CỦNG CỐ, MỞ RỘNG VỐN TỪ CHỈ SỰ VẬT,

5 2.8K 15
CỦNG CỐ, MỞ RỘNG VỐN TỪ CHỈ SỰ VẬT,

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

*** ĐỀ TÀI   CỦNG CỐ, MỞ RỘNG VỐN TỪ CHỈ SỰ VẬT, CHỈ HOẠT ĐỘNG, CHỈ ĐẶC ĐIỂM VÀ MẪU CÂU AI LÀM GÌ? AI THẾ NÀO? QUA MỘT TIẾT ÔN TẬP BỔ SUNG LUYỆN TỪ VÀ CÂU    I/ Lý do chọn đề tài: Phân môn luyện từ và câu trong Tiến việt ở lớp Ba nhằm mục đích:  Mở rộng vốn từ theo chủ điểm, củng cố hiểu biết về các kiểu câu và thành phần câu (thông qua các hỏi ) đã học ở lớp Hai.  Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về các phép tu từ so sánh và nhân hóa.  Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng một số dấu câu.  Bồi dưỡng cho học sinh có thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng việt, văn hóa trong giao tiếp và thích học Tiếng việt. Trong phạm vi đề tài này, tôi xin chỉ đề cập đến một mảng kiến thức đó là “ Củng cố, mở rộng vốn từ chỉ sự vật,chỉ hoạt động, chỉ đặc điểm và cách viết, nhận dạng mẫu câu Ai làm gì? Ai thế nào?”.Vì đây là từ loại và mẫu câu mà hầu như học sinh thường xuyên bắt gặp trong việc học Tếng việt ( dùng để kể, miêu tả về một sự việc, hoạt động nào đó ). Củng cố, mở rộng vốn từ giúp học sinh nắm vững ý nghĩa của từ. Từ đó biết cách dùng từ đúng, đặt câu đúng. Nắm chắc được cấu tạo của các kiểu câu để nói, viết thành câu, giúp học sinh nói viết được đoạn văn ngắn để kể và tả. Làm nền tảng vững chắc cho học sinh học lên chương trình lớp 4. Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm sẽ là danh từ, động từ, tính từ. Mẫu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Lên lớp 4 học sinh sẽ nhận ra thành phần chính của câu ( Ai  chủ ngữ; làm gì, thế nào  vị ngữ ). Vậy nên tôi nghiên cứu và viết đề tài này hi vọng giúp học sinh học tốt hơn môn Tiếng việt ở lớp Ba. II/ Khảo sát thực trạng: Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy hầu như vốn từ của các em còn hạn chế, nhất là từ chỉ đặc điểm. Vận dụng từ để đặt câu còn lúng túng nhất là 1 những câu có hình ảnh. Việc vận dụng từ, câu để viết thành đoạn văn kể, tả gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến việc dùng từ không chính xác, lặp lại nhiều lần, câu văn lủng củng, tối nghĩa. III/ bài soạn A/ Mục đích – yêu cầu: - Củng cố, mở rộng vốn từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm và mẫu câu Ai làm gì? Ai thế nào? - Học sinh biết dùng từ để đặt thành câu, biết căn cứ vào từ loại để nhận diện được các mẫu câu Ai làm gì? Ai như thế nào? - Có ý thức sử dụng từ, nói viết thành câu trong giao tiếp. B/ Hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: củng cố, mở rộng vốn từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm Giáo viên Học sinh Giáo viên kẻ bảng Từ chỉ sự vật Từ chỉ hoạt động Từ chỉ đặc điểm *Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm ghi vào phiếu học tập (giáo viên chia lớp 6 nhóm và phát phiếu học tập * Sau khi học sinh thực hành theo nhóm xong, yêu cầu từng nhóm đọc kết quả thảo luận *Hỏi:những từ như thế nào được gọi là từ chỉ sự vật? từ chỉ hoạt động? từ chỉ đặc điểm? *Thảo luận và làm bài vào phiếu *Nhận xét từng nhóm từ của nhóm bạn *….+Những từ chỉ người, cây cối, đồ vật, con vật, địa danh, sông núi,…gọi là từ chỉ sự vật +Những từ chỉ hoạt động của người, sự vật,…gọi là từ chỉ hoạt động. +Những từ chỉ tính chất, màu sắc, kích thước,…gọi là từ chỉ đặc điểm Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh dùng các từ vừa tìm được để đặt câu theo mẫu Ai làm gì? Ai thế nào? Giáo viên Học sinh Vẽ sơ đồ mẫu câu Mẫu 1:Ai? (con gì, cái gì) làm gì? + học sinh nêu miệng 2 Ai (con gì,cái gì) Làm gì? A B +Đưa ra ví dụ câu: Học sinh trường em đang lao động hăng say. +yêu cầu học sinh phân tích đưa câu trên vào sơ đồ. + giáo viên ghi bảng +sau đó GV yêu cầu học sinh dựa vào những từ vừa tìm được (ở hoạt động 1) của nhóm mình để đặt câu.Ghi bảng một số câu. +Những từ: Mẹ em, cô giáo, con mèo tuộc bộ phận nào của câu? Đó là những từ chỉ gì? +Những từ nấu(cơm), giảng(bài), rình(chuột) là từ chỉ gì? thuộc bộ phận nào của câu? +Hỏi tiếp:Vậy những từ chỉ hoạt động thường có trong mẫu câu nào? Mẫu 2: Ai thế nào? + vẽ sơ đồ Ai?(con gì, cái gì?) Thế nào? A B +Đưa ra ví dụ: Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm. Yêu cầu học sinh đưa mẫu câu trên vào sơ đồ +Hỏi từ: Anh Kim Đồng là từ chỉ gì? thuộc bộ phận nào của câu? +Nhanh trí,dũng cảm là từ chỉ gì? thuộc bộ phận nào của câu? +Vậy những từ chỉ đặc điểm thường có trong mẫu câu nào? +Yêu cầu học sinh đặt một số câu theo mẫu Ai thế nào? +Hãy nhận xét các câu bạn vừa nêu. HS trường em đang LĐ hăng say Ai? Làm gì? A B + Nêu miệng một số câu như: • Mẹ em đang nấu cơm. • Cô giáo đang giảng bài. • Con mèo đang rình chuột +Những từ Mẹ em, cô giáo, con mèo thuộc bộ phận “Ai”, con gì là những từ chỉ người, sự vật. +Những từ nấu(cơm), giảng(bài), rình( chuột) là những từ chỉ hoạt động thuộc bộ phận “Làm gì”. +Những từ chỉ hoạt động thường có trong mẫu câu “Ai làm gì?” + Lên bảng thực hiện Anh Kim Đồng rất…dũng cảm Ai? thế nào? A B +Anh Kim Đồng là từ chỉ người thuộc bộ phận là “Ai” của câu +Nhanh trí, dũng cảm là từ chỉ đặc điểm thuộc bộ phận “thế nào” của câu. +Những từ chỉ đặc điểm thường có trong mẫu câu Ai thế nào? +Thảo luận nhóm – nêu miệng *Bác nông dân cần cù và chăm chỉ. *Bạn Nam học rất giỏi. 3 Hoạt động 3: bài tập thực hành ( có nâng cao ) Bài tập 1:Chọn và xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu. 1 2 3 Em, Lan, chị em, cậu bé Quét dọn, xếp, rửa, giặt Nhà cửa, bát đũa, quần áo, sách vở Bài tập này giáo viên tổ chức cho học sinh làm theo nhóm. Giáo viên chia lớp 6 nhóm ( nhóm 5 em ) Thảo luận làm bài vào bảng phụ Giáo viên Học sinh +Làm mẫu:  Em quét dọn nhà cửa. +các nhóm làm việc, nhóm nào đặt được nhiều câu đúng nhóm đó thắng cuộc. +Nhận xét đánh giá kết quả bài làm của các nhóm. +Học sinh thảo luận - đặt câu +Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét bài làm nhóm bạn. Bài tập 2: chọn những từ ngữ ở bộ phận A sao cho phù hợp với bộ phận B để tạo thành câu có nghĩa. A B Ai? ( Cái gì?, con gì? ) Thế nào? Học sinh của trường em thật tươi tắn, thơm ngát, khoe sắc màu dưới nắng xuân. Bông hoa trong vườn rất chăm chỉ, rất chịu khó, rất vui vẻ khi cày xong thửa ruộng. Bác nông dân rất đoàn kết, biết giúp đỡ bạn bè, biết giữ vệ sinh sạch sẽ, rất căm ngoan. Chim chích bông rất dễ thương, hót rất hay,chăm chỉ bắt sâu. Giáo viên Học sinh +Đưa nội dung bài tập lên bảng lớp,yêu cầu học sinh đọc thầm, suy nghĩ 2 phút sau đó đặt câu +Giáo viên+lớp nận xét câu của bạn vừa nêu. +Có thể yêu cầu học sinh nêu câu em vừa đặt thuộc mẫu câu gì? +Làm miệng - chẳng hạn *Bác nông dân rất vui vẻ khi cày xong thửa ruộng. *Chi chích bông rất dễ thương. *Bông hoa trong vường thật tươi tắn. +Câu em vừa đặt thuộc mẫu câu “ Ai thế nào?” Hoạt động 4: củng cố dặn dò 4 Hệ thống lại nội dung bài học và lưu ý cho học sinh chú ý khi dùng từ đặt câu. Nhận xét tiết học. IV/ Kết quả: Sau khi áp dụng giáo án này vào tiết ôn tập bổ sung ( dạy tại lớp 3A ), tôi nhận thấy có kết quả rất khả quan: • Học sinh rất hào hứng học tập. • Các em nắm vững vốn từ. • Biết dùng từ đặt câu chính xác, đặc biệt những em trung bình yếu cũng nắm vững từ và các mẫu câu đã học. Hy vọng luyện từ và câu sẽ giúp học sinh viết được đoạn văn hay. V/ Hiệu quả phổ biến: Phương pháp ôn tập này có thể sử dụng vào các tiết Luyện từ và câu ở Lớp 2 và Lớp 3. 5 . Hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: củng cố, mở rộng vốn từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm Giáo viên Học sinh Giáo viên kẻ bảng Từ chỉ sự vật Từ chỉ hoạt động Từ chỉ đặc điểm *Yêu cầu học sinh thảo. của nhóm bạn *….+Những từ chỉ người, cây cối, đồ vật, con vật, địa danh, sông núi,…gọi là từ chỉ sự vật +Những từ chỉ hoạt động của người, sự vật, gọi là từ chỉ hoạt động. +Những từ chỉ tính chất, màu sắc,. này, tôi xin chỉ đề cập đến một mảng kiến thức đó là “ Củng cố, mở rộng vốn từ chỉ sự vật ,chỉ hoạt động, chỉ đặc điểm và cách viết, nhận dạng mẫu câu Ai làm gì? Ai thế nào?”.Vì đây là từ loại và

Ngày đăng: 20/06/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan