Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 40 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
40
Dung lượng
447,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC Lời ngỏ Chương I: Phương pháp luận 1. Lịch sử về các phương pháp học tập 2. Phương pháp luận về phương pháp học tập CHATMAN của nhóm BCK07 Chương II: Thực trạng của nhóm Chương III: Ứng dụng phương pháp CHATMAN của nhóm 1. Critical thiking 2. Teamwork 3. Music 4. Heathy 5. News ChươngIV: Kết luận Trang LỜI NGỎ ột người thầy đã nói: “Học Đại học không phải là học kiến thức mà là học kĩ năng”. Một nhà khoa học khuyết danh cũng đã viết: “Phương pháp là thầy của các phương pháp”. Như vậy, kĩ năng, phương pháp là một yếu tố rất quan trọng, được ví như là dây cương của con ngựa, tay lái của một chiếc thuyền…Nếu nắm được phương pháp đúng, chúng ta sẽ dễ dàng đến đích mà không cần phải hao sức, tốn công nhiều. M Tìm tòi những phương pháp học nhanh, hiệu quả là vấn đề mà đa số sinh viên từ khi bước vào giảng đường cho đến trong suốt quá trình học tập đều trăn trở, băn khoăn. Phương pháp dạy học ngày nay cũng đang bắt đầu chuyển từ lấy người dạy làm trung tâm sang người học làm trung tâm. Sự thay đổi về phương pháp giảng dạy yêu cầu người học phải thay đổi thích ứng. Thế nhưng, thực tế hiện nay đa số sinh viên đều không tìm được một phương pháp học tập hiệu quả. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới trình độ sinh viên và chất lượng đào tạo của nhà trường không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hơn thế, theo nhiều nhận xét của nhiều chuyên gia “Sinh viên rất cần phương pháp học tập – nghiên cứu hiệu quả, nâng cao quá trình tiếp thu, làm chủ, đổi mới và sáng tạo ra kiến thức mới” (ThS Trần Minh Đức, Một số vấn đề về phương pháp học tập – nghiên cứu ở Đại học). Hiện nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, nhiều tài liệu sách của các nhà khoa học, thầy cô giáo trong và ngoài nước bàn luận xoay quanh vấn đề làm sao có phương pháp học tập hiệu quả nhất, như: Phương Pháp Học Và Làm Việc Hiệu Quả (Éric Matrullo và Éric Maurette), Phương Pháp Học Tập Siêu Tốc và Phương Pháp Tư Duy Siêu Tốc (Bobbi Deporter và Mike Hernaki), Sáu Chiếc Nón Tư Duy (Edward de Bono), Phương pháp dạy học (PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc và TS Nguyễn Thị Ngọc Bích ), Một số vấn đề về phương pháp học tập – nghiên cứu ở Đại học (ThS Trần Minh Đức)…Tuy nhiên, vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu về phương pháp học Đại học của sinh viên được đánh giá cao. Hơn thế, nếu một đề tài được ươm mầm từ sinh viên, lại phục vụ cho đối tượng là sinh viên, chắc chắn sẽ nhận được nhiều sự chào đón và khả thi hơn vì gần gũi và thiết thực. Từ sự bức thiết và những lý do trên, nhóm chúng tôi quyết định tham gia cuộc thi với mong muốn cùng nhau khởi soạn, đề xuất những phương pháp học tập mang lại hiệu quả cao nhất ở Đại học cho sinh viên. Phương pháp của nhóm chúng tôi đó là phương pháp CHATMAN (tổng hợp từ các yếu tố: A: APPROACH (PHƯƠNG PHÁP), C: CRITICAL THINKING (TƯ DUY PHẢN BIỆN), H: HEALTHY (SỨC KHỎE), T: TEAMWORK (LÀM VIỆC NHÓM), M: MUSIC (ÂM NHẠC), N: NEW (THÔNG TIN). CHATMAN, nếu chiết tự nghĩa, là sự ghép lại của hai từ: CHAT (trò chuyện) & MAN (Con người). Phương pháp này nhấn mạnh đến sự trao đổi và chủ động giao tiếp, tư duy của các thành viên trong khi làm việc nhóm. Điều đặc biệt trong phương pháp này là 7 kí tự của tên phương pháp là sự ghép lại chữ cái đầu tiên của tên các thành viên trong nhóm: A: Phương pháp, C - Công, H – Hảo, T – Thắm, M – My, N – Nhân và Nguyệt. Vì thế, phương pháp này với chúng tôi rất ý nghĩa, vừa là tâm huyết tích lũy 2 được qua quá trình nghiên cứu các tài liệu và học tập, vừa là sự gửi gắm tình cảm, tâm nguyện. Trong một thời gian ngắn, thêm vào đó là lượng kiến thức không dày, khi sọan thảo phương pháp này, chắc chắn, nhóm chúng tôi sẽ gặp nhiều khó khăn và đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, với chúng tôi, hoàn thành được công trình này cũng đã là một sự thành công lớn. Xin chân thành cảm ơn ban tổ chức cuộc thi “Phương pháp học ĐH hiệu quả”, nhà văn hóa sinh viên, thầy cô trường ĐH KHXH&NV, TP.HCM, các bạn lớp BCK07, cùng các đội thi khác đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong quá trình biên sọan công trình này. Hy vọng với tính khả thi trong công trình của chúng tôi, thêm vào đó là phương pháp của các nhóm khác, trong tương lai, chúng ta sẽ có một phương pháp học Đại học mang lại hiệu quả cao nhất. CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3 1. Lịch sử về các phương pháp học tập Đổi mới phương pháp học tập là nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra cho ngành giáo dục Việt Nam hiện nay. Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lục tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt , học chay”. Chúng ta cần vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp học Đại học hiệu quả theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức, tính chủ động sáng tạo của sinh viên, tăng cường tự học, tự nghiên cứu, từng bước áp dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học. Lịch sử lý thuyết dạy học hình thành từ xưa đến nay có thể tổng hợp thành những nhóm sau: Nhóm thứ nhất: Tiếp cận hướng vào giáo viên. Theo lý thuyết này, người giáo viên nắm quyền quyết định toàn bộ quá trình dạy học, cả mục đích, nội dung và phương pháp, không hề quan tâm đến ý nguyện của học sinh. Hình thức dạy học theo kiểu chia lớp, lên lớp; bài học theo kiểu giáo điều, hoặc làm mẫu, bắt chước kiểu dạy học giáo điều xuất xứ từ kiểu dạy kinh thánh: đọc – chép – học thuộc lòng. Còn kiểu làm mẫu, bắt chước thì thầy đã chuẩn bị sẵn, học trò chỉ bắt chước máy móc và ghi nhớ, ta còn gọi là phương pháp truyền thống. Nhóm thứ hai: Tiếp cận hướng vào học sinh, xuất xứ từ thời phục hưng, thiết kế hình thức dạy học theo kiểu của J.J.Rousseau trong cuốn “Emill” – 1762. Thiết kế hình thức dạy học này đã chống áp đặt từ bên ngoài. Điển hình của loại tiếp cận này là lấy học sinh làm trung tâm. Thuyết dạy học lấy học sinh làm trung tâm, coi học sinh là chủ thể quyết định cả mục tiêu, nội dung và phương pháp của quá trình dạy học Nhóm thứ ba: Tiếp cận cộng tác, là sự thống nhất biện chứng của cả hai cách tiếp cận trên đồng thời cũng là sự phủ định của chúng. Trong kiểu dạy học này, thiết kế nội dung bài học phải đảm bảo chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra quá trình học sinh nắm tri thức. Học trò tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học từ các mệnh lệnh trong thiết kế dưới sự điều khiển sư phạm của thầy. Hai hoạt động này thống nhất với nhau nhờ sự cộng tác. (Theo Đỗ Ngọc Đạt, Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 1997). Ngày nay, mục tiêu của việc dạy và học đang dần dần phát triển theo xu hướng tiếp cận đến học sinh, sinh viên cũng như xu hướng cộng tác, nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu một cách toàn diện của sinh viên với nhiều cách thức mới. Theo đó, việc đề ra một phương pháp học đại học hiệu quả là điều cần thiết với mỗi sinh viên trên giảng đường. Cách đây gần nữa thế kỉ, người ta chia mục tiêu dạy và học ra thành ba loại: Cung cấp nhận thức (cognitive); Tác động thái độ (affective); Và hình thành kĩ năng (psyshomotor). Nhưng trong nền giáo dục Việt Nam nói chung và các trường đại học của nước ta nói riêng hiện nay chỉ mới chú ý tới mục tiêu nhận thức. Trong mục tiêu này có sáu bậc: biết (knowledge), hiểu (comprehension), áp dụng (application), phân tích (analysis), tổng hợp (synthesis), đánh giá (evaluation), thì chúng ta cũng chỉ mới chú ý và cố gắng đạt được mục tiêu nhận thức bậc thấp nhất là biết và hiểu. Sinh viên ở các trường đại học Việt Nam vẫn còn học tập theo xu hướng cũ: ghi chép và nhớ đầy 4 đủ mọi nội dung bài giảng của giáo viên. Trong khi chúng ta mới chỉ chú ý đến các mục tiêu nhận thức bậc thấp thì trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây, tại các trường đại học đã và đang hình thành sự chú ý đến năng lực của sinh viên trong quá trình học tập. Trong bản “Tuyên ngôn thế giới về giáo dục Đại học cho thế kỉ XXI: Tầm nhìn và hành động” được thông qua tại Hội nghị thế giới về giáo dục Đại học tại Paris năm 1998 có viết: “…Những cách tiếp cận sư phạm và phương pháp dạy học mới nên được tiếp nhận và khuyến khích để tạo điều kiện đạt được các kĩ năng, trình độ và khả năng giao tiếp, năng lực phân tích sáng tạo và phê phán, tư duy độc lập và làm việc đồng đội trong bối cảnh đa văn hóa…”. Điều này đặt ra yêu cầu đối với nền giáo dục Việt Nam nói chung, sinh viên Việt Nam nói riêng cần có sự thay đổi về tư duy và phương pháp học tập truyền thống. Thấy được tính cấp thiết của vấn đề, nhóm chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và tổng hợp những phương pháp học tập hiện đại. Từ đó đi đến thành lập phương pháp học tập có tên CHATMAN và đạt được những thành công nhất đinh trong quá trình ứng dụng của nhóm. 2. Phương pháp luận về phương pháp học tập CHATMAN của nhóm BCK07 Phương pháp của nhóm chúng tôi là sự tổng hợp của nhiều yếu tố: C,H,M,N,T. Với một sự trùng hợp ngẫu nhiên, chữ cái đầu tên của mỗi thành viên trong nhóm lại chính là chữ cái đầu cho các yếu tố trong phương pháp đã đề ra. Phương pháp tích hợp CHATMAN có thể hiểu là một phương pháp có sự tác động, hỗ trợ qua lại của nhiều yếu tố, nhằm nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo của mỗi thành viên, cùng một số kĩ năng cần thiết. Từ đó nâng cao hiệu quả học tập một cách rõ rệt. CHATMAN là sự tích hợp của hai yếu tố: trò chuyện (chat) và con người (man). Với phương pháp này, chúng tôi muốn lấy con người làm trung tâm của việc học, đề cao cách học bằng việc phát huy mạnh mẽ sự giao tiếp. Tức là con người chủ động trong mọi hoạt động của mình như tìm kiếm thông tin (New), giữ gìn sức khỏe (Healthy), nghe nhạc để thư giãn và kích thích sự sáng tạo (Music), kết hợp lại với nhau (Team Work) để cùng bàn luận, làm sáng tỏ về một vấn đề (Critical Thinking). Và giao tiếp, trò chuyện được xem là một cách rất hữu hiệu để con người phát huy cao độ sự chủ động. Nếu giao tiếp tốt, con người sẽ tự tin hơn trong việc truyền đạt thông tin đến với mọi người cũng như khai thác thông tin từ họ. Điểm yếu của sinh viên Việt Nam là ngại nói và khi nói thì chưa tạo được sự thu hút, hiệu quả cần thiết. Hầu như cách học thụ động, một chiều theo hướng nghe đọc và ghi còn phổ biến. Cho nên, nhóm chúng tôi từ việc tổng hợp những phương pháp học tập phổ biến hiện nay như Critical Thinking, Team Work, Healthy…kết hợp với việc sáng tạo thêm những phương pháp mới như New, Music…để đưa đến phương pháp học tập hiệu quả mới: CHATMAN. CHATMAN là sự kết hợp của 5 phương pháp nhỏ, đó là: 2.1. CRITICAL THINKING 5 Nhà toán học người Pháp Descartes đã từng có câu nói nổi tiếng rằng: “Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại”, còn ông tổ của đạo Nho, Khổng Tử cho rằng: “Học mà không tư duy thì đừng học”. Qua đó, chúng ta có thể phần nào ý thức được tầm quan trọng của tư duy trong học tập nói riêng và trong cuộc sống nói chung. Hiện nay giáo dục nước ta đang trên con đường đổi mới, với tiêu chí lấy người học làm trung tâm, ta thường nghe người ta đề cập nhiều đến một phương pháp tư duy mới: “Tư duy phản biện”. Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm. Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin. (Theo wikipedia) Về bản chất, tư duy phản biện là một môn học được xây dựng dựa trên môn học Critical thinking (CT) và các tài liệu tiếng Anh nói về CT dành riêng cho đối tượng sinh viên. Môn học CT là môn học được giảng dạy cho sinh viên tại nhiều trường Đại học trên thế giới. Tuy nhiên nhóm không vận dụng CT như là một môn học lý thuyết mà lại ứng dụng một số yếu tố của nó vào những hoàn cảnh cụ thể. Qua tham khảo một số tài liệu về CT dành cho sinh viên chúng tôi nhận thấy nội dung CT trên thế giới khá đa dạng. Tuy nhiên xuất phát từ đặc điểm đặc thù riêng của nhóm cũng như đặc thù của ngành học, chúng tôi đã chọn ra cho mình những yếu tố thích hợp nhất trong CT để có thể giúp ích cho nhóm trong việc tiếp nhận tri thức ở bậc đại học một cách tốt nhất. Vận dụng phương pháp này thành những yếu tố riêng giúp phát huy hiệu quả học tập của nhóm. Đó là phương pháp 5W1H, phương pháp sơ đồ trí não, phương pháp cơn bão ý tưởng, phương pháp sáu chiếc nón tư duy (six thinking hats). 2.1.1. Phương pháp 5W+ 1H I have six honest serving-men They taught me all I knew Their names are What and Where and When And How and Why and Who. Đây là bài thơ của nhà văn, nhà thơ người Anh Joseph Rudyard Kipling người từng đoạt Nobel Văn học năm 1907. Ông giới thiệu với với chúng ta về sáu người đầy tớ trung thực đã dạy ông biết mọi thứ. Đó là sáu từ dùng để hỏi trong tiếng Anh: What (cái gì), Where (ở đâu), When (khi nào), , Who (là ai), How (thế nào). Người Việt Nam có câu: “Học đi đôi với hành”. Phải chăng chúng ta chỉ thực sự học khi chúng ta biết đặt những câu hỏi đúng và trả lời đúng những câu hỏi đó? Dạy bằng phương pháp đặt câu hỏi cho người học đã được biết đến từ thời Socrates. Phương pháp Socrates có thể được diễn tả như sau; một loạt câu hỏi được đặt ra để giúp một người hay một nhóm người xác định được niềm tin cơ bản và kiến thức của họ. 6 Theo giảng viên Đinh Hùng Dũng, ĐH Hoa sen: “Phương pháp 5W1H được dạy cho những nhà báo khi viết một tin bài phải chú ý đầy đủ 6 câu hỏi đó. 5W1H cũng được dạy để xây dựng kế hoạch tổ chức những sự kiện. Phương pháp 5W1H còn có thể được sử dụng hiệu quả trong nhiều trường hợp khác như: thuyết trình, nghiên cứu khoa học, tóm tắt một cuốn sách, ghi nhớ một sự kiện…5W1H cũng có thể sử dụng chung với Bản đồ tư duy để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong giảng dạy, học tập, kinh doanh, đàm phán…” 2.1.2. Phương pháp sơ đồ trí não Tony Buzan là người sáng tạo ra phương pháp tư duy sơ đồ trí não Mind Map. Tony Buzan từng nhận bằng danh dự về tâm lý học, văn chương Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên của trường ĐH British Columbia năm 1964. Tony Buzan là tác giả hàng đầu thế giới về não bộ. Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn “Use your head”. Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map. Và bản đồ duy là một trong những phương pháp xuyên suốt trong các tác phẩm của ông. Trước nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này 7 Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “sắp xếp” ý nghĩ của bạn. http://vietlion.com 2.1.3. Cơn bão ý tưởng (Brainstorming) Phương pháp cơn bão ý tưởng do Alex Osborn đề cập và giới thiệu đầu tiên năm 1941. Ông đã mô tả cơn bão ý tưởng như là "một kĩ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến cuả nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định”. Những nguyên tắc của cơn bão ý tưởng được xác định nhằm đảm bảo khơi gợi tối đa khả năng suy nghĩ của những người tham gia. Những nguyên tắc thông thường gồm có - Tất cả những ý tưởng đưa ra điều có giá trị như nhau, không có ý kiến đúng hay sai, tốt hay xấu vấn đề là có nhiều ý tưởng. - Không phê phán ý tưởng của người khác - Viết ra những ý tưởng (trên từng tờ giấy rời) để có thể dễ dàng tổng hợp theo nhóm các ý tưởng vấn đề - Khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong giai đoạn thu thập ý tưởng cho một vấn đề, dự án nào đó. Các giai đoạn sau sẽ sàng lọc, chọn lựa và sắp xếp các ý tưởng để giải quyết vấn đề đặt ra. 2.1.4. Sáu chiếc mũ tư duy (Six Thinking Hats) Đây là phát kiến cuả Tiến sĩ Edward de Bono trong năm 1980. Năm 1985 nó đã được mô tả chi tiết trong cuốn "Six Thinking Hats" cuả de Bono. Phương pháp này đã được phát triển và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều tổ chức lớn như là IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont, cũng dùng phương pháp này. Six Thinking Hats là một kĩ thuật được thiết kế nhằm giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được. Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng (lateral thinking). Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của nó nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy lối suy nghĩ thông thường. Six Thinking Hats được dùng để: - Kích thích suy nghĩ song song - Kích thích suy nghĩ toàn diện - Tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành kiến ) và chất lượng Cách thức tiến hành: 8 Dùng 6 cái nón đại diện cho 6 dạng thức cuả suy nghĩ. Nó đề cập đến chiều hướng suy nghĩ hơn là tên gọi. Mỗi nón có một màu (mà màu này chỉ đại diện cho duy nhất 1 dạng thức duy nhất cuả suy nghĩ). Mọi người đều sẽ tham gia góp ý. Tuỳ theo kiểu ý kiến mà người đó sẽ đề nghị đội nón màu gì. Các nón không được dùng để phân loại cá nhân mặc dù hành vi hay thói quen cuả cá nhân đó dường như hay có vẻ thuộc về loại nào đó. Nó chỉ có tác dụng định hướng suy nghĩ trong khi thành viên trong nhóm cho ý kiến đội lên mà thôi Các đặc tính cuả nón màu: Nón Trắng: trung tính - tập trung trên thông tin rút ra được, các dẫn liệu cứ liệu và những thứ cần thiết, làm sao để nhận được chúng. Nón Đỏ: nóng, tình cảm, cảm giác, cảm nhận, trực quan, những ý kiến không có chứng minh hay giải thích, lí lẽ. Nón Đen: phê phán, bình luận, tại sao sự kiện là sai, tất cả những cảm ý tiêu cực hay bi quan. Nón Vàng: tích cực, lạc quan, những cái nhìn sáng lạng, tìm đến những lợi ích, cái gì tốt đẹp. Nón Lục: sáng tạo, khả năng xảy ra và các giả thuyết, những ý mới. Nón Xanh Dương: điều khiển, chi phối quá trình, các bước, tổ chức lãnh đạo, suy nghĩ về các suy nghĩ hay kết luận. Đây là 1 phương thức và là 1 công cụ hướng suy nghĩ đơn giản nhưng hiệu quả. Nó giúp chúng ta hướng những suy nghĩ theo từng hướng nhất định và tập trung vào từng khu vực riêng biệt - ví dụ như chỉ nghĩ về mặt bất lợi, rồi sau đó mới nghĩ về những thuận lợi. Trong một nhóm, phương pháp này giúp tạo nên nhưng luồng suy nghĩ song song cùng hướng của các thành viên, như thế sẽ giúp mọi người hiểu sâu hơn về 1 vấn đề mà không bị ngắt quãng, vỡ vụn suy nghĩ. Từ đó sẽ tạo điều kiện đào sâu vào vấn đề hơn là dẫn đến những tranh cãi vô ích. Six Thinking Hats phân suy nghĩ của con người thành 6 lĩnh vực theo thứ tự và được đại diện bởi 5 màu của chiếc mũ. Sở dĩ tác giả chọn hình ảnh chiếc mũ vì nó đại diện cho 1 luồng suy nghĩ hiện tại bao trùm trong trí não con người. Một suy nghĩ có thể dễ dàng thay thế bởi suy nghĩ khác giống như dễ dàng đội lên đầu 1 chiếc nón màu khác vậy. Trong thực tế phương pháp trên sẽ giúp tạo mối liên hệ thân thiết giữa các thành viên trong 1 nhóm, tăng hiệu quả sản phẩm, tiết kiệm thời gian và đồng thời giúp tăng cường khả năng suy nghĩ. 2.2. TEAMWORK Làm việc nhóm bắt nguồn từ buổi sơ khai của loài người, thể hiện từ những hoạt động bầy đàn với sự phân chia lao động: nam săn bắt, nữ hái lượm cùng hướng đến mục đích chung tìm kiếm thức ăn, duy trì sự sống. Theo thời gian, khi nhu cầu làm việc đòi hỏi ngày càng phải chính xác, khoa học, hiệu quả… thì hoạt động này càng phát triển. Thuật ngữ Teamwork ra đời. Cách học này đã có trên thế giới từ rất lâu nhưng nó mới chỉ phổ biến ở Việt Nam trong một vài năm gần đây. Từ khi các công ty của nước ngoài đầu tư vào Việt 9 Nam thì khái niệm “Teamwork “ đã đi vào đời sống của những nhân viên trẻ. Nhà tuyển dụng quốc tế luôn đòi hỏi ở những ứng cử viên của mình phải có năng lực làm việc tập thể để hoàn thiện mình hơn. Hơn thế nữa, khi làm việc theo tập thể thì công việc sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên một thực tế đau lòng là sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trường không được trang bị nhiều kỹ năng về làm việc theo nhóm. Do đó khi ra trường, các cử nhân ngỡ ngàng và bị hẫng khi tiếp xúc với môi trường làm việc mới lạ. Trong chương trình “Người đương thời” (11-2007), giáo sư tâm lí học Olle Rockstrom đã định nghĩa về teamwork hiện đại một cách giản dị: “Một nhóm làm việc phân ra làm ba loại người, ví như con hổ, xe cứu thương và tàu ngầm”. “Hổ” là những con người mạnh mẽ và nhiệt tình với vốn kiến thức có hạn, thích khẳng định mình và luôn muốn nổi trội hơn những người khác. “Tàu ngầm” là những người hiểu sâu, biết rộng nhưng thờ ơ và ngại dịch chuyển, ít khi biểu hiện sự tài giỏi của mình ra ngoài. Còn “xe cứu thương” là những người tuy có trí tuệ nhưng hoàn toàn không quan tâm lắm đến chuyện thi thố tài năng. Họ được mọi người yêu mến bởi bản tính dễ thương, luôn biết lo lắng, quan tâm đến người khác. Teamwork của người Việt cần tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa “con hổ” và “tàu ngầm”. Và chính “xe cứu thương” làm nhiệm vụ cầu nối đó. Teamwork là phương pháp học tập và làm việc ứng dụng kỹ năng làm việc nhóm. Teamwork không phải là một thứ mốt nhất thời, một chương trình, mà là một cách làm việc, một sự thay đổi thói quen bảo thủ trong suy nghĩ của con người. Mỗi thành viên trong nhóm đóng góp và giúp đỡ nhau để cùng đạt được một mục đích chung. Nguyên tắc chính là độc lập và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Mỗi thành viên nhận thức bản thân họ như một thực thề xã hội. Họ gặp gỡ để cùng nhận dạng, phân tích và giải quyết các vấn đề được đặt ra. Có 4 giai đoạn chính trong sự hình thành và phát triển của Teamwork: hình thành, sóng gió, chuẩn hóa và thể hiện. - Hình thành: Các cá nhân rời rạc tham gia vào và hình thành nhóm làm việc. Tập hợp của các cá nhân khác biệt này giống thời kì khởi đầu của quan hệ tình cảm xã hội. Tâm lý thường thấy là háo hức, kì vọng, nghi ngờ, lo âu… - Sóng gió: Công việc bắt đầu được triển khai một cách khó khăn, chậm chạp, đầy trắc trở. Các cá nhân bộc lộ tính cách, thói quen, sở thích và bắt đầu va chạm mạnh với nhau. Mâu thuẫn nảy sinh thậm chí dẫn tới xung đột đe dọa sự đổ vỡ của nhóm. Mức độ không hài lòng tăng dần, cảm giác bất mãn tăng lên. (Tâm lý học quản lý coi đây là giai đoạn dậy thì của một con người. Các cá nhân có hành vi không thể chấp nhận được phải bị đào thải trong giai đoạn này). - Chuẩn hóa: Các mâu thuẫn và vấn đề đang tồn tại được dàn xếp và giải quyết. Các quan hệ dần đi vào ổn định. Các tiêu chuẩn được hình thành và hoàn thiện. Các cá nhân chấp nhận thực tại của nhau. Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp thực sự hình thành trong giai đoạn này. Sự chân thành, tin tưởng trở nên rõ nét hơn. - Thể hiện: Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của Teamwork. Cảm giác tin tưởng, hòa nhập, gắn kết mạnh mẽ. Sự háo hức thể hiện rõ. Mức độ cam kết về công việc cao. Cảm giác trưởng thành thực thụ ở tất cả các thành viên của nhóm. 10 [...]... vậy, việc đổi mới phương pháp học tập là một yêu cầu cấp thi t với nền giáo dục nước nhà hiện tại Tuy nhiên tất cả hầu hết sinh viên lại gặp phải thực trạng chung là hiện nay là chưa thể tìm được cho mình một phương pháp học tập hiệu quả, logic, khoa học Ai cũng biết rằng khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc Đại học là vô cùng lớn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập cũng khác xa bậc phổ thông,... tư duy của âm nhạc, trong phương pháp học tập của mình, nhóm chúng tôi đã vận dụng âm nhạc như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc học Học nhóm muốn đạt hiệu quả ngoài việc cần có sự kết hợp ăn khớp của các thành viên, còn phải có phương pháp học tập đúng đắn Tạo được tâm thế thoải mái, thư giãn trong lúc học để tiếp thu bài giảng, giải quyết các vấn đề liên quan đến bài học một cách sâu sắc, chính... việc nhóm, nhóm BCK07 chúng tôi gồm 6 thành viên đã được thành lập Khi áp dụng Teamwork vào học tập, chúng tôi nhận thấy nó rất hiệu quả và đem lại nhiều điều thú vị 2.1 Thành lập nhóm - Nhóm thành lập vào học kì II của năm nhất (5-1-2008) bao gồm 6 gương mặt: Hữu Công, Kiều My, Hoài Nhân, Hảo, Minh Nguyệt, Thắm Với số lượng thành viên như vậy nhóm sẽ dễ quản lý và hoạt động hiệu quả hơn - Nhóm BCK07. .. thức dễ dàng hiệu quả, sâu sắc hơn Healthy & Music sẽ là những cánh tay đỡ giúp khung trụ đứng vững dẽo dai và bền sức News sẽ là đòn bẩy đẻ giúp nhóm đạt hiệu quả xa hơn cao hơn Những yếu tố này phải được nhóm kết hợp một cách nhuần nhuyễn trong suốt con đường học tập ở bậc Đại học Khoa Báo Chí Truyền thông trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn có những môn học chuyên ngành cần thi t có mặt những... trường Đại học của ta, chỉ đưa phương pháp này vào các buổi học như một sự thay đổi để giảm bớt sự nhàm chán, chứ chưa phát triển thành một môn học và mang lại hiệu quả cao Ý thức được những lợi ích mà Critical Thinking mang lại (giúp hiểu bài sâu hơn, tự tin hơn trong giao tiếp, nâng cao tư duy…), nhóm chúng tôi đã mạnh dạn nâng Critical Thinking thành một phương pháp áp dụng trong việc học nhóm của... trường Đại học đã rất lớn, cho nên việc cập nhật hàng ngày, từ rất nhiều nguồn rất quan trọng Vì thế, mỗi sinh viên khó mà đơn độc thu nhận được tất cả những thông tin, nên việc chia sẻ và cập nhật thông tin từ nhóm sẽ đầy đủ và chính xác hơn rất nhiều Lại nói về những sinh viên thi u thông tin ở trên, nếu trong tình huống đó các bạn có một nhóm học tập thì kết quả đã khác Cuộc thi Phương pháp học tập hiệu. .. lại hiệu quả học tập lớn Cho nên, Critical Thinking đã được ứng dụng một cách rất rộng rãi Ở phương Tây, Critical Thinking được vận dụng từ những năm phổ thông, và khi lên Đại học, sinh viên của họ đã sử dụng rất điêu luyện phương pháp này Còn ở Việt Nam, phương pháp này chỉ mới phát triển ở giai đoạn đầu và chỉ được lồng trong một 19 khâu của thuyết trình, phản biện Critical Thinking ở các trường Đại. .. quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên Để đảm bảo sức khỏe trong suốt thời gian học tập và rèn luyện của mình, sinh viên cần có thời gian biểu hợp lý, chế độ dinh dưỡng khoa học và quá trình rèn luyện thể dục thể thao thích hợp 2.4.1 Thời gian biểu hợp lý Khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc đại học là vô cùng lớn, phương giảng dạy và môi trường học tập cũng khác xa bậc học phổ thông Học hành... cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo hưng phấn, hứng thú học tập Từ đó cũng nâng cao kỉ năng làm việc nhóm và tư duy phản biện Điều quan trọng vẫn là biết cách kết hợp hợp lý các yếu tố ấy với nhau trong việc học ở bậc Đại học Hãy tưởng tượng CHATMAN như là một mô hình Trong đó Critical Thinking và Team Work sẽ là phương pháp chính của nhóm trong suốt quá trình học Đại học Nó như là một khung trụ vững chắc để giúp... chấp thuận của nhiều thành viên trong nhóm Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên Những mặt tích cực của phương pháp Teamwork đã được thừa nhận Tuy nhiên, không phải nhóm sinh viên cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số sinh viên cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân . Lịch sử về các phương pháp học tập 2. Phương pháp luận về phương pháp học tập CHATMAN của nhóm BCK07 Chương II: Thực trạng của nhóm Chương III: Ứng dụng phương pháp CHATMAN của nhóm 1. Critical. pháp học ĐH hiệu quả”, nhà văn hóa sinh viên, thầy cô trường ĐH KHXH&NV, TP.HCM, các bạn lớp BCK07, cùng các đội thi khác đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong quá trình biên sọan công trình. trong quá trình ứng dụng của nhóm. 2. Phương pháp luận về phương pháp học tập CHATMAN của nhóm BCK07 Phương pháp của nhóm chúng tôi là sự tổng hợp của nhiều yếu tố: C,H,M,N,T. Với một sự trùng