1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp vị trí vai trò của luật sư

28 1,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 143 KB

Nội dung

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ I/ KHÁI NIỆM, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ LUẬT SƯ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1/ KHÁI NIỆM NGHỀ LUẬT SƯ Trên thế giới có rất nhiều cách hiểu về nghề luật sư, trên mỗi lĩnh vực khác nhau luật sư dược hiểu, được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau, song có thể khẳng định rằng trong xã hội, luật sư là một nghề cao quý và càng được tôn vinh hơn nữa trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhà nước là của dân do dân và vì dân. Là một nghề mà ngay từ khi mới ra đời – trước công nguyên, tại Hy Lạp và La Mã nó được coi là nghề cao quý, những người hàng nghề luật sư hồi đó không gọi với thuật ngữ luật sư như bay giờ mà họ được tôn thờ như những hiệp sĩ “không khí giới”.Những hiệp sĩ này chỉ bằng ba tấc lưỡi cùng với sự hiểu biết pháp luật và xã hội thay cho sức mạnh cơ bắp và thể lực đẻ đứng ra bênh vực cho những người thân cô, thế cô, nghèo hèn, phụ nữ và trẻ em bị các thế lực đương thời áp bức. Các hiệp sĩ này dần dần đông lên và tập hợp lại tại thành Roman -Ý thành một đoàn thể có quyền biện hộ trước hoàng đế vào khoảng thế kỷ thứ IV sau Công nguyên. Đến thế kỷ thứ VIII thì xuất hiện danh xưng luật sư do nhà vua công nhận cho 17 vị luật sư đầu tiên có quyền biện hộ trước toà án Chế độ phong kiến xuất hiện và phần lớn các quốc gia phong kiến đều chịu ảnh hưởng của một số tôn giáo khác nhau. Một số quốc gia tôn giáo đã trở thành quốc giáo, do vậy các mục đích chính trị luôn bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng tôn giáo, kể Trang 1 cả nghề luật sư được coi là một nghề cao quý nhưng vào thời điểm này cũng bị áp lực của chế độ kiến và quyền lực tôn giáo khống chế, đã làm lệch lạc tư tưởng và giảm sút niềm tin trong dân chúng. Tư bản chủ nghĩa với bản chất bóc lột mà quyền lực chính trị nằm trong tay một số ít những nhà tư bản đã xuất hiện sau khi nhà nước phong kiến sụp đổ. Dưới chế độ người bóc lột người thì quyền con người nhân thân và tài sản thường bị giai cấp bóc lột xâm phạm. Từ đó nghề luật sư dần dần được khôi phục trước tiên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của giai cấp tư sản, sau là góp phần bảo vệ chế độ. Nghề luật sư chính thức trở thành một nghề kiếm tiền, phục vụ khách hàng. Nghề biện hộ ngày càng phát triển và trở thành nghề tự do được các văn bản pháp luật của nhà nước quy định. Lịch sử nghề biện hộ ở mỗi nước gắn liền với chế độ chính trị nước đó và phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị. Ở Việt nam trong bối cảnh hiện nay, chúng ta chủ chương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Với nền kinh tế thị trường thì luật sư là một nghề không thể thiếu trong xã hội. Sự cần thiết của nghề luật sư trước hết để đảm bảo thực hiện một trong các quyền hiến định của công dân. Quyền được bảo vệ khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Hiến pháp 1946 của nước Việt nam dân chủ cộng hoà non trẻ long trọng tuyên bố: “Người bị cáo có quyền tự bào chữa lấy hoặc mời luật sư” (Điều 67). Đến Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980, quyền đó được khẳng định theo hướng vùa là quyền của công dân vừa là trchs nhiệm của nhà nước đảm bảo thực hiện “quyền bào chữa của người bị cáo được đảm bảo” (Điều 101 Hiến pháp năm 1959 và Điều 133 Hiến pháp năm 1980). Đến Hiến pháp năm 1992, một lần nữa nhắc lại quy định của Hiến pháp năm 1980 về quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Nhưng chế định luật sư tư bản Hiến pháp này quy định cụ thể hơn. Điều 132 Hiến pháp năm 1992 quy định “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được đảm bảo. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác Trang 2 bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Luật sư là một nghề trong xã hội, hoạt động của luật sư là trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực đại diện, bào chữa trước toà; tư vấn pháp luật phổ biến, giáo dục và góp phần hoàn thiện pháp luật. Theo quy định tại Điều 2 Luật luật sư năm 2006 thì Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn điều kiện hành nghề theo quy định của Luật luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng ). Mọi quốc gia trên thế giới đều tồn tại nghề Luật sư, tuy nhiên, tuỳ vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, văn hoá và phong tục tập quán khác nhau mà nghề Luật sư xuất hiện với các đặc thù khác nhau. Trên đây là một số nét sơ lược sự ra đời và phát triển nghề luật sư ở ba quốc gia lớn trên thế giới, qua đó cho thấy sự khác biệt của chế định Luật sư giữa các quốc gia với nhau. Xã hội ngày một phát triển tiến bộ hơn, lịch sử ở các nước cho thấy chế định Luật sư đã ra đời từ rất lâu. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin cũng như sự phát triển của kinh tế thế giới đã tạo điều kiện cho các quốc gia thiết lập các mối quan hệ quốc tế với nhau, liên kết với nhau tạo nên các tổ chức quốc tế như khối thịnh vượng chung Châu Âu EU, tổ chức thương mại toàn cầu WTO, khối tự do mậu dịch ASIAN … Nghề Luật sư không còn là một nghề trong phạm vi ranh giới quốc gia nữa, mà theo dó cũng phát triển để bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới, đáp ứng nhu cầu của xã hội mới. Cho nên, trên thế giới dần hình thành những tiêu chí chung cho nghề Luật sư của các nước. II. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM So với một số quốc gia trên Thế giới như đã trình bày ở trên cụ thể là Anh, Mỹ, Pháp và một số nước khác như Đức, Tây Ban Nha thì Việt Nam là một nước có lịch sử nghề Luật sư còn rất non trẻ, tính đến nay nghề Luật sư tại Việt Nam chỉ tồn tại được khoảng 130 năm. Như vậy, so sánh với một số quốc gia trên Thế giới nghề Luật Trang 3 sư ở Việt Nam còn rất mới. Do đó không thể tránh được những điểm hạn chế trong pháp luật cũng như kinh nghiệm trong thực tế của các Luật sư trong qua trình hành nghề. 1. Giai Đoạn Trước Năm 1945 Đối với pháp luật Phong kiến Nhà nước Phong kiến trung ương tập quyền đã xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật độc quyền. Pháp luật cho phép ít người có quyền năng trong tay để thống trị giai cấp nông dân, áp bức bóc lột giai cấp nông dân, áp đặt địa vị của người nông dân phải phụ thuộc vào giai cấp thống trị. Với một Nhà nước và hệ thống pháp luật như vậy thì người nông dân chiếm đa số trong xã hội phải phụ thuộc một cách chặt chẽ vào giai cấp địa chủ mà đứng đầu vẫn là nhà Vua. Thêm vào đó Nhà nước Phong kiến với cơ cấu hành chính theo hệ thống nhất nguyên, ngoài quyền lực của Hoàng Đế ra, không có cơ cấu lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cho nên xã hội Phong kiến là một xã hội hoàn toàn không có nền dân chủ. Vì thế đất nước Việt Nam qua các triều đại Phong kiến nghề Luật sư không tồn tại, bởi vì giai cấp thống trị cho rằng nghề Luật sư là những kẻ chọc bánh xe, xui khiến kiện cáo, xui khiến dục biện, sẽ làm đảo lộn trật tự xã hội mà trật tự ấy do giai cấp thống trị bằng chư quan của mình. Chính vì vậy từ năm 1930 trở về trước người Pháp chiếm độc quyền nghề Luật sư. Cách mạng tháng tám thành công, chính quyền về tay nhân dân, bộ máy tư pháp được tổ chức lại. Chỉ hơn một tháng sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh ngày 10/10/1945 về tổ chức các đoàn thể Luật sư. Sắc lệnh ngày 10/10/1945 duy trì tổ chức Luật sư cũ với một số điểm sửa đổi cho thích hợp với tình hình mới. Tiếp đến Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 do Sắc lệnh số 44/SL sửa đổi mở rộng tổ chức bào chữa, cho phép công dân không phải Luật sư có thể bào chữa cho đương sự trước toà xét xử các việc hộ và thương mại, cho bị cáo trước toà xét xử về hình. Trang 4 Để cụ thể hoá Sắc lệnh 69/SL, Bộ tư pháp đã ban hành nghị định số 1/NĐ- VY ngày 12/1/1950 ấn định điều kiện để làm bào chữa viên và phụ cấp của bào chữa viên. Sau khi bộ Tư pháp không còn tồn tại, công tác hành chính tư pháp do Toà án tối cao đảm nhiệm, trong đó có công tác bào chữa. Năm 1963, Văn phòng luật sư thí điểm được thành lập lấy tên là Văn phòng luật sư Hà Nội với các nhiệm vụ được quy định như sau: + Bào chữa cho bị cáo trong những vụ án hình sự và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đôi bên đương sự trong các vụ án dân sự trước toà; + Giải đáp pháp luật cho nhân dân và cán bộ; + Làm giúp cho đương sự đơn từ và các văn kiện pháp luật như: hợp đồng, khế ước … + Góp phần tuyên truyền pháp luật thông qua xét xử tại phiên toà. 2. Pháp Lệnh Tổ Chức Luật Sư Năm 1987 Hiến pháp năm 1946, 1959 và 1980 dều thể hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Song Điều 113 Hiến pháp năm 1980 còn quy định: “tổ chức Luật sư được thành lập để giúp bị can, bị cáo và cácc đương sự khác về mặt pháp lý”. Đó là cơ sỡ pháp lý cho việc xây dựng văn bản pháp luật về tổ chức Luật sư ở Việt Nam. Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh tổ chức luật sư. Pháp lệnh cụ thể hoá quy định của Hiến pháp về chế định Luật sư, tạo cơ sỡ cho việc hình thành và phát triển đội ngũ Luật sư ở Việt Nam. Có thể nói từ khi thành lập nước đến nay, đây là văn bản pháp luật tương đối hoàn chỉnh quy định về tổ chức và hoạt động Luật sư. Pháp lệnh chứa đựng những quy định cơ bản liên quan đến tổ chức và hoạt động của Luật sư, phù hợp với điều kiện của nước ta lúc bấy giờ. Hoạt động tích cực của đội ngũ Luât sư bằng các biện pháp được pháp luật quy định đã giúp Toà án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác làm rõ sự thật khách quan, đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần bảo vệ quyền, Trang 5 lợi ích hợp pháp cho các bị can, bị cáo và các đương sự khác, đòng thời cũng bảo vệ và tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa. Qua đó, các Luật sư cũng nâng cao uy tín nghề nghiệp của mình mà biểu hiện cụ thể là ngày càng có nhiều vụ việc Luật sư tham gia do công dân, tổ chức trực tiếp mời để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho họ. Các Đoàn luật sư đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chức năng giúp đỡ pháp lý cho công dân, tổ chức, bảo đảm cử luật sư tham gia vụ án theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, giúp đỡ miễn phí hoặc giảm phí cho người nghèo, đối tượng chính sách. Hình thức tư vấn pháp luật cho công dân và tổ chức đã được nay mạnh ở một số Đoàn luật sư, có đoàn đã tổ chức thực hiện tốt hình thức giúp đỡ pháp lý quan trọng này. Trong cơ chế thị trường, để kinh doanh có hiệu quả, đúng phấp luật các cá nhân, tổ chức kinh tế rất cần sự giúp đỡ của Luật sư, rất cần đến dịch vụ tư vấn pháp luật. Ơ các Đoàn luật sư đã có Luật sư giỏi chuyên thực hiện các hoạt động tư vấn trong lĩnh vực kinh doanh. 3. Pháp Lệnh Luật Sư Năm 2001 Nếu như Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 có vai trò rất quan trọng tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành đội ngũ Luật sư ở nước ta thì Pháp lệnh luật sư đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 25-7-2001 là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế Luật sư ở nước ta, đưa chế định Luật sư của nước ta xích gần với thông lệ Quốc tế. Pháp lệnh luật sư không chỉ nâng cao vị thế Luật sư trong xã hội mà còn đưa Luật sư của nước ta lên ngang tầm với Luật sư của các nước trên thế giới và trong khu vực. Pháp lệnh luật sư năm 2001 bao gồm: lời nói đầu, 8 chương, 45 điều so với Pháp lệnh luật sư năm 1987 có 6 chương 25 điều. Pháp lệnh luật sư quy định về tổ chức Luật sư và hành nghề Luật sư bao gồm: điều kiện hành nghề Luật sư, hình thức tổ chức hành nghề Luật sư, thù lao Luật sư, quản lý hành nghề Luật sư, khen thưởng, xử lý vi phạm giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức Luật sư và hành nghề Luật sư. Với nội dung như vậy, Pháp lệnh có tên gọi Trang 6 là Pháp lệnh Luật sư, bỏ đi hai từ “tổ chức” so với Pháp lệnh cũ. Đây là Pháp lệnh mới thay thế cho Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 và đã thể hiện trong Điều 44 của Pháp lệnh luật sư. 4. Luật Luật Sư Năm 2006 Từ khi ban hành Pháp lệnh Tổ chức Luật sư năm 1987, Pháp lệnh luật sư năm 2001 cho đén khi Luật luật sư năm 2006 ra đời, các Văn phòng luật sư đã thực sự có những đóng góp to lớn cho hoạt động xét xử của Toà án các cấp. Hiện nay, nghành Toà án nhân dân chưa có các số liệu thống kê chính thức về tỷ lệ tham gia của Luật sư trong các vụ án hình sự và phi hình sự. Tuy nhiên, theo thống kê trong 2 năm (2001 và 2002), ở Toà án nhân dân thành phố Hò Chí Minh có đến 2.076/4.363 vụ án hình sự xét xử sơ thẩm và phúc thẩm có Luật sư tham gia ( chiếm tỷ lệ 47.58%). Tính riêng 3 năm ( từ năm 2000 đến năm 2002), số lượng vụ án các loại do các Luật sư thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh đảm nhận bào chữa theo yêu cầu của đươc sự và theo chỉ định của Toà án lên tới 8.193 vụ. Điểm cần đặc biệt nhấn mạnh là, vào những năm trước đây trong quan niệm của người dân và cả trong nghành Toà án, việc Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo, đương sự còn bị hạn chế rất nhiều mặt, nhiều trường hợp mang tính hình thức vì mọi việc đã được quyết định trước khi xét xử, vai trò của Luật sư còn hết sức mờ nhạt. Nhưng trong những năm gần đây, nhất là sau khi Pháp lệnh Luật sư năm 2001 ra đời, hình ảnh của các Luật sư tham gia tố tụng trước Toà án, các cuộc tranh luận, đối đáp gây cấn tại các phiên toà hình sự lớn đã thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận. Quan niệm về bản chất của hoạt động Luật sư đang có chuyển biến tích cực cùng xã hội. Vai trò của Luật sư trong thực tiễn xét xử được nhìn nhận khách quan, thiện cảm hơn. Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49 ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp và chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã tạo thêm lực đẩy lớn, khẳng định vai trò Luật sư trong việc bảo vệ quyền con người. Trang 7 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1/ VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ Nhận thức về vị trí, vai trò trong đời sống xã hội và về thị trường dịch vụ pháp lý hiện ngày càng phát triển trong bản thân bạn và trong mỗi người cũng là điều rất quan trọng. Xét về một phương diện nào đó, Luật sư là chủ thể thực hiện pháp luật thông qua các thiết chế và khuôn khổ pháp lý, lý do nhà nước quy định và tổ chức, được tiến hành các biện pháp pháp lý, thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, bảo đảm sự áp dụng thống nhất pháp luật . Trong điều kiện nước ta hiện nay, sự tham gia của luật sư trong hoạt động xét xử tại toà án không chỉ thể hiện sự bảo đảm dân chủ của tiến trình tố tụng, mà còn là cơ sở cho việc thực hiện quyền trong hoạt động tư pháp. Có thể nói, sự tham gia của đội ngũ Luật sư Việt Nam trong những năm qua đã có sự ảnh hưởng to lớn đến kết quả hoạt động của Toà án, đến quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về luật sư hiện nay. Với tư cách là chủ thể thực hiện pháp luật , bạn cần hiểu rõ Luật sư đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật , thông qua các bình diện sau : Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Luật sư góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội, là cầu nối chuyển tải pháp luật vào đời sống tạo thế ổn định và minh bạch trong sự phát triển xã hội. Bộ máy Nhà nước có được sự trợ giúp pháp lý để vân hành tố tụng tư pháp với sự đối trọng cần thiết và người dân có được chỗ dựa về mặt pháp lý bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp. Theo phạm vi hành nghề, Luật sư có vai trò trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo, các đương sự ; có nhiệm vụ trong hoạt động tư vấn pháp Trang 8 luật và các dịch vụ pháp lý khác; có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Luật sư có vai trò phản ánh các chuẩn mực, các giá trị xã hội, niềm tin vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị con người. Luật sư có vai trò trong việc bảo vệ thiết chế xã hội chủ nghĩa. II/ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Qua hơn 10 năm thi hành pháp lệnh luật sư 1987 và Bộ luật tố tụng hình sự, vị trí và vai trò của luật sư đã được xã hội công nhận và tôn trọng, cũng như hoạt động của Đoàn luật sư cũng phần nào đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý trong nhân dân, đặc biệt là trong tố tụng hình sự. Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 và Bộ luật TTHS 1988 đã xác định rõ vị trí và vai trò của luật sư trong TTHS, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của luật sư phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trong các quy định của pháp luật và Bộ luật TTHS không tránh khỏi những nhược điểm trong pháp luật cũng như những bất cập khi áp dụng trên thực tế trong điều kiện nền kinh tế mở cửa cùng với những thay đổi trong xã hội . Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới đã làm cho những quy định của pháp luật trong đó bao gồm pháp lệnh tổ chức luật sư và bộ luật TTHS trở nên không còn phù hợp với yêu cầu của xã hội. Điều đó gây hạn chế cho hoạt động của luật sư nói chung và hoạt động của luật sư trong lĩnh vực TTHS nói riêng, làm ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của luật sư đồng thời làm rào cản đối với luật sư trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Pháp lệnh luật sư 2001 ra đời chấm dứt hiệu lực của pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 đã đáp ứng phần nào yêu cầu của xã hội, đánh dấu một bước quan trọng trong sự phát triển nghề luật sư ở Việt Nam đồng thời tạo điều kiện cho quá trình hội nhập về nghề luật sư trong khu vực và trên thế giới. Cùng với sự ra đời của pháp lệnh luật sư 2001, Bộ luật TTHS cũng có một số sửa đổi, bổ sung đáng kể. Tại điều 36 Bộ luật TTHS quy định về quyền và nghĩa vụ của luật sư đã được sửa đổi, bổ sung ngày 9/6/2000 theo hướng mở rộng hơn quyền Trang 9 của luật sư trong hoạt động tố tụng. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế, xã hội thay đổi, việc quy định quyền và nghĩa vụ của luật sư như vậy vẫn còn một số bất cập trong khi áp dụng trên thực tế, chưa phù hợp với pháp lệnh luật sư mới, làm hạn chế rất nhiều đến vai trò của người luật sư trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Qua phân tích nội dung những vấn đề có liên quan đến hoạt động của luật sư trong quá trình tố tụng có thể thấy những bất cập trong từng giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự. 1/ LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA 1.1. Về Việc Tham Gia Của Luật Sư Trong Khi Khởi Tố Bị Can BLTTHS quy định Luật sư cĩ Điều 36 Bộ luật TTHS quy định : “ Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp phải giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quyết định để người bào chữa tham gia từ khi kết thúc điều tra”. Như vậy, theo Điều 36 Bộ luật TTHS, khi một người bị cơ quan điều tra khởi tố, tức là khi người đó chính thức bị cơ quan điều tra buộc tội thì có quyền mời luật sư bào chữa cho mình, trừ một số trường hợp phải giữ bí mật điều tra. Quy định như vậy còn một số những bất cập sau: Thứ nhất: Trong tố tụng hình sự, việc khởi tố bị can diễn ra sau khi khởi tố vụ án. Theo điều 38 Bộ luật TTHS, cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi xác định đã có dấu hiệu của tội phạm và việc buộc tội chỉ có thể được tiến hành với mọi người cụ thể khi có căn cứ cho rằng họ đã thực hiện hành vi phạm tội. Như vậy, trước khi khởi tố bị can, người đó đã bị tình nghi là phạm tội và có thể bị cơ quan điều tra bắt giữ. Nhưng phải đến khi khởi tố bị can hay khi người này chính thức bị buộc tội thì mới có quyền mời luật sư bào chữa cho mình. Pháp luật tố tụng có một số nước ( như nước Mỹ) cho phép luật sư tham gia tố tụng từ khi người bị tình nghi phạm tội bị bắt giữ, nghĩa là trước khi khởi tố bị can. Những người bị tình nghi là phạm tội và bắt giữ cho đến trước khi khởi tố bị can, trong thời gian này họ đã bị Trang 10 [...]... hạn chế cho Luật sư khiến Luật sư không thể hiện hết vai trò và vị trí của mình trong việc bào chữa + Về cách bố trí chỗ ngồi cho luật sư: - Bố trí ở phía trước thấp hơn chỗ ngồi của Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên các luật sư ngồi chung một hàng ghế độc lập với các bị cáo Với vị trí ngồi như vậy luật sư thây mình bị lép vế so với ông Kiểm sát viên Không thể nói rằng vi trí ngồi của luật sư trong phiên... xử của Luật sư trong những hoàn cảnh cụ thể sẽ làm tăng uy tín nghề nghiệp của Luật sư Có những trường hợp theo quy định của pháp luật không bị cấm, Luật sư có thể làm được, nhưng với đạo đức nghề nghiệp thì lại không cho phép Luật sư làm như vậy Chính vì vậy, ngoài quy định của pháp luật về tiêu chuẩn Luật sư, hình thức hành nghề Luật sư vẫn cần đến những quy tắc đạo đức nghề nghiệp để người Luật sư. .. tâm nghề nghiệp và phẩm giá cao quý của nghề Luật sư Mỗi luật sư cần phải lấy những quy tắc này làm chuẩn mực để tu dưỡng, rèn luyện, qua đó giữ gìn uy tín nghề nghiệp, danh dự, xứng đáng với sự tin cậy của xã hội của xã hội đối với nghề Luật sư Đạo lý cơ bản trong trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư là mỗi người trong xã hội đều được tiếp nhận các dịnh vụ nghề nghiệp độc lập của một Luật sư liêm chính... lao của khách hàng để đánh giá độ tin cậy và năng lực của Luật sư hợp tác và cộng tác 3 Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của Luật sư Tư cách đạo đức giúp cho việc hành nghề an toàn và hữu hiệu Phần lớn những quy tắc này mang tính hướng dẫn, theo đó luật sư phải thực hiện phán quyết của riêng mình Nếu như pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ của luật sư mang tính bắt buộc thì quy tắc đạo đức nghề nghiệp. .. có sự tham gia của Luật sư cho thấy sự tham gia tố tụng của Luật sư đã thực sự mang lại hiệu quả cho bị can, bị cáo chứ không hề mang tính hình thức như mọi người thường nghĩ Theo báo cáo của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước năm 2006 về tình hình Luật sư tham gia các vụ án hình sự: Án nhờ: có 1.125 vụ An chỉ định : có 510 vụ Trong đó -Luật sư tham gia ở giai đoạn điề tra: có 85 vụ - Luật sư tham gia ở giai... quy định tại phiên toà Luật sư và Kiểm sát viên bình đẳng với nhau Một bên là buộc tội còn một bên là bào chữa bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Vì vậy vấn đề sắp xếp chỗ ngồi của Luật sư thấp hơn chỗ ngồi của Kiểm sát viên làm mất đi tính cách bình đẳng, Luật sư cảm thấy vị trí của mình thấp hơn vị trí của kiểm sát viên, do đó trong phần tranh luận Luật sư có nghĩa vụ trình bày với Hội đồng xét xử và Kiểm... luật hình sự 6 Pháp lệnh luật sư 2001 7 Luật luật sư năm 2006 8 Thông tư số 02/2007/TT – BTP Hướng dẫn một số quy định của Luật luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật luật sư 9 Luật sư và vấn đề đạo đức nghề nghiệp, TS Nguyễn Văn Tuân Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2004 10 Hành nghề luật sư trong vụ án hình sự của tác giả TS.LS Phan Trung Hoài, Nhà xuất... thể hiện hình thức của phiên toà, mà hình thức thường thể hiện nội dung của sự việc Sắp xếp chỗ ngồi của luật sư như thế nào để đảm bảo cho các luật sư có điều kiện tốt nhất để thể hiện khả năng của mình, sự tự ty của luật sư khi trình bày bài bào chữa, tranh luận trước toà cũng như hình ảnh của luật sư trong con mắt mọi người khong bị lu mờ và xem thường là vấn đề cần được xem xét Bộ luật tố tụng hình... khách quan và quyền bào chữa của bị can, bị cáo CHƯƠNG III NHỮNG VƯỚNG MẮC CỦA ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ I/ NHỮNG VƯỚNG MẮC Qua thời gian thực tập tại Văn phòng luật sư Vinh & Tình thuộc Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước mặc dù thời gian rất ngắn nhưng cũng đủ để tôi trao đổi với các Luật sư trong Văn phòng luật sư Vinh & Tình và các Luật sư trong Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước cùng tham... cùng tham khảo Báo cáo tổng kết hoạt động Đoàn luật sư năm 2006 và phương hướng hoạt động năm 2007 từ đó có những nhận xét, đánh giá như sau: Nhìn chung hoạt động nghề nghiệp của luật sư và công tác của Đoàn luật sư trong năm 2006 đã có bước phát triển mới Chất lượng hoạt động nghề nghiệp cao hơn, thuận lợi hơn, uy tín của các luật sư thành viên Đoàn luật sư Bình Phước được “thăng hoa” hơn Số lượng thành . con người. Trang 7 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1/ VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ Nhận thức về vị trí, vai trò trong đời sống xã hội và về thị trường. động của luật sư trong lĩnh vực TTHS nói riêng, làm ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của luật sư đồng thời làm rào cản đối với luật sư trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Pháp lệnh luật sư 2001. nhiên, vị trí, vai trò của Luật sư trong phiên toà xét xử chưa được xem xét, đánh giá một cách đúng đắn, gây nhiều hạn chế cho Luật sư khiến Luật sư không thể hiện hết vai trò và vị trí của mình

Ngày đăng: 25/06/2015, 08:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w