Vậy uy tín của người lãnh đạo là quyền uy, sự ảnh hưởng, tác động của chủ thể lãnh đạo, quản lý đối với khách thể bị lãnh đạo, quản lý và được sự thừa nhận, tín nhiệm họ.. Chủ tịch Hồ Ch
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, đội ngũ cán bộ lãnhđạo, quản lý luôn giữ vai trò hết sức quan trọng Họ là những người được Đảng,Nhà nước và nhân dân tin tưởng, trao cho chức vụ, quyền hạn, với trọng tráchthay mặt nhân dân điều hành việc thực hiện các chủ trương, chính sách, cácnhiệm vụ xây dựng đất nước Bởi vậy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải lànhững người có tâm huyết, có năng lực nghiệp vụ, trình độ lí luận chính trị cao.Đặc biệt phải có uy tín, có phẩm chất đạo đức cách mạng để xứng đáng là ngườicầm lái, đứng mũi chịu sào
Uy tín là một vấn đề trung tâm, một phạm trù cơ bản và quan trọng củatâm lý học lãnh đạo, quản lý Trong lịch sử xã hội loài người, uy tín xuất hiện vàphát huy tác dụng cùng với mối quan hệ giữa con người với con người, giữalãnh đạo, quản lý, người cầm quyền, với người bị lãnh đạo, quản lý, người dướiquyền Uy tín được xem xét và đánh giá như một hiện tượng tâm lý xã hội đặcbiệt, phản ánh thực chất các mối quan hệ đó Trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý,
uy tín trở thành một tiêu chuẩn có tính tổng hợp quan trọng bậc nhất của ngườilãnh đạo, quản lý Nếu thiếu uy tín, uy tín thấp hoặc mất uy tín thì không thểlãnh đạo, quản lý có hiệu quả
Hiện nay tình trạng giảm sút và mất uy tín ở một bộ phận không nhỏcán bộ lãnh đạo, quản lý đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của tổ chứcĐảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân Như Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI của Đảng ta đã nhận định: “Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạytội, chạy bằng cấp, huân chương chưa được khắc phục”[4, tr.174] Việc củng
cố và nâng cao uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp các ngành trởthành một yêu cầu quan trọng, một nhiệm vụ bức thiết không chỉ đối với tổchức lãnh đạo, quản lý mà còn là yêu cầu và nhiệm vụ hàng đầu của chínhmỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý
Trang 2Vì vậy, việc nghiên cứu về người lãnh đạo, quản lý, hiểu rõ bản chấtcủa uy tín, các yếu tố hợp thành uy tín, các điều kiện và biện pháp cần thiết
để gây dựng, củng cố, nâng cao uy tín người lãnh đạo, quản lý hiện nay làmột yêu cầu cấp bách trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,quản lý nhằm đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, thực hiện được mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
lý xã hội, một loại quan hệ đặc thù của con người
Thuật ngữ “Uy tín” được nghiên cứu, tiếp cận ở nhiều góc độ khácnhau: có nguồn ngốc từ tiếng La tinh Autortas – nghĩa là ảnh hưởng, quyền
uy và sự thừa nhận…
Uy tín là một hiện tượng xã hội đặc biệt, phản ánh mối quan hệ của conngười Uy tín là sự kết hợp cả uy và tín Là quyền uy của chủ thể và sự tínnhiệm của khách thể
Vậy uy tín của người lãnh đạo là quyền uy, sự ảnh hưởng, tác động của
chủ thể lãnh đạo, quản lý đối với khách thể bị lãnh đạo, quản lý và được sự thừa nhận, tín nhiệm họ.
Sự ảnh hưởng, thừa nhận ở đây được thể hiện thông qua sự tiếp nhận, tínnhiệm bằng nhận thức, trí tuệ tạo thành niềm tin và sức mạnh của ý chí Đóđược gọi là uy tín đích thực, thuần khiết, uy tín thực chất không pha sự miễncưỡng và giả tạo của chủ thể có uy tín
Trang 3Uy tín là một vấn đề phức tạp, còn nhiều bàn luận Thông qua các quanđiểm cơ bản có tính chất phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtương Hồ Chí Minh về những vấn đề thuộc về uy tín, càng thấy rõ hơn vai tròcủa uy tín trong việc xây dựng và quản lý xã hội.
Ph Ăngghen viết: “chúng ta vừa thấy được rằng một mặt, một uy quyềnnhất định, không kể uy quyền đó được tạo dựng bằng cách nào, và mặt khác một
sự phùng tùng nhất định đều là những điều kiện trong bất cứ tổ chức xã hội nào,cũng đều do những điều kiện vật chất trong đó tiến hành sản xuất và lưu thôngsản phẩm làm cho trở thành tất yếu đối với chúng ta.”[1, tr.421]
Ph Ăngghen giải thích rõ thêm: “Quyền uy nói ở đây là ý chí của ngườikhác mà người ta buộc chúng ta phải tiếp thu” [1, tr.418] Mặt khác, “quyền uynhất định lấy sự phục tùng làm tiền đề” Uy quyền phải được xác lập trên cơ sởcủa sự phục tùng và làm theo, phải được mọi người thừa nhận, kính phục và làmtheo, thậm chí đến mức tự nguyện Chúng ta thấy, uy tín bao giờ cũng thuộc vềmột chủ thể nhất định Đó có thể là một cá nhân, một tập thể hay một tổ chứcnào đó Chính chủ thể quyết định uy tín của họ; quyết định về mức độ cũng nhưphạm vi ảnh hưởng tác động, về sức cảm hóa, thuyết phục người khác Uy tíncủa một cán bộ lãnh đạo, quản lý không đơn thuần do uy quyền, hay ý chí chủquan của họ, mà nó còn gồm cả sự tín nhiệm của quần chúng Uy tín của ngườilãnh đạo, quản lý do bản thân của họ quyết định, nhưng không đồng nhất với uyquyền, với uy thế, uy vũ, uy lực, uy danh, tín nhiệm…
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giảiphóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Trong quá trình lãnh đạo cách mạng,người rất coi trọng, quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, đặc biệt là uy tín của ngườicán bộ
Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ có uy tín sẽ được nhân dân yêu mến,quý trọng và hết lòng giúp đỡ, do đó làm việc gì cũng thuận lợi, thành công Uytín của người cán bộ còn là lòng tin của quần chúng đối với phẩm chất, năng lực
Trang 4và các giá trị xã hội của nhân cách người cán bộ đó Người cán bộ có uy tín làngười nói phải đi đôi với làm, biết giữ lời hứa, nói tốt phải làm tốt Bởi vì lờinói, việc làm phản ánh cô đọng nhất toàn bộ những phẩm chất nhân cách ngườicán bộ Chính những phẩm chất này mới có khả năng thu hút, lôi cuốn mọingười và mới tạo được lòng tin với quần chúng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng,
uy tín của người cán bộ không phải tự nhiên có được, nó được hình thành vàphát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trước hết phụ thuộc vào quá trình tudưỡng, rèn luyện về đạo đức, năng lực và khả năng thu phục nhân tâm, xây dựnglòng tin với quần chúng nhân dân của người cán bộ lãnh đạo
Trong mọi hoạt động, người cán bộ phải có đủ đức, đủ tài, phải vừa hồng,vừa chuyên, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, được quần chúng tinyêu Chính những mặt đó đã tạo nên uy tín của người cán bộ đối với quần chúngnhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức cách mạng là cái gốc của ngườicán bộ Theo quan niệm của Người, đạo đức cách mạng được biểu hiện ở nhữngnội dung sau:
Thấm nhuần tư tưởng, quan điểm Mác-xít, đứng vững trên lập trường củagiai cấp công nhân Yêu nước nồng nàn, trung thành với sự nghiệp của Đảng,hết lòng phục vụ nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân và quyết tâmsuốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, phải biết đặt lợi ích của Đảng ratrước, lợi ích cá nhân lại sau, đó là biểu hiện cao nhất của đạo đức cách mạng ởngười cán bộ
Đạo đức cách mạng thể hiện ở tinh thần đoàn kết, kỷ luật nghiêm Đây làcác yếu tố quan trọng giúp người cán bộ có thể tập hợp được năng lực quầnchúng tạo thành sức mạnh to lớn Người luôn phê phán chủ nghĩa cá nhân, tưduy vô kỷ luật Chủ nghĩa cá nhân dễ đưa người cán bộ đến chỗ tự cao, tự đại,cho mình những đặc quyền, đặc lợi,…làm cho người cán bộ dễ tha hoá về đạođức, lối sống Người yêu cầu người cán bộ phải hết sức, hết lòng phục vụ nhândân, kính trọng quyền làm chủ của nhân dân, người cán bộ phải thật thà, ngaythẳng, không dấu dốt, dấu khuyết điểm, phải: Luôn chăm lo đến đời sống quần
Trang 5chúng, phải chí công vô tư và có tinh thần lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ Đó
là đạo đức của người cộng sản
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ cách mạng chỉ có “Đức” thìchưa đủ, muốn hoàn thành nhiệm vụ, có uy tín cao với quần chúng ngoài phẩmchất đạo đức người cán bộ cần phải có cả “Tài” nữa Tài của người cán bộ đượcbiểu hiện ở trình độ lí luận, năng lực hoạt động thực tiễn, gắn với chuyên mônnghề nghiệp mà người cán bộ đang đảm nhiệm
Trình độ lí luận ở người cán bộ cách mạng thể hiện ở trình độ nhận thức vàhiểu biết sâu sắc những tri thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn,những kinh nghiệm đã được đúc rút, khái quát trong hoạt động thực tiễn Trình độ
lí luận ở người cách mạng quan trọng nhất là sự hiểu biết sâu sắc lí luận Chủnghĩa Mác- Lênin Chính chủ nghĩa Mác - Lê nin đã trang bị cho người cán bộ thếgiới quan Mác xít, phương pháp luận khoa học Lí luận phải đi đôi với thực tiễn,nói phải đi đôi với làm Nếu coi thường lí luận người cán bộ sẽ rơi vào chủ nghĩakinh nghiệm, còn nếu coi thường thực tiễn thì lại là lí luận suông
“Tài”của người cán bộ không những biểu hiện ở trình độ lí luận, mà cònbiểu hiện ở năng lực hoạt động thực tiễn gắn với chuyên môn nghiệp vụ mà họđang đảm nhiệm Thể hiện ở trình độ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ xảo chuyênmôn nghiệp vụ, kỹ năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo trong các quá trình xử lý,giải quyết các tình huống thực tế Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến chấtlượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của người cán bộ
Tài trí, năng lực của người cán bộ còn thể hiện ở trình độ chỉ huy, lãnhđạo, quản lý, giáo dục đơn vị, ở khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao, ở trình
độ hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực hoạt động nhưng phải sâu sắc vềchuyên môn nghề nghiệp, ở khả năng tổ chức quản lí cũng như nghệ thuật giáodục, hướng dẫn hoạt động, thuyết phục cảm hoá quần chúng
Uy tín của người cán bộ, dù ở cương vị nào, cao hay thấp cũng đều đượcxây dựng trên cơ sở hai yếu tố cơ bản, quan trọng đó là “ Đức” và “Tài”(đạo đức
Trang 6cách mạng và năng lực chuyên môn nghề nghiệp) Tuy nhiên, để có được uy tíncao với quần chúng xung quanh theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ cầnphải có một số phẩm chất tâm lý nhân cách cần thiết khác Đó là phương pháplàm việc, phong cách lãnh đạo, giao tiếp chân thực, tế nhị Các phẩm chất củangười cán bộ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra là những nhân tố chủ quanthuộc về chủ thể người cán bộ, nó giữ vai trò hết sức quan trọng, quyết định đếnquá trình hình thành, củng cố, nâng cao uy tín của người cán bộ.
Thực chất uy tín là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với conngười, quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo Uy tín là một hiện tượng tâm lý xãhội phản ánh mức độ quyền uy của một chủ thể được tín nhiệm và phục tùng
Uy tín còn là sự thừa nhận chung có ý nghĩa xã hội quyền uy và ảnh hưởng củamột cá nhân, một nhóm hay một thiết chế xã hội nào đó trong một lĩnh vực nhấtđịnh của xã hội Điều này bắt nguồn từ các quan hệ xã hội và sự đòi hỏi tất yếucủa xã hội
* Những yếu tố tạo thành uy tín của người lãnh đạo, quản lý
Khi nghiên cứu các yếu tố hợp thành uy tín nói chung và uy tín ngườilãnh đạo, quản lý nói riêng, cần tránh tình trạng nghiên cứu đơn tuyến, tách rờiđối tượng bị lãnh đạo, quản lý và môi trường hoạt động Đó là sự kết hợp cảđiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan Có nhiều yếu tố hợp thành uy tínngười lãnh đạo, quản lý, trong đó có các yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, người lãnh đạo, quản lý phải có quyền lực, ưu thế do chức vụ
được giao, được bổ nhiệm hay bầu cử hợp pháp quy định Người lãnh đạo, quản
lý nào cũng có địa vị, chức danh, chức vụ quyền hạn nhất định Đây là điều kiệncần thiết để tạo nên uy tín người lãnh đạo, quản lý cũng như vai trò và nhiệm vụcủa họ trước tập thể Đồng thời yếu tố này còn là cơ sở để phân biệt uy tín ngườilãnh đạo, quản lý với uy tín của những thành viên khác Yếu tố này đòi hỏingười lãnh đạo, quản lý phải nắm vững các loại quyền lực cần thiết, thực thiđúng quyền lực để hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý Quyền lực ở đây
Trang 7được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là quyền lực về chức vụ mà bao gồm tất cảcác loại quyền lực, ưu thế cần thiết cho hoạt động lãnh đạo, quản lý.
Ở Việt Nam, quyền lực của người lãnh đạo, quản lý thể hiện ý chí thốngnhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân Nó được bảo đảm bằng hệ thống chínhtrị, pháp luật và cơ chế tổ chức xã hội Quyền lực ấy được tạo bởi điều kiệnkhách quan, trước hết là do chế độ sở hữu toàn dân quy định Nhân dân lao động
là người làm chủ đất nước Họ là người có quyền cao nhất với tư cách là ngườilàm chủ của cải vật chất và tinh thần của xã hội Họ có quyền cử ra người đạidiện Đó là đội ngũ những người lãnh đạo, quản lý thay mặt mình để điều hành,quản lý đất nước Những người lãnh đạo, quản lý sử dụng những quyền hợppháp mà Đảng và nhân dân giao phó để phục vụ cho nhân dân lao động Do đó,
uy tín của các tổ chức và người lãnh đạo, quản lý càng quan trọng Nếu ngườilãnh đạo, quản lý không có đầy đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn, khôngđược trao đủ quyền lực và không có khả năng thực thi quyền lực thì chính họkhông hoàn thành nhiệm vụ, và chắc chắn đó là nguyên nhân chính làm giảmhoặc mất uy tín
Quyền lực tạo nên uy tín của người lãnh đạo phải là sự thống nhất giữa ưuthế của cá nhân và quền lực chức vụ Trong thực tế, có người có chức vụ, quyềnlực cao nhưng uy tín không cao và ngược lại Người cán bộ lãnh đạo, quản lýphải có trách nhiệm giữ gìn nâng cao uy tín chức vụ được giao, đồng thời củng
cố vững chắc bởi những ưu thế, ảnh hưởng cá nhân, tuyệt đối không được lạmdụng quyền lực để tạo dựng uy tín
Uy tín người lãnh đạo là sự thể hiện cụ thể và gắn chặt với uy tín của tổchức mà người đó đại diện, trước hết là uy tín của Đảng, của Nhà nước và cácđoàn thể xã hội Uy tín của Đảng, của Nhà nước và các đoàn thể xã hội là chỗdựa vững chắc, là tiền đề tạo dựng uy tín người lãnh đạo, quản lý Đồng thời, uytín của người lãnh đạo, quản lý là biểu hiện thực tế và là điều kiện để góp phầnnâng cao uy tín của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội
Trang 8Tóm lại, người lãnh đạo, quản lý phải ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình
về quyền lực được giao phó, về quan hệ giữa uy tín của cá nhân với uy tín của tổchức Đảng, Nhà nước, của cả dân tộc Việt Nam Đó chính là yếu tố cần thiết vànhạy cảm nhất có ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhândân, là tiền đề tạo uy tín của người lãnh đạo, quản lý Đồng thời, quyền lực cũng
là nguyên nhân đầu tiên làm mất uy tín nếu không biết sử dụng hoặc sử dụng saimục đích
Các yếu tố khách quan tạo nên quyền uy của người cán bộ lãnh đạo, quản
lý còn có cơ chế quản lý xã hội, sự tác động của công tác tổ chức cán bộ, môitrường xã hội, nhóm và tập thể, các chuẩn mực đạo đức xã hội, các điều kiệnhoạt động giao tiếp của người lãnh đạo, quản lý Các yếu tố khách quan còn cótrình độ nhận thức, tâm trạng, thái độ, lòng tin của tập thể, của xã hội Các yếu
tố này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xây dựng đội ngũ, lựa chọn,giao phó và thực thi quyền lực của người lãnh đạo, quản lý Trong giao tiếp nếunhư chủ thể và đối tượng giao tiếp có những trình độ gần nhau về nhiều mặt nhưnhận thức, văn hóa, lối sống, nghề nghiệp…thì sự đồng cảm sẽ gần nhau hơnkhi đánh giá, xem xét và tín nhiệm Có liên quan trực tiếp đến uy tín người lãnhđạo, quản lý là cả một thể chế chính trị, xã hội, pháp luật, bộ máy nhà nước.Trong đó, bộ máy tổ chức có vai trò to lớn đối với uy tín người cán bộ Vì thếtrong quá trình giao nhiệm vụ phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, tạo điềukiện để điều chỉnh kịp thời nhằm củng cố và nâng cao uy tín cho cán bộ
Thứ hai, người lãnh đạo, quản lý có phẩm chất, năng lực tương xứng với
chức vụ, quyền lực được giao, phải có nhân cách mẫu mực, hoàn thiện để thựcthi quyền lực Đây là yếu tố quan trọng nhất, vì uy tín người lãnh đạo, quản lýphụ thuộc vào nhân cách của họ
Đây là một yêu cầu rất cao đối với người lãnh đạo, quản lý Họ phải cónhân cách hoàn thiện mẫu mực Nhân cách của họ phải có những đặc trưng phùhợp với yêu cầu của hoạt động lãnh đạo, quản lý Nghĩa là phải có phẩm chấtnăng lực tương xứng với chức vụ, quyền lực được giao để thực thi quyền lực,
Trang 9thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý Sự tương xứng này trong thực tế luônluôn biến động hòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải chú ý điều chỉnh, bổ sungthường xuyên Biểu hiện rõ nhất là ở năng lực tổ chức thực tiễn và khả năngchuyên môn.
Năng lực tổ chức thực tiễn được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc Uy tínngười lãnh dạo, quản lý phụ thuộc chủ yếu vào kết quả hoạt động của họ đối vớitập thể và nhóm, vào năng lực tổ chức điều hành của người lãnh đạo, quản lý.Năng lực này được biểu hiện rất phong phú trong hoạt động thực tiễn như khảnăng quyết đoán và sáng tạo, phân tích nhanh chóng, chính xác tình huống xảy
ra để quyết định kịp thời Người lãnh đạo, quản lý không có óc quyết đoán vàsáng tạo thì sớm hay muộn cũng đưa tổ chức của mình đến tan rã Ngược lại khingười lãnh đạo, quản lý có óc quyết đoàn chính xác nhạy bén sẽ làm cho hiệuquả công việc và uy tín của mình tăng lên gấp bội Nhưng người lãnh đạo, quản
lý có tính quyết đoán mà không có năng lực tổ chức thực tiễn thì sẽ không hoànthành nhiệm vụ Điều quan trọng không phải là chỉ thị được đề ra, mà là chỉ thị
đó được thực thi hay không Cái khó của người lãnh đạo, quản lý là vừa phảimềm mỏng, vừa phải có lập trường kiên định Tính linh hoạt mềm mỏng, ý chímãnh liệt, thái độ kiên quyết, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, sự phấn đấu bền
bỉ, khát vọng vươn lên, mong muốn thành đạt cũng là những yêu cầu về phẩmchất, năng lực đối với người lãnh đạo, quản lý có uy tín Đồng thời năng lực ấycòn biểu hiện ở chỗ, biết quan tâm đến tập thể, biết đánh giá và phát huy nănglực của từng thành viên trong tập thể, sắp xếp công việc cho phù hợp, có hiệuquả Người lãnh đạo, quản lý phải phát huy hết sở trường, hết khả năng sángkiến, cải tiến kỹ thuật của từng người và của mình một cách hợp lý, sáng tạo.Một người lãnh đạo bảo thủ, không năng động, sáng tạo trong công việc thì ít cókhả năng giải quyết tốt những mâu thuẫn phát sinh và điều đó sẽ ảnh hưởngngay tới uy tín của họ
Khả năng chuyên môn là yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của người lãnh đạo,quản lý Khả năng của người lãnh đạo, quản lý phải trội so với khả năng của các
Trang 10thành viên trong tập thể và những người cộng sự Khả năng chuyên môn nàyđược hiểu với nghĩa tổng hợp cả chiều rộng và chiều sâu Ngày nay lãnh đạo,quản lý được xác định như một nghề nghiệp Vì vậy, khả năng chuyên môn củangười lãnh đạo, quản lý còn phải là chuyên môn của nghề lãnh đạo, quản lý.Người lãnh đạo, quản lý phải có tầm nhìn bao quát, có kiến thức đầy đủ vềnhững hoạt động chuyên môn và hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình Nhờ vậy
mà những chỉ thị đưa ra mới có giá trị Người càng có nhiều quyền hạn càngphải chứng tỏ sự vững vàng trong chuyên môn Năng lực điều hành công việc,
tổ chức tiên đoàn và sắp xếp để đưa tập thể giành được kết quả mong muốn là tốchất đặc biệt cần thiết của người lãnh đạo Thông qua quản lý công việc, chỉ đạocon người mà khả năng nghiên cứu, tìm hiểu và tác động tâm lý, trình độ chuyênmôn nghiệp vụ của lãnh đạo, quản lý được hình thành và phát triển Trình độchuyên môn giỏi người lãnh đạo sẽ biết đánh giá và giúp đỡ công việc của cấpdưới và các thành viên trong tập thể V.I Lênin đã chỉ rõ, muốn quản lý phải làngười thông thạo chuyên môn, phải hiểu biết một cách đấy đủ và chính xác tất
cả những điều kiện sản xuất, phải hiểu được kỹ thuật của nền sản xuất đó, theokịp trình độ hiện đại kỹ thuật đó, phải có một trình độ khoa học nhất định Chínhtrình độ chuyên môn giỏi của người quản lý có sức thuyết phục mạnh mẽ đối vớitập thể Hơn nữa, để có trình độ chuyên môn giỏi thì chủ thể phải không ngừnghọc tập, đi sâu vào khoa học kỹ thuật và thực tiễn, tránh tình trạng lạc hậu Từ
đó sẽ giúp họ linh hoạt hơn khi giải quyết các tình huống phức tạp, linh hoạt hơntrong tư duy, khi đó hiệu suất công việc cũng sẽ tăng lên Người lãnh đạo, quản
lý không nhất thiết phải am tường tất cả các lĩnh vực, nhưng trong phạm vichuyên môn của mình họ phải thực sự uyên bác
Ở đây cần lưu ý rằng, dân chủ và sự bình đẳng xã hội là ưu việt cơ bản củachế độ xã hội chủ nghĩa Từ đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc và yêu cầucao với uy tín người lãnh đạo, quản lý Người bị lãnh đạo, quản lý có hiểu biết, cóvăn hóa, do đó họ có thể đánh giá được uy tín người lãnh đạo, quản lý nhất làtrình độ chuyên môn Người lãnh đạo, quản lý không thể chỉ dựa vào bằng cấp