Ý nghĩa điểm đánh giá an toàn xe hơi Điểm an toàn là một trong những thông số quan trọng nhất mà người mua xe quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của họ. Dựa trên phần trăm sống sót của hành khách, mỗi tổ chức đánh giá có phương pháp thử nghiệm và cho điểm riêng của mình, nhưng thông dụng nhất là cho điểm theo “sao”. Trên thế giới, 3 tổ chức đánh giá độ an toàn uy tín nhất là Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA (National Highway Traffic Safety Administration), Viện nghiên cứu an toàn giao thông quốc gia Mỹ IIHS (Insurance Institute for Highway Safety) và chương trình đánh giá xe mới EuroNCAP (European New Car Assessment Programme). Nh ững thử nghiệm độ an toàn được các tổ chức này tiến hành lần đầu tiên vào những năm 1970, riêng IIHS mới bắt đầu đánh giá cho khách hàng từ năm 1995. Nếu NHTSA và EuroNCAP được chính phủ Mỹ và chính phủ các nước châu Âu bảo lãnh thì IIHS lại phục vụ cho các hãng bảo hiểm ôtô. Để kết quả mang tính phổ dụng cao, các tổ chức đánh giá thường chọn những mẫu xe nhiều người sử dụng, có cấu trúc và các thiết bị an toàn không có sự khác biệt lớn so với mẫu xe ưu tiên. Thử nghiệm va chạm phía trước Trong thử nghiệm va chạm trước, những hình nộm được đặt trong xe dưới tư thế như người ngồi và người lái thật sự. Khi chiếc xe va chạm với tường cố định ở tốc độ 56 km/h, lực tác động lên các hình nộm được tính toán và NHTSA sẽ đưa ra đánh giá theo các "sao" dựa trên phần trăm sống sót của người ngồi trong xe. Trong khi đó, IIHS lại tiến hành va chạm theo một phía của mũi xe (offset) vào tường ở tốc độ 64 km/h, tương đương với vận tốc hai xe va chạm cạnh mũi với nhau. Đánh giá của IIHS chia theo thang: "Tốt" (good), "chấp nhận được" (acceptable), "yếu" (marginal) hay "nghèo nàn" (poor). IIHS không dựa trên Thử nghiệm va chạm trước của NHTSA. Số sao Ý nghĩa 5 Nguy cơ tai nạn nghiêm trọng thấp hơn 10% 4 Nguy cơ tai nạn nghiêm trọng từ 11-20% 3 Nguy cơ tai nạn nghiêm trọng từ 21-35% 2 Nguy cơ tai nạn nghiêm trọng từ 36-45% 1 Nguy cơ tai nạn nghiêm trọng cao hơn 46% phần trăm may mắn như NHTSA mà đánh giá vào chấn thương của hành khách và quan tâm tới cấu trúc các thiết bị an toàn của chiếc xe hơn. Đối với IIHS, bất kể kết quả tốt đến đâu, nếu một chiếc xe không có túi khí hay túi khí hoạt động không đúng nguyên tắc thì nó vẫn bị đánh điểm "nghèo nàn". Va chạm cạnh Trong thử nghiệm của NHTSA, hai hình nộm, có kích thước tương đương với người trung bình được đặt ở hai ghế trước. Một vật có khối lượng 1.368 kg đâm vào cạnh xe với vận tốc 62 km/h. Lực tác động lên các vị trí đầu, cổ, ngực và xương chậu của hai hình nộm được tính toán nhưng mức đánh giá theo "sao" lại chỉ dựa trên chấn thương ở ngực. Chấn thương ở đầu không được đánh giá vào điểm "sao" mà chỉ ghi ở cột "an toàn liên quan" nếu ở mức độ đáng quan tâm. Trong thử nghiệm của IIHS, hai hình nộm là phụ nữ hoặc trẻ em 12 tuổi (cao 1,5 m, nặng 50 kg) đặt ở ghế lái và ghế ngay sau đó. Kích thước của vật va chạm trong thử nghiệm của IIHS cũng khác. Nó nặng 1.497 kg và có hình dạng tương tự như phần đầu của một chiếc xe thể thao đa dụng (SUV). Tốc độ va chạm là 50 km/h. Thử nghiệm va chạm offset của IIHS. Số sao Ý nghĩa 5 Nguy cơ chấn thương thấp hơn 5% 4 Nguy cơ chấn thương từ 6-10% 3 Nguy cơ chấn thương từ 11-20% 2 Nguy cơ chấn thương từ 21-25% 1 Nguy cơ chấn thương cao hơn 26% Thử nghiệm va chạm cạnh của IIHS. Thử nghiệm lật xe Thử nghiệm này chỉ có NHTSA tiến hành. Văn phòng liên bang sẽ ghi nhận kết đánh giá lật xe dựa trên tính toán toán học về khối lượng xe và trọng tâm gây lật. Thông số đánh giá được NHTSA gọi là "Static Stability Factor - thừa số cân bằng tĩnh". Tuy nhiên, tính toán này của NHTSA bị chỉ trích rất nhiều do nó không xem xét tới điều kiện vận hành thực. Tới năm 2004, NHTSA bắt đầu sử dụng yếu tố động học vào đánh giá lật và kết quả dựa trên sự kết hợp giữa thử nghiệm động và thử nghiệm tĩnh. Thử nghiệm động được tiến hành khi chiếc xe chở 5 hành khách và đầy bình nhiên liệu, di chuyển trên điều kiện địa hình thay đổi thường xuyên và các dụng cụ sẽ đo các thông số của lốp. Nếu hai lốp cùng nâng cao 5 cm khỏi mặt đất thì chiếc xe được coi là "lật úp", giai đoạn chuẩn bị lật. Điểm cho thử nghiệm này có ý nghĩa: Va chạm phía sau Chỉ có IIHS tiến hành thử nghiệm này. NHTSA không đánh giá loại va chạm này do nó ít gây tại nạn nghiêm trọng, chỉ có 5% hành khách đeo dây an toàn bị tử thương trong các tai nạn kiểu trên. Tuy số người chết thấp nhưng nó lại phổ biến nhất trong các kiểu tai nạn. Một hình nộm được đặt vào ghế và cho xe va chạm ở tốc độ 32 km/h với một xe khác cùng khối lượng ở phía sau. Các lực tác động được tính toán theo các thông số động và tính học để cho điểm từ "tốt" tới "nghèo nàn". Bên cạnh các thử nghiệm quan trọng trên, IIHS còn có một thử nghiệm "va chạm ba-đờ-sốc ở tốc độ thấp". Tuy nhiên, IIHS không dùng để đánh giá độ an toàn mà đánh giá chi phí sửa chữa. Một chiếc xe va chạm với tường ở tốc độ 8 km/h trong 4 lần khác nhau rồi mang đi sửa chữa và mức đánh giá "tốt" hay "nghèo nàn" sẽ dựa trên số tiền bỏ ra. Mỗi tổ chức có cách đánh giá riêng của mình. Nếu NHTSA và EuroNCAP hoạt động dưới sự bảo trợ của chính phủ và kết quả đánh giá của hai tổ chức này được dùng để ra quyết định thu hồi xe thì IIHS chỉ phục vụ cho các hãng bảo hiểm. Do đó, kết quả của IIHS sẽ ảnh hưởng tới mức tiền bồi thường mà chủ xe nhận được. Vì vậy, người tiêu dùng cần phân biệt và so sánh cẩn trọng những số liệu mà các hãng xe đưa ra. Số sao Ý nghĩa 5 Nguy cơ lật thấp hơn 10% 4 Nguy cơ lật từ 11-20% 3 Nguy cơ lật từ 20-30% 2 Nguy cơ lật từ 30-40% 1 Nguy cơ lật cao hơn 40% . Ý nghĩa điểm đánh giá an toàn xe hơi Điểm an toàn là một trong những thông số quan trọng nhất mà người mua xe quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới. chức đánh giá có phương pháp thử nghiệm và cho điểm riêng của mình, nhưng thông dụng nhất là cho điểm theo “sao”. Trên thế giới, 3 tổ chức đánh giá độ an toàn uy tín nhất là Cơ quan an toàn. IIHS không dùng để đánh giá độ an toàn mà đánh giá chi phí sửa chữa. Một chiếc xe va chạm với tường ở tốc độ 8 km/h trong 4 lần khác nhau rồi mang đi sửa chữa và mức đánh giá "tốt"