1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Châu.địa 9. tuần 36. tiêt 51

3 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 48 KB

Nội dung

TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU Tuần :36 Ngày soạn :06/04/2011 Tiết :51 Ngày dạy :08/04/2011 ÔN TẬP I . MỤC TIÊU. 1. Kiến thức : - Hệ thống hóa lại các kiến thức đã học để học sinh nắm được một cách tổng quát về địa lí tự nhiên Việt Nam. 2. Kĩ năng : - Rèn luyện các kĩ năng đọc phân tích lược đồ, biểu đồ, bảng thống kê số liệu 3.Thái độ: - Sự siêng năng chịu khó và cần cù trong học tập II . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. GV: Chuẩn bị đề cương ôn tập, bằng hệ thống các câu hỏi; 2. HS : Làm đề cương ôn tập ở nhà. * Lược kinh tế các vùng . III- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1. Ổn định ( kiểm tra sĩ số ): 8A 1 ………8A 2 ………8A 3 ………. 2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị bài ôn tập : - Đề cương làm ở nhà. 3. Bài ôn tập: Hoạt động 1: Cả lớp / Cá nhân Bước 1: Gv hướng dẫn và cùng với học sinh giải quyết các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Câu 1: Nêu đặc điểm sinh vật qua các giai đoạn Tiền cambri, Cổ kiến tạo, Tân kiến tạo. - Giai đoạn Tiền Cambri. Đây là giai đoạn mà sinh vật rất đơn giản. Bởi vì giai đoạn này bầu khí quyển có rất ít oxi. - Giai đoạn Cổ kiến tạo. Giới sinh vật trong giai đoạn này đã phát triển mạnh mẽ. + Đại cổ sinh không có thực vật trên cạn do lớp võ thạch quyển còn biến đổi. Sinh vật chủ yếu là dương xỉ chưa có thực vật thân gổ. + Đại trung sinh. Đây là thời kỳ cực thịnh của bò sát khủng longvà cây hạt trần. - Giai đoạn Tân kiến tạo. Sinh vật phát triển hoàn thiện và đa dạng. Gai đoạn này đã có sự xuất hiện củaloài người. Câu 2: Trình bày vị trí giới hạn lảnh thổ Việt Nam phần đất liền. - Phần đất liền: -Diện tích 329 314Km 2 - Giới hạn +Phía Bắc tiếp giáp Trung Quốc +Phía Tây Bắc tiếp giáp Lào +Phía Tây Nam tiếp giáp Cam-Pu -Chia +Phía Nam tiếp giáp vịnh Thái Lan + Phía Đông là cả một vùng biển Đông rộng lớn. -Lãnh thổ mở rộng 7 kinh độ. Thuộc múi giờ thứ 7 -Lãnh thổ kéo dài trên 15 vĩ tuyến đới khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Câu 3: Nêu khái quát đặc điểm địa hình nước ta. GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC : 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU *Địa hình nước ta có 3 đặc điểm cơ bản là: - Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam. - Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau - Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu sự tác động mạnh mẽ của con người * Nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam vì - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. +Chủ yếu là đồi núi thấp dưới 100m chiếm 85% + Núi cao trên 2000m chiếm 1% như núi Phan Xi păng (3143m), Ngọc lĩnh (2598m). + Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông, chạy dài 1400 km từ miền Tây Bắc tới miền Đông Nam Bộ. Câu 4: Đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa. - Bờ biển nước ta dài trên 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên chia thành bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn. - Bờ biển tai các đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn páht triển, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản. Bờ biển tại các vùng chân núi và hải đảo như đoạn bờ biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu rất khúc khủyu, lồi lõm, có nhiều vũng vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bải cát sạch - Thềm lục địa địa chất nước ta mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ với độ sâu không quâ 100m. Câu 5: Mùa gió Tây Nam từ T5  T10 tác động đến 3 miền khí hậu nước ta như thế nào? - Mùa gió Tây Nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to trên 25 0 C và 80% lượng mưa cả nước gió lớn và dông bão, diển ra phổ biến trên cả nước. - Mùa hè có dạng thời tiết đặc biệt. Gió Tây nam mưa ngâu - Mùa bảo nước ta từ tháng 6 đến tháng 11 chậm dần từ bắc vào nam gây tai hại lớn về người và của Câu 6: Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta. - Nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2360 dòng sông), 93% là sông ngắn và nhỏ. - Chảy theo hai hướng chính TB-ĐN và vòng cung. - Chế độ nước sông có 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70 – 80% lượng nước cả năm nên dễ gây ra lũ lụt. - Hàm lượng phù sa lớn trung bình 232g/m 3 . Tổng phù sa 200 triệu tấn/năm * Tai sao sông ngòi nước ta ngắn dốc : Đây là do yếu tố địa hình quyết định. Địa hình nước ta hẹp ngang. Thấp dần từ Tây sang Đông. Câu 7 : Những nguyên nhân làm cho sông ngòi nước ta bị ô nhiễm. - Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội. - Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại cũng làm cho nguồn nước ô nhiễm - Biện pháp - Không đốt chặt phá rừng bừa bãi. - Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguôn nước. - Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn. - Cần phải tích cực chủ động chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi Câu 8: Nước ta có ba nhóm đất chình . - Nhóm đất Feralit chiếm 65% diện tích lãnh thổ +Hình thành ở các miền đồi núi thấp trên đá vôi và đá badan. + Chứa ít mùn, nhiều sét,nhiều hợp chất nhôm, sắt nên màu đỏ vàng. GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC : 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU + Phân bố. Vùng núi đá vôi phía Bắc, Đông Nam, Tây Nguyên. + Thích hợp trồng cây công nghiệp nhiệt đới. - Nhóm đất mùn núi cao chiếm 11% diện tích lãnh thổ. + Hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau. + Xốp, giàu mùn màu đen hoặc nâu + Phân bố ở địa hình núi cao trên 2000m ( Hoàng Liên Sơn, Chư Yang sin thường được sử dụng để trồng rừng và cây công nghiệp lâu năm. - Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích lãnh thổ. + Hình thành do sự bồi đắp phù sa sông ngòi. + Đất tơi xốp giữ nước tốt, ít chua, giàu mùn. + Tập trung ở các đồng bằng châu thổ. +Đất được sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp lâu hàng năm. * Phương pháp ôn tập : - Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị bài ôn tập ở nhà : - Gọi các em lên bảng trình bày các câu hỏi đã cho . - Các em khác nhận xét và bổ xung câu hỏi . - Giáo viên bổ xung và chữa hoàn chỉnh các câu hỏi đã cho . 4. Kết luận đánh giá : - Gv nhắc lại một lần nữa các kiến thức trọng tâm. - Yêu cầu học sinh nắm vững các kiến thức đã ôn tập. 5. Hoạt động nối tiếp: Yêu cầu Hs về nhà * Làm xong đề cương ôn tập . * Học thuộc bài. * Chuẩn bị kiểm tra học kỳ II. IV. PHỤ LỤC: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC : 2010 - 2011 . NGỌC CHÂU Tuần :36 Ngày soạn :06/04/2011 Tiết :51 Ngày dạy :08/04/2011 ÔN TẬP I . MỤC TIÊU. 1. Kiến thức : - Hệ thống hóa lại các kiến thức đã học để học sinh nắm được một cách tổng quát về địa. đới gió mùa ẩm. Câu 3: Nêu khái quát đặc điểm địa hình nước ta. GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC : 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU *Địa hình nước ta có 3 đặc điểm cơ bản là: - Đồi. núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam. - Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau - Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió

Ngày đăng: 21/06/2015, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w