Trong học tập, nếu các yếu tố trên đứng độc lập, đơn lẻ, như những mắt xích nhỏ bị rời rạc, không thể liên kết với nhau, thì tác dụng của nó không được phát huy một cách toàn vẹn. Sự kết hợp bao giờ cũng tạo nên sức mạnh to lớn như ý nghĩ của câu chuyện dân gian bó đũa. CT, TW, M, H, N cũng như những viên gạch nhỏ trên bức tường: Hiệu quả học tập. Khi những yếu tố này được gắn kết nhau lại một cách hợp lý, sẽ tạo nên những thành quả to lớn. Không phải nhất thiết lúc nào cũng vận dụng rập khuôn máy móc các yếu tố. Vấn đề chính ở đây là, trong những hoàn cảnh cụ thể, điều kiện cụ thể, mỗi chúng ta cần phải áp dung, kết hợp các yếu tố trong CHATMAN cho phù hợp nhất để đạt hiệu quả cao nhất.
Học ở bậc Đại học cần thiết phải có sự chủ động,tìm tòi nghiên cứu và đào sâu suy nghĩ của sinh viên. Ngoài tiếp thu ở trường lớp, sinh viên cần trang bị thêm cho mình các kiến thức bổ trợ ở các hoạt động bên ngoài hoặc tự nghiên cứu trong sách vở. Sinh viên phải luôn tự đặt mình trong tâm thế chủ động tìm kiếm, nghiên cứu và khả năng suy nghĩ độc lập đẻ giải mã những vấn đề mình đã đặt ra. Bằng hình thức này hay hình thức khác họ phải tìm được cách giải quyết tốt nhất. Kho kiến thức to lớn đồ sộ ở bậc Đại học đạt ra một vấn đề là: Mỗi sinh viên không thể tự mình tìm kiếm và
giải quyết vấn đề môt cách trọn vẹn ổn thỏa nếu không có sự chia sẻ, tranh luận, tham khảo ý kiến với bạn bè hoặc thầy cô. Ý tưởng, vấn đề được đưa ra có thể đúng, có thể sai, từ đó nảy sinh tranh luận, phản biện để đi đến làm sáng tỏ vấn đề. Vì vậy phải đặt hai yếu tố Critical Thinking và Team Work lên hàng đầu. Nhưng phương pháp này sẽ giúp phát huy cao độ tư duy tranh luận, khả năng phản biện, và nhưng kĩ năng mềm cần thiết như: giao tiếp trước đám đông, trình bày ý kiến, làm việc nhóm… Muốn có được những kỉ năng trên cần phải có một vốn kiến thứ đầy đủ, kỉ năng và tâm thế. Kỉ năng và kiến thứ sẽ do việc đào tạo trên nhà trường và phương pháp NEWS mang lại. Tâm thế vững chắc, dẽo dai bền sức, sẽ do Healthy & Music mang lại, Một tâm hồn đẹp, một cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo hưng phấn, hứng thú học tập. Từ đó cũng nâng cao kỉ năng làm việc nhóm và tư duy phản biện. Điều quan trọng vẫn là biết cách kết hợp hợp lý các yếu tố ấy với nhau trong việc học ở bậc Đại học. Hãy tưởng tượng CHATMAN như là một mô hình. Trong đó Critical Thinking và Team Work sẽ là phương pháp chính của nhóm trong suốt quá trình học Đại học. Nó như là một khung trụ vững chắc để giúp cho sự tiếp thu kỉ năng và mọi kiến thức dễ dàng hiệu quả, sâu sắc hơn. Healthy & Music sẽ là những cánh tay đỡ giúp khung trụ đứng vững dẽo dai và bền sức. News sẽ là đòn bẩy đẻ giúp nhóm đạt hiệu quả xa hơn cao hơn. Những yếu tố này phải được nhóm kết hợp một cách nhuần nhuyễn trong suốt con đường học tập ở bậc Đại học.
Khoa Báo Chí Truyền thông trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn có những môn học chuyên ngành cần thiết có mặt những yếu tố như: tư duy phản biện, teamwork…Hình thức lớp học thường xuyên được tổ chức theo phương pháp seminar. Vì vậy, phương pháp tổng hợp CHATMAN đã được ứng dụng ngay từ đầu năm học thứ nhất, tuy chưa được gọi thành một tên gọi chính thức. Những yếu tố như teamwork, tư duy phản biện luôn là phương pháp chính trong hầu hết các buổi học, seminar. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp CHATMAN trong phạm vi nhỏ tại lớp BCK07, ĐHKHXH&NV thông qua 40 sinh viên, và thu được một số kêt quả. 100% sinh viên được hỏi đã trả lời ứng dụng mốt số yếu tố như H, C, M, T, N vào việc học của mình.
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ SV áp dụng các yếu tố Critical Thinking, Teamwork, Healthy, Music, News vào việc học tập của mình.
Một thực tế là kết quả học tập của sinh viên BCK07 sau khi sử dụng các yếu tố này đã có sự thay đổi nhất định. Hầu hết sinh viên(80%) đều nhận thấy rằng việc ứng dụng phương pháp tổng hợp này đã đem lại một số tiến bộ đáng kể cho việc học.
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi kết quả học tập của SV sau khi áp dụng một (hoặc tất cả) các yếu tố trên.
Đánh giá về tính khả thi của phương pháp này trong tương lai, 85% sinh viên mong muốn được áp dụng phương pháp này vào quá trình học tập của mình, được thế hiện bởi biểu đồ dưới đây.
Sau khi áp dụng, kp học tập của bạn thay đổi như thế nào? Giảm sút Tiến bộ Không thay đổi
0 32 8
Bạn có muốn áp dụng pp CHATMAN vào quá trình học tập của mình không?
Có Không
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ SV mong muốn áp dụng phương pháp CHATMAN vào quá trình học tập của mình
Như vậy có thể thấy phương pháp tích hợp CHATMAN đã mang đến hiệu quả tốt cho một số lương sinh viên khoa Báo chí Truyền thông nói chung và nhóm nói riêng. Vấn đề đặt ra là ở chỗ đối với các ngành học khác muốn áp dụng phương pháp này trong tương lai là phải biết sắp xếp và kết hợp các yếu tố C,H,T,M,N sao cho khoa học, hợp lý.
Sau khi thành lập và bước đầu ứng dụng phương pháp tích hợp CHATMAN nhóm chúng tôi cũng đã đạt được một số kết quả nhất định: đó là 6/6 thành viên của nhóm đều đạt danh hiệu học sinh khá giỏi với điểm số từ 7,5 trở lên, trong đó 4/6 đạt học bổng của khoa, 2/6 có điểm số dẫn đầu lớp trong học kì 2, năm nhất. Đặc biệt, từ khi kết hợp với nhau thành nhóm, điểm số của chúng tôi tăng một cách vượt bậc:
Bảng điểm năm nhất (2007-2008) của các thành viên trong nhóm
Họ và tên Điểm HK I Điểm HK II
Nguyễn Hữu Công 6.11 7.57
Lê Thị Hảo 7.52 8.19
Hà Kiều My 7.40 8.04
Nguyễn Thị Minh Nguyệt 8.38 8.68
Huỳnh Tịnh Hoài Nhân 6.60 8.65