Giáo án Vật lý 7 bài 23 Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện

5 3.1K 25
Giáo án Vật lý 7 bài 23 Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án Vật Lý 7 Bài 23 I/ MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện. - Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện. - Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người. 2- Kĩ năng: Thu thập thông tin, xử lí thông tin, lắp ráp và làm thí nghiệm. 3- Thái độ: Cẩn thận, hứng thú và hợp tác trong học tập. Biết tránh tác dụng từ của dòng điện đến con người. II/ CHUẨN BỊ: 1- Chuẩn bị của GV: Đồ dùng dạy học: Đồ dùng mỗi nhóm: 1 nguồn điện hai pin, 1 cuộn dây, 1 kim nam châm có đế, 3 dây dẫn, 1 miếng sắt, 1 miếng đồng, 1 miếng nhôm, 1 thanh nam châm. Đồ dùng cả lớp: 1 nguồn điện 6V, 1 bình đựng dung dịch đồng sun phát có nắp nhựa gắn hai cực bằng than chì, 1 bóng đèn, 1 chuông điện. Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Thí nghiệm, trực quan, theo nhóm. 2- Chuẩn bị của HS: Chép thí nghiệm ở phần nam châm điện và C1 bài 23 SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định tình hình lớp: (1’) Điểm danh học sinh trong lớp. Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2- Kiểm tra bài cũ: (3’) TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN Giáo án Vật Lý 7 Câu hỏi Đáp án Biểu điểm - Khi nào dòng điện có tác dụng nhiệt, có tác dụng phát sáng? - Khi dòng điện chạy qua vật dẫn làm vật dẫn nóng lên thì dòng điện có tác dụng nhiệt. Khi dòng điện chạy qua bóng đèn bút thử điện, đèn điốt phát quang làm đèn sáng lên thì dòng điện có tác dụng phát sáng. 5 đ 5 đ Nhận xét: ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… 3- Giảng bài mới: (1’) Giới thiệu bài: Để biết dòng điện còn có thể gây ra những tác dụng gì? Tiến trình bài dạy: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 17’ Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện I/ Tác dụng từ: Tính chất từ của nam châm. Nam châm hút sắt, hút một đầu cực của kim nam châm và đẩy cực còn lại. Ta nói nam châm có tính chất từ. * Để biết tác dụng từ của dòng điện như thế nào? - Các em đã biết nam châm, vậy nam châm như thế nào? - Giáo viên giới thiệu nam châm, sắt, đồng, nhôm và kim nam châm. - Các em làm thí nghiệm đặt thanh nam châm lại gần sắt, đồng, nhôm, hai đầu của kim nam châm quan sát và nêu nhận xét. - Gọi vài nhóm nêu nhận xét. - Giáo viên giới thiệu và ghi: Nam châm hút sắt, hút một đầu cực của kim nam châm và đẩy cực còn lại. Ta nói nam châm có tính chất từ. - H(TB): Các em đọc phần nam châm điện và C1. Cho biết cách mắc - Quan sát. - Thanh nam châm hút sắt, hút một đầu của kim nam châm và đẩy một đầu còn lại của kim nam châm. - Theo chuẩn bị. - Mắc mạch điện như hình Giáo án Vật Lý 7 Thí nghiệm: (SGK) Kết luận: - Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện. - Nam châm điện có tác dụng từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép. mạch điện để được một nam châm điện. - C1 yêu cầu ta làm thí nghiệm như thế nào? - Các em làm thí nghiệm quan sát và trả lời câu hỏi. Gv: Làm thí nghiệm em thấy có xảy ra hiện tượng gì không? Cho biết cực nào bị hút, cực nào bị đẩy? Gv: Qua thí nghiệm em hoàn thành kết luận được kết luận gì? - Đó gọi là tác dụng từ của dòng điện. Gv: Con người ở gần dây điện cao thế có tác dụng từ không? 23.1 ta được một nam châm điện. - C1: Ngắt công tắc đưa đầu cuộn dây lại gần sắt, đồng, nhôm. Đóng công tắc đưa đầu cuộn dây lại gần sắt, đồng, nhôm. Đóng công tắc đưa lần lượt hai đầu của kim nam châm gần một đầu cuộn dây. - Chưa đóng công tắc không hút sắt, đồng, nhôm. Đóng công tắc hút sắt. Hút một cực của kim nam châm và đẩy cực còn lại. - Theo chuẩn bị. - Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện. Nam châm điện có tác dụng từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép. - Có tác dụng từ. Giáo án Vật Lý 7 Gv: Để tránh tác dụng từ ta phải làm gì? - Không làm nhà dưới dây điện cao thế. 8' Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện II/ Tác dụng hoá học: Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp đồng. * Còn tác dụng hoá học của dòng điện như thế nào? - Các em quan sát thầy làm thí nghiệm như hình 23.3, gồm có nguồn điện, đèn, công tắc, bình dựng dung dịch đồng sun phát có hai thỏi than gắn ở nắp nhựa. Ban đầu hai thỏi than có màu đen. - Làm thí nghiệm đóng công tắc cho học sinh quan sát đèn, sau đó cho học sinh quan sát hai thỏi than. - Vậy dung dịch đồng sun phát là chất dẫn điện hay chất cách điện? - Thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp màu gì? - Giáo viên giới thiệu: Lớp màu đỏ là đồng đã tách khỏi dung dịch muối đồng sun phát. Chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học. - Các em hoàn thành kết luận được kết luận gì? - Tác dụng này của dòng điện gọi là tác dụng hoá học của dòng điện. - Quan sát thí nghiệm. - Vậy dung dịch đồng sun phát là chất dẫn điện. - Thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp màu đỏ nhạt. - Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp đồng. 6' Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện III/ Tác dụng sinh lí: * Còn tác dụng sinh lí của dòng điện như thế nào? Giáo án Vật Lý 7 Khi dòng điện đi qua cơ thể người có thể làm các cơ co giật, làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện. - Các em đọc phần III. Cho biết khi nào dòng điện có tác dụng sinh lí? - Tác dụng sinh lí của dòng điện có lợi và có hại như thế nào? - Khi dòng điện đi qua cơ thể người có thể làm các cơ co giật, làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện. - Có lợi dùng điện chữa bệnh, có hại làm ngạt thở. 3’ Hoạt động 4: Vận dụng IV/ Vận dụng: - Các em đọc và làm C7. Cho biết vật nào có tác dụng từ. - Các em đọc và làm C8. Cho biết không có tác dụng nào theo các phương án đã cho? - C7: C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua. - C8: D. Hút các vụn giấy. 4' Hoạt động 5: Củng cố - Nêu lên một hiện tượng chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ? - Nêu lên một hiện tượng chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học? - Nêu lên một hiện tượng chứng tỏ dòng điện có tác dụng sinh lí? - Bài học. - Bài học. - Bài học. 4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’) - Về học thuộc bài. - Làm bài tập: 23.1.2.3.4 SBT. - Về đọc phần tìm hiểu chuông điện ở bài học. - Học thuộc các bài đã học ở phần điện học. - Làm bài 30: phần I làm câu 1 đến câu 6, phần II làm câu 1 đến câu 5. IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: . cũ: (3’) TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN Giáo án Vật Lý 7 Câu hỏi Đáp án Biểu điểm - Khi nào dòng điện có tác dụng nhiệt, có tác dụng phát sáng? - Khi dòng điện chạy. đồng. 6' Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện III/ Tác dụng sinh lí: * Còn tác dụng sinh lí của dòng điện như thế nào? Giáo án Vật Lý 7 Khi dòng điện đi qua cơ thể người có thể làm. đập, ngạt thở và thần kinh tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện. - Các em đọc phần III. Cho biết khi nào dòng điện có tác dụng sinh lí? - Tác dụng sinh lí của dòng điện có lợi và có hại

Ngày đăng: 24/06/2015, 16:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan