1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn chuyên ngành chứng khoán giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại FLCS

79 439 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 617 KB

Nội dung

Học viện tài chinh Danh mục chữ cái viết tắt CTCK : Công ty chứng khoán HSC :Công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh SGDC :Sở giao dịch chứng khoán TTGDCK :Trung tâm giao dịch chứng khoán TTCK :Thị trờng chứng khoán UBCKNN :Ủy ban chứng khoán nhà nước MBS : Công ty chứng khoán MB TVSI : Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt VDSE : Công ty chứng khoán Viễn Đông VDSC : Công ty chứng khoán Rồng Việt PNS :Công ty Chứng khoán Phương Nam Lời cam đoan Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập Tác giả luận văn Trần Tứ Vinh Trần Tứ Vinh CQ47/17.02 Học viện tài chinh Mở Đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 12 năm đi vào hoạt động đã trải qua không ít khó khăn nhưng cũng gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ. Với đà phát triển mạnh mẽ được đánh giá là nhanh nhất thế giới trong thời gian vừa qua quy mô của thị trường chứng khoán được nâng lên một tầm cao mới, tốc độ phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn đã làm xuất hiện hàng loạt các công ty chứng khoán. Theo thông tin từ Ủy ban chứng khoán Nhà Nước cuối năm 2012 đã có gần 100 công ty chứng khoán chính thức hoạt động. Sự xuất hiện của quá nhiều các công ty chứng khoán mới khiến cho cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán trở lên gay gắt hơn bao giờ hết. Hơn thế nữa, với sự hôi nhập xâu rộng vào kinh tế toàn cầu, sự xuất hiện của các công ty chứng khoán nước ngoài, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Một cuộc đua thầm lặng nhưng khốc liệt giữa các công ty chứng khoán trong và ngoài nước đã chính thức bắt đầu. Để tồn tại và phát triển không còn cách nào khác là các công ty chứng khoán phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Chính vì thế, làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán trong tình hình hiện nay là vấn đề vô cùng cấp thiết. Hơn thế nữa, sự hội nhập với kinh tế toàn cầu xảy ra như một xu thế tất yếu, các công ty tài chính nước ngoài không giấu ý định tiềm kiếm cơ hội đầu tư ở một thị trường giàu tiềm năng như Việt Nam. Sự cạnh tranh không chỉ đến từ các công ty nhỏ bé trong nước mà còn từ ngoài biên giới. Để tồn tại và phát triển không còn cách nào khác là các công ty chứng khoán phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Chính vì thế, làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán trong tình hình hiện nay là vấn đề vô cùng cấp thiết. Trần Tứ Vinh CQ47/17.02 Học viện tài chinh Được đào tạo về chuyên ngành Thị trường chứng khoán cộng với sự yêu thích của bản thân về ngành này, em đã có cơ hội được thực tập tại CTCP Chứng khoán FLC để có dịp được cọ xát với thực tế, áp dụng những kiến thức đã học trên giảng đường và học hỏi, trau dồi những kiến thức, kỹ năng từ những người có kinh nghiệm. Trong thời gian thực tập tại phòng môi giới và phân tích của CTCK FLC, với sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty cũng như các anh chị trong phòng môi giới và phân tích, em đã hoàn thành bản chuyên đề thực tập tại CTCK FLC “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán FLC ” 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu - Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề có tính lý luận về công ty chứng khoán ,hoạt động của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán - Phân tích thực trạng hoạt động của các công ty cổ phần chứng khoán FLC; năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán thông qua một số chỉ tiêu từ đó đánh giá kết quả, hạn chế và các nguyên nhân gây ra hạn chế trong hoạt động của các công ty. - Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán FLC - Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội - Phạm vi nghiên cứu là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2006 và 2007 3. Kết cấu đề tài Chuyên đề này gồm 3 chương : Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán và năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Trần Tứ Vinh CQ47/17.02 Học viện tài chinh Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán FLC Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty chứng khoán FLC Trần Tứ Vinh CQ47/17.02 Học viện tài chinh CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CỞ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1 Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán 1.1.1 Mô hình tổ chức của các công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian, có vị trí, vai trò rất quan trọng trong thị trường chứng khoán. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán đã chứng minh: “Một thị trường chứng khoán không thể thiếu loại chủ thể này, nó cần cho cả người phát hành, người đầu tư chứng khoán. Nó là một trong những nhân tố quyết định đến phát triển, sự sôi động của thị trường chứng khoán”. Những ảnh hưởng tác động của công ty chứng khoán đối với các chủ thể tham gia thị trường và sự vận hành của thị trường chứng khoán là rất lớn. Hiện nay trên thế giới có 2 mô hình hoạt động của công ty chứng khoán bao gồm: Mô hình công ty chuyên doanh và mô hình công ty đa năng - Mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các CTCK độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không đuợc tham gia vào kinh doanh chứng khoán. Với ưu điểm hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho TTCK phát triển, mô hình này đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong đó có các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Canada… - Mô hình công ty đa năng Trần Tứ Vinh CQ47/17.02 Học viện tài chinh Ngày nay với sự phát triển của TTCK để tận dụng thế mạnh của lĩnh vực tiền tệ và lĩnh vực chứng khoán, các quốc gia có xu hướng nới lỏng ngăn cách giữa hoạt động tiền tệ và chứng khoán, bằng cách cho phép hình thành mô hình công ty đa năng một phần – các Ngân Hàng Thương Mại thành lập công ty con để chuyên kinh doanh chứng khoán Trong mô hình đa năng, công ty chứng khoán là một phần của ngân hàng thương mại, nghĩa là ngân hàng thương mại tham gia trên cả lĩnh vực tiền tệ, bảo hiểm, chứng khoán. Mô hình này lại bao gồm 2 mức độ: đa năng một phần và đa năng hoàn toàn - Đa năng một phần: Theo mô hình này các Ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán phải thành lập một công ty con hạch toán độc lập và hoạt động tách rời với hoạt động kinh doanh tiền tệ - Đa năng hoàn toàn: Các ngân hành được phép trực tiếp kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm như các dịch vụ tài chính khác Mô hình đa năng có ưu điểm là các ngân hàng thương mại có thể thực hiện đa dạng hóa, giảm bới rủi ro, tăng khả năng chịu đựng những biến động của thị trường tài chính. Ngoài ra, ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ có lịch sử lâu đời, có thế mạnh về tài chính và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, do đó cho phép các ngân hàng thương mại tham gia kinh doanh chứng khoán sẽ tận dụng được thế mạnh của ngân hàng, tạo động lực cho sự phát triển của TTCK. Tuy nhiên, mô hình này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như không thúc đẩy được thị trường cổ phiếu phát triển vì các ngân hàng có xu hướng bảo thủ thích hoạt động cho vay hơn là thực hiện các nghiệp vụ trên TTCK như: bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư. Và một khi thị trường có biến động thì nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng nếu các ngân hàng không tách bạch giữa hai loại hình kinh doanh tiền tệ và kinh doanh chứng khoán Trần Tứ Vinh CQ47/17.02 Học viện tài chinh 1.1.2 Đặc trưng pháp lý Để công ty chứng khoán phát huy hết vai trò to lớn của mình, ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư và sự phát triển lành mạnh và ổn định của thị trường chứng khoán thì vấn đề tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán phải được đặt trong hành lang pháp lý chặt chẽ với những điều kiện đòi hỏi cao khác hẳn với các doanh nghiệp thông thường. Vì vậy, các quốc gia đều sử dụng pháp luật để điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán. Thậm chí có những nước ban hành đạo luật riêng để quy định việc tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán như Mỹ, Nhật, Thái lan…, còn một số nước các quy định về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán là một phần trong đạo luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán như: Malaixia, Trung Quốc. Ở Việt Nam vấn đề tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán trước đây được quy định trong Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành. Sau này vấn đề tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán được quy định tại Nghị định 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/11/2003 và được cụ thể hoá trong Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 17/6/2004 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán. Hiện nay, tại Luật chứng khoán Việt Nam không có định nghĩa về công ty chứng khoán. Tuy nhiên, qua các quy định cụ thể trong Luật chứng khoán có thể khái quát định nghĩa về công ty chứng khoán như sau: Công ty chứng khoán là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH được thành lập, hoạt động theo Luật chứng khoán và các các quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán dưới đây theo giấy phép do UBCKNN cấp: Môi giới chứng khoán, tự Trần Tứ Vinh CQ47/17.02 Học viện tài chinh doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. Từ định nghĩa trên, có thể khái quát các đặc điểm pháp lý của các công ty chứng khoán nói chung như sau: Một là, công ty chứng khoán là loại hình doanh nghiệp được thành lập dựa trên cơ sở Luật chứng khoán và các quy định pháp luật có liên quan Hai là, công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức pháp lý công ty cổ phần hoặc công ty TNHH.Điều này được chỉ rõ trong Luật chứng khoán điều 66, 1 khoản Ba là, công ty chứng khoán có hoạt động kinh doanh chính, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là kinh doanh dịch vụ chứng khoán trên thị trường chứng khoán 1.1.3 Nguyên tắc hoạt động 1.1.3.1 Nguyên tắc đạo đức Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán ảnh hưởng nhiều tới lợi ích công chúng và biến động của thị trường tài chính. Vì vậy, luật pháp các nước qui định rất chặt chẽ đối với hoạt động của công ty chứng khoán. Nhìn chung có một số nguyên tắc cơ bản sau: - Công ty chứng khoán có nghĩa vụ bảo mật cho khách hàng, chỉ được tiết lộ thông tin khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. - Công ty chứng khoán phải giữ nguyên tắc giao dịch công bằng, không được tiến hành bất cứ hoạt động lừa đảo phi pháp nào. -Công ty chứng khoán không được dùng tiền của khách hàng làm nguồn tài chính để kinh doanh. - Công ty chứng khoán phải tách biệt tài sản của mình với tài sản của khách hàng và tài sản của khách hàng với nhau; không được dùng tài sản của khách hàng làm vật thế chấp, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản. Trần Tứ Vinh CQ47/17.02 Học viện tài chinh - Công ty chứng khoán khi thực hiện tư vấn phải cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng, đảm bảo thông tin chính xác, tin cậy. - Công ty chứng khoán không được nhận bất cứ khoản thù lao nào ngoài các khoản thù lao thông thường cho hoạt động dịch vụ của mình. - Ở nhiều nước, công ty chứng khoán phải đóng tiền vào quĩ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán để bảo vệ lợi ích cho khách hàng trong trường hợp công ty chứng khoán bị mất khả năng thanh toán. - Ngoài ra, các nước còn có qui định chặt chẽ nhằm chống thao túng thị trường; cấm mua bán khớp lệnh giả tạo với mục đích tạo ra trạng thái "tích cực bề ngoài"; cấm đưa ra lời đồn đại, xúi dục hoặc lừa đảo trong giao dịch chứng khoán; cấm giao dịch nội gián sử dụng thông tin nội bộ mua bán chứng khoán cho chính mình làm thiệt hại tới khách hàng. 1.1.3.2 Nguyên tắc tài chính - Vốn. Vốn của công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại tài sản cần tài trợ. Nhìn chung, số vốn cần có để thực hiện nghiệp vụ chứng khoán được xác định bằng việc cân đối giữa vốn pháp định và nhu cầu vốn kinh doanh của công ty. - Cơ cấu vốn: Nợ và Có. Cơ cấu vốn là tỉ lệ các khoản nợ và vốn cổ đông hoặc vốn góp của các thành viên mà công ty sử dụng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Việc huy động vốn được tiến hành thông qua việc góp vốn của các cổ đông, thông qua hệ thống ngân hàng, thị trường vốn. Việc huy động vốn và cơ cấu vốn của công ty chứng khoán có các đặc điểm chung: Các công ty phụ thuộc khá nhiều vào các khoản vay ngắn hạn. Các chứng khoán đem ra mua bán, trao đổi trên thị trường chiếm phần lớn tổng giá trị tài sản của công ty chứng khoán (40% - 60%). Trần Tứ Vinh CQ47/17.02 Học viện tài chinh Ở các nước đang phát triển, thông thường các công ty chứng khoán không được vay vốn của nước ngoài trong khi ở những nước phát triển điều này được phép thực hiện. Tỉ lệ nợ tuỳ thuộc vào công ty chứng khoán nhưng phải tuân theo qui định của các cấp quản lí. - Quản lí vốn và hạn mức kinh doanh. * Quản lí vốn khả dụng: các công ty chứng khoán thường phải duy trì một mức vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán. * Quản lí quĩ bù đắp rủi ro: Các công ty chứng khoán thực hiện hoạt động tự doanh thường phải duy trì một tỉ lệ dự trữ trên mức lợi nhuận ròng, còn các công ty môi giới duy trì tỉ lệ dự trữ tính trên tổng doanh thu với mục đích bù đắp các khoản lỗ kinh doanh trong năm đó. * Quản lí quĩ bổ sung vốn điều lệ: công ty chứng khoán phải trích tỉ lệ phần trăm lãi ròng hàng năm để lập quĩ bổ sung vốn điều lệ cho tới khi đạt một tỉ lệ phần trăm nào đó của vốn điều lệ. Quĩ này dùng bù đắp những thâm hụt trong tương lai. * Quản lí hạn mức kinh doanh: hạn mức kinh doanh được qui định khác nhau tuỳ từng quốc gia. Thông thường nó tuân theo một số qui định sau: • Hạn chế mua sắm tài sản cố định theo tỉ lệ % trên vốn điều lệ. • Đặt ra hạn mức đầu tư vào mỗi loại chứng khoán. • Qui định hạn mức đầu tư vào một số tài sản rủi ro cao. - Chế độ báo cáo. Các thông tin tài chính được thể hiện qua các báo cáo. Các báo cáo này, theo qui định một số nước, phải nộp cho Uỷ ban chứng khoán (hoặc cơ quan quản lý tương đương) và một tổ chức tự quản làm cơ quan kiểm tra các báo cáo tài chính thường niên đã được kiểm toán. Báo cáo tài chính được kiểm toán bao gồm: - Bảng cân đối kế toán. Trần Tứ Vinh CQ47/17.02 [...]... vững Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán là khả năng công ty chứng khoán tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với các công ty chứng khoán khác Nghĩa là công ty chứng khoán có khả năng tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm thị phần lớn hơn, tạo ra thu nhập cao hơn và phát triển bền vững hơn Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán do nhiều yếu tố cấu thành nên... cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng Trần Tứ Vinh CQ47/17.02 Học viện tài chinh mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững Năng lực cạnh tranh của... vậy lợi nhuận được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty.Lợi nhuận góp phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả, đồng thời nó là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh cao, năng lực cạnh tranh càng mạnh và ngược lại o Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời: đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất về hiệu... những vấn đề cơ bản nhất về năng lực cạnh tranh cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một CTCK Đó là cơ sở, là nền tảng để chúng ta đánh giá năng lực cạnh tranh của bất cứ CTCK nào đang hoạt động trên thị trường Nhưng đó mới chỉ là vấn đề lý thuyết, còn thực trạng năng lực cạnh tranh của các CTCK trên TTCK Việt Nam nói chung và ở công ty cổ phần chứng khoán FLCS như thế nào? Điểm mạnh,... họ tham gia thị trường cần phải nâng cao kiến thức đầu tư cho họ Để tạo một môi trường cạnh tranh sôi động thì thị trường đó phải có những người mua và bán Chính vì lý do đó mà giữa các công ty nảy ra sự cạnh tranh Công chứng đầu tư là trọng tâm của sự cạnh tranh đó, là động lực thúc đẩy các CTCK phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh 1.2.3.2.5 Các đối thủ cạnh tranh Trong bất kỳ trận chiến nào... chương II khi chúng ta tìm hiểu về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán FLC Trần Tứ Vinh CQ47/17.02 Học viện tài chinh CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CTCP CHỨNG KHOÁN FLC 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần chứng khoán FLC 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán FLC Năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động... cạnh tranh của công ty chứng khoán 1.2.1 Khái niệm đầu tiên về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Cạnh tranh là một khái niệm rộng, không những tồn tại trong lĩnh vực kinh tế mà còn tồn tại trong lĩnh vực xã hội Trong kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế vì lợi ích riêng của bản thân mình mà tiến hành cạnh tranh với nhau Theo Michael Porter, cha đẻ của Marketing hiện đại cạnh tranh. .. Lĩnh vực hoạt động Với mức vồn điều lệ là 135 tỷ đồng, FLCS triển khai 3 nghiệp vụ kinh doanh, đó là: - Môi giới chứng khoán - Tư vấn đầu tư chứng khoán - Tự doanh chứng khoán Ngoài ra, FLCS cung cấp rất nhiều dịch vụ chứng khoán để đáp ứng nhu cầu giao dịch kịp thời của khách hàng: Dịch vụ chứng khoán - Lưu ký chứng khoán - Môi giới mua bán chứng khoán niêm yết/ OTC - Thực hiện các giao dịch thỏa thuận... nghiệp Chỉ có những CTCK có năng lực cạnh tranh cao thì mới có ROA, ROE cao Trần Tứ Vinh CQ47/17.02 Học viện tài chinh o Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Chỉ khi có khả năng thanh toán tốt thì CTCK mơi có khả năng nâng cao uy tín của mình, tạo được lòng tin ở khách hàng cũng như đối tác của mình trong giao dịch kinh doanh Từ đó có thể thấy chứng mình được năng lực tài chính của công ty lúc... nghệ Công nghệ là một yếu tố rất quan trọng trong cạnh tranh của các công ty chứng khoán Nhờ khoa học công nghệ thông tin các CTCK có thể tiết kiệm được chi phí quản lý, chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán từ đó giảm phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của CTCK Để đánh giá được trình độ công nghệ của một công ty chứng khoán thì cần phải xem xét hạ tầng, cơ sở vật chất . tài chinh Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần chứng khoán FLC Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty chứng khoán FLC Trần Tứ Vinh CQ47/17.02 Học. vào chứng khoán. 1.2 Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán 1.2.1 Khái niệm đầu tiên về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Cạnh tranh. còn cách nào khác là các công ty chứng khoán phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Chính vì thế, làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán trong tình hình hiện

Ngày đăng: 20/06/2015, 13:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w