Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX) Chương trình chuẩn Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu. Câu 1: (1.0 điểm) Thế nào là nghĩa sự việc của câu? Thế nào là nghĩa tình thái của câu? Câu 2: (1.0 điểm) Chỉ ra các biểu hiện của phong cách ngôn ngữ chính luận trong đoạn văn sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) Câu 3: (1.0 điểm) Chép lại bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu. Câu 4: (2.0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ sau: “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không ” (Trích Chiều tối - Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh) Câu 5: (5.0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu để thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng sản. HẾT Đề chính Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX) HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 Câu 1: (1.0 điểm). Mỗi ý đúng được 0.5 điểm. - Nghĩa sự việc: là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. - Nghĩa tình thái: là thành phần nghĩa bày tỏ thái độ, sự nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự việc, hoặc đối với người nghe. Câu 2: (1.0 điểm). Mỗi ý đúng được 0.25 điểm. Các biểu hiện của phong cách ngôn ngữ chính luận trong đoạn văn: - Dùng nhiều từ ngữ chính trị: yêu nước, truyền thống, Tổ quốc, xâm lăng, tinh thần, bán nước, cướp nước - Câu văn: mạch lạc, chặt chẽ. - Thể hiện rõ quan điểm chính trị: đánh giá cao về lòng yêu nước của nhân dân ta. - Có sức hấp dẫn nhờ lập luận chặt chẽ, những hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp. Câu 3: (1.0 điểm) Chép lại bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu. Hướng dẫn chấm: - Chép đúng bài thơ: 1.0 điểm. - Chép sai từ 02 từ trở lên: trừ 0.5 điểm. - Sai 01 lỗi chính tả: trừ 0.25 điểm. Sai từ 04 lỗi chính tả: không cho điểm. - Chép sai, đảo vị trí 02 câu thơ: không cho điểm. Câu 4: (2.0 điểm). Cảm nhận về hai câu thơ: * Học viên có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau: - Những nét chấm phá phác họa cảnh chiều tối: + Cánh chim mệt mỏi về rừng tìm nơi ngủ: đây là hình ảnh thường thấy trong thơ xưa: Chim bay về núi tối rồi (Ca dao); Chim hôm thoi thót về rừng (Nguyễn Du, Truyện Kiều) + Chòm mây chiều đơn lẻ, cô đơn trôi lững lờ trên trời cao. - Cả hai phác thảo một cảnh chiều buồn, vắng lặng. Nỗi cô đơn như thấm vào cảnh vật. - Cũng có thể hiều hai câu thơ tả cảnh này chính là trạng thái tâm hồn, tình cảnh của người tù sau một ngày khổ ải. Hai câu thơ miêu tả phong cảnh, cũng là tâm cảnh vậy. * Hướng dẫn chấm: - 2.0 - 1.5 điểm: + Trình bày được các ý nêu trên. + Diễn đạt tốt, có cảm xúc. + Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - 1.0 điểm: + Trình bày được nửa số ý nên trên. + Văn chưa mạch lạc nhưng cũng diễn đạt được ý. + Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè - 0.5 điểm: + Trình bày được khoảng một phần ba số ý nêu trên. + Văn lủng củng nhưng cũng diễn đạt được ý. + Còn nhiều lỗi diễn đạt. - 0.0 điểm: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. Câu 5: (5.0 điểm) I. YÊU CẦU CHUNG: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Xác định được các luận điểm đúng đắn, luận cứ xác thực và biết lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn lưu loát, đúng ngữ pháp, chính tả II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản dưới đây: 1. Mở bài: - Tố Hữu (1920 -2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên - Huế. - Sớm giác ngộ cách mạng, năm 1938 được kết nạp vào Đảng cộng sản à trở thành nhà thơ Cộng sản . - Sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp Cách mạng (Từ ấy - Việt Bắc – Gió lộng – Ra trận – Máu và hoa. - Từ ấy là một trong những bài thơ hay nhất được Tố Hữu sáng tác vào giai đoạn đầu của sự nghiệp thơ ca. Đây là tiếng reo vui của người thanh niên yêu nước trong buổi đầu bắt gặp lý tưởng cách mạng và ảnh hưởng sự kì diệu đó với cuộc đời nhà thơ - Bài thơ là tuyên ngôn cho tập thơ Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu nói chung. Đây là nhận thức sâu sắc và quan điểm đúng đắn của Tố Hữu về mối quan hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nậhn loại cần lao dưới ánh sáng của cộng sản. 2. Thân bài: + Khổ 1: Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lý tưởng của Đảng. - Những hình ảnh ẩn dụ (nắng hạ, mặt trời, chân lý ) khẳng định lý tưởng cộng sản như nguồn sáng kì diệu xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm. - Hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lý tưởng cộng sản. Chính lý tưởng cộng sản đã đem đến trong tâm hồn người thanh nien trẻ tuổi một sức sống mới và một nguồn cảm hứng sáng tạo dạt dào. + Khổ thơ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống. - Khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung cảu mọi người với ý thức trách nhiệm cao. - Tình yêu thương con người của Tố Hữu mang tính hữu ái giai cấp, đoàn kết chặt chẽ với nhau giữa những con người cùng cảnh ngộ, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung. + Khổ 3: - Nhà thơ cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ. Tình cảm thân thiết như ruột thịt (con,em,anh) Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè - Càng yêu thương những “kiếp phôi pha” lại càng căm giận những bất công ngang trái của cuộc đời cũ và càng thêm hăng say hoạt động cách mạng. 3. Kết bài : - Từ ấy là bài thơ tiêu biểu cho bút pháp trữ tình cách mạng ở giai đoạn sáng tác đầu tiên của Tố Hữu. - Vượt thời gian, sau hơn nửa thế kỉ ra đời, bài thơ vẫn tươi xanh chất trữ tình cách mạng. Vì thế mà nó sống mãi trong lòng nhiều thế hệ yêu thơ Tố Hữu. III. CÁCH CHO ĐIỂM: * ĐIỂM 5,0: - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. - Bố cục hợp lí, lập luận (lí lẽ,dẫn chứng) chặt chẽ, chính xác, phong phú. - Diễn đạt tốt, có sức thuyết phục. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. * ĐIỂM 4,0 : - Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên. - Bố cục và lập luận rõ ràng, chính xác. - Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt. * ĐIỂM 2,5: - Hiểu đúng đề bài, biết lập luận nhưng chỉ nêu được khoảng nửa yêu cầu trên. - Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý. Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. * ĐIỂM 1,0: - Còn lúng túng trong phương pháp. Nội dung sơ sài. - Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. * ĐIỂM 00,0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Giám khảo dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại. . – Tự do – Hạnh phúc KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 20 10 – 20 11 Môn: NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX) Chương trình chuẩn Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu. . phúc HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX) HỌC KÌ II NĂM HỌC 20 10 – 20 11 Câu 1: (1.0 điểm). Mỗi ý đúng được 0.5 điểm. - Nghĩa sự việc: là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. - Nghĩa. 01 lỗi chính tả: trừ 0 .25 điểm. Sai từ 04 lỗi chính tả: không cho điểm. - Chép sai, đảo vị trí 02 câu thơ: không cho điểm. Câu 4: (2. 0 điểm). Cảm nhận về hai câu thơ: * Học viên có thể trình bày