Các chủ thể tham gia phỏng vấn tuyển dụng

3 940 7
Các chủ thể tham gia phỏng vấn tuyển dụng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các chủ thể tham gia phỏng vấn tuyển dụng I. Người phỏng vấn Khái niệm:là người đại diện tổ chức đặt câu hỏi cho ứng viên nhằm mục đích thu thập thông tin để đánh giá các ứng viên. Những kỹ năng cơ bản của người phỏng vấn: 1. Kỹ năng đặt câu hỏi: Trước buổi phỏng vấn: câu hỏi "phá băng" cuộc phỏng vấn, thể hiện sự quan tâm, thân thiện của bạn với các ứng viên giúp họ bớt căng thẳng, hồi hộp, xóa tan sự ngượng ngập ban đầu để cuộc phỏng vấn tự nhiên: "Bạn tìm công ty của chúng tôi có khó không? Bạn muốn dùng chút café hay nước lọc trước khi chúng ta bắt đầu không? " Sau khi đã liệt kê các kỹ năng cần thiết cho công việc, bạn cần lên danh sách các câu hỏi mà bạn có thể cần đến trong thời gian phỏng vấn ứng viên. Bạn nên chú ý đặt nhiều câu hỏi mở để khuyến khích ứng viên hé lộ những chi tiết liên quan đến tính cách cá nhân và kinh nghiệm làm việc trước đây của họ. Ngày nay, nhiều nhà tuyển dụng sử dụng các câu hỏi dựa trên hành vi (behavior-based questions) để tìm hiểu cách thức ứng viên giải quyết các tình huống khó khăn giả định, từ đó xác định xem họ sẽ phản ứng như thế nào với các tình huống tương tự trong tương lai. Kiểm tra lại danh sách các câu hỏi phỏng vấn: Hãy xem xét lại một lần nữa danh sách các câu hỏi phỏng vấn mà bạn định đặt ra cho ứng viên. Một danh sách có sự kết hợp giữa các câu hỏi dựa trên quan điểm (opinion-based), câu hỏi dựa trên niềm tin (credential-based), câu hỏi dựa trên kinh nghiệm (experience-based) và câu hỏi dựa trên hành vi (behavior-based) sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về kiến thức chuyên môn và tính cách của các ứng viên. Đừng ngại biến tấu câu hỏi: Hãy dựa vào những thông tin ứng viên trình bày để đặt những câu hỏi liên quan giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Tránh câu hỏi tế nhị: Bạn chỉ nên đặt những câu hỏi liên quan trực tiếp đến vị trí tuyển dụng và tuyệt đối tránh những câu hỏi có ý phân biệt chủng tộc, tôn giáo, vùng miền địa lý… 2. Kỹ năng lắng nghe: thư giãn, tư thế thoải mái, cởi mở, hồi đáp, giải thích, xác nhận, đồng cảm. Đừng nói quá nhiều trong khi phỏng vấn, hãy để ứng viên trình bày càng nhiều càng tốt để bạn xác định khả năng thực sự của họ. Thông thường, người phỏng vấn dành 80% thời gian để nghe ứng viên trình bày và chỉ 20% thời gian để hỏi ứng viên, trả lời câu hỏi của ứng viên và giới thiệu về công ty. 3. Kỹ năng quan sát: giáo tiếp bằng ánh mắt, lưu ý tới bất kỳ hành động nào mà bạn cho là đặc biệt, khác thường, cùng những nhận xét sơ lược về từng ứng viên. 4. Kỹ năng ghi chép, ghi nhớ: Khi tiến hành phỏng vấn, bạn cần phải có kỹ năng lắng nghe và ghi nhớ thật tốt. Tuy nhiên việc ghi chép không bao giờ thừa cả. Bạn hãy ghi lại vắn tắt các thông tin chủ yếu của cuộc phỏng vấn. Việc ghi chép này còn giúp bạn có cơ sở để so sánh các ứng viên với nhau khi đến thời điểm ra quyết định tuyển dụng cuối cùng. 5. Kỹ năng gợi mở và khuyến khích: khuyến khích ứng viên đặt câu hỏi. Đây là lúc bạn phát hiện được nhiều điều thú vị về ứng viên đây! Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu được vì sao ứng viên lựa chọn công ty bạn, vì lương bổng hấp dẫn, chế độ nghỉ phép hay vì mong muốn được phát triển sự nghiệp trong một môi trường năng động, thử thách hơn… Nếu ứng viên không đặt bất kỳ câu hỏi nào (đặc biệt là những ứng viên cấp cao), có thể họ không mấy hứng thú với cơ hội làm việc với công ty bạn. Chuẩn bị để trả lời các câu hỏi của ứng viên: Hãy đảm bảo rằng bạn có đủ thông tin về công ty để trả lời các câu hỏi của ứng viên. Họ có thể hỏi về các chức năng kinh doanh của công ty, về số lượng nhân viên, về kế hoạch kinh doanh trong tương lai, về văn hoá công ty hay bất cứ thông tin nào khác. Bạn nên mang tới nơi phỏng vấn một số tài liệu hay tờ rơi giới thiệu về công ty, đồng thời chuẩn bị các thông tin liên quan đến lịch sử và hoạt động kinh doanh của công ty. II. Ứng viên Khái niệm: là người ứng tuyển vào một vị trí công việc trong tổ chức. Ứng viên là người nhận và trả lời những câu hỏi của người phỏng vấn. Những kỹ năng cơ bản của ứng viên: 1. Kỹ năng lắng nghe: lắng nghe tích cực, chú ý tập trung vào những điều người tuyển dụng đang nói, rút ra những điều chính yếu. Nếu câu hỏi dài dòng và khó hiểu, hãy biết chọn ra những gì là cần thiết nhất để sắp xếp lại và tư duy câu trả lời. Sử dụng cử chỉ, thái độ để tỏ rõ mình đang lắng nghe chăm chú và hiểu những gì nhà tuyển dụng yêu cầu. Ví dụ: gật đầu khi đồng ý, mắt nhìn chăm chú, phản hồi đúng lúc, có những lời bình luận hoặc đế thêm thích hợp, mức độ vừa phải. 2. Kỹ năng trả lời câu hỏi: Ngoài việc cung cấp thông tin, nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi để có một ý niệm về thái độ của bạn, đánh giá khả năng phản ứng của bạn trước những vấn đề đó. Sự trình bày dài dòng dễ làm nhà tuyển dụng nghĩ bạn thích lý sự. Hãy lắng nghe câu hỏi, trả lời trực tiếp ngắn gọn, đầy đủ. Câu chữ vừa phải, không hào nhoáng, đao to búa lớn. Từ dùng giản dị, chính xác, dễ hiểu. Cách trả lời cũng cần được chú ý. Đừng ê a hay véo von như chim. Nói vừa phải, chậm rãi đủ nghe và phát âm rõ ràng. Phong cách trả lời thoải mái, tự tin. Câu trả lời trung thực, biết chọn điểm nhấn để gây ấn tượng. Đừng nghĩ quá lâu kẻo người phỏng vấn tưởng bạn đang bịa ra câu trả lời. Một câu trả lời có sức thuyết phục khi nó làm toát lên hình ảnh một người ứng viên có năng lực, thông minh, trí tuệ, trung thực, có văn hóa, khoa học và có hoài bão. 3. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ: bắt tay chào hỏi đúng mực, gương mặt tươi tỉnh và nở nụ cười gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, giao tiếp bẳng ánh mắt, không nên né tránh ánh mắt của nhà tuyển dụng vì nếu ko họ sẽ nhìn thấy sự thiếu tự tin, nhút nhát của bạn. Động tác cần được tiết chế cẩn thận. Khua tay múa chân, cười quá to như đang “buôn” cùng bạn bè sẽ khiến bạn bị mất điểm. 4. Kỹ năng quan sát: Theo dõi, quan sát tinh tế người tuyển dụng để đọc ý nghĩ, nhận dạng tâm lý của họ lúc phỏng vấn. 5. Kỹ năng phân tích, suy luận và phán đoán: Nhớ và suy nghĩ câu hỏi của nhà tuyển dụng, đánh giá, cân nhắc trong đầu những lập luận khoa học, sắp xếp những điều cần nghe, những gì không cần để tâm. 6. Kỹ năng đặt câu hỏi: việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng, tạo sự khác biệt giữa bạn với các ứng viên khác, cho thấy răng bạn thật sự quan tâm đến công việc và công ti tuyển dụng. http://careerbuilder.vn/vi/hiringsite/phong-van-hieu-qua-tai-sao-khong.35A4ED80.html . đầu không? " Sau khi đã liệt kê các kỹ năng cần thiết cho công việc, bạn cần lên danh sách các câu hỏi mà bạn có thể cần đến trong thời gian phỏng vấn ứng viên. Bạn nên chú ý đặt nhiều. quan đến tính cách cá nhân và kinh nghiệm làm việc trước đây của họ. Ngày nay, nhiều nhà tuyển dụng sử dụng các câu hỏi dựa trên hành vi (behavior-based questions) để tìm hiểu cách thức ứng. tiến hành phỏng vấn, bạn cần phải có kỹ năng lắng nghe và ghi nhớ thật tốt. Tuy nhiên việc ghi chép không bao giờ thừa cả. Bạn hãy ghi lại vắn tắt các thông tin chủ yếu của cuộc phỏng vấn. Việc

Ngày đăng: 24/06/2015, 23:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan