Phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội cũ qua văn bản: những câu hát than thân" (ca dao); sau phút chia li (Đặng Trần Côn); Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) (Hình tượng người phụ nữ trong xã hội cũ) Người phụ nữ hiện thân cho cái đẹp, là một nửa quan trọng của thế giới loài người. Thiếu họ cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa Họ đẹp, họ quan trọng là thế nhưng trong XHPK họ lại bi coi thường, rẽ khinh Để hiểu rõ hơn về hình tượng người phụ nữ xưa ta đi vào tìm hiểu VB "Những câu hát than thân" (Ca dao), "Sau phút chia li" (Đặng Trần Côn), "Bánh trôi nước" (Hồ Xuân Hương). Trong xã hội cũ, người phụ nữ phải sống trong xã hội thối nát, chế độ "trọng nam khinh nữ" họ đã bị tước đi những quyền lợi cơ bản của con người. Họ bị biến thành nô lệ cho những luật lệ, quan niệm cổ hủ, lạc hậu. Họ không có quyền quyết định số phận mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác bởi quy định " tam tòng" của tư tưởng Nho giáo (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Điều đáng buồn ấy cứ đeo đẳng họ, vì thế họ đã cất lên những tiếng than thở về số phận của mình thật đáng thương qua bài ca dao: Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. H/a so sánh "thân em như trái bần trôi" và NT nhân hoá "gió dập sống dồi" làm nổi bật được sự nghèo khó, bất trắc, sống lệ thuộc và không có quyền tự quyết định số phận của mình. Họ sống mà lúc nào cũng như "chim lồng cá chậu". Người phụ nữ tro ng xã hội cũ thường có những vẻ đẹp dân dã, tự nhiên, có những khát vọng rất bình thường như được tự do yêu đương, được sống vui vẻ với người thân, được sống chung thuỷ với người chồng yêu dấu Nhưng tất cả những khát vọng ấy đều bị xã hội phản đối, khước từ, chỉ vì quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", chỉ vì sự ích kỷ của nam giới, sự thờ ơ của xã hội nên nhiều phụ nữ đã rơi vào cảnh mòn mỏi, lạnh lẽo nơi cung cấm, chôn vùi tuổi thanh xuân. Chặng hạn như người vợ trong VB: "Sau phút chia li" của ĐTC, chỉ vì cuộc chiến tranh phi nghĩa của XHPK thối nát đã đảy người vợ lâm vào cảnh đau đớn "sinh li tử biệt:, sống một cuộc sống mòn mỏi chờ đợi vô vọng. Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn Đoái trông theo đac cách ngăn Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh. Có thể nói bao nhiêu đau khổ, bất trắc đều trút lên vai người phụ nữ. Vì thế họ luân mang trong mình những nỗi lo âu, khắc khoải với tậm trạng ấm ức mà chẳng làm được gì chỉ biết than thở kín đáo như người phụ nữ trong bài thơ "Bánh trôi nước" của nữ sĩ HXH. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Qua bài thơ ta thấy hiện lên một người con gái "vừa trắng lại vừa tròn" đó là người phụ nữ mang vẻ đẹp đầy đặn, tròn trịa, tự nhiên, phúc hậu thế nhưng lại có số phận bấp bênh, trôi nổi, vất vả "bảy nổi ba chìm". Đẹp nhưng bị vui dập, sống phụ thuộc Nỗi khổ này không chỉ riêng cho một số người mà là nỗi khổ chung của những người phụ nữ trong XHPK. Trở về với thực tại ngày nay, XH đã tiến bộ, nam nữ đã bình đẳng, người phụ nữ đã được quan tâm sống hạnh phúc hơn. Mặc dù đã được xã hội quan tâm như tổ chức kỷ niệm 8/3, 20/10 nhưng sự bình đẳng vẫn chưa được tuyệt đối, vẫn còn đâu đó trong các gia đình xẩy ra hiện tượng "bạo lực gia đình" chỉ vì ghen tuông mù quáng, "sinh con một bề" nên nhiều phụ nữ vẫn chưa được giải phóng về sự bình đẳng Là người học sinh được học tập, có hiểu biết xã hội chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ luật hôn nhân gia đình, bình đẳng giới, ưu tiên và quan tâm hơn nữa vì sự tiến bộ của phụ nữ Có như thế mới tạo ra được một đất nước VN văn minh, bình đẳng, hạnh phúc . tượng người phụ nữ trong xã hội cũ qua văn bản: những câu hát than thân" (ca dao); sau phút chia li (Đặng Trần Côn); Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) (Hình tượng người phụ nữ trong xã hội cũ) . chia li" (Đặng Trần Côn), "Bánh trôi nước" (Hồ Xuân Hương). Trong xã hội cũ, người phụ nữ phải sống trong xã hội thối nát, chế độ "trọng nam khinh nữ" họ đã bị tước. khác bởi quy định " tam tòng" của tư tưởng Nho giáo (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Điều đáng buồn ấy cứ đeo đẳng họ, vì thế họ đã cất lên những tiếng than thở