinh từ nhiều yếu tố: thế giới quan lành mạnh, tích cực, vốn sống phong phú, vốn văn hóa uyên bác và chủ động, thành thạo trong sử dụng ngôn ngữ và tổ chức tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Nhận thấy tầm quan trọng lớn lao của nhà văn, nhà thơ trong tiến trình phát triển của văn học nước nhà, hơn nữa Nguyễn Du lại là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới nên tôi quyết định tìm hiểu, lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất, đạt hiệu quả cao nhất để giúp học sinh tiếp cận với tác giả một cách hứng thú, hiệu quả và sáng tạo. Những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu quan trọng nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, đổi mới phải phù hợp với đặc điểm của 1 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, tôi đã luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu, sử dụng các phương pháp cho phù hợp với từng phân môn và từng bài học. Có như vậy thì hiệu quả giảng dạy mới cao được. Phương pháp là một bộ phận hữu cơ trong quá trình dạy – học văn. Quá trình dạy - học văn bao gồm mục đích – nội dung, lí luận về phương pháp và hoạt động dạy – học của giáo viên và học sinh. Đây là quá trình sư phạm mang tính chất và đặc điểm xã hội phong phú, phức tạp với nhiều mối quan hệ qua lại nhằm hình thành và phát triển nhân cách xã hội chủ nghĩa cho học sinh bằng phương pháp văn chương. Người giáo viên là người tổ chức và điều khiển quá trình dạy học văn sao cho quá trình đó diễn ra phù hợp với đặc điểm nhận thức bộ môn và điều kiện sư phạm. Tính chất phức tạp của quá trình nhận thức văn học đòi hỏi người giáo viên không những có tri thức khác nhau về quá trình tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa và đánh giá các hiện tượng văn học mà cả khả năng nhìn thấy ở học sinh những cảm xúc tinh tế thường ẩn kín, khả năng quan sát và nhận thức nhạy bén về nhiều mặt đối với những biểu hiện tản mạn và lệch lạc trong cảm thụ và tư duy văn học của học sinh. Từ đó giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả cho bài học giúp học sinh lĩnh hội được một cách tốt nhất bài học. Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Thầy giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà là người hướng dẫn, tổ chức học sinh lĩnh hội tri thức bằng con đường tự học. Trong bộ môn Ngữ văn có những bài học thuộc về văn học sử, nếu chúng ta không chủ động tìm tòi đổi mới phương pháp thì sẽ làm cho học sinh cảm thấy bài học đó trầm buồn, 2 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com giáo viên rơi vào tâm thế giảng lại những kiến thức mà SGK đã viết và viết rất hay, rất đầy đủ gây cảm giác nhàm chán cho bài học. Mà tác giả văn học lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa, văn học của mỗi quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên việc giảng dạy phần tác giả lại khô khan và dễ gây nhàm chán cho người học. Từ những vấn đề trên mà tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp tự nghiên cứu vào giảng dạy bài tác giả NGUYỄN DU để giúp học sinh tiếp cận một cách tốt nhất với tác giả Nguyễn Du - một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa của thế giới. Đồng thời để phát huy tính tự học và tư duy sáng tạo của học sinh. Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những phương pháp tối ưu nhất cho bài học nhằm đạt được mục đích cao và nâng cao chất lượng giờ dạy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Làm tốt công tác này sẽ kích thích tinh thần tự học của học sinh, tạo không khí sôi nổi cho giờ dạy. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 1.1. Khái niệm phương pháp Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học. Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học. Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với sự tương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, 3 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com còn phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy. 1.2. Khái quát về phương pháp tự nghiên cứu Học văn học sử, học sinh trung học có thể tự đọc, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tự lĩnh hội bài học. So với phương pháp đặt câu hỏi, mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò không được rõ, không được diễn ra cùng một lúc. Giáo viên chỉ có thể hướng dẫn tự đọc và kiểm tra kết quả đó trên lớp. Tuy nhiên đây là phương pháp có tác dụng rèn luyện năng lực tự học, tự lĩnh hội văn bản của học sinh. Ở THPT, cần đặc biệt chú trọng đến phương pháp này. Trong xu thế chung của dạy học hiện đại, yêu cầu học sinh phổ thông tập dượt nghiên cứu đã đặt ra khá mạnh dạn ở nhiều nước. Học sinh có thể được hướng dẫn tóm tắt toàn bài học hoặc một phần bài học bằng cách rút bỏ ý phụ hoặc bằng cách khái quát ý nhỏ thành ý lớn. Trong quá trình tự đọc, tự nghiên cứu bài học, học sinh có thể phát hiện ra những thiếu sót của sách giáo khoa (nhất là một hệ thống) làm cho sự lĩnh hội của học sinh gặp khó khăn. Cốt lõi của việc học sinh tự nghiên cứu là tập dượt cho học sinh làm quen với khả năng độc lập tự phát hiện nội dung văn bản một cách chính xác từ ý đồ chung cho đến luận điểm. Các bài bài học được dùng cho nghiên cứu được kiểm tra trên lớp khi giáo viên lướt qua bài đó với mục đích xem các em có thật sự tự đọc ở nhà không và nếu có tự đọc thì có hiểu, có nắm được tri thức cơ bản không? Việc tự đọc, tự nghiên cứu sách giáo khoa là một việc làm khó. Đối với lớp thường, cần vận dụng từ thấp đến cao, bắt đầu từ việc chuẩn bị cho bài dạy (lập dàn ý, trả lời câu hỏi, sau có thể thay cho bài dạy trên lớp. Một bài dạy học văn học sử trên cơ sở học sinh đã tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa chưa có nhiều trong thực tiễn hiện nay) là kiểu bài cần được thực nghiệm và khuyến khích trong thời gian tới. Học sinh làm việc trên sách giáo khoa là chủ yếu. Song cũng không loại trừ việc giáo viên (trong điều kiện cho phép ) 4 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com nghiên cứu một vài bài viết có liên quan đến bài học văn học sử để hiểu đúng hơn vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa. Bài dạy tác giả văn học là kiểu bài có thể vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu văn học và giảng dạy văn học một cách rộng rãi. Trước hết đó là những phương pháp kết hợp tri thức khái quát (nhận định, quan điểm…) với tri thức cụ thể (tư liệu về đời sống và sáng tác tác phẩm ) để hình thành tri thức lí luận văn học (những quy luật văn học sử, quy luật sáng tác và quy luật tiếp nhận văn học). Dù cho thức kiến thức đưa vào sách giáo khoa đã được cân nhắc đến từng câu, từng chữ, nhưng người giáo viên có trình độ vẫn không bao giờ “bê nguyên si” tri thức ấy truyền lại cho học sinh, mà thường làm “sinh động hóa” những tri thức ấy bằng những dẫn chứng minh họa văn chương, bằng những hiện tượng, sự kiện văn học cụ thể. Phương pháp tự nghiên cứu là phương pháp học sinh làm việc một mình với sách giáo khoa dưới sự điều khiển gián tiếp của giáo viên theo nhiệm vụ học tập do giáo viên đề ra. *. Nghiên cứu sách giáo khoa Sách là nguồn tri thức vô tận và đa dạng, là phương tiện quan trọng để nhận thức thế giới xung quanh, vì nó phản ánh những kinh nghiệm đã được loài người khái quát hoá, hệ thống hoá trong suốt quá trình phát triển lịch sử của mình. René Descartes, nhà triết học, nhà khoa học tự nhiên người Pháp đã nói: “Đọc một cuốn sách tốt, khác nào như trao đổi ý kiến với các nhân vật ưu tú của các thế kỷ đã qua, và hơn nữa, cuộc trao đổi này hoàn toàn bổ ích vì những con người ưu tú này chỉ thông báo cho chúng ta những tư tưởng cao quý của mình”. Vì vậy, phương pháp tự nghiên cứu sách giáo khoa có một vị trí quan trọng không chỉ trong việc lĩnh hội tri thức mà còn làm cho học sinh hình thành cách đọc sách. Nhờ đó mà học sinh có thể tiến hành học tập liên tục, 5 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com học tập suốt đời – một yêu cầu cấp bách trước sự bùng nổ thông tin như hiện nay. Bản chất của phương pháp này là sử dụng sách giáo khoa trong quá trình làm việc, học sinh nắm vững, đào sâu, mở rộng tri thức đồng thời hình thành những kỹ năng, kỹ xảo đọc sách. **. Những yêu cầu của phương pháp tự nghiên cứu Khi chuẩn bị bài giảng, giáo viên cần xác định nội dung nào trong sách giáo khoa hoặc sách báo khác để học sinh có thể tự lực nghiên cứu ở lớp. - Khi tiến hành bài học, giáo viên có trách nhiệm xem trong từng trường hợp cụ thể phải hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa hoặc các sách báo khác tại lớp cần theo trình tự nào là hợp lý nhất để kích thích hoạt động tư duy tích cực của học sinh mà không dẫn tới ghi nhớ một cách máy móc. - Trước khi tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu sách báo khác, giáo viên cần tiến hành đàm thoại một cách cặn kẽ, tỉ mỉ về chủ đề học tập, nêu lên những vấn đề cơ bản của tài liệu cần nghiên cứu và xác định trình tự, phương pháp nghiên cứu theo trình tự đó. - Sử dụng việc nghiên cứu sách giáo khoa tại lớp dù bất kỳ trường hợp nào cũng không chiếm toàn bộ tiết học, cần phải phối hợp với các phương pháp dạy học khác. - Sau khi tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu nội dung nào đó trong sách giáo khoa hoặc trong tài liệu học tập khác cần đặt ra câu hỏi và kích thích học sinh trả lời nhằm biết được mức độ lĩnh hội nội dung và qua đó có biện pháp mở rộng hoặc đào sâu những kiến thức hoặc sửa chữa những điều mà học sinh chưa hiểu đúng. - Tự học với sách giáo khoa tại lớp có thể sử dụng trong các tiết học lĩnh hội kiến thức mới và cả trong tiết học củng cố kiến thức đã học. Để việc sử dụng 6 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác có kết quả cần hình thành cho học sinh một số kỹ năng, kỹ xảo sau: + Kỹ năng, kỹ xảo đọc sách. + Kỹ năng, kỹ xảo lập dàn ý, xây dựng đề cương. + Kỹ năng, kỹ xảo trích ghi. + Kỹ năng, kỹ xảo ghi tóm tắt. Những kỹ năng, kỹ xảo này được hình thành và hoàn thiện dần trong quá trình sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác tại lớp và ở nhà với điều kiện ở lớp giáo viên đề ra những yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc, có sự kiểm tra chặt chẽ với những chỉ dẫn rõ ràng, tỉ mỉ, có hệ thống và học sinh tích cực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập đề ra. 2. Thực trạng vấn đề Thực tế chung những năm gần đây, việc học sinh không tha thiết, thậm chí còn quay lưng lại đối với môn Ngữ văn trong nhà trường THPT là một thực trạng đáng báo động. Thực tế dạy học cho thấy: việc đổi mới phương pháp dạy học chỉ mới dừng lại ở chủ trương, ở khẩu hiệu hô hào chứ chưa thực sự đi vào thực tiễn một cách sâu sát. Thỉnh thoảng vẫn có những giáo viên nỗ lực tìm con đường đi sao cho tiết dạy của mình đạt hiệu quả cao nhất. Nhưng số đó không phải là nhiều. Đa phần họ đều giảng dạy theo phương pháp cũ lâu nay đã làm, từ đó dẫn đến tình trạng chán học, ngại học ở học sinh. Các em luôn nghĩ văn là đọc chép, văn là nhiều chữ, dài dòng mà không biết rằng văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống, cuộc sống thì bao giờ cũng bề bộn và vô cùng phong phú. Mỗi tác phẩm văn chương là một mảng cuộc sống đã được nhà văn chọn lọc phản ánh. Vì vậy môn văn trong nhà trường có một vị trí rất quan trọng: nó là vũ khí thanh tao đắc lực có tác dụng sâu sắc đến tâm hồn tình cảm của con người, nó bồi đắp cho con người trở nên trong sáng, phong phú và sâu sắc hơn. 7 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Thực tế bài dạy: đây là một bài nghiên cứu về tác giả văn học, được viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã giới thiệu thân thế và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du, một nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX. Ông có một đóng góp to lớn đối với nền văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật, xứng đáng được gọi là thiên tài văn học, danh nhân văn hóa thế giới. 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 3.1. Cấu tạo bài học tác giả Nguyễn Du và những giải pháp thực hiện - Thông qua bài học cần cung cấp cho học sinh kiến thức về quy luật của lịch sử, về chặng đường sáng tác. Phân tích, đánh giá những đóng góp của tác giả cho nền văn học dân tộc, nhất là đối với giai đoạn mà nhà thơ sống và sáng tác. Kiến thức lý luận quan trọng nhất là giải thích các yếu tố hình thành nên thiên tài Nguyễn Du. - Bài học tác gia văn học gồm hai phần: cuộc đời và sự nghiệp văn học, hai nội dung này có mối quan hệ minh giải lẫn nhau làm sáng tỏ mối quan hệ giữa nhà thơ và người. Xử lý mối quan hệ giữa văn và người không thể chỉ nhìn hình thức bề ngoài để cắt nghĩa đơn giản, thô thiển: văn là người, người thế nào thì văn thế ấy! Ý nghĩa xã hội tiêu biểu của Nguyễn Du, của Truyện Kiều. Đây là bài học có tính chất tổng quát và lý luận về một tác giả nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững dàn ý, kết cấu của bài và nắm vững một số khái niệm chủ yếu đã nêu trong bài để có thể hiểu được bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học theo nguyên tắc hướng dẫn cho học sinh tự đọc, tự nghiên cứu văn bản bài học trước, sau đó cho học sinh thảo luận, tranh luận, học sinh nêu các luận điểm đã tiếp nhận dược qua tự nghiên cứu sách giáo khoa, giáo viên góp ý, bổ sung, học sinh nêu các ý kiến băn 8 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com khoăn, thắc mắc và giáo viên giải đáp. Hình thức dạy bài này chủ yếu là học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu khác liên quan đến bài học. - Cuộc đời Trong bài học tác giả Nguyễn Du bao gồm cuộc đời nhà thơ được trình bày trước sự nghiệp văn học. Lịch sử văn hóa nhân loại luôn luôn gắn chặt với sự sáng tạo của con người. Việc trình bày trước sau như vậy hàm chứa tính hợp lý tự nhiên, đồng thời thể hiện mối quan hệ đúng đắn giữa con người với sản phấm sáng tạo. Sản phẩm dù có tinh xảo như người máy thì vẫn thấp hơn người sáng tạo ra nó. Tác giả văn học đâu phải chỉ là người sản xuất ra sản phẩm cho xã hội. Đó là một nghệ sỹ, một nhân cách có những nét riêng. Vì vậy, cần thiết phải tìm hiểu cuộc đời tác giả Nguyễn Du với tư cách “Tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (Mác) trong khi giảng dạy. Trong cuộc đời tác giả Nguyễn Du, chúng ta cần thiết phải cho học sinh tìm hiểu về các yếu tố gia đình, quê hương, thời đại xã hội và cuộc đời riêng đã góp phần hình thành nên thiên tài Nguyễn Du. - Sự nghiệp văn học Yếu tố đầu tiên làm nên vị trí, vai trò của một tác giả trong lịch sử văn học chính là sự nghiệp văn học. Phần sự nghiệp văn học giữ vai trò quan trọng trong phần bài dạy. Xét tác gia văn học như một chỉnh thể văn học sử thì phải chú ý đầy đủ mối quan hệ cuộc đời và sự nghiệp sáng tác với tuổi thọ của những trang sách và hoạt động nhà văn để lại. Như vậy, chúng ta đều thấy Nguyễn Du và Truyện Kiều đều đã trở thành bất hủ trong lòng độc giả xưa và nay. Trong khi trình bày về thành tựu văn học, tôi không chỉ dừng lại ở liệt kê tác phẩm mà có thể phân tích một số tác phẩm chính như Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, … để soi sáng những nhận định văn học sử và lý luận văn học có liên quan. 9 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Cống hiến quan trọng của Nguyễn Du là tác phẩm Truyện Kiều, một tác phẩm đủ sức làm rõ nét một phong cách nghệ thuật đã được định hình và đem đến cho nền văn học dân tộc một cá tính sáng tạo độc đáo, một tiếng nói riêng không ai thay thế được. Bài học tác gia văn học nói chung và Nguyễn Du nói riêng tạo nên một cái nhìn tổng thể về tiến trình văn học và tránh được sự khô khan, phiến diện vì nó kết hợp được cái chung và cái riêng, tri thức khái quát và tri thức cụ thể, con người và tác phẩm, nhân cách và tài năng, lý luận văn học và thực tiễn sáng tác. Vì vậy, bài học về tác giả Nguyễn Du có khả năng tạo nên sự sinh động về tri thức và giáo dục. So với chương trình PTCS văn học Việt Nam được học ở PTTH ít hơn nhưng vẫn đòi hỏi giáo viên cung cấp kiến thức cơ bản, hệ thống cho học sinh. Để khắc phục những khó khăn trên, không thể tăng thêm bài khái quát văn học sử mà cần khai thác triệt để của các bài học về tác giả văn học đồng thời quan tâm thích đáng đến những tác phẩm dạng trích và đọc thêm của những nhà văn, nhà thơ cùng thời với Nguyễn Du. 3.2 Tổ chức thực hiện 3.2.1 Cách thức tổ chức Do đặc điểm bài học tương đối dài nên giáo viên nhanh chóng ổn định lớp và kiểm tra bài cũ trong vòng 5 phút, còn lại 40 phút cho giảng dạy bài mới với kế hoạch thời gian như sau: 22-15-3: 22 phút: học sinh làm việc độc lập với SGK theo phương pháp tự nghiên cứu; 15 phút sau: giáo viên kiểm tra quá trình tự học của học sinh theo phương pháp vấn đáp; 3 phút còn lại: giáo viên củng cố bài học. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, tóm tắt nội dung chính của bài học trong sách giáo khoa. Gợi ý cách đọc và trình tự bài học như sau: - Đây là bài trình bày những nét lớn về thân thế và sự nghiệp văn chương của một tác giả lớn, vì thế khi đọc cần chú ý các yếu tố về gia đình, quê 10 [...]... phận học sinh dựa dẫm, lười tư duy Số học sinh nắm được nội dung bài học còn hạn chế Sau khi áp dụng phương pháp tự nghiên cứu tại lớp 10A2 và 10A10 so sánh với lớp 10A4 không sử dụng phương pháp này thì kết quả như sau: Khi sử dụng phương pháp tự nghiên cứu đã nâng cao được ý thức tự học, tích cực của học sinh Học sinh là trung tâm của bài học, các em làm việc chủ động dưới sự hướng dẫn và giám sát của. .. của giáo viên Sau bài học kiểm tra lại, số học sinh nắm được bài học gần như tối đa Qua tiết học đã hình thành cho học sinh tác phong tự nghiên cứu, tự học, tự làm việc một cách khoa học Hứng thú khi tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du Kết quả đánh giá sau tiết dạy về mức độ hiểu bài như sau: Lớp Sĩ số Số lượng và tỷ lệ Số lượng và tỷ lệ học sinh hiểu bài học sinh hiểu bài 21 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736;... ĐỀ XUẤT Khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, con người dễ dàng tiếp nhận tri thức qua công nghệ thông tin Nếu người dạy có thể hình thành kĩ năng tự đọc, tự học, tự nghiên cứu cho học sinh thì đó là một thành công vì làm như vậy nghĩa là chúng ta đã trang bị cho học sinh những công cụ, những phương pháp tối ưu nhất để nâng cao tầm hiểu biết cho mình, tạo hành trang vững vàng cho các em bước... chữa những điều mà học sinh chưa hiểu đúng 3.2.2 Đề xuất hướng triển khai bài giảng TRUYỆN KIỀU – tiết 80: Phần một tác giả NGUYỄN DU - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ - Dạy bài mới: Hoạt động của Giáo viên Yêu cầu cần đạt và Học sinh Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, tóm tắt nội dung chính của bài học I CUỘC ĐỜI trong sách giáo khoa Giáo viên gợi ý cách đọc và trình tự bài học Nguyễn Du (1765- 1820), tên...Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com hương, nền giáo dục, tác động của thời đại, sự từng trải, vốn văn hóa, thế giới quan, nhân sinh quan, … ảnh hưởng đến sáng tác của tác giả - Khi đọc phần Sự nghiệp văn học, cần nhớ tên những sáng tác tiêu biểu, khắc sâu những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du, chú ý các luận điểm, luận cứ của tác giả... trầm, một trái tim nghệ sĩ bẩm sinh và thi n tài, …Tất cả đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp văn học của ông, tạo ra những nét riêng độc đáo trong thơ văn Tố Như II SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1 Các sáng tác chính GV: hiểu biết của em về Truyện Kiều của Nguyễn Du? HS: nhớ và nhắc lại kiến thức đã học ở bậc THCS a Sáng tác bằng chữ Hán - Sưu tầm được 249 bài - Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên): 78 bài, viết... (18-09-1820) thành một nhà văn thi n tài Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới và tổ chức kỷ niệm 14 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com GV: phát vấn: 200 năm ngày sinh của nhà thơ(1765- - Thành tựu nổi bật về chữ 1965) Hán của Nguyễn Du? - Nội dung cơ bản của các Mở rộng: Nguyễn Du có 3 vợ, sinh được 12 con tập thơ,... vào tương lai Nguyễn Du là một trong những đỉnh cao của nền văn học Việt Nam, cuộc đời và sự nghiệp của ông mang nhiều tâm tư sâu sắc, quy tụ được những vấn đề xã hội và dự báo nhiều điều cho mai sau Việc nghiên cứu về Nguyễn Du không bao giờ kết thúc Truyện Kiều - tác phẩm bất hủ của ông, "tập đại 22 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com thành" của văn học Việt Nam,... dân gian, làm giàu cho tiếng Việt III TỔNG KẾT Nguyễn Du là một tập đại thành của nền văn học dân tộc với những đóng góp to lớn cả về nội dung và nghệ thuật Tinh hoa ngôn ngữ bác học và bình dân kết tụ nơi thi n tài Nguyễn Du đã khiến ông trở thành nhà phân tích 20 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com tâm lí bậc thầy, xứng đáng với danh hiệu Đại thi hào dân tộc và Danh... TẬP Đề bài: Vì sao Nguyễn Du được gọi là Đại thi hào dân tộc, thi n tài dân tộc, được vinh phong danh nhân văn hóa thế giới? 4 Kiểm nghiệm Trước đây, tôi thường dùng phương pháp thuyết trình, thảo luận, đối thoại để giảng dạy bài này Làm như vậy sẽ khắc phục được không khí nặng nề, buồn tẻ thường có trong các bài văn học sử Tuy nhiên, chỉ có một số học sinh có năng lực đại diện ra làm cho nhóm khi thảo . cho người học. Từ những vấn đề trên mà tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp tự nghiên cứu vào giảng dạy bài tác giả NGUYỄN DU để giúp học sinh tiếp cận một cách tốt nhất với tác giả Nguyễn Du. hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học. Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với sự tương tác. là phương pháp có tác dụng rèn luyện năng lực tự học, tự lĩnh hội văn bản của học sinh. Ở THPT, cần đặc biệt chú trọng đến phương pháp này. Trong xu thế chung của dạy học hiện đại, yêu cầu học

Ngày đăng: 25/06/2015, 11:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w