1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

thuốc điều trị tăng lipid máu

26 840 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 296 KB

Nội dung

Trong máu có hai loại lipid chính: cholesterol và triglycerid. Lipid không thể tan trong môi trường nước của máu, vì vậy chúng phải vận chuyển trong máu bằng cách gắn với protein để tạo những hạt lipid chứa protein gọi là lipoprotein. Tất cả lipoprotein có cùng 1 cấu trúc tổng quát: Gồm 1 lõi kỵ nước chứa lipid không có cực (cholesterol ester và triglycerid), bao quanh là phospholipid, cholesterol tự do (cholesterol không ester hoá) và một số apolipoprotein. Các apolipoprotein cần thiết để duy trì cơ cấu của lipoprotein cũng như để gắn vào receptor và là cofactor cho các enzym chuyển hoá lipoprotein. Tính chất lưỡng cực (kỵ nước và thân nước) của phospholipid và apolipoprotein ở bề mặt cho phép các lipid di chuyển được trong huyết tương. Các loại lipoprotein khác nhau về thành phần lipid và apolipoprotein

CHƯƠNG 2: THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG LIPID MÁU MỤC TIÊU 1. Trình bày được vai trò lipid máu với cơ thể. 2. Phân loại được các typ tăng lipid máu 3. Liệt kê 3 nguyên tắc điều trị rối loạn lipid máu (RLLPM) 4. Kể được những biện pháp điều trị RLLPM không dùng thuốc 5. Trình bày được các mục tiêu điều trị RLLPM theo ATP III. 6. Nêu được các đặc tính dược lý của một số nhóm thuốc: statin, fibrat, resin gắn acid mật. 1. LIPID MÁU VÀ VAI TRÒ LIPID MÁU TRONG CƠ THỂ Trong máu có hai loại lipid chính: cholesterol và triglycerid. Lipid không thể tan trong môi trường nước của máu, vì vậy chúng phải vận chuyển trong máu bằng cách gắn với protein để tạo những hạt lipid chứa protein gọi là lipoprotein. Tất cả lipoprotein có cùng 1 cấu trúc tổng quát: Gồm 1 lõi kỵ nước chứa lipid không có cực (cholesterol ester và triglycerid), bao quanh là phospholipid, cholesterol tự do (cholesterol không ester hoá) và một số apolipoprotein. Các apolipoprotein cần thiết để duy trì cơ cấu của lipoprotein cũng như để gắn vào receptor và là cofactor cho các enzym chuyển hoá lipoprotein. Tính chất lưỡng cực (kỵ nước và thân nước) của phospholipid và apolipoprotein ở bề mặt cho phép các lipid di chuyển được trong huyết tương. Các loại lipoprotein khác nhau về thành phần lipid và apolipoprotein (Bảng 1). Bảng 2.1. Thành phần cấu tạo của các lipoprotein (%) Lipo- protein Cholesterol tự do Cholesterol Ester hoá Triglycerid Phospholipid Apoprotein VLDL 6 - 8 12 - 14 55 - 65 12 - 18 5 -10 LDL 5 - 10 35 - 40 8- 12 20 - 25 20 - 24 HDL 3 - 5 14 -18 3 - 6 20 - 30 45 - 50 IDL 7 - 9 27 - 33 15 - 27 19 - 23 15 -19 Do cấu tạo khác nhau nên lipoprotein cũng có tỷ trọng khác nhau: VLDL: Lipoprotein có tỷ trọng rất thấp. 37 LDL: Lipoprotein có tỷ trọng thấp HDL: Lipoprotein có tỷ trọng cao IDL: Lipoprotein có tỷ trọng trung gian (High - Intermediary) Các lipoprotein trên thuộc hệ thống nội sinh. Lipoprotein ngoại sinh có chylomicron. Chylomicron vận chuyển lipid thức ăn từ ruột đến mô ngoại biên và gan. Chylomicron bản thân không gây VXĐM Sau đây là sáu loại lipoprotein chính là: * Hệ thống ngoại sinh - Chylomicron Là loại lipoprotein rất giàu triglycerid được thành lập từ acid béo và cholesterol thức ăn hấp thu ở thành ruột. Trong tế bào ruột, acid béo được ester hoá lại và cùng với cholesterol sát nhập vào phần lõi của chylomicron mới được thành lập. Lớp ngoài là apoA-I, A-II, A-IV, ApoB-48. Khi chylomicron vào vòng tuần hoàn sẽ được nhận thêm apoC-H, C-III và E. Các lipoprotein lipase nằm ở bề mặt nội mô mao mạch xúc tác phản ứng tách triglycerid khỏi lipoprotein. Các triglycerid này tạo năng lượng ở cơ hoặc được tích trữ ở mô mỡ. - Chylomicron remnant Là phần còn lại của chylomicron sau khi mất triglycerid và apoC. Tế bào gan nhanh chóng bắt giữ các chất này thông qua receptor LDL, LRP (LDL receptor related protein) và receptor gắn apoE. * Hệ thống nội sinh - VLDL (Very low density lipoprotein) Là lipoprotein giàu triglycerid (50-60%) được thành lập ở gan, có nhiệm vụ vận chuyển hầu hết triglycerid nội sinh đến các mô ngoài gan. VLDL được cấu tạo bởi apoB-100, cholesterol, triglycerid nội sinh và phospholipid. - IDL (intermediate density lipoprotein) IDL được tích trữ ở gan thông qua receptor LDL hoặc LRP, một nửa IDL còn lại trở thành LDL. Thời gian bán huỷ của IDL ngắn (vài phút đến giờ) nên mức IDL trong huyết tương rất thấp. Thời gian bán huỷ của LDL dài (khoảng 2 ngày) nên đến 2/3 số lượng chylomicron là do LDL cung cấp. 38 - LDL (Low density lipoprotein) LDL được thành lập từ VLDL và Lp (a) lipoprotein. LDL là lipoprotein vận chuyển cholesterol chính ở loài người, cholesterol dự trữ chính trong máu. Điều chỉnh số lượng receptor LDL ở gan bằng chế độ ăn và bằng thuốc là cơ sở để giảm mức LDL trong máu. - HDL (high density lipoprotein) HDL được thành lập từ 2 nguồn: Trực tiếp từ gan và ruột từ các thành phần bề mặt còn lại sau khi thuỷ phân chylomicron và VLDL. Ngoài ra còn có lipoprotein(a) = Lp(a): đó là mảnh LDL gắn với apo(a) bằng cầu nối disulfur. LDL là tác nhân mang cholesterol đến thành mạch còn HDL vận chuyển cholesterol ra khỏi thành mạch, do vậy nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch sẽ tăng khi có tăng LDL và giảm HDL máu. LDL được thành lập từ VLDL nên nồng độ huyết tương của 2 chất này tỷ lệ thuận với nhau: tăng VLDL kéo theo tăng LDL. Vì VLDL nhận cholesteryl ester từ HDL - cholesterol nên nồng độ huyết tương của 2 chất này ngược nhau. Nếu tăng VLDL thì HDL - cholesterol giảm. Một số tính chất lý hóa của những lipoprotein này được nêu ở bảng 2. Bảng 2.2. Một số tính chất của lipoprotein Tính chất Chylomicron VLDL LDL HDL Tỷ trọng < 0,94 0,94 - 1,006 1,006 - 1,063 1,063 - 1,210 Đường kính (nm) 75 -1200 30 - 80 18 - 25 5 - 12 Nguồn gốc Ruột Ruột và gan Sản phẩm chuyển hóa của VLDL Gan và ruột Chức năng sinh lý Chuyển vận TG từ thức ăn đến gan Chuyển vận TG và C . nội sinh Chuyển vận C. nội sinh tới tế bào Chuyển vận C. từ các tế bào về gan 39 (Ghi chú: TG là triglycerid, C là Cholesterol) 2. RỐI LOẠN LIPID MÁU Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn lipid máu: do yếu tố di truyền (gen), do lối sống hoặc do bệnh tật (một số bệnh gây rối loạn chuyển hoá: đái tháo đường, hội chứng thận hư, thiểu năng tuyến giáp ), do một số thuốc (thuốc tránh thai, thuốc chẹn β-giao cảm, thuốc lợi tiểu thiazid ). Bảng 2.3. Một số nguyên nhân gây tăng lipid máu thứ phát Nguyên nhân Các chỉ số bị ảnh hưởng Nhược năng giáp, hội chứng thận hư, tắc mật, chán ăn do nguyên nhân tâm lý Tăng LDL-C Đái tháo đường typ 2, béo phì, suy thận, hút thuốc Tăng TG và/hoặc giảm HDL-C Nghiện rượu hoặc dùng estrogen Tăng TG nhưng HDL-C có tchiều hướng tăng hơn là giảm, nguy cơ tim mạch có thể không tăng Rối loạn lipid máu được coi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất dẫn đến vữa xơ động mạch (VXĐM). 2.2. Phân loại các typ tăng lipid máu Fredrickson (1965) phân loại rối loại lipid thành 5 typ, sau này typ II được tách thành IIa và IIb (bảng 3). Bảng 2.3. Các typ rối loạn lipoprotein máu (theo Fredrickson) Typ I IIa IIb III IV V Cholesterol ↑ ↑ bt Triglycerid ↑↑ bt Lipoprotein ↑ chylo micron ↑ LDL ↑ LDL ↑ VLDL ↑ IDL ↑ VLDL ↑ VLDL + chylo micron 40 Theo Turpin, 99% các trường hợp rối loạn lipoprotein máu xảy ra ở 3 typ: IIa, IIb và IV, và 99% các trường hợp VXĐM nằm trong các typ IIa, IIb, III và IV. Sau đây là một số đặc tính của các typ tăng lipid máu: Typ I: Tăng triglycerid máu + Huyết thanh đục + Lipid toàn phần > 2g. + Triglycerid tăng 20-30 lần Bệnh không gây xơ vữa động mạch. Typ IIa: Tăng cholesterol máu nguyên phát: + Huyết thanh trong + Lipid toàn phần tăng vừa phải + Cholesterol máu tăng rất cao + Cholesterol / triglycerid > 2,5 + Có Tính chất gia đình hoặc không. Typ IIb: Tăng lipid máu gia đình + Huyết thanh có thể trong có thể hơi đục + Lipid toàn phần tăng vừa phải, cholesterol tăng rất cao 2 typ này đều hay gây vữa xơ động mạch, u da vàng ở gân, dưới da. Typ III: Rối loạn lipoprotein beta máu + Huyết thanh không đục hoặc hơi đục + Lipid, cholesterol, trong máu đều tăng cao + Cholesterol / triglycerid #1. ⇒ Vữa xơ động mạch, u vàng. Typ IV: Tăng triglycerid nội sinh + Huyết thanh đục + Lipid toàn phần tăng cao, cholesterol bình thường + Cholesterol / triglycerid < 1 Typ V: Tăng triglycerid hỗn hợp + Huyết thanh rất đục + Triglycerid tăng cao, triglycerid / cholesterol > 2,5 Trên lâm sàng, De Gennes đề xuất một bảng phân loại đơn giản hơn dựa trên các thông số chính là cholesterol và triglycerid, dễ áp dụng: 41 - Tăng cholesterol máu đơn thuần. - Tăng triglycerid đơn thuần. - Tăng lipid máu hỗn hợp (cả cholesterol và triglycerid) 3. ĐIỀU TRỊ TĂNG LIPID MÁU Điều trị rói loạn lipid máu thực chất là hạ lipid máu nhằm giảm nguy cơ VXĐM, nguyên nhân của nhiều bệnh tim mạch. 3.1. Nguyên tắc điều trị 1/. Phân loại nồng độ cholesterol huyết để biết khi bắt đầu sử dụng thuốc: Theo NCEP (National Cholesterol Education Program): bình thường cholesterol toàn phần <180mg/dl, LDL-Cholesterol <130mg/dl. Nếu nồng độ cholesterol > 200mg/dl và LDL máu >130mg/dl đã có thể bắt đầu sử dụng thuốc. 2/. Phải biết sự tăng lipid máu thuộc dạng nào: nguyên phát hay thứ phát. Đối với tăng lipid máu thứ phát thì việc điều trị nguyên nhân là quan trọng 3/. Phối hợp điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc (chế độ ăn uống và luyện tập) 3.2. Điều chỉnh rối loạn lipid máu không dùng thuốc Tập luyện: Tăng trọng quá mức, béo phì là những dấu hiệu dễ nhận thấy ở những bệnh nhân có rối loạn lipid máu. Tăng cường hoạt động thể lực: thể dục vừa sức, đi bộ. Hoạt động thể lực làm tăng HDL-c. Phải tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, tập đều hàng tháng hoặc ít nhất 3 lần mỗi tuần, nếu ngừng tập những kết quả tốt sẽ mất ngay. Để đánh giá mức độ béo phì, người ta thường dùng chỉ số khối cơ thể (BMI). BMI (kg/m 2 ) = Trọng lượng cơ thể (kg) / Chiều cao 2 (m 2 ). WHO (2000) đã đưa ra phân loại các mức độ tắng trọng theo BMI và mối liên quan của tăng trọng với bệnh tật (bảng 4). 42 Bảng 2.4. Phân loại các mức độ tăng trọng của bệnh nhân để kiểm soát rối loạn lipid máu Phân loại (Theo WHO) BMI * (kg/m 2 ) Nguy cơ mắc bệnh liên quan rối loạn lipid máu Gầy < 18,5 Thấp (nhưng nguy cơ mắc bệnh khác có thể tăng) Bình thường 18,5 - 24,9 Quá cân 25,0 - 29,9 Tăng Béo phì ≥ 30 Tăng nhiều, đặc biệt liên quan đến dự trữ lipid ở trung tâm (bụng) Béo phì độ I 30,0 – 34,9 vừa Béo phì độ II 35,0 – 39,9 nặng Béo phì độ III ≥ 40 rất nặng Ghi chú: Phân loại này dành cho người châu Âu còn với người châu Á như Việt nam thì có thể thấp hơn, ví dụ > 23 đã được coi là quá cân. Điều chỉnh trọng lượng cơ thể căn cứ BMI tạo thuận lợi cho kiểm soát rối loạn lipid máu. Bên cạnh chỉ số BMI, chỉ số vòng bụng/vòng hông cũng đánh giá tình trạng béo phì. Khi chỉ số này tăng sẽ tăng nguy cơ gặp các bệnh khác như đái tháo đường, tăng huyết áp Như vậy những biện pháp luyện tập và tiết chế ăn uống là một phần không thể thiếu được khi điều trị các rối loạn lipid máu. Chế độ ăn: Giảm cân nếu thừa cân. Giảm cân bắt đầu bằng giảm lượng calo ăn vào đặc biệt quan trọng khi tăng VLDL và IDL. Phải cai rượu vì rượu làm tăng triglycerid máu. Giảm cân có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm giảm C và TG máu. Phải điều chỉnh chế độ ăn trong 2 - 3 tháng, không quá vội vàng dùng ngay thuốc. Trong nhiều trường hợp, chỉ bằng chế độ ăn hợp lý, nhất là với 43 các rối loạn ở mức độ nhẹ và vừa, kết hợp với giảm cân nếu béo, thì các trị số C, TG, LDl-c đều giảm rõ rệt Chỉ khi chế độ ăn không đủ hiệu lực, C vẫn > 6,5 mmol/L và/hoặc TG > 2,3 mmol/L thì mới dùng thuốc. Trong khi dùng thuốc vẫn phải duy trì chế độ ăn hợp lý, 2-3 tháng một lần phải xét ngiệm lại các thông số. Áp dụng chế độ ăn ít mỡ, năng lượng do mỡ cung cấp = 20-25% calo tổng cộng trong đó mỡ bão hoà <8% cholesterol < 200mg/ngày, tăng cường carbohydrat phức hợp và chất xơ. Nên dùng mỡ không bão hoà đơn dạng cis (cis monounsaturated fat) như dầu olive, tránh mỡ không bão hoà đơn dạng trans (có trong magarin). Bệnh nhân tăng chylomicron huyết và một số bệnh nhân tăng lipid huyết hỗn hợp (mixed lipemia) phải có chế độ ăn kiêng mỡ nghiêm ngặt 10- 15g/ngày trong đó có 5g phải là dầu thực vật và giàu các acid béo cần thiết và bổ sung vitamin tan trong dầu. Giảm mỡ động vật có chứa nhiều acid béo no, các acid này làm tăng C máu. Ăn dầu thực vật chứa nhiều acid béo không no, ăn cá có nhiều acid béo không no nhóm omega-3, các acid béo này làm giảm C máu. Giảm các thức ăn có nhiều cholesterol như bồ dục, óc, tim, gan, lòng đỏ trứng Tăng rau, quả tươi, uống sữa đậu nành. Hạn chế thuốc lá, bia, rượu, nhất là khi tăng TG tip IIb, IV, giảm glucid. * Chế độ ăn cho các typ tăng lipid máu: Typ I: Giảm mỡ, lượng lipid trong thức ăn < 10-15g/ngày Tup IIa: Giảm Cholesterol (trứng, óc, gan, bơ ) giảm mớ Typ IIb, III, IV: Giảm cacbonhydrat: đường, rượu, bia, giảm calo. Typ V: Giảm mỡ, giảm cacbonhydrat, giảm calo. 3.3. Điều trị rối loạn lipid máu bằng thuốc 3.3.1. Mục tiêu điều trị: Điều trị rối loạn lipid máu thực chất là hạ lipid máu nhằm giảm nguy cơ VXĐM, nguyên nhân của nhiều bệnh tim mạch. Mục tiêu điều trị của chứng rối loạn lipid máu là đưa các thông số lipid về giới hạn bình thưòng hoặc gần bình thường. Việc lựa chọn mục tiêu điều trị thích hợp phải dựa vào việc phát hiện và đánh giá các tính chất của các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân như tiền 44 sử suy mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, tiểu đường, tăng fibrinogen máu, hút thuốc lá, tình trạng béo phì (chỉ số khối lượng cơ thể BMI ≥ 25), tuổi ≥ 50. Chỉ dùng thuốc khi chế độ ăn không có hiệu quả và khi: - Cholesterol máu > 250mg/dl (6,5mmol/l) - Triglycerid > 200mg/dl (2,3 mmol/l). 3.3.2. Chiến lược điều trị Theo chương trình giáo dục cholestrol quốc gia Hoa Kỳ - NCEP (National Cholesterol Education Program) và hội thảo điều trị cho người lớn - ATP (Adult Treatent Panel) cập nhật năm 2004 (ATP III update), điều trị rối loạn lipid nên tuân thủ theo các bước sau: Bước 1: Phân loại mức độ RLLPM Việc phân loại dựa vào 3 chỉ số: cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và triglycerid, cụ thể như sau: Bảng 2.5. Phân loại mức độ RLLPM LDL - C (mg%) (mmol = mg% x 0,0257) < 100 (<2,6) Tối ưu 100 – 129 (2,6 – 3,4) Gần tối ưu 130 – 159 (3,4 – 4,1) Cao giới hạn 160 – 189 (4,1 – 4,9) Cao ≥ 190 (≥ 4,9) Rất cao Cholesterol toàn phần (mg%) (mmol = mg% x 0,026) < 200 (<5,2) Bình thường 200 – 239 (5,2 – 6,2) Cao giới hạn ≥ 240 (≥ 6,2) Cao HDL - C (mg%) (mmol = mg% x 0,0257) < 40 (<1) Thấp ≥ 60 (≥ 1,6) Cao Triglycerid (mg%) (mmol = mg% x 0,0115) < 150 Bình thường 150 - 199 Cao giới hạn 200 - 499 Cao ≥ 500 Rất cao Bước 2: Xác định sự có mặt của bệnh mạch vành (BMV) hoặc các bệnh lý tương đương BMV. 45 Trong đó, các bệnh lý tương đương BMV bao gồm: đái tháo đường, bệnh động mạch ngoại biên, phình động mạch chủ bụng, bệnh động mạch cảnh có triệu chứng Bước 3: Xác định các yếu tố nguy cơ (YTNC) chính, bao gồm: • Hút thuốc lá • Tăng huyết áp (HA ≥ 140/90 mmHg hoặc đang sử dụng thuốc điều trị THA) • HDL cholesterol thấp (< 40 mg/dL)* • Lịch sử gia đình có người bị bệnh mạch vành sớm (dưới 55 tuổi ở nam hoặc dưới 65 tuổi ở nữ) • Tuổi (nam ≥ 45 tuổi; nữ ≥ 55 tuổi) *HDL-c ≥ 60 mg/dL được tính như một yếu tố nguy cơ “negative”; khi có yếu tố này được trừ bớt 1 trong tổng các yếu tố nguy cơ Bước 4: Xác định nguy cơ BMV trong vòng 10 năm (NC 10 năm) trên các bệnh nhân không có BMV hoặc các bệnh lý tương đương BMV đồng thời có ≥ 2 YTNC. NC 10 năm được xác định dựa vào bảng xếp loại Framingham – phụ lục Bước 5: Phân loại nguy cơ tim mạch và xác định mục tiêu điều trị Dựa vào các bệnh lý và YTNC của bệnh nhân, có thể phân loại nguy cơ tim mạch trước khi điều trị thành 4 mức độ như sau: - Nguy cơ cao: khi BN có BMVhoặc các bệnh lý tương đương BMV - Nguy cơ cao - trung bình: khi BN có ≥ 2 YTNC đồng thời NC 10 năm theo bảng xếp loại Framingham từ 10 đến 20% - Nguy cơ trung bình: khi BN có ≥2 YTNC đồng thời NC 10 năm <10% - Nguy cơ thấp: khi BN có 0-1 YTNC Tuỳ mức độ nguy cơ tim mạch của BN, xác định khi nào cần bắt đầu điều trị và mục tiêu điều trị như sau: 46 [...]... trị tăng lipoprotein nguyên phát Loại bệnh Tăng chylomicron nguyên phát Tăng triglycerid máu gia đình: - nặng - trung bình Biểu hiện Tăng chylomicron, tăng VLDL Tăng VLDL, tăng chylomicron Tăng VLDL, chylomicron (có thể tăng) Tăng VLDL Tăng lipoprotein máu Tăng VLDL kết hợp gia đình Tăng VLDL, tăng LDL Rối loạn betalipoprotein máu gia đình Tăng VLDL remnant, tăng chylomicron remnant Tăng cholesterol máu. .. hạ lipid máu nếu cần chuyển hoá thuốc hạ lipid máu Ghi chú: - ULN (Upper Limit of Normal) – giới hạn trên mức bình thường - CK - Creatinin kinase 5.3 Khuyến cáo sử dụng thuốc điều trị tăng lipoprotein nguyên phát Tăng lipoprotein nguyên phát nghĩa là tăng không rõ nguyên nhân Bảng 13 trình bày các loại bệnh tăng lipid máu và các khuyến cáo về sử dụng thuốc 57 Bảng 13 Khuyến cáo sử dụng thuốc điều trị. .. đến phải điều chỉnh lại chế độ liều của các thuốc điều trị tăng lipid máu 56 Bảng 2.12 Những biến đổi sinh hoá máu khi sử dụng thuốc điều trị tă ng lipid máu và cách xử trí Những thay đổi sinh hoá máu ALT > 1,5 ULN* (thoảng qua) Cách xử trí Tạm ngừng thuốc và giám sát ALT ALT > 1,5 ULN (kéo dài) Ngừng hẳn thuốc và theo dõi ALT 5 > CK > 1,5 ULN Tạm ngừng thuốc, giám sát CK và các triệu chứng cơ vân (thoảng... sống Bước 7: Sử dụng cácthuốc điều trị RLLP nếu các biện pháp thay đổi lối sống không giúp đạt LDL - C mục tiêu Bước 8: Xác định hội chứng chuyển hoá và điều trị Hội chứng chuyên hoá, nếu cần thiết, được xác định sau 3 tháng điều trị bằng thay đổi lối sống Bước 9: Điều trị tăng triglycerid Khi LDL - C đã đạt mục tiêu điều trị mà tryglyceride (TG) vẫn cao ≥ 200 mg% thì tiếp tục điều chỉnh theo "non -... bào) Sự tăng tổng hợp receptor LDL làm giảm LDL huyết (20-30%) Thuốc này làm hơi tăng triglycerid huyết vì vậy cần thận trọng ở các đối tượng có mức triglycerid huyết cao Chỉ định - Trị tăng lipid huyết do tăng LDL - Trị tăng cholesterol huyết gia đình dị hợp tử (heterozygous familial hypercholesterolemia) là dạng còn một gene bình thường để tạo receptor LDL có chức năng, không dùng trị bệnh tăng lipid. .. trị tăng lipid máu đã liệt kê ở trên Trong số các ADR đó thì các ADR làm giảm bài xuất thuốc hoặc tổn thương cơ vân trầm trọng là đáng ngại nhất, đòi hỏi phải hiệu chỉnh lại liều Để giảm thiểu nguy cơ do ADR gây ra, việc giám sát điều trị dựa vào xét nghiệm sinh hoá máu và theo dõi lâm sàng là quan trọng Bảng 9 trình bày một số biến đổi sinh hoá máu dẫn đến phải điều chỉnh lại chế độ liều của các thuốc. .. giảm lipid máu mà do bảo vệ LDL khỏi bị oxy hoá nên ngăn thành lập các mảng xơ vữa trong lòng mạch Thường gây tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi Trước đây probucol dùng trị tăng cholesterol máu nặng và là thuốc duy nhất trị tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử vì tác động của thuốc không đòi hỏi receptor LDL chức năng Làm giảm các u vàng ở gân, bàn tay 4.6 Neomycin Kháng sinh loại aminosid, làm giảm lipid. .. triglycerid để bù vào chỗ làm tăng của resin) Điều trị tăng cholesterol huyết gia đình, không tác dụng trên dạng tăng lipid huyết dạng kết hợp vì không kiểm soát được mức VLDL huyết Pravastatin và fluvastatin phải được uống 1 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi dùng resin để bảo đảm hấp thu 5.3 Niacin + resin gắn acid mật Làm giảm đến 55% LDL để trị các dạng tăng lipid huyết do tăng LDL và tăng VLDL như phối hợp... đối: Tăng đường máu Bệnh gan mạn tính Tăng acid uric máu Gout nặng Niacin (hoặc gout) Tương đối (Acid Nicotinic) Rối loạn đường tiêu hoá Đái tháođường trên Tăng acid uric máu Độc tính trên gan Loét dạ dày Khó tiêu Acid Fibric Tuyệt đối: Sỏi mật (các Fibrat) Bệnh gan, thận nặng Bệnh lý cơ 5.2 Một số tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị RLLPM và cách xử trí Các tác dụng phụ (ADR) của các thuốc điều. .. RLLPM 5.1 Phối hợp thuốc Để tránh các tương tác bất lợi có thể xẩy ra khi phối hợp thuốc, chúng tôi xin liệt kê những kiểu phối hợp được khuyến cáo; các kiểu phối hợp này tăng được tác dụng hạ lipid máu nhưng không làm tăng tác dụng bất lợi: 5.1 Gemfibrozil + resin gắn acid mật Điều trị tăng lipid huyết gia đình kết hợp Làm tăng tai biến sỏi mật 5 2 Chất ức chế HMG - CoA reductase + resin gắn acid mật . Tăng cholesterol máu đơn thuần. - Tăng triglycerid đơn thuần. - Tăng lipid máu hỗn hợp (cả cholesterol và triglycerid) 3. ĐIỀU TRỊ TĂNG LIPID MÁU Điều trị rói loạn lipid máu thực chất là hạ lipid. CHƯƠNG 2: THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG LIPID MÁU MỤC TIÊU 1. Trình bày được vai trò lipid máu với cơ thể. 2. Phân loại được các typ tăng lipid máu 3. Liệt kê 3 nguyên tắc điều trị rối loạn lipid máu (RLLPM) 4 3.3. Điều trị rối loạn lipid máu bằng thuốc 3.3.1. Mục tiêu điều trị: Điều trị rối loạn lipid máu thực chất là hạ lipid máu nhằm giảm nguy cơ VXĐM, nguyên nhân của nhiều bệnh tim mạch. Mục tiêu điều

Ngày đăng: 25/06/2015, 09:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w