1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

7 2,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 215,32 KB

Nội dung

Trang 1/7 - Mã đề thi 132 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Đề thi có 07 trang ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 - NĂM 2015 Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: SBD: …………………. Câu 1: Các bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa phân ly? (1) Cấu trúc xương của phần trên ở tay người và các xương tương ứng ở cá voi có hình dạng và tỷ lệ rất khác; (2) Ruột thừa ở người và manh tràng ở thú; (3) Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu; (4) Vây cá mập và vây cá voi; (5) Cánh của chim và cánh của côn trùng. A. 1, 2 và 3. B. Chỉ 1, 2, 4 và 5. C. Tất cả D. Chỉ 1, 3 Câu 2: Ở 1 quần thể động vật xét 2 locut gen phân ly độc lập, mỗi locut có 2 alen quan hệ trội- lặn hoàn toàn, alen lặn là là alen đột biến. Trong các KG (AaBb, AaBB, aabb, aaBB, Aabb, AABb, aaBb, AAbb, AABB) hiện diện trong quần thể này, có mấy KG của thể đột biến? A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 3: Cho các phát biểu sau về di truyền quần thể: (1) Quá trình giao phối gần ở động vật hay tự thụ phấn ở thực vật thường làm tăng tần số alen lặn, làm giảm tần số alen trội. (2) Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền. (3) Nếu ở trạng thái cân bằng di truyền, có thể dựa vào kiểu hình để suy ra tần số của các alen trong quần thể. (4) Tự thụ phấn luôn dẫn đến thoái hóa giống. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 4: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có mấy kết luận không đúng trong các kết luận sau? (1) Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ. (2) Tất cả các loài vi sinh vật được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. (3) Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ. (4) Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất. (5) Một số loài nấm cũng được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 5: Một quần thể người cân bằng di truyền có tỷ lệ thuận tay trái (aa) là 9% và đặc điểm Q do alen lặn trên vùng không tương đồng của NST X xuất hiện ở nữ với tần số 4/100. Khả năng một cặp vợ chồng thuận tay phải, không có đặc điểm Q sinh ra một bé gái thuận tay trái, không mang alen quy định đặc điểm Q là bao nhiêu? Biết các alen quan hệ trội lặn hoàn toàn. A. 15/676. B. 9/676. C. 32/676. D. 18/6760. Câu 6: Cho con cái (XX) lông dài, đen thuần chủng lai với con đực (XY) lông ngắn, trắng được F 1 đều lông dài, đen. Cho F 1 lai phân tích được F b : 180 con cái lông ngắn, đen; 180 con đực lông ngắn, trắng; 60 con cái lông dài, đen; 60 con đực lông dài, trắng. Quy luật di truyền nào không chi phối phép lai này? A. Tương tác gen kiểu bổ trợ. B. Liên kết gen. C. Di truyền liên kết với giới tính. D. Phân ly độc lập. Câu 7: Thực hiện phép lai giữa 2 cơ thể cùng loài có 2n = 8 NST. Biết rằng trong giảm phân I có 1/3 số tế bào sinh tinh không phân ly ở cặp NST số 2, 1/4 số tế bào sinh trứng không phân ly ở cặp NST số 4 và các giao tử thiếu NST sinh ra đều chết. Dự đoán khả năng tạo thành thể ba ở đời F 1 là: A. 10/35. B. 10/48. C. 1/12. D. 1/2. Trang 2/7 - Mã đề thi 132 Câu 8: Đặc điểm nào cho phép phân biệt NST giới tính với NST thường? A. NST thường chỉ có ở tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma). B. NST thường có thành phần hóa học khác với thành phần hóa học của NST giới tính. C. NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục. D. NST giới tính mang gen xác định giới tính và cả các tính trạng thường. Câu 9: Cho các nhân tố sau: 1- Chọn lọc tự nhiên; 2- Giao phối ngẫu nhiên; 3- Di, nhập gen; 4- Cách ly địa lý; 5- Đột biến; 6- Yếu tố ngẫu nhiên. Có mấy nhân tố là nhân tố tiến hóa? A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 10: Cho các nhân tố sinh thái sau: (1) Cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống; (2) Bệnh tật; (3) Điều kiện khô hạn; (4) Chất thải độc hại; (5) Nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông. Những nhân tố phụ thuộc mật độ nào hạn chế kích thước quần thể sinh vật? A. Tất cả. B. 1, 2 và 4. C. 1, 2, 3 và 4. D. chỉ 1 và 2. Câu 11: Cho các chuỗi thức ăn sau: (1) tảo đơn bào động vật nổi cá con cá trắm đen. (2) động vật nguyên sinh giáp xác thấp sâu bọ ăn thịt cá con cá trắm đen. (3) giun ăn mùn tôm cá quả. (4) mối cóc rắn hổ mang đại bàng. Chuỗi thức ăn nào không cùng loại với các chuỗi thức ăn còn lại? A. (3). B. (4). C. (2). D. (1). Câu 12: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở A. Kỷ Tam điệp thuộc đại Trung sinh. B. Kỷ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh. C. Kỷ Thứ ba thuộc đại Tân sinh. D. Kỷ Jura thuộc đại Trung sinh. Câu 13: Hình vẽ sau mô tả sự tiếp hợp và trao đổi chéo ở giảm phân và kết quả Hiện tượng trên tạo ra mấy loại đột biến cấu trúc NST? A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 14: Lai 2 cá thể F 1 có kiểu gen khác nhau đều có kiểu hình thân cao, quả tròn được F 2 gồm 4 loại kiểu hình trong đó có 0,49% cây thân thấp, quả dài. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn, diễn biến trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái là như nhau. Tỉ lệ kiểu hình mang một tính trạng trội ở đời con và tần số hoán vị gen lần lượt là: A. 49,02% và 2%. B. 49,02% và 14%. C. 50,49% và 1%. D. 49,51% và 7%. Câu 15: Trong các bộ ba nuclêôtit được liệt kê dưới đây, có những bộ ba nuclêôtit chắc chắn không phải là bộ ba đối mã (anticôdon) trên các phân tử tARN. (1) 5’AUU3’ (2) 5’UUA3’ (3) 5’AUX3’ (4) 5’UAA3’ (5) 5’AXU3’ (6) 5’UAG3’ (7) 5’UXA3’ (8) 5’XUA3’ (9) 5’UGA3’ Đáp án đúng là: A. 1, 3, 5. B. 2, 5, 9. C. 4, 6, 9. D. 2, 7, 8. Trang 3/7 - Mã đề thi 132 Câu 16: Cho 1 số bước chính trong phương pháp gây đột biến: (1) Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn (2) Tạo dòng thuần chủng (3) Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến Quy trình đúng là? A. (2), (3), (1). B. (3), (2), (1). C. (1), (3), (2). D. (3), (1), (2). Câu 17: Phả hệ sau phản ánh một đặc điểm “X” ở người do đột biến lặn đơn gen trên nhiễm sắc thể thường quy định. Biết quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền và locut gen này chỉ có 2 alen trong đó tần số alen đột biến là 0,2. I II III 1 2 IV Khả năng cặp vợ chồng III-1 và III-2 sinh con có đặc điểm “ X” là bao nhiêu? A. 1/36 B. 1/4. C. 1/12 D. 1/40 Câu 18: Trong các phương pháp sau, có bao nhiêu phương pháp tạo sinh vật biến đổi gen? (1) Loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gen nào đó trong hệ gen. (2) Đưa thêm một gen lạ của loài khác vào hệ gen. (3) Làm biến đổi 1 gen đã có sẵn trong hệ gen. (4) Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 19: Cho 1 các sản phẩm: (1) mARN, (2) chuỗi pôlipeptit, (3) tARN, (4) rARN, (5) axitamin. Quá trình phiên mã tạo ra những sản phẩm nào? A. 1, 3 và 4. B. 1 và 3. C. 2 và 5. D. 1 và 2. Câu 20: Cho các ví dụ sau: (1) Vỏ của hai loài ốc trong chi Bradybaena xoắn theo chiều ngược nhau. Kết quả là lỗ sinh dục không phù hợp với nhau và giao phối không thể thành công. (2) Hai loài rắn sọc không độc thuộc chi Thamnophis sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng một loài sống chủ yếu dưới nước trong khi loài kia lại sống chủ yếu trên cạn. (3) Ở Bắc Mỹ, vùng phân bố địa lý của loài chồn hôi đốm phương đông và loài chồn hôi đốm phương tây chồng lên nhau nhưng loài chồn hôi đốm phương đông giao phối vào cuối mùa đông trong khi đó loài chồn hôi đốm phương tây lai giao phối vào cuối mùa hè. Ví dụ tương ứng với hình thức cách ly mùa vụ, cách ly cơ học và cách ly nơi ở lần lượt là: A. 1, 2, 3. B. 2, 1, 3. C. 3, 1, 2. D. 3, 2, 1. Câu 21: Khi nghiên cứu ở 4 loài sinh vật thuộc 1 chuỗi thức ăn trong 1 quần xã, người ta thu được số liệu dưới đây: Loài Số cá thể Khối lượng trung bình mỗi cá thể Bình quân năng lượng trên một đơn vị khối lượng 1 10000 0,1 1 2 5 10 2 3 500 0,002 1,8 4 5 300000 0,5 Dòng năng lượng đi qua chuỗi này có nhiều khả năng sẽ là A. 2 3 1 4. B. 1 3 2 4. C. 4 2 1 3. D. 4 1 2 3. Trang 4/7 - Mã đề thi 132 Câu 22: Một bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp kinh niên và được chỉ định dùng một loại thuốc kháng sinh. Sau nhiều lần như vậy việc dùng thuôc không đem lại hiệu quả, biết rằng những lần đầu dùng thuốc kháng sinh này thì rất có hiệu quả. Cách giải thích phù hợp nhất về hiện tượng này là A. Vi khuẩn này đã thay đổi phương thức tổng hợp màng tế bào để tránh tác động của thuốc kháng sinh. B. Dưới tác dụng của thuốc kháng sinh vi khuẩn này đã phát sinh các đột biến kháng thuốc. C. Trong cơ thể bệnh nhân này đã có sẵn một số vi khuẩn kháng được thuốc kháng sinh từ trước. D. Bệnh nhân này bị lây nhiễm trở lại bởi một chủng vi khuẩn khác có tính kháng thuốc. Câu 23: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau : (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là A. (1) và (2). B. (1) và (4). C. (2) và (3). D. (3) và (4). Câu 24: Một loài thực vật có 2n = 24 NST, một số dạng đột biến được tìm thấy trong quần thể thực vật này có số lượng NST như sau: (1): 26 NST; (2) 23 NST; (3) 22 NST; (4) 48 NST; (5) 25 NST; (6) 36 NST. Khả năng có nhiều nhất mấy dạng đột biến lệch bội? A. 7. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 25: Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, gen đột biến gây hại nào dưới đây có thể bị loại khỏi quần thể nhanh nhất ? A. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường. B. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. C. Gen lặn nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. D. Gen lặn nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Câu 26: Cho một số phát biểu sau về các gen thuộc ôperon Lac ở E.coli (1) Mỗi gen mã hóa cho1 chuỗi pôlipeptit khác nhau (2) Mỗi gen đều có vùng điều hòa riêng nằm ở đầu 3 / của mạch mã gốc (3) Các gen có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau (4) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra ở tế bào chất (5) Khi phiên mã, mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 27: Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các các phát biểu sau khi nói về cấy truyền phôi? (1) Tạo ra một thế hệ với nhiều con vật có giới tính khác nhau. (2) Các con sinh ra mang kiểu gen giống với con mẹ cho phôi. (3) Trong thời gian ngắn tạo ra lượng lớn các con vật có mức phản ứng giống nhau. (4) Chia 1 phôi thành nhiều phôi rồi mỗi phôi này được cấy vào 1 con vật cái. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 28: Cho một số ví dụ sau: 1- chết tỉa ở đồi Bạch đàn; 2- cá Mập con ăn trứng chưa nở; 3- đàn Chó rừng tấn công Trâu rừng; 4- đàn Bồ nông dàn hàng bắt cá. Có mấy ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh trong loài? A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 29: Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt trơn do alen A quy định, trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt nhăn. Một số hạt trơn được đem gieo thành cây rồi cho tự thụ đời con thu được tỷ lệ: 0,7AA, 0,2 Aa, 0,1 aa. Tỷ lệ hạt trơn dị hợp được gieo là: A. 0,4. B. 0,05. C. 0,2. D. 0,1. Trang 5/7 - Mã đề thi 132 Câu 30: Cho một số trường hợp bộ ba mã hóa axitamin như sau:(1) Ser được mã hóa bởi UXU, UXX, UXA, UXG; (2) Val được mã hóa bởi GUU, GUX, GUA, GUG; (3) Gly được mã hóa bởi GGU, GGX, GGA, GGG. Các ví dụ này thể hiện đặc điểm nào của mã di truyền? A. Tính phổ biến. B. Tính liên tục. C. Tính đặc hiệu. D. Tính thoái hóa. Câu 31: Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến hoa của của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa, đồng thời chúng đẻ 1 số trứng vào bầu nhụy ở 1 số hoa. Ở những hoa này, trứng côn trùng nở và gây chết noãn trong các bầu nhụy. Nếu có nhiều noãn bị hỏng thì quả cũng bị hỏng và dẫn đến 1 số ấu trùng côn trùng cũng bị chết. Đây là ví dụ về mối quan hệ nào giữa các loài trong quần xã? A. Hội sinh. B. Kí sinh. C. Ức chế cảm nhiễm. D. Cạnh tranh. Câu 32: Trong chuẩn đoán trước sinh, kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát A. tế bào tử cung của người mẹ. B. tế bào thai bong ra trong nước ối. C. tính chất nước ối. D. tính chất nước ối và tế bào tử cung người mẹ. Câu 33: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, có mấy phát biểu đúng trong các phát biểu sau? (1) Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường. (2) Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. (3) Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi. (4) Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 34: Tính trạng số lượng không có đặc điểm nào sau đây? A. Khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi. B. Thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi. C. Nhận biết được bằng quan sát thông thường. D. Đo lường được bằng các kĩ thuật thông thường. Câu 35: Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa 1 đơn vị sao chép như hình vẽ: O là điểm khởi đầu sao chép, I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN. I O II 5’ . 3 ’ 3’ 5 ’ III IV Các đoạn mạch đơn nào của ADN trên được sao chép bằng các đoạn Okazaki? A. I, II. B. I, IV. C. II, III. D. III, IV. Câu 36: Cho một số khu sinh học: (1) Đồng rêu (Tundra). (2) Rừng lá rộng rụng theo mùa. (3) Rừng lá kim phương bắc (Taiga). (4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới. Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là A. (2)  (3)  (4)  (1). B. (1)  (2)  (3)  (4). C. (2)  (3)  (1)  (4). D. (1)  (3)  (2)  (4). Câu 37: Một loài thực vật, nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen cho màu hoa đỏ, các kiểu gen khác sẽ cho hoa màu trắng. Cho lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen, kết quả ở F 2 như thế nào? A. 3 hoa đỏ : 1hoa trắng. B. 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng. C. 1 hoa đỏ : 1hoa trắng. D. 100% hoa đỏ. Câu 38: Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là A. F 2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn. B. mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc của mẹ. C. F 2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1 : 2 : 1. D. ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn. Trang 6/7 - Mã đề thi 132 Câu 39: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd x ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ kiểu hình aaB-C-dd ở đời con là A. 9/128. B. 3/128. C. 5/128. D. 7/128. Câu 40: Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Moocgan đã A. cho các con lai F 1 của ruồi giấm bố mẹ thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt giao phối với nhau. B. lai phân tích ruồi cái F 1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt. C. lai phân tích ruồi đực F 1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt. D. lai hai dòng ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt. Câu 41: Một loài thực vật 2n = 20 NST, một cây thấy trong tế bào có 3 NST bị đột biến cấu trúc khác loại thuộc 3 cặp NST khác nhau. Nếu cây này tự thụ phấn, khả năng đời con mang 2 NST đột biến khác loại là bao nhiêu? A. 23,4375%. B. 6,25%. C. 4,6875%. D. 18,75%. Câu 42: Cho biết ở một loài đậu, gen A quy định hoa tím và hạt xám, gen a quy định hoa trắng và hạt đen. Cho lai hai thứ đậu thuần chủng là hoa tím, hạt xám và hoa trắng, hạt đen giao phấn với nhau được F 1 đều hoa tím, hạt đen. Cho F 1 thụ phấn với nhau thì kết quả về kiểu hình ở F 2 như thế nào? A. 3 hoa tím, hạt xám : 1 hoa trắng, hạt đen. B. 3 hoa tím, hạt đen : 1 hoa trắng, hạt xám. C. 1 hoa tím, hạt đen : 2 hoa tím, hạt xám : 1 hoa trắng, hạt xám. D. 1 hoa tím, hạt xám : 2 hoa tím, hạt đen : 1 hoa trắng, hạt đen. Câu 43: Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây không đúng? A. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng. B. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái. C. Cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành. D. Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực. Câu 44: Một loài thực vật có 4 alen A, B, C và D nằm trên 4 nhiễm sắc thể không tương đồng, di truyền theo quy luật Menđen. Kiểu gen nào dưới đây sẽ có cơ hội cao nhất để tạo ra các tính trạng trội ở tất cả 4 locut khi nó được lai với một cơ thể có kiểu gen AaBbCcDd? A. AaBBccDd. B. AaBBCCdd. C. AabbccDD. D. aaBBCCdd. Câu 45: Cho lai ruồi giấm đực cánh dài, có lông đuôi với ruồi giấm cái cánh ngắn không có lông đuôi. F 1 thu được toàn ruồi cánh dài, có lông đuôi. Cho các cá thể F 1 giao phối với nhau, kiểu hình F 2 phân li theo tỉ lệ 56,25% ruồi cánh dài, có lông đuôi: 18,75% ruồi cánh dài, không có lông đuôi: 18,75% ruồi cánh ngắn, có lông đuôi: 6,25% ruồi cánh ngắn, không có lông đuôi. Biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định, ruồi không có lông đuôi toàn ruồi cái. Ở F 2 , ruồi cái cánh dài, có lông đuôi chiếm tỉ lệ là A. 37,5%. B. 6,25%. C. 18,75%. D. 20%. Câu 46: Ở một loài động vật, khi cho lai con cái thuần chủng lông trắng với con đực thuần chủng lông nâu, thu được F1 tất cả đều lông nâu. Cho F1 giao phối với nhau, được F2 gồm: 119 con đực lông nâu, 62 con cái lông nâu, 41 con đực lông đỏ, 19 con cái lông đỏ, 59 con cái lông xám, 20 con cái lông trắng, không có con đực lông xám và con đực lông trắng. Nếu ở F 2 người ta lấy ngẫu nhiên con đực lông nâu giao phối với con cái lông trắng thì khả năng đời con xuất hiện lông trắng là A. 1/4. B. 1/12. C. 1/2. D. 3/8. Câu 47: Ở một loài côn trùng, giới tính được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể XX (con cái) và XY (con đực). Khi cho con đực cánh đen thuần chủng giao phối với con cái cánh đốm thuần chủng, thu được F 1 toàn cánh đen. Cho F 1 giao phối tự do với nhau, F 2 thu được 1598 con cánh đen và 533 con cánh đốm. Biết rằng tất cả con cánh đốm ở F 2 đều là cái và mỗi tính trạng do một gen quy định. Nếu ở F 2 người ta lấy ngẫu nhiên con đực cánh đen giao phối với con cái cánh đen thì khả năng đời con xuất hiện cánh đốm là A. 75%. B. 25%. C. 12,5%. D. 50%. Trang 7/7 - Mã đề thi 132 Câu 48: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người: (1) Ung thư máu; (2) Đao; (3) Pheninketô niệu; (4) Tocnơ; (5) Máu khó đông; (6) Claiphenter. Có bao nhiêu bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả hai giới? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 49: Một vườn đậu Hà lan có 1000 cây, trong đó có 400 cây hoa đỏ (AA), 400 cây hoa đỏ (Aa) còn lại là cây hoa trắng (aa). Tần số alen a trong vườn đậu này là: A. 0,2. B. 0,4. C. 0,5. D. 0,6. Câu 50: Khi nói về chuỗi thức ăn, có mấy phát biểu đúng trong các phát biểu sau? (1). Chuỗi thức ăn càng dài càng kém bền vững. (2). Nơi nào môi trường sống ổn định chuỗi thức ăn thường dài. (3). Ở chuỗi thức ăn dài nếu môi trường sống thay đổi đột ngột thì sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao hơn phục hồi chậm hơn. (4) Quần xã sinh vật nào mà sinh vật sản xuất càng có hiệu suất quang hợp cao thì chuỗi thức ăn thường ngắn. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. HẾT ĐÁP ÁN 1 A 11 D 21 D 31 C 41 D 2 B 12 B 22 C 32 B 42 D 3 D 13 A 23 C 33 D 43 A 4 B 14 A 24 D 34 A 44 B 5 A 15 D 25 A 35 C 45 C 6 B 16 D 26 B 36 D 46 B 7 A 17 C 27 A 37 B 47 C 8 D 18 A 28 C 38 B 48 A 9 B 19 A 29 A 39 B 49 B 10 B 20 C 30 D 40 C 50 D . Trang 1/7 - Mã đề thi 1 32 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Đề thi có 07 trang ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 - NĂM 20 15 Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90. 1 2 5 10 2 3 500 0,0 02 1,8 4 5 300000 0,5 Dòng năng lượng đi qua chuỗi này có nhiều khả năng sẽ là A. 2 3 1 4. B. 1 3 2 4. C. 4 2 1 3. D. 4 1 2 3. Trang 4/7 - Mã đề thi 1 32 Câu 22 :. Quần xã sinh vật nào mà sinh vật sản xuất càng có hiệu suất quang hợp cao thì chuỗi thức ăn thường ngắn. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. HẾT ĐÁP ÁN 1 A 11 D 21 D 31 C 41 D 2 B 12 B 22 C 32 B 42 D 3

Ngày đăng: 19/06/2015, 22:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w