giáo trình mô đun kiến thức cơ bản về khuyến nông lâm

68 4.8K 55
giáo trình mô đun kiến thức cơ bản về khuyến nông lâm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KHUYẾN NÔNG LÂM MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: KHUYẾN NÔNG LÂM Trình độ: Sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01 3 LỜI GIỚI THIỆU Một trong những mắt xích quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông thôn đó chính là các khuyến nông viên cấp cơ sở. Nhưng hiện nay, các khuyến nông viên này phần lớn chưa qua đào tạo nghề cơ bản. Những kiến thức về công việc họ có được chủ yếu thông qua một số các lớp học, các khóa tập huấn ngắn hạn với những nội dung rất riêng rẽ, thiếu tính thống nhất và không được cập nhật liên tục. Nhu cầu trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản có hệ thống cho khuyến nông lâm cơ sở trở nên cần thiết và cấp bách. Chương trình mô đun Kiến thức cơ bản về khuyến Nông lâm nhằm góp phần trang bị cho khuyến nông viên một cách có hệ thống và logic những kiến thức cơ bản nhất về nghề để họ hoàn toàn có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn. Với lý do trên chúng tôi biên soạn và giới thiệu giáo trình này nhằm cung cấp cho người học nghề khuyến nông lâm những kiến thức, kỹ năng cơ bản về khuyến nông, cách tiếp cận cũng như các phương pháp khuyến nông lâm và phát triển công nghệ có sự tham gia… Từ đó người học có thể vận dụng những kiến thức đã học để lựa chọn được phương pháp và cách thức tiếp cận nông dân hiệu quả nhất phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng địa phương góp phần nâng cao đời sống cho từng hộ nông dân, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Giáo trình được chia làm 3 bài. Gồm có: Bài 1: Giới thiệu chung về khuyến nông lâm Bài 2: Cách tiếp cận và phương pháp khuyến nông lâm Bài 3: Phát triển công nghệ có sự tham gia PTD Giáo trình này phục vụ chủ yếu cho đối tượng là các khuyến nông viên cấp cơ sở. Tuy nhiên, nó cũng là tài liệu tham khảo tốt cho các cán bộ khuyến nông khuyến lâm, các cán bộ dự án và các nhà làm công tác nghiên cứu trong lĩnh vực này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng của tập thể tác giả và được sự quan tâm, tư vấn của rất nhiều cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước, với khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế, giáo trình này chắc chắn còn nhiều thiếu sót và khiếm khuyết. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quí độc giả. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Đặng Minh Tuấn Thạc sỹ (chủ biên) 2. Trần Quang Minh Kỹ sư 3. Hà Thị Minh Thu Thạc sỹ 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 4 Bài 1: Giới thiệu chung về khuyến nông lâm 8 Mục Tiêu: 8 A. Nội dung: 8 1. Định nghĩa, mục tiêu, nguyên tắc, vai trò và chức năng của khuyến nông lâm 8 1.1. Sự hình thành và phát triển của khuyến nông lâm 8 1.2. Định nghĩa 10 1.3. Mục tiêu của khuyến nông lâm 10 1.4. Vai trò và chức năng của Khuyến nông lâm 10 1.4.1. Vai trò của Khuyến nông lâm 10 1.4.2. Chức năng của Khuyến nông lâm 12 1.5. Nguyên tắc hoạt động của Khuyến nông lâm 13 2. Vai trò của cán bộ Khuyến nông lâm và giới trong KNKL 13 2.1. Vai trò của cán bộ khuyến nông khuyến lâm 13 2.2. Kiến thức, năng lực và phẩm chất cá nhân 14 2.2.1. Kiến Thức 14 2.2.2. Năng lực 15 2.2.3. Phẩm chất cá nhân 16 2.3. Giới trong Khuyến nông lâm 16 3. Khuyến nông lâm ở Việt Nam 19 3.1. Quá trình hình thành và phát triển 19 3.2. Chính sách khuyến nông lâm 21 3.2.1. Chính sách tài chính 21 3.2.2. Xã hội hóa công tác (hoạt động) khuyến nông lâm 22 3.3. Các hoạt động Khuyến nông lâm ở Việt Nam 23 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 23 C. Ghi nhớ 24 Bài 2: Cách tiếp cận và phương pháp khuyến nông lâm 25 Mục tiêu: 25 A. Nội dung: 25 1. Các cách tiếp cận trong khuyến nông lâm 25 1.1. Tiếp cận từ trên xuống 25 1.1.1. Mô hình chuyển giao 25 5 1.1.2. Mô hình trình diễn 26 1.2. Tiếp cận từ dưới lên 27 1.2.1. Khuyến nông lan rộng 27 1.2.2. Phát triển công nghệ có sự tham gia 28 2. Các phương pháp khuyến nông lâm 28 2.1. Phương pháp cá nhân 28 2.1.1. Cán bộ khuyến nông lâm đến thăm hộ nông dân 29 2.1.2. Nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông lâm 30 2.1.3. Gửi thư riêng 31 2.1.4. Gọi điện 31 2.2. Phương pháp hoạt động nhóm 32 2.2.1. Hội họp 33 2.2.2. Trình diễn 35 2.2.3. Hội thảo đầu bờ 36 2.2.4. Thăm quan 37 2.3. Phương pháp thông tin đại chúng 38 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 40 C. Ghi nhớ 40 Bài 3: Phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD) 41 Mục tiêu: 41 A. Nội dung: 41 1. Phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD) và các tên gọi khác 41 2. Đặc điểm chủ yếu của phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD) 41 3. Các bước của phát triển công nghệ có sự tham gia( PTD) 41 4. Vai trò cán bộ khuyến nông trong phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD) 43 5. Xác định trở ngại, nhu cầu 44 5.1. Cộng đồng không đồng nhất 44 5.2. Khác biệt về kinh tế. 44 5.3. Khác biệt về giới 45 5.4. Khác biệt về tuổi tác. 46 5.5. Khác biệt về sở thích 46 5.6. Các lý do dẫn tới sự khác biệt: 46 6. Tiến trình phát triển công nghệ có sự tham gia 47 6.1. Xác định các trở ngại/ nhu cầu 47 6.2. Xác định giải pháp ý tưởng mới 47 6 6.3. Thử nghiệm giải pháp ý tưởng mới 49 6.3.1. Thí nghiệm của nông dân 49 6.3.2. So sánh thí nghiệm của nhà khoa học & nông dân 51 6.3.3. Nghiên cứu thí nghiệm hiện tại của nông dân 51 6.3.4. Theo dõi và đánh giá thí nghiệm 54 6.3.5. Phát triển các tiêu chí theo dõi và đánh giá 54 6.3.6. Sử dụng tiêu chí của nông dân để đánh giá 55 6.3.7. Cách gợi ra những tiêu chí của nông dân 55 6.3.8. Thu thập số liệu và ghi chép 56 6.3.9. Đánh giá thí nghiệm 56 6.4. Phổ triển kết quả 57 6.4.1. Quảng bá trong phát triển công nghệ có sự tham gia 57 6.4.2. Quảng bá truyền thống và phát triển công nghệ có sự tham gia 58 6.4.3. Phương tiện nghe - nhìn 58 6.4.4. Tài liệu bướm 59 6.4.5. Tham quan học tập 59 6.4.6. Nông dân - những khuyến nông viên 60 7. Các công cụ hỗ trợ 61 7.1. Phương pháp động não 61 7.2. Phân nhóm 61 7.3. Cây vấn đề 62 7.4. Phỏng vấn bán cấu trúc 62 7.5. Xếp hạng ma trận 63 7.6. Xếp hạng giàu nghèo 63 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 64 C. Ghi nhớ 64 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 65 I. Vị trí tính chất của mô đun: 65 II. Mục tiêu: 65 III. Nội dung mô đun: 65 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 65 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 66 VI. Tài liệu tham khảo 67 7 MÔ ĐUN: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KHUYẾN NÔNG LÂM Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun: Chương trình mô đun nhằm giúp cho người học biết được thế nào là khuyến nông lâm, lịch sử hình thành và phát triển khuyến nông trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hiểu được bộ máy tổ chức quản lý của hệ thống khuyến nông lâm từ trung ương tới cơ sở, sử dụng được các phương pháp khuyến nông linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể. Thông qua mô đun giúp cho người học hiểu rõ hơn về nông thôn, nông nghiệp và nông dân từ đó có thái độ đúng trong công tác khuyến nông lâm. Nội dung mô đun được chia làm ba bài Bài 1: Giới thiệu chung về khuyến nông lâm Bài 2: Cách tiếp cận và phương pháp khuyến nông lâm Bài 3: Phát triển công nghệ có sự tham gia. Trong quá trình giảng dạy và học tập môn học giáo viên nêu vấn đề, người học chủ động lĩnh hội kiến thức và vận dụng ngay vào tình hình thực tế ở địa phương nơi mình sinh sống 8 Bài 1: Giới thiệu chung về khuyến nông lâm Mục Tiêu: - Trình bày được định nghĩa, vai trò, chức năng, nguyên tắc hoạt động, những phẩm chất và kiến thức cần có của người cán bộ khuyến nông lâm. - Mô tả được những điểm cơ bản về thực tiễn hoạt động Khuyến nông lâm ở Việt Nam. - Xác định được vai trò của công tác khuyến nông, có hiểu biết những chính sách của nước ta trong phát triển nông thôn. - Có tinh thần trách nhiệm, chia sẻ kinh nghiệm trong công việc, cộng tác cùng phát triển. A. Nội dung: 1. Định nghĩa, mục tiêu, nguyên tắc, vai trò và chức năng của khuyến nông lâm 1.1. Sự hình thành và phát triển của khuyến nông lâm Năm 1843 ở Bắc Mỹ đã sử dụng những giáo viên lưu động để cải tiến nông nghiệp. Thuật ngữ khuyến nông (Extension) có nguồn gốc từ nước Anh, năm 1866 một số trường đại học đã sử dụng nó nhằm mục tiêu mở rộng giáo dục đến với người dân. Từ năm 1910 tại Mỹ đã có 35 trường đại học có bộ môn khuyến nông và đến năm 1914 tổ chức khuyến nông được chính thức thành lập, có 8861 hội nông dân với 3.050.150 hội viên. Từ 1950 trở đi có nhiều tổ chức khuyến nông được thành lập ở Mỹ La Tinh, Caribê, một số nước châu Á, Úc và châu Phi. Trong những năm gần đây, dân số trên thế giới không ngừng tăng lên theo cấp số nhân. Theo số liệu thống kê năm 1990 là 5 tỷ người, năm 1996 là 5,7 tỷ và đến nay đã hơn 7 tỷ người. Như vậy, việc tất yếu sẽ diễn ra là nhu cầu về lương thực, gỗ xây dựng, củi đun sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay đang có những thay đổi lớn đó là Hình 01: Bác hồ dùng thử máy cấy lúa cải tiến tại Trại thí nghiệm trồng lúa thuộc sở Nông lâm Hà nội (1960) 9 chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế. Đặc biệt với chủ trương giao đất, giao rừng cho hộ dân, nhóm hộ đã dẫn đến hộ là đơn vị kinh tế độc lập. Mặt khác hợp tác xã kiểu cũ ở nông thôn Việt Nam trên thực tế đã không còn tác dụng. Các hộ nông dân rất cần có một tổ chức để làm chỗ dựa, hỗ trợ cho mình trong quá trình sản xuất nông lâm nghiệp. Vai trò của ngành nông lâm nghiệp ngày càng được đề cao, không ngừng hướng đến sản xuất bền vững, chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển nông thôn. Các nhà nông lâm nghiệp làm việc ngày càng gần gũi với các cộng đồng nông thôn để quản lý có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các chương trình phát triển nông thôn miền núi, lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng đang được thực hiện nhiều nơi trên thế giới. Có nhiều lý do giải thích tại sao việc phát triển nông lâm nghiệp cũng như đẩy mạnh hoạt Khuyến nông lâm ở Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng vì:  Áp lực của việc gia tăng dân số  Suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng) và môi trường (khí hậu thay đổi theo chiều hướng bất lợi).  Gia tăng dân số ở các vùng thành thị.  Gia tăng khoảng cách giữa người dân thành thị và nông thôn về mức thu nhập, giáo dục, đời sống và phúc lợi xã hội.  Tiếp cận kiến thức và các kỹ thuật mới là rất khó khăn tại nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.  Tiếp cận các nguồn thông tin về chính sách, luật pháp, thị trường cũng như điều kiện giao thông đi lại là rất hạn chế đối với người dân nông thôn. Trước bối cảnh đó cần thiết phải có những thay đổi về chính sách và môi trường kinh tế, xã hội. Đẩy mạnh phát triển kinh tế để tạo ra nhiều sản phẩm hơn cho toàn xã hội và tiến đến thu hẹp khoảng cách giữa vấn đề nghiên cứu với nhu cầu của người dân. Hình 02: Đặc trưng nông thôn Việt Nam 10 Chính những sự thay đổi này đã và đang đưa các nhà nông lâm nghiệp ở các cấp khác nhau đến với vai trò của nhà khuyến nông khuyến lâm. Để thực hiện được vai trò này có hiệu quả, họ cần được trang bị các kiến thức, kỹ năng và thái độ thích ứng để làm việc với người dân. 1.2. Định nghĩa Khuyến nông lâm là một quá trình trao đổi học hỏi kinh nghiệm, truyền bá kiến thức, đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện cần thiết trong sản xuất nông lâm nghiệp cho nông dân, để họ có đủ khả năng tự giải quyết được những công việc của chính mình, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình và cộng đồng. 1.3. Mục tiêu của khuyến nông lâm Mục tiêu của Khuyến nông lâm:  Làm thay đổi cách đánh giá, nhận thức của nông dân trước những khó khăn trong cuộc sống.  Giúp họ có cái nhìn thực tế và lạc quan hơn đối với mọi vấn đề.  Có được năng lực tự quyết định biện pháp vượt qua những khó khăn.  Khuyến nông lâm thúc đẩy phát triển triển kinh tế nông thôn.  Hướng tới sự phát triển toàn diện của bản thân người nông dân.  Nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn. Trong giai đoạn hiện nay mục tiêu tổng quát của Khuyến nông lâm Việt Nam là thúc đẩy và hỗ trợ sản xuất, nâng cao đời sống người dân nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu của quốc gia và địa phương trong phát triển nông lâm nghiệp, đồng thời bảo tồn được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Để đạt được mục tiêu này, các hoạt động Khuyến nông lâm cần hướng đến:  Chia sẻ kiến thức bản địa với các thông tin kỹ thuật.  Thúc đẩy sự kết nối và trao đổi giữa các cá nhân và cộng đồng.  Thúc đẩy việc xây dựng, tăng cường năng lực của các cá nhân và các nhóm thông qua sự giáo dục bán chính thức.  Thúc đẩy sự phát triển các tổ chức phục vụ cho việc quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, rừng và tiếp cận thị trường.  Kết nối việc lập kế hoạch, thực thi, theo dõi và đánh giá của các cộng đồng nhằm vào hoạt động độc lập của họ.  Giải quyết các vấn đề và quản lý các mâu thuẫn để đi đến việc thống nhất các quyết định. Có các phương pháp Khuyến nông lâm thích hợp cho mỗi tình trạng và nhóm sở thích. 1.4. Vai trò và chức năng của Khuyến nông lâm 1.4.1. Vai trò của Khuyến nông lâm [...]... cộng đồng người dân Kiến thức về đường lối và chính sách của nhà nước: Cán bộ khuyến nông khuyến lâm phải nắm được đường lối, chủ trương và những chính sách cơ bản của nhà nước về phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn  Kiến thức về giáo dục: Do khuyến nông khuyến lâm là một tiến trình giáo dục mà đối tượng là nông dân nên cán bộ khuyến nông khuyến lâm phải biết được các kiến thức về giáo dục học, các... bộ Khuyến nông lâm và giới trong KNKL 2.1 Vai trò của cán bộ khuyến nông khuyến lâm Vai trò của cán bộ Khuyến nông lâm là đem kiến thức đến cho nông dân và 14 giúp họ sử dụng kiến thức đó Cán bộ Khuyến nông lâm được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ này và được trang bị đầy đủ các thông tin và kiến thức kỹ thuật để giúp đỡ nông dân Mặt khác, khi làm công tác khuyến nông khuyến lâm, cán bộ Khuyến nông lâm. .. chất cá nhân 2.2.1 Kiến Thức Một cán bộ khuyến nông khuyến lâm thực thụ cần có kiến thức về bốn lĩnh vực sau:  Kiến thức về mặt kỹ thuật: Cán bộ khuyến nông khuyến lâm phải được đào tạo đầy đủ về các lĩnh vực kỹ thuật nông lâm nghiệp Kiến thức xã hội học và đời sống nông thôn: Cán bộ khuyến nông khuyến lâm phải hiểu được những vấn đề liên quan đến xã hội nhân văn của đời sống 15 nông thôn, chú trọng... nông khuyến lâm 2.1.2 Nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông lâm Người nông dân cũng có lúc đến thăm cơ quan khuyến nông khuyến lâm Sự viếng thăm nay phản ánh mối quan tâm của họ đối với cơ quan khuyến nông khuyến lâm Có những nông dân khi thành công một việc gì đó (nếu thành công đó có sự giúp đỡ của khuyến nông khuyến lâm) cũng sẽ tìm đến cơ quan Khuyến nông lâm để khoe và mong nhận được thêm nhiều... các hoạt động đó 3 Khuyến nông lâm ở Việt Nam 3.1 Quá trình hình thành và phát triển Lược sử hình thành và tổ chức hệ thống khuyến nông lâm ở việt nam Ngày 02 tháng 3 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/NĐ-CP về công tác khuyến nông (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp) Hệ thống khuyến nôngkhuyến ngư Việt nam chính thức hình thành Ở Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Khuyến nông - Khuyến lâm vừa làm nhiệm vụ... người dân nông thôn Hình 04: Tiêu chuẩn người cán bộ khuyến nông lâm thôn bản 2.2.2 Năng lực Năng lực cá nhân phản ánh những kỹ năng tổng hợp mà một cán bộ khuyến nông khuyến lâm cần phải có Năng lực cá nhân cần thiết đối với một cán bộ khuyến nông khuyến lâm là:  Năng lực tổ chức và lập kế hoạch: Cán bộ khuyến nông khuyến lâm phải có khả năng lập kế hoạch các hoạt động khuyến nông khuyến lâm và tổ... của khuyến nông lâm trong phát triển nông thôn 1.4.2 Chức năng của Khuyến nông lâm Chức năng cơ bản của Khuyến nông lâm không những là truyền bá thông tin và huấn luyện nông dân mà còn biến những thông tin, kiến thức được truyền bá, những kỹ năng đã đào tạo thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và đời sống Điều này cho thấy Khuyến nông lâm cần có quan hệ chặt chẽ với điều kiện vật chất của nông. .. chính bản thân mình và không có lòng quyết tâm, họ sẽ khó có thể làm tốt vai trò của một cán bộ khuyến nông khuyến lâm Những yêu cầu về kiến thức, năng lực và phẩm chất cá nhân chúng ta thấy khuyến nông khuyến lâm là một công việc khó khăn và đòi hỏi rất cao Đó cũng là một hướng dẫn cần thiết khi tuyển lựa và đào tạo cán bộ khuyến nông khuyến lâm để phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông lâm nghiệp và nông. .. nhà chuyên môn nghiên cứu  Chuyển giao cho nông dân áp dụng và triển khai trên diện rộng Hạn chế:  Mang tính áp đặt  Không căn cứ vào nhu cầu của dân  Cán bộ khuyến nông lâm coi khuyến nông lâm là một quá trình giảng dạy một chiều cho nông dân,  Mang tính chất truyền bá kiến thức hơn là một quá trình học hỏi và cùng phát triển với nông dân Thực tế nhận thấy có các hình thức Khuyến nông lâm ở nước... Các phương pháp khuyến nông lâm Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, cán bộ Khuyến nông lâm cần phải có phương pháp phù hợp Các phương pháp Khuyến nông lâm được chia làm ba nhóm dựa trên phương thức tác động giữa các bộ Khuyến nông lâm với nông dân 2.1 Phương pháp cá nhân Phương pháp tiếp xúc cá nhân là phương pháp mà người cán bộ Khuyến nông lâm tiếp xúc trực tiếp với từng cá nhân, hộ nông dân để trao . kiến thức và kỹ năng cơ bản có hệ thống cho khuyến nông lâm cơ sở trở nên cần thiết và cấp bách. Chương trình mô đun Kiến thức cơ bản về khuyến Nông lâm nhằm góp phần trang bị cho khuyến nông. 7 MÔ ĐUN: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KHUYẾN NÔNG LÂM Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun: Chương trình mô đun nhằm giúp cho người học biết được thế nào là khuyến nông lâm, lịch sử hình. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KHUYẾN NÔNG LÂM MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: KHUYẾN NÔNG LÂM Trình độ: Sơ cấp nghề

Ngày đăng: 24/06/2015, 21:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI GIỚI THIỆU

  • MỤC LỤC

  • Bài 1: Giới thiệu chung về khuyến nông lâm

  • Mục Tiêu:

  • A. Nội dung:

    • 1. Định nghĩa, mục tiêu, nguyên tắc, vai trò và chức năng của khuyến nông lâm

    • 1.1. Sự hình thành và phát triển của khuyến nông lâm

    • 1.2. Định nghĩa

    • 1.3. Mục tiêu của khuyến nông lâm

    • 1.4. Vai trò và chức năng của Khuyến nông lâm

    • 1.4.1. Vai trò của Khuyến nông lâm

    • 1.4.2. Chức năng của Khuyến nông lâm

    • 1.5. Nguyên tắc hoạt động của Khuyến nông lâm

    • 2. Vai trò của cán bộ Khuyến nông lâm và giới trong KNKL

    • 2.1. Vai trò của cán bộ khuyến nông khuyến lâm

    • 2.2. Kiến thức, năng lực và phẩm chất cá nhân

    • 2.2.1. Kiến Thức

    • 2.2.2. Năng lực

    • 2.2.3. Phẩm chất cá nhân

    • 2.3. Giới trong Khuyến nông lâm

    • 3. Khuyến nông lâm ở Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan