SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề chính thức ( Đề có 01 trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9 THCS MÔN SINH HỌC Ngày 28 tháng 4 năm 2010 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) “ Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp nên. Địa y sống bám trên thân cây gỗ tạo thành những mảng lớn. Trên tán cây gỗ có dây tơ hồng và cây tầm gửi sống bám trên đó. Dây tơ hồng và cây tầm gửi đều lấy chất dinh dưỡng từ cây gỗ”. Hãy cho biết tên gọi và đặc điểm của mối quan hệ giữa: tảo và nấm, dây tơ hồng và cây gỗ, địa y và cây gỗ, cây tầm gửi và dây tơ hồng. Câu 2: (2 điểm) a/ Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào? b/ Việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia có ý nghĩa như thế nào? Câu 3: (3 điểm) a/ Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? Em hãy giải thích hiện tượng khống chế sinh học qua mối quan hệ giữa số lượng sâu và chim ăn sâu. b/ Phân tích mối liên quan giữa khống chế sinh học và cân bằng sinh học. Câu 4: (3 điểm) a/ Hệ sinh thái là gì? Kể tên các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái hoàn chỉnh. b/ Cho sơ đồ một lưới thức ăn như sau: - Hãy chỉ ra các mắt xích chung của lưới thức ăn? - Nếu tiêu diệt quần thể hổ thì quần xã sinh vật trên sẽ biến động như thế nào? Giải thích. Hết Họ và tên học sinh:…………………… ………….….SBD:………….… Giám thị 1:……………………………………………….Ký tên:…………… Giám thị 2:……………………………………………….Ký tên:…………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hướng dẫn chấm có 02 trang HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9 THCS MÔN SINH HỌC Ngày 28 tháng 4 năm 2010 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 2 điểm Quan hệ giữa tảo và nấm: cộng sinh Quan hệ giữa địa y và cây gỗ: hội sinh Quan hệ giữa dây tơ hồng và cây gỗ: kí sinh Quan hệ giữa dây tơ hồng và cây tầm gửi: cạnh tranh khác loài Cộng sinh: sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật Hội sinh: sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. Kí sinh: sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu… từ sinh vật đó. Cạnh tranh: các sinh vật khác loài giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 2 điểm a/ Tháp dân số trẻ Tháp dân số già là tháp dân số có đáy rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn là tháp dân số có đáy hẹp,cạnh tháp gần như thẳng đứng, đỉnh không nhọn Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều cao tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp Tuổi thọ trung bình thấp Tuổi thọ trung bình cao Học sinh có thể viết định nghĩa nếu đúng vẫn cho đủ điểm 2 x 0,25 2 x 0,25 0,25 b/ Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí: - Điều kiện để phát triển bền vững của mỗi quốc gia, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội với sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, môi trường của đất nước. - Không để dân số tăng quá nhanh, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nơi ở, thiếu nguồn thức ăn, nước uống, gây ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các nguồn tài nguyên khác. - Để đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, mọi người trong xã hội đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt. 0,25 0,25 0,25 3 3 điểm a/ Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm. Giải thích: - Khi thời tiết thuận lợi, số cá thể sâu tăng nên số lượng cá thể chim ăn sâu cũng tăng theo. - Khi số lượng chim ăn sâu quá nhiều, quần thể sâu bị chim ăn sâu tiêu diệt mạnh mẽ nên số lượng cá thể giảm nhanh, kéo theo số lượng chim cũng giảm… - Vậy số lượng cá thể của quần thể chim ăn sâu bị khống chế bởi nguồn thức ăn là sâu ăn lá. 0,5 0,5 0,5 0,5 b/ - Nhờ có khống chế sinh học mà số lượng cá thể của quần thể luôn dao động quanh vị trí ổn định. / Nhờ đó số lượng cá thể của cả quần xã được duy trì ở một mức độ nhất định, / phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, / tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. 4 x 0,25 4 3 điểm a/ Khái niệm hệ sinh thái: hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). / Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. * Các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái hoàn chỉnh: - Các thành phần vô sinh như đất, đá, nước, thảm mục, … 2 x 0,5 0,25 - Sinh vật sản xuất là thực vật - Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt - Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm 0,25 0,25 0,25 b/ Mắt xích chung: cáo, / hổ - Nếu tiêu diệt quần thể hổ thì các quần thể có liên quan về dinh dưỡng như cáo, gà, dê, thỏ, ngựa …sẽ bị dao động về số lượng, / sau đó quần xã sẽ đạt trạng thái cân bằng mới. 2 x 0,25 2 x 0,25 . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề chính thức ( Đề có 01 trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9 THCS MÔN SINH HỌC Ngày 28 tháng 4 năm 2010 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Câu. các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản. cân bằng sinh học trong quần xã. 4 x 0,25 4 3 điểm a/ Khái niệm hệ sinh thái: hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). / Trong hệ sinh thái, các sinh vật