1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi TN_Phần Sinh thái

4 266 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 52,53 KB

Nội dung

Trang 1/4 - Mã đề thi 135 Thí sinh chọn phương án đúng nhất bằng cách bôi đen vào ô chọn ở phiếu trả lời. Câu 1: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang? A. Do nhu cầu sống khác nhau. B. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài. C. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài. D. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng. Câu 2: Những loài có giới hạn sinh thái rộng thì: A. có khu phân bố hẹp. B. có khu phân bố trùng nhau. C. có khu phân bố xen kẽ nhau. D. có khu phân bố rộng. Câu 3: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài? A. Do năng lượng bị thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng. B. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp. C. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng. D. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất. Câu 4: Trong hệ sinh thái, thành phần hữu sinh bao gồm các yếu tố nào? A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, các chất hữu cơ. B. Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất, các chất hữu cơ. C. Sinh vật vật tiêu thụ, sinh vật sản xuất, các chất hữu cơ. D. Sinh vật vật tiêu thụ, sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải. Câu 5: Sự thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể, được gọi là: A. Biến động kích thước. B. Biến động cấu trúc. C. Biến động số lượng. D. Biến động di truyền. Câu 6: Các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể, bao gốm: A. Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư, mức độ phát tán. B. Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ phát tán. C. Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ nhập cư, mức độ xuất cư, mức độ phát tán. D. Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ nhập cư, mức độ phát tán. Câu 7: Các cây thông ở Đà Lạt là loài: A. ưu thế. B. có số lượng nhiều. C. đặc trưng. D. đặc biệt. Câu 8: Điều nào không phải là nguyên nhân khi kích thước xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong? A. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội tìm gặp của các cá thể đực với cá thể cái ít. B. Mật độ cá thể bị thay đổi, làm giảm nhiều khả năng hỗ trợ về mặt dinh dưỡng giữa các cá thể trong quần thể. C. Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ của các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. D. Số lưiợng cá thể quá ít nên sự giao phối cận huyết thường xảy ra sẽ dẫn đến sự suy thoái của quần thể. Câu 9: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Ốc bươu vàng trong ruộng. B. Chuột trong vườn. C. Cây cỏ ven bờ ao. D. Đàn cá rô phi đơn tính trong hồ. Câu 10: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố có vai trò: A. Điều chỉnh cấu trúc tuổi của quần thể. B. Điều chỉnh sức sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể. C. Điều chỉnh kiểu phân bố cá thể trong quần thể. D. Điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Câu 11: Tỉ lệ giới tính thay đổi và không chịu ảnh hưởng của yếu tố nào? A. Mật độ cá thể của quần thể. B. Mùa sinh sản, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật. C. Điều kiện dinh dưỡng. D. Điều kiện sống của môi trường. Họ & tên: SBD: ĐỀ KIỂM TRA _ ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN: SINH 12 _ Năm học: 2010 - 2011 Phần Sinh thái Hỗ trợ ôn thi Tốt nghiệp (theo chuẩn KT, KN) Mã đề thi 135 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 2/4 - Mã đề thi 135 Câu 12: Điều nào sau đây không đúng với dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A. Năng lượng thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng. B. Càng lên các bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng dần. C. Năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao. D. Càng lên các bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng giảm dần. Câu 13: Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái đất là: A. do bùng nổ dân số nên làm tăng lượng CO 2 qua hô hấp. B. do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO 2 qua hô hấp. C. do đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch và thu hẹp diện tích rừng. D. do thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu. Câu 14: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh? A. Đảm bảo số lượng cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. B. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể. C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. Câu 15: Loài ưu thế trong quần xã là: A. loài phân bố ở trung tâm quần xã. B. loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. C. loài có nhiều hơn hẵn các loài khác. D. loài chỉ có ở một quần xã. Câu 16: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái? A. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. B. Do hoạt động khai thác tài nguyên của con người. C. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã. D. Do thay đổi các điều kiện tự nhiên khí hậu. Câu 17: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật? A. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. B. Kích thước quần thể tăng trưởng theo đường cong hình chữ S hay hình chữ J là tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường sống. C. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ S. D. Trong điều kiện môi trường không bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ J. Câu 18: Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là: A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. C. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. D. sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Câu 19: Trong tháp tuổi của quần thể trưởng thành có tỉ lệ: A. nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi sinh sản và lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản. B. nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi sinh sản và bé hơn nhóm tuổi sau sinh sản. C. nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản. D. nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại. Câu 20: Các dạng biến động cá thể trong quần thể gồm: A. Biến động theo chu kì nhiều năm, biến động di truyền. B. Biến động theo tuần trăng, biến động theo mùa. C. Biến động theo mùa, biến động theo ngày đêm. D. Biến động theo chu kì, biến động không theo chu kì. Câu 21: Hãy xếp lại thứ tự theo kích thước quần thể lớn dần của các loài sau đây: Chó sói, chuột cống, bọ dừa, nhái bén, voi, thỏ? A. Voi, chó sói, thỏ, chuột cống, nhái bén, bọ dừa. B. Nhái bén, chuột cống, bọ dừa, chó sói, thỏ, voi. C. Voi, thỏ, chó sói, chuột cống, nhái bén, bọ dừa. D. Bọ dừa, nhái bén, chuột cống, thỏ, chó sói, voi. Câu 22: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, SV có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian, được gọi là: A. ổ sinh thái. B. môi trường sống. C. giới hạn sinh thái D. sinh cảnh. Câu 23: Biện pháp nào có tác dụng lớn tới sự cân bằng sinh thái? A. Phục hồi và trồng rừng mới. B. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. C. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm. D. Bảo vệ các loài sinh vật. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 3/4 - Mã đề thi 135 Câu 24: Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt nam là: A. 25 0 C. B. 20 0 C - 35 0 C. C. 20 0 C - 25 0 C. D. 35 0 C. Câu 25: Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng bị tiêu hao do hô hấp, tạo nhiệt của cơ thể sinh vật là bao nhiêu phần trăm? A. Khoảng 20% B. Khoảng 80% C. Khoảng 10% D. Khoảng 70% Câu 26: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ? A. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể. B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. C. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. D. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. Câu 27: Quan hệ giữa hai (hay nhiều) loài SV, trong đó tất cả các loài đều có lợi, song mỗi bên chỉ có thể tồn tại được dựa vào sự hợp tác của bên kia là mối quan hệ nào? A. Cộng sinh. B. Hợp tác. C. Hội sinh. D. Hãm sinh. Câu 28: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật làm: A. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của TV, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng. B. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật. C. ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây. D. tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây. Câu 29: Điều nào không đúng khi nói về ổ sinh thái? A. các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn thích hợp. B. nơi ở của loài đó. C. biểu hiện cách sống của loài đó. D. đảm bảo sự phát triển và tồn tại của loài. Câu 30: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh? A. Các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng. B. Hình thành quần xã tương đối ổn định. C. Khởi đầu từ một môi trường trống trơn. D. Có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định, tuy nhiên rất nhiều quần xã bị suy thoái. Câu 31: Nhân tố sinh thái là: A. tất cả các mối quan hệ giữa SV này với SV khác sống xung quanh. B. những tác động của con người lên môi trường. C. tất cả các nhân tố vật lí, hoá học của môi trường xung quanh. D. tất cả các nhân tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của SV. Câu 32: Hệ sinh thái biểu hiện chức năng sống của một tổ chức sống như thế nào? A. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các SV trong nội bộ quần thể và giữa quần thể với sinh cảnh của chúng. B. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các SV trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. C. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các SV trong nội bộ quần xã. D. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa quần xã SV với sinh cảnh của chúng. Câu 33: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài này sống bình thường nhưng gây hại cho nhiều loài khác mối quan hệ nào? A. Kí sinh. B. Hội sinh. C. Hãm sinh. D. Hợp tác. Câu 34: Đặc điểm hình thái của cây ưa ẩm chịu bóng sống ở rừng ẩm là: A. phiến lá dày, hẹp bản, xếp xiên, màu xanh nhạt, tầng cutin dày, mô giậu phát triển, lục lạp có kích thước nhỏ. B. phiến lá mỏng, hẹp bản, màu xanh đậm, tầng cutin dày, mô giậu phát triển, lục lạp có kích thước lớn. C. phiến lá dày, rộng hẹp, màu xanh nhạt, tầng cutin dày, mô giậu ít phát triển, lục lạp có kích thước nhỏ. D. phiến lá mỏng, rộng bản, nằm ngang, màu xanh đậm, tầng cutin mỏng, mô giậu ít phát triển, lục lạp có kích thước lớn. Câu 35: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã SV? A. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ nhưng hoạt động mạnh. B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. C. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh. D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Trang 4/4 - Mã đề thi 135 Câu 36: Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là: A. Sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản và tỉ lệ đực cái. B. Sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mật độ và loài ưu thế. C. Sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản và tử vong. D. Sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản và thành phần tuổi. Câu 37: Đặc điểm phân bố đồng đều cá thể của quần thể là: A. Thường gặp khi điều kiện môi trường không đồng nhất và khi không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể? B. Thường gặp khi điều kiện môi trường đồng nhất và khi không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể? C. Thường gặp khi điều kiện môi trường không đồng nhất và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. Thường gặp khi điều kiện môi trường đồng nhất và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 38: Diễn thế sinh thái là: A. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. B. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự biến đổi của môi trường. C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, từ lúc khởi đầu cho đến lúc kết thúc. Câu 39: Đặc điểm thích nghi với nhiệt độ không phải của thú vùng lạnh là: A. kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi nhỏ. B. tỉ lệ S/V nhỏ. C. tỉ lệ S/V lớn. D. có lớp mỡ dày dưới da. Câu 40: Tiêu chí nào sau đây là đặc trưng sinh thái của quần xã SV? A. Sự phân bố theo nhóm. B. Nhóm tuổi. C. Mật độ cá thể. D. Sự phân bố theo chiều thẳng đứng hay theo chiều ngang. HẾT ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA C D A D C B C B A B A B C B B C A D A D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA A C A B D A A A B D D B C D B C D C C D Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. . nhiều ở sinh vật sản xuất. Câu 4: Trong hệ sinh thái, thành phần hữu sinh bao gồm các yếu tố nào? A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, các chất hữu cơ. B. Sinh vật phân giải, sinh vật. sau sinh sản. B. nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi sinh sản và bé hơn nhóm tuổi sau sinh sản. C. nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản. D. nhóm tuổi trước sinh. Mùa sinh sản, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật. C. Điều kiện dinh dưỡng. D. Điều kiện sống của môi trường. Họ & tên: SBD: ĐỀ KIỂM TRA _ ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN: SINH

Ngày đăng: 19/06/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w