TỔ VĂN ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯNG HỌC KỲ II Năm học 2009 – 2010 MÔN: Ngữ văn – Lớp 12 – Ban Cơ bản Thời gian làm bài: 150 phút. I. Phần chung: 5điểm CÂU 1: (2điểm) Khi Xô-cô-lôp đưa con trai mới nhận về nhà , vợ bác chủ nhà đã khóc sướt mướt. Tiếng khóc ấy thể hiện nhiều ý nghóa, anh (chò) hãy làm rõ ý nghóa đó. CÂU 2: (3điểm) Vào đại học có phải là con đường lập thân duy nhất? Hãy thể hiện ý kiến của anh (chò) về vấn đề trên bằng bài viết khỏang 400 từ. II. Phần riêng: 5điểm Học sinh chỉ được làm một trong hai câu (3a hoặc 3b) CÂU 3a Theo chương trình chuẩn: (5điểm) Cảm nhận của anh (chò) về nhân vật Tnú trong truyện ngắn “ Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành. CÂU 3b: Theo chương trình nâng cao: (5điểm) Cảm nhận của anh(chị) về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Hết TỔ VĂN ĐÁP ÁN BÀI THI KIỂM TRA CHẤT LƯNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN : Ngữ văn – Lớp 12 – Ban Cơ bản HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ Văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng số điểm của mỗi ý và được thống nhất trong khi chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm CÂU 1: (2điểm) Khi Xô-cô-lôp đưa con trai mới nhận về nhà , vợ bác chủ nhà đã khóc sướt mướt. Tiếng khóc ấy thể hiện nhiều ý nghóa, anh (chò) hãy làm rõ ý nghóa đó. Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải nêu được đầy đủ các ý, diễn đạt rõ ràng mới đạt điểm tối đa: - Đó là tiếng khóc thương cho hoàn cảnh tội nghiệp của bé Vania. - Là tiếng khóc thương cho cả Xôcôlôp. - Đó là tiếng khóc cảm phục trước lòng tốt của Xôcôlôp – một người lính đã mất đi tất cả sau chiến tranh. - Đó cũng là tiếng khóc tự thương cho chính hòan cảnh của mình ( bà cũng không có con). CÂU 2: (3điểm) Vào đại học có phải là con đường lập thân duy nhất? Hãy thể hiện ý kiến của anh (chò) về vấn đề trên bằng bài viết khỏang 400 từ. a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghò luận xã hội , bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu lóat, không mắc lỗi dùng từ , chính tả, ngữ pháp. b- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý chính: - Nêu được vấn đề cần nghò luận. (0.25đ) - Thanh niên phải biết kiếm tìm cho mình những con đường lập thân đúng đắn.(0.75đ) - Vào đại học là một trong những con đường lập thân phổ biến.(0.75đ) - Tuy nhiên vào đại học không phải là con đường lập thân chủ yếu.( Vận dụng những dẫn chứng trong cuộc sống để chứng minh).(1.0đ) - Tóm tắt những vấn đề đã trình bày và liên hệï bản thân.(0.25đ) CÂU 3a: (5điểm) Cảm nhận của anh (chò) về nhân vật Tnú trong truyện ngắn “ Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành. a- Yêu cầu chung : - Học sinh biết cách làm bài nghò luận văn học phân tích về một hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi thuộc thể lọai truyện ngắn; bố cục rõ ràng, chặt chẽ; diễn đạt lưu lóat , không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Làm rõ đặc điểm của hình tượng nhân vật Tnú : gan góc, dũng cảm, trung thành với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc… b- Yêu cầu cụ thể : Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính: * Mở bài: - Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Trung Thành. - Giới thiệu vài nét về tác phẩm “ Rừng xà nu” - Giới thiệu về nhân vật Tnú. * Thân bài: - Hình thượng nhân vật Tnú được khắc họa qua hồi tưởng của chính anh và lời kể giọng trầm bên bếp lửa của cụ Mết, ca ngợi phẩm chất anh hùng của bộ tộc. Nhờ lối trần thuật ấy mà Tnú kết tinh vẻ đẹp của một người con ưu tú của buôn làng, có những nét tính cách độc đáo giàu tính sử thi. * Số phận của Tnú : Bi tráng. - Là người Strá, mồ côi cha mẹ, nhưng lại được người dân làng Xôman thương yêu nuôi dưỡng lớn lên . “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta” . - Chứng kiến cảnh vợ con bò giặc đánh đập, nhưng Tnú không cứu được. - Khi Tnú bò giặc bắt, chúng đốt mười đầu ngón tay, Tnú không kêu một tiếng nào mà còn nhìn kẻ thù trừng trừng => dũng cảm , ngoan cường. * Sức quật cường: Tnú vượt lên đau đớn, bi kòch cá nhân hăng hái gia nhập bộ đội giải phóng để trả thù cho quê hương và những người thân… * Những tính cách nổi bật : + Gan dạ, dũng cảm: - Khi đi liên lạc : thông minh khi xé rừng mà đi, chọn chỗ nước chảy mạnh để bơi qua chuyển thư cho cách mạng. Khi bò giặc bắt thì nuốt thư vào bụng. - Gan góc đập đá vào đầu khi học thua Mai. - Lời nói dõng dạc, thách thức quân thù khi bò tra tấn. - Nhảy xổ vào giữa bọn giặc cứu vợ con dù đang thân cô thế cô. + Căm thù giặc, trung thành với cách mạng: - Lần bò giặc bắt khi bơi qua sông chuyển thư cho cách mạng, nuốt thư vào bụng, bàn tay chỉ cộng sản ngay trong bụng. - Vượt qua nỗi đau cá nhân ( vợ con mất), giữ vững phẩm chất người cộng sản ( mở mắt trừng trừng, rắn rỏi, răng cắn nát môi, không kêu la, giữ lời thề, thét dữ dội, căm thù, hiệu triệu dân làng, tham gia giải phóng quân ). Yêu thương biến thành hành động, Tnú cùng đồng bào anh dứng lên tiêu diệt một tiểu đội giặc hung ác. Riêng Tnú ra đi lực lượng để tiêu diệt mọi kẻ thù tàn ác khác bảo bản làng, giải phóng quê hương. Chính thực tế chiến đấu, Tnú đã vươn lên, nhận thức sâu sắc kẻ thù của cá nhân mình và kẻ thù chung của cả dân tộc. + Tình nghóa đậm đà: - Tình quê hương : Sau ba năm đi chiến đấu, trở về làng anh vẫn nhớ từng hàng cây, con đường, anh bồi hồi xúc động khi về gần làng : ngực đập liên hồi khi nghe tiếng chày, chân vấp rễ cây, tặng muối cho cụ Mết. - Tình cảm gia đình sâu đậm : Anh yêu vợ con tha thiết , đau đớn khi nhớ kỷ niệm với Mai, đau đớn khi chứng kiến vợ con bò tàn sát ( hai tay bíu chặt, bứt hàng chục trái vả, hai con mắt như hai cục lửa lớn, hét to, nhảy xổ vào giữa bọn giặc, hai tay ôm chặt vợ con ) + Có tính kỷ luật cao: - Tuy nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng được cấp trên cho phép mới về và cũng chỉ về đúng một đêm như quy đònh trong giấy phép. => Tnú là người con anh hùng của làng Xôman, nhân vật được khắc họa bằng những nét độc đáo, giàu chất sử thi. Tnú tiêu biểu cho số phận và con đường đi lên của cộng đồng làng Xôman. Những phẩm chất tốt đẹp của Tnú mang ý nghóa tiêu biểu điển hình. * Kết bài: Nhân vật Tnú là một hình tượng nhân vật lý tưởng với những phẩm chất tốt đẹp nhất, kết tinh vẻ đẹp của con người Tây Nguyên. Con đường đời của Tnú phản ánh con đường giác ngộ cách mạng và con đường đấu tranh giành tự do của nhân dân . CÂU 3b: (5điểm) Cảm nhận của anh (chò) về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. a- Yêu cầu chung : - Học sinh biết cách làm bài nghò luận văn học phân tích về một hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi thuộc thể lọai truyện ngắn; bố cục rõ ràng, chặt chẽ; diễn đạt lưu lóat , không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Làm rõ đặc điểm của hình tượng nhân vật bà cụ Tứ : nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương đùm bọc những người cùng cảnh ngộ. b- Yêu cầu cụ thể : Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính: * Mở bài: - Giới thiệu vài nét về tác giả Kim Lân. - Giới thiệu vài nét về tác phẩm “ Vợ nhặt” - Giới thiệu về nhân vật bà cụ Tứ : một người mẹ nông dân nghèo khổ nhưng trái tim nhân hậu giàu tình yêu thương , bao dung. * Thân bài: - Xuất hiện trong không gian câu chuyện với dáng đi lọng khọng cùng tiếng ho húng hắng sau khi Tràng bất ngờ nhặt được vợ và đưa vợ về nhà ra mắt mẹ chồng dễ gợi cảm thống về một bà mẹ nông dân già nua, gay gò, nghèo khó. - Diễn biến tâm trạng: + Ban đầu bà cụ rất ngạc nhiên. Nhà văn đã miêu tả rất tinh tế nét tâm trạng này … + Sau khi nghe con trai giới thiệu, biết rõ đó là con dâu, bà lão ai oán, xót xa. Bà cảm thấy mình chưa làm tròn bổn phận của một người mẹ để con trai phải lấy vợ nhặt một cách tội nghiệp. + Điều khiến người đọc bất ngờ và cảm phục là cách ứng xử đầy tình người của bà cụ Tứ với người con dâu mới: ~ Bà không hề rẻ rúng mà còn đối xử hết sức bao dung độ lượng . ~ Tuy không cất lên thành lời nhưng người mẹ chồng ấy tỏ rõ thái độ hàm ơn đối với con dâu . Đó là suy nghó của một người mẹ đang tự đặt mình vào cảnh ngộ trớ trêu của người khác để hiểu , chia sẻ, an ủi những người có số phận bất hạnh như mình, như con mình. Hiếm có người mẹ chồng nào đối xử với con dâu nhân hậu , độ lượng đến như vậy. ~ Với ý nghó ấy bà cụ “cũng mừng lòng”. “ Mừng lòng” chứ không phải bằng lòng bởi bà cụ chấp nhận con dâu với niềm vui ngập tràn trong lòng một người mẹ nhân từ . + Bao trùm là tâm trạng vui mừng hạnh phúc, tin tưởng của người mẹ khi con đã yên bề gia thất. ~ Bà cụ Tứ tươi tỉnh khác ngày thường cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. ~ Bữa ăn giữa ngày đói bà vừa ăn vừa kể chuyện vui… Đây cũng là niềm tin lành mạnh , trong sáng , hồn nhiên thể hiện nhân sinh quan tích cực của người lao động từ xa xưa. ~ Tác phẩm khép lại với hình ảnh một người mẹ lao động già nua còm cõi nhưng chưa bao giờ, chưa khi nào nguội tắt niềm hy vọng vào sự sống và tương lai. * Kết bài: - Miêu tả chân thực, tinh tế diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ. Tác giả đã khắc họa thành công hình tượng một người mẹ nông dân nghèo khổ nhưng sáng ngời vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm cao quý. - Thể hiện được một phương diện quan trọng làm nên giá trò nhân đạo và hiện thực của tác phẩm. * Biểu điểm: + 5 điểm: đáp ứng tốt yêu cầu đề bài. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc. Không sai chính tả, ngữ pháp. + 4 điểm: đáp ứng phần lớn yêu cầu đề ra. Văn viết rõ ý. Chữ viết rõ ràng, dễ đọc. Chỉ sai một vài lỗi nhỏ về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. + 3 điểm: Chỉ đáp ứng ½ yêu cầu đề ra. Văn viết có chỗ chưa rõ ý, chữ viết khó đọc. Sai 3,4 lỗi về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. + 1 điểm: ý tưởng không rõ, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. + 0 điểm: lạc đề, cố ý không làm bài. + Các điểm còn lại ( điểm 2) giáo viên cân nhắc để cho. . pháp. + 4 điểm: đáp ứng phần lớn yêu cầu đề ra. Văn viết rõ ý. Chữ viết rõ ràng, dễ đọc. Chỉ sai một vài lỗi nhỏ về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. + 3 điểm: Chỉ đáp ứng ½ yêu cầu đề ra. Văn viết. nhà văn Nguyễn Trung Thành. CÂU 3b: Theo chương trình nâng cao: (5điểm) Cảm nhận của anh(chị) về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Hết TỔ VĂN ĐÁP ÁN BÀI THI. Diễn biến tâm trạng: + Ban đầu bà cụ rất ngạc nhiên. Nhà văn đã miêu tả rất tinh tế nét tâm trạng này … + Sau khi nghe con trai giới thi u, biết rõ đó là con dâu, bà lão ai oán, xót xa. Bà cảm