1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sinh hoạt sao nhi đồng

37 7,6K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 222,5 KB

Nội dung

HƯỚNG DẪN SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG, LỚP NHI ĐỒNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẶT VẤN ĐỀ Mở đầu Nhi đồng là các em từ 6 đến 8 tuổi, tương đương với lớp 1,2,3 trong các trường tiểu học. Ở lứa tuổi này, thời kỳ ấu thơ của tuổi mẫu giáo đã kết thúc, các em bước vào trường phổ thông. Do chưa ý thức đầy đủ và chưa đủ năng lực để tự quản một tổ chức nên qui mô tập hợp để tiến hành các hoạt động thường xuyên phù hợp với nhi đồng là Sao Nhi đồng. Chương III, Điều 10, 11 Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh ghi rõ: Nhi đồng từ 6 - 8 tuổi, là lớp hậu bị của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Đội TNTP Hồ Chí Minh giúp đỡ nhi đồng thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, bạn tốt và trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh. Liên đội và chi đội có nhiệm vụ phụ trách và phân công đội viên hướng dẫn nhi đồng sinh hoạt, học tập, vui chơi, theo chương trình dự bị rèn luyện đội viên, mỗi Sao nhi đồng có số lượng tối thiểu là 5 em, trong đó có 1 trưởng Sao. Mục tiêu Sau khi học xong, học viên phải đạt được những yêu cầu sau: - Hiểu rõ các quy định về Nhi đồng, Sao Nhi đồng và Lớp Nhi đồng. - Nắm vững quy trình, thủ tục sinh hoạt Sao Nhi đồng, Lớp Nhi đồng. - Thiết kế, thực hành được sinh hoạt Sao, lớp nhi đồng theo chủ điểm. Khái quát về nội dung 1. Một số quy định về Sao Nhi đồng, Lớp Nhi đồng. 2. Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt Sao Nhi đồng, Lớp nhi đồng. 3. Sinh hoạt Sao Nhi đồng, Lớp Nhi đồng theo chủ điểm. 4. Gợi ý một số mô hình sinh hoạt Sao nhi đồng, Lớp Nhi đồng theo chủ điểm NỘI DUNG I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ SAO NHI ĐỒNG, LỚP NHI ĐỒNG 1. Sao Nhi đồng Ở đâu có nhi đồng và tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh thì ở đó phải thành lập các Sao Nhi đồng. Tổ chức cơ sở của Đội được thành lập ở trường học, trên địa bàn dân cư thì các Sao Nhi đồng cũng được thành lập trong trường học và trên địa bàn dân cư. Các Sao đều phải được sự giúp đỡ của chi đội để tổ chức hướng dẫn nhi đồng hoạt động theo chương trình dự bị đội viên. Mỗi Sao nhi đồng có số lượng tối thiểu 5 em, trong đó có một trưởng sao (Phần II, mục V phần hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh năm 2003 quy định). Các em trong Sao thường ngồi chung một bàn hoặc bên cạnh nhau, cư trú gần nhà nhau, có điều kiện giúp đỡ nhau học tập, sinh hoạt và cùng vui chơi. Trưởng Sao là nhi đồng do các em bầu dưới sự hướng dẫn của Phụ trách Sao. Mỗi Sao có một tên gọi. Tên Sao do các em tự chọn, có sự gợi ý của Phụ trách Sao. Tên Sao thường gắn với những đức tính tốt mà các em phấn đấu như: "Sao Chăm chỉ", "Sao Vui vẻ", "Sao Dũng cảm", "Sao Học tốt","Sao Sạch sẽ" Mỗi tuần các Sao sinh hoạt ít nhất là một lần dưới sự hướng dẫn của Phụ trách Sao. Phụ trách Sao là các em đội viên, do chi đội chọn cử và phân công giúp đỡ các em. Mỗi Sao nhi đồng do một chi đội giúp đỡ, đỡ đầu, cử, chọn đội viên phụ trách và tổ chức hoạt động cho các em. 2. Lớp Nhi đồng Trong các trường tiểu học, các Sao Nhi đồng cùng sinh hoạt trong một lớp - gọi là lớp nhi đồng. Mỗi lớp nhi đồng có một chi đội TNTP Hồ Chí Minh giúp đỡ. Giáo viên chủ nhiệm của lớp nhi đồng chính là phụ trách nhi đồng của lớp mình. Phụ trách lớp nhi đồng có trách nhiệm giúp đỡ các phụ trách Sao, trưởng Sao và tổ chức cho các Sao lớp mình hoạt động. 3. Các nghi lễ, thủ tục đối với Sao Nhi đồng 3.1. Lễ chọn đặt tên sao Khi các em nhi đồng vào năm học mới được một hoặc hai tuần thì tiến hành chọn tên Sao và bầu trưởng Sao. Việc chọn đặt tên Sao có thể được tiến hành trước ngày Lễ công nhận Sao nhi đồng. Các bước tiến hành: * Bước 1: Công tác chuẩn bị - Phụ trách lớp nhi đồng căn dặn các em chuẩn bị trang phục - Hướng dẫn nhi đồng sắp xếp đội hình. - Đội viên chi đội đỡ đầu (Phụ trách Sao) hướng dẫn nhi đồng chuẩn bị một số bài hát, múa, câu chuyện, trò chơi của nhi đồng và lời hứa của nhi đồng. * Bước 2: Diễn biến của buổi Lễ - Giáo viên chủ nhiệm (Phụ trách nhi đồng) giới thiệu chi đội đỡ đầu. - Đại diện đội viên chi đội đỡ đầu giới thiệu các đội viên được cử đến phụ trách các Sao nhi đồng. - Phụ trách Sao nêu lí do, ý nghĩa phải chọn đặt tên Sao, mỗi Sao nhi đồng phải có một tên riêng để phân biệt với các Sao khác. - Phụ trách Sao cho các em suy nghĩ, bàn bạc và giơ tay biểu quyết chọn một đức tính tốt làm tên Sao của mình. - Phụ trách Sao phân tích để các em hiểu rõ ý nghĩa của tên Sao và nhắc các em quyết tâm phấn đấu rèn luyện để xứng đáng với tên Sao của mình. - Đặt tên Sao, phụ trách Sao tổ chức sinh hoạt vui chơi, múa hát tập thể hoặc kể cho các em một câu chuyện vui. * Bước 3: Nhắc nhở - Dặn dò: Phụ trách Sao căn dặn các em ôn lại một số bài hát, múa và chuẩn bị một số công việc cho kỳ sinh hoạt sau. 3.2. Lễ công nhận Sao nhi đồng Nhi đồng lớp một sau khi đến trường một vài tuần, làm quen với môi trường học tập, sinh hoạt thì làm lễ công nhận Sao. Lễ công nhận Sao là hoạt động tập thể mang tính cộng đồng đầu tiên trong đời của các em. Vì vậy, buổi lễ cần được chuẩn bị chu đáo, trang trọng để gây ấn tượng sâu sắc đối với các em. - Đối với chi đội đỡ đầu: + Chi đội đỡ đầu cử những đội viên tích cực làm Phụ trách Sao đến từng tổ, nhóm học tập để làm quen, tìm hiểu, giúp đỡ, hướng dẫn các em nhi đồng một số bài hát, múa, trò chơi + Tập một số bài hát truyền thống như: Nhanh bước nhanh nhi đồng (Sáng tác: Phong Nhã); Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh (Sáng tác: Phong Nhã); Sao vui của em (Sáng tác: Lê Minh Cường)… + Hướng dẫn các em trang trí, lập danh sách các em ở từng Sao, hướng dẫn các em chuẩn bị trang phục gọn gàng, sạch sẽ trong ngày lễ, mời đại biểu tham dự… + Chi đội đỡ đầu phân công đội viên điều khiển buổi lễ. - Đối với các em nhi đồng: + Học thuộc lời hứa của nhi đồng và các bài hát truyền thống đã được hướng dẫn,… + Trang phục sạch sẽ, gọn gàng. - Diễn biến buổi lễ: TG Nội dung Hình thức 5` 1. ổn định tổ chức: - Phụ trách Sao cho nhi đồng hát một số bài hát tập thể 3` 2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: Được sự giúp đỡ của Chi đội lớp (tên lớp) các em nhi đồng (tên lớp) đã được chuẩn bị tốt để đón mừng ngày lễ công nhận Sao. Hôm nay (nêu ngày, tháng, năm) chúng ta làm lễ công nhận Sao nhi đồng. Tới dự buổi lễ trọng thể này có các đại biểu (nêu tên từng đại biểu). - Đại diện Chi đội đỡ đầu điều hành; Nhi đồng nghe, vỗ tay chào mừng 2` 3. Hát bài hát truyền thống của nhi đồng: Hôm nay thực sự là ngày hội của tất cả chúng ta, đề nghị các vị đại biểu , các bạn và các nhi đồng đứng lên hát bài hát truyền thống của nhi đồng - Người điều khiển bắt nhịp bài hát “Nhanh bước nhanh nhi đồng” - Hát xong đề nghị các vị đại biểu, các bạn và các em nhi đồng ngồi xuống. 10` 4. Đọc quyết định công nhận Sao nhi đồng: - Đại diện chi đội đọc danh sách nhi đồng từng Sao (nêu tên Sao) - Khi đọc đến tên mình, từng em nhi đồng nhanh chóng đi lên xếp hàng (quay mặt xuống phía dưới). - Đọc hết danh sách một Sao thì giới thiệu họ và tên đội viên làm phụ trách Sao đó. Đồng thời mời đại biểu lên gắn hoa hoặc biểu trưng cho nhi đồng. Sau đó cho các em về vị trí ngồi và đọc danh sách Sao tiếp theo cho đến hết… 3` 5. Đại biểu phát biểu ý kiến: - Thày (cô) giáo chủ nhiệm lên phát biểu ý kiến và căn dặn các em. 5` 6. Đại diện Nhi đồng lên đọc cảm tưởng và đọc lời hứa của nhi đồng: “Vâng lời Bác Hồ dạy Em xin hứa sẵn sàng Là con ngoan trò giỏi Cháu Bác Hồ kính yêu”. - Đại diện nhi đồng đọc cảm tưởng; lớp nhi đồng đọc đồng thanh lời ghi nhớ. 3` 7. Đại diện hội cha mẹ học sinh phát biểu (nếu có) 15` 8. Kết thúc buổi lễ - Sinh hoạt tập thể - Người điều khiển tuyên bố kết thúc buổi lễ. Phụ trách Sao tổ chức cho nhi đồng vui chơi, sinh hoạt (múa, hát, trò chơi,…) 3.3. Bầu trưởng sao nhi đồng Khi đã chọn, đặt tên và công nhận Sao nhi đồng, để tổ chức hoạt động Sao mang lại hiệu quả cao cẩn có trưởng Sao nhi đồng. Trưởng Sao do các bạn trong Sao bầu ra để điều khiển, đôn đốc các hoạt động của Sao, Trưởng Sao cũng có thể được cử theo hình thức luân phiên để các em tự quản, tổ chức và đôn đốc các công việc của Sao, Phụ trách Sao là người hướng dẫn các em trong quá trình bầu trưởng Sao. Diễn biến chương trình: TG Nội dung Hình thức 2` 1. Nêu lý do cần thiết phải bầu trưởng Sao - Phụ trách Sao nêu lý do cần thiết phải bầu trưởng Sao 3` 2. Nêu tiêu chuẩn của một trưởng Sao - Phụ trách Sao nêu một số tiêu chuẩn cụ thể của một trưởng Sao như: Chăm ngoan, mạnh dạn, có học lực từ khá trở lên, có khả năng hát, múa, kể chuyện và được các bạn yêu mến 5` 3. Giới thiệu và bình chọn trưởng Sao - Phụ trách Sao hướng dẫn các em bầu trưởng Sao và cho các em biết là các em sẽ luân phiên làm trưởng Sao. Vì vậy, các em cần cố gắng để đạt được những tiêu chuẩn nêu trên. - Nếu các em còn rụt rè thì phụ trách Sao gợi ý một em được dự kiến và đề nghị các em giơ tay biểu quyết. 15` 4. Sinh hoạt văn nghệ - vui chơi - Bầu trưởng Sao xong, phụ trách Sao tổ chức cho các em sinh hoạt: múa, hát, trò chơi,… II. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG, LỚP NHI ĐỒNG 1. Sinh hoạt Sao Nhi đồng Sinh hoạt Sao nhi đồng là hoạt động giáo dục thường xuyên, định kỳ theo phương châm “ học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy, chương trình sinh hoạt phải được chuẩn bị, sắp xếp hợp lý về nội dung, diễn biến, thời gian. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của Phụ trách Sao. Chất lượng của một cuộc sinh hoạt Sao phụ thuộc rất nhiều vào sự kết hợp khéo léo giữa mục đích, yêu cầu, nội dung giáo dục với việc lựa chọn các phương pháp, hình thức hoạt động sinh động, phù hợp với đặc điểm tâm lý các em. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương mà phụ trách Đội, phụ trách Sao xây dựng lịch sinh hoạt Sao phù hợp. 1.1. Nội dung - yêu cầu: - Nội dung sinh hoạt Sao phải cụ thể, tránh ôm đồm, kéo dài, làm cho nhi đồng căng thẳng mệt mỏi, không ghi nhớ hết được công việc, hiệu quả giáo dục không cao. Trong mỗi buổi sinh hoạt nên chọn một nội dung cụ thể theo từng chủ điểm. Ví dụ: Chủ điểm "An toàn giao thông" qua buổi sinh hoạt cần ghi nhớ cho nhi đồng: Khi đi bộ phải đi bên phải đường, ở mép đường, đi đúng phần đường dành cho người đi bộ. Không đi hàng hai, hàng ba; Không chạy nhảy, nô đùa. Khi đi đến ngã ba, ngã tư đường chú ý đèn báo hiệu hoặc chú công an chỉ đường. Đi trên vạch sơn dành cho người đi ngang qua đường. Khi gặp đèn đỏ phải dừng lại, khi gặp đèn xanh được đi tiếp, khi gặp tín hiệu đèn vàng báo hiệu chuẩn bị đi được, đèn vàng nhấp nháy: được tiếp tục đi nhưng phải quan sát. - Chương trình dự bị đội viên đã được xây dựng thành 6 chủ điểm phù hợp với từng đối tượng nhi đồng lớp 1, lớp 2 và lớp 3. Nội dung rèn luyện được nhắc lại và nâng cao dần theo từng độ tuổi. Do đó, sinh hoạt Sao của mỗi đối tượng nhi đồng phải được xây dựng và sắp xếp hợp lý về nội dung, phù hợp với thực tế. - Các buổi sinh hoạt Sao phải luôn tạo được không khí vui tươi, sinh động, hấp dẫn, thu hút các em tích cực tham gia và gắn bó với hoạt động Sao. - Trong khi tổ chức sinh hoạt, phụ trách Sao phải đối xử thương yêu, công bằng với tất cả các em, thưởng, phạt một cách công minh, khách quan. 1.2 Hình thức sinh hoạt: - Hình thức sinh hoạt phải sinh động, phong phú, luôn luôn mới mẻ, tạo sự hấp dẫn hứng thú trong nhi đồng như: tổ chức cho các em chơi trò chơi, hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, diễn kịch… - Hình thức sinh hoạt phải được chọn lọc cho phù hợp để giáo dục nhi đồng. Không nên sử dụng tất cả các hình thức hay chỉ một hình thức nào đó trong một buổi sinh hoạt. Ví dụ: Chủ điểm "An toàn giao thông" nên sử dụng hình thức hát, trò chơi, đọc thơ. Sau khi đọc thơ, chơi trò chơi, phụ trách Sao nên dành thời gian phân tích khắc sâu những điều cần ghi nhớ cho nhi đồng. 1.3 Thời gian sinh hoạt: Mỗi chủ điểm rèn luyện trong 1 tháng với 2 đến 3 buổi sinh hoạt Sao riêng, mỗi buổi 30 phút và 1 buổi sinh hoạt chung các Sao trong lớp để sơ kết chủ điểm rèn luyện trong tháng. 1.4 Kiểm tra - đánh giá kết quả: - Sau khi rèn luyện xong một chủ điểm, phụ trách Sao ghi ý kiến nhận xét vào sổ tay của nhi đồng; phụ trách nhi đồng xếp loại. - Kết thúc năm học, căn cứ vào kết quả rèn luyện, phụ trách nhi đồng lập danh sách đề nghị Ban chỉ huy Liên đội công nhận nhi đồng đã hoàn thành chương trình rèn luyện dự bị đội viên theo độ tuổi. 1.5 Quy trình tổ chức một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng: Thông thường một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng được tiến hành theo 4 bước: * Bước 1: Ổn định tổ chức, điểm số báo cáo - Tập hợp Sao theo hàng dọc, hàng ngang hoặc vòng tròn - Điểm danh, trưởng Sao báo cáo số nhi đồng có mặt, vắng mặt (nêu rõ lý do), kiểm tra vệ sinh. - Phụ trách Sao cho các em hát bài hát truyền thống: “Nhanh bước nhanh nhi đồng”, đọc lời hứa của nhi đồng (người điều khiển hô dõng dạc từng lời ghi nhớ của nhi đồng để các em hô theo). Sau đó hát 1 số bài hát tập thể. * Bước 2: Kiểm tra việc thực hiện thi đua, khen, chê, nhắc nhở. - Phụ trách Sao kiểm tra việc thực hiện thi đua của các em trong tuần vừa qua; động viên, khen thưởng những em đạt kết quả tốt, nhắc nhở, động viên những em còn yếu, rụt rè - Nhận xét hoạt động của từng em trong Sao tuần qua. Do phụ trách Sao chủ yếu là đội viên lớp 3, lớp 4, còn nhỏ nên chưa có khả năng ghi chép và tổng hợp còn hạn chế. Vì vậy, có thể dùng mẫu in sẵn cho các buổi sinh hoạt. Ví dụ: Hoạt động của Sao Chăm chỉ tuần 1 TT Họ và tên Vệ sinh Học tập Lao động Giúp đỡ gia đình Hoạt động Khen Nhắc nhở 1 Nguyễn Văn A Tốt 9-10 Tốt TB Tốt - Học tập - Lao động -Hoạt động Giúp đỡ gia đình Đánh giá nhận xét chung toàn Sao + Khen: + Chê: * Bước 3: Nội dung sinh hoạt - Thực hiện chủ điểm Phần TT Nội dung Hình thức thể hiện Đội hình Thời gian Ghi chú Mở đầu 1 2 Phát triển 3 4 4 5 6 7 Ghi nhớ 8 9 - Phụ trách Sao có thể chọn 1 số hình thức sau để sinh hoạt: Trò chơi, hát, múa, đóng kịch, đọc thơ, kể chuyện, rèn luyện kỹ năng, nghi thức, xếp hình, cắt dán thủ công… * Bước 4: Củng cố - dặn dò: - Phụ trách Sao nhận xét buổi sinh hoạt: Tinh thần, thái độ của các em tham gia sinh hoạt ra sao? - Dặn dò chuẩn bị cho buổi sinh hoạt lần sau. 2. Sinh hoạt Lớp Nhi đồng: [...]... công nhi m vụ cụ thể cho các Sao chuẩn bị những nội dung sinh hoạt tháng tiếp theo 3 Sinh hoạt Sao Nhi đồng tự quản: 3.1 Sự ra đời của Sao Nhi đồng tự quản Sinh hoạt Sao Nhi đồng tự quản là sinh hoạt các Sao Nhi đồng của khối lớp 3 do các em tự tổ chức sinh hoạt với nhau dưới sự hướng dẫn của phụ trách nhi đồng (giáo viên chủ nhi m lớp) Sự ra đời của Sao Nhi đồng tự quản xuất phát từ thực tiễn hoạt. .. vấn đề nhi đồng lớp 3 tự tổ chức sinh hoạt Sao, gọi là Sao nhi đồng tự quản 3.2 Nội dung và phương thức hoạt động của Sao nhi đồng tự quản: - Hình thức sinh hoạt Sao nhi đồng tự quản theo chủ điểm 12 tháng trong năm như khối lớp 1, lớp 2 song yêu cầu về nội dung và hình thức sinh hoạt ở mức độ cao hơn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em - Chương trình sinh hoạt lớp nhi đồng và Sao nhi đồng. .. múa hát bài: “Năm cánh Sao vui” nhé Nữ: Buổi sinh hoạt lớp nhi đồng 3A đến đây là kết thúc, chúng em xin kính chúc thầy chủ nhi m mạnh khoẻ Chúc các Sao thi đua đạt danh hiệu Sao nhi đồng chăm ngoan , học giỏi, đoàn kết KẾT LUẬN Sinh hoạt Sao Nhi đồng, Lớp Nhi đồng là hoạt động giáo dục thường xuyên, định kỳ theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” Vì vậy, chương trình sinh hoạt phải được chuẩn bị,... SỐ MÔ HÌNH SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG, LỚP NHI ĐỒNG THEO CHỦ ĐIỂM 1 Chương trình sinh hoạt Sao Nhi đồng Chủ điểm “Cháu ngoan Bác Hồ” 1.1 Mục đích, yêu cầu - Giúp nhi đồng hiểu rõ về thân thế, sự nghiệp của Bác Hồ, về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi, từ đó biết phấn đấu học tập, rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ - Giúp nhi đồng làm quen với hoạt động tập... thắng" PTS: Buổi sinh hoạt Sao của chúng ta kết thúc rồi Anh chào các em! NĐ: Chúng em chào anh ạ! 2 Chương trình sinh hoạt Sao Nhi đồng tự quản lớp 3 Chủ điểm: Môi trường xanh - sạch - đẹp 2.1 Mục đích yêu cầu - Thông qua buổi sinh hoạt giúp nhi đồng hiểu và biết cách giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp - Buổi sinh hoạt vui vẻ, hấp dẫn 2.2 Chương trình sinh hoạt Bước 1: Tập hợp Sao - điểm danh... chung như ở các lớp, các Sao nhi đồng khối 1 và 2 Điểm khác nhau là sinh hoạt Sao nhi đồng tự quản lớp 3 do trưởng Sao điều hành - Nội dung sinh hoạt: Yêu cầu cao hơn nhi đồng lớp 1, lớp 2 và hướng dẫn cho các em có hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh và phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh - Nội dung hoạt động tự quản của Sao nhi đồng lớp 3: + Hoạt động múa , hát, trò... thống của trường - Ôn và học thuộc lời ghi nhớ của nhi đồng - Chia Sao, nhận Sao, nhận anh chị Phụ trách Sao, Sao của chúng mình - Tổ chức hoạt động "chọn đặt tên Sao" và "lcông nhận Sao" cho nhi đồng lớp 1 - Lao động vệ sinh làm đẹp trường lớp (trang trí phòng học) 10 Tháng 10: Người học sinh tốt, là nhi đồng ngoan 10.1 Mục đích - Nhằm giáo dục nhi đồng nề nếp, thói quen, tình cảm cũng như thái độ... PTS và nhi đồng Vòng cùng múa hát tròn 6’ PTS hỏi, nhi đồng trả lời 2’ Hoặc chuyện “Chiếc vòng bạc” PTS hỏi nhi đồng trả lời Chữ U 2’ Hoặc bài “Bác Hồ - người cho em tất cả” Bước 4: Nhận xét - Nhận xét buổi sinh hoạt và dặn dò nhi đồng buổi sinh hoạt sau mang bút màu giấy màu để tập vẽ tranh, xé dán tranh - Múa hát tập thể “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” 1.3 Lời dẫn chương trình sinh hoạt Sao Nhi đồng chủ... nhi đồng lớp 3 thực chất là trưởng Sao, do các bạn trong Sao tín nhi m bầu ra - Khi xưng hô với nhau giữa phụ trách Sao và các bạn trong Sao nên dùng các đại từ như: tôi, bạn, các bạn, chúng ta III SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG, LỚP NHI ĐỒNG THEO CHỦ ĐIỂM Tuỳ theo yêu cầu của từng năm học và chủ đề hoạt động của Đội mà đưa ra chủ điểm sinh hoạt của nhi đồng Có thể tiến hành theo các chủ điểm sau: 1 Tháng 1:... Phần thưởng các Sao + Lớp học sạch sẽ có trang trí 3.3 Lời dẫn chương trình sinh hoạt lớp nhi đồng chủ điểm: Kính thầy - mến bạn Nữ: Chúng em xin trân trọng kính mời thầy cô giáo chủ nhi m đến dự sinh hoạt lớp nhi đồng 3A Nam: Xin kính mời thầy giáo và các bạn chuẩn bị làm lễ chào cờ… Nghiêm! Chào cờ! Chào! Nhi đồng ca! (Tất cả hát bài: “Nhanh ước nhanh nhi đồng ) Hô: “Lời ghi nhớ của nhi đồng Đáp: “ . Lớp nhi đồng. 3. Sinh hoạt Sao Nhi đồng, Lớp Nhi đồng theo chủ điểm. 4. Gợi ý một số mô hình sinh hoạt Sao nhi đồng, Lớp Nhi đồng theo chủ điểm NỘI DUNG I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ SAO NHI ĐỒNG, LỚP NHI. bị những nội dung sinh hoạt tháng tiếp theo. 3. Sinh hoạt Sao Nhi đồng tự quản: 3.1. Sự ra đời của Sao Nhi đồng tự quản Sinh hoạt Sao Nhi đồng tự quản là sinh hoạt các Sao Nhi đồng của khối lớp. em sinh hoạt: múa, hát, trò chơi,… II. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG, LỚP NHI ĐỒNG 1. Sinh hoạt Sao Nhi đồng Sinh hoạt Sao nhi đồng là hoạt động giáo dục thường xuyên, định kỳ theo

Ngày đăng: 24/06/2015, 17:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w