Thông tư 30/2009/TT-BGDDT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông 3/ Theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về đạo đức nh
Trang 1ĐỀ CƯƠNG KHẢO SÁT NĂNG LỰC GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
A CÔNG VĂN Số 8773/BGDĐT-GDTRH – HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN Đề KIỂM TRA
1/ Theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra, để biên soạn một đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:
A Xác định mục đích đề kiểm tra - Xác định hình thức đề kiểm tra - Thiết lập ma trận đề kiểm tra - Biên soạn câu hỏi theo ma trận - Xây dựng hướng dẫn chấm - Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
B Xác định hình thức đề kiểm tra - Xác định mục đích đề kiểm tra - Thiết lập ma trận
đề kiểm tra - Biên soạn câu hỏi theo ma trận - Xây dựng hướng dẫn chấm - Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
C Xác định mục đích đề kiểm tra Xác định hình thức đề kiểm tra Biên soạn câu hỏi -Thiết lập ma trận đề kiểm tra - Xây dựng hướng dẫn chấm - Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
2/ Theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra, một trong những yêu cầu cần đảm bảo đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn là:
A Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “Tất cả các đáp án
trên đều sai”.
B Có phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” để kiểm tra được nhiều kiến thức
C Có phương án “Tất cả các đáp án trên đều sai” để kiểm tra khẳng định kiến thức
đúng
3/ Theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra, điểm dành cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn là:
A Mỗi câu đúng ghi 1 điểm
B Các câu đều có số điểm bằng nhau
C Tùy theo mức độ kiến thức để quy định điểm cho mỗi câu
Trang 2B QUYẾT ĐỊNH 16/2008 – ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO
1/ Theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo, đối tượng nào thuộc đối tượng áp dụng những quy định về đạo đức nhà giáo?
A Nhà giáo đang làm nhiệm vụ giảng dạy,giáo dục ở các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
B Giáo viên THCS
C Giáo viên phổ thông
2/ Các hành vi nhà giáo không được làm: Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm
vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường được quy định tại:
A Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo
B Luật giáo dục 2005, sửa đổi 2009
C Thông tư 30/2009/TT-BGDDT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông
3/ Theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo,
“Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí” là một trong những quy định tại:
A Điều 3 (Phẩm chất chính trị)
B Điều 5 (Lối sống, tác phong)
C Điều 4 (Đạo đức nghề nghiệp)
Trang 3C THÔNG TƯ 12/2001 – ĐIỀU LỆ TRƯỜNG THCS
1/ Theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ban hành về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thì giáo viên không được thực hiện công việc nào sau đây:
A Tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
B Trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường;
C Tổ chức các lớp dạy thêm ngoài nhà trường
2 Theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ban hành về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thì quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên THCS là:
A.Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng
B.Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
C.Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
3/ Theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ban hành về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, việc tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương là nhiệm vụ của :
A Nhân viên văn thư của trường
B Phó hiệu trưởng phụ trách HĐGDNGLL
C Tất cả giáo viên, nhân viên trường Trung học
4/ Theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ban hành về Điều lệ trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Giáo viên chủ nhiệm được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học:
A không quá 3 ngày liên tục
B không quá 4 ngày liên tục
C không quá 5 ngày liên tục
5/ Theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ban hành về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi lớp học có
số học sinh không quá:
A 40 em
B 45 em
C 50 em
6/ Theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ban hành về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, cấp nào có Thẩm quyền thành lập Hội đồng trường, đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học, có cấp học cao nhất là THCS:
A Trưởng phòng GD&ĐT ra quyết định thành lập
B Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định thành lập
C Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập
Trang 47/ Theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ban hành về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, học sinh không được lưu ban quá mấy lần trong một cấp học.
A Không quá 1 lần
B Không quá 2 lần
C Không quá 3 lần
8/ Theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ban hành về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phụ trách một trường THCS mấy năm
A Một nhiệm kỳ 5 năm
B Một nhiệm kỳ 5 năm , thời gian giữ một chức vụ không quá hai nhiệm kỳ
C Một nhiệm kỳ 5năm , thời gian giữ một chức vụ hơn hai nhiệm kỳ
9/ Theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ban hành về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi trường có một Tổ văn phòng gồm:
A Viên chức làm công tác văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học và nhân viên khác
B Viên chức làm công tác văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học, thư viện, thiết bị
và nhân viên khác
C Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, viên chức làm công tác văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học và nhân viên khác
10/ Theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ban hành về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Tổ chuyên môn gồm:
A Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết
bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học
B Các giáo viên bộ môn được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học
C Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học
Trang 5D THÔNG TƯ 58/2011 – ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HỌC SINH
1/ Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông thì số lần kiểm tra thường xuyên của môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết / tuần bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn là:
A Ít nhất 3 lần
B Ít nhất 2 lần
C Ít nhất 4 lần
2/ Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, có những hình thức kiểm tra nào đối với bộ môn học?
A Kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành
B Kiểm tra miệng, kiểm tra viết
C Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành
3/ Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, hạnh kiểm học sinh được xếp thành mấy loại?
A 4 loại (Tốt, khá, TB, yếu)
B 3 loại (Tốt, khá, TB)
C 5 loại (Tốt, khá, TB, yếu, kém)
4/ Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, danh hiệu “Học sinh giỏi” học kỳ hay cuối năm phải đủ các điều kiện:
A Học lực giỏi và hạnh kiểm tốt
B Học lực giỏi và hạnh kiểm khá trở lên
C Học lực và hạnh kiểm đều Khá trở lên
5/ Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, kết quả cuối năm của một học sinh có điểm trung bình các môn đạt 6.5 trở lên, trong đó có một môn văn hoặc toán đạt 6.5 trở lên, không có môn nào dưới 5.0, xếp loại hạnh kiểm khá trở lên và có một môn xếp loại chưa đạt (CĐ) thì học lực cuối năm được xếp loại:
A Học lực trung bình
B Học lực khá
C Học lực yếu
Trang 66/ Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, hệ số các môn tính điểm được xác định như sau:
A Tất cả các môn tính điểm đều là hệ số 1
B Môn văn và toán được tính hệ số 2, các môn còn lại tính hệ số 1
C Môn văn hoặc toán được tính hệ số 2, các môn còn lại tính hệ số 1
7/ Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, điểm trung bình cả năm (ĐTB cn ) của học sinh được tính như sau:
A Trung bình cộng của ĐTB cả năm của các môn học đánh giá bằng cho điểm
B Trung bình cộng của ĐTB cả năm của các môn học đánh giá bằng cho điểm, trong đó Văn và Toán được tính hệ số 2
C ĐTBcn = (ĐTBhk1 + ĐTBhk2 x 2) / 3
8/ Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, kết quả xếp loại mỗi học kì của các môn xếp loại được tính như sau:
A 2/3 số bài kiểm tra trở lên được đánh giá mức Đ (trong đó có bài kiểm tra học kỳ) được xếp loại Đ, còn lại xếp loại CĐ
B 2/3 số bài kiểm tra trở lên được đánh giá mức Đ (trong đó bài kiểm tra định kì được tính hệ số 2 và bài kiểm tra học kì tính hệ số 3) được xếp loại Đ, còn lại đánh giá mức CĐ
C 2/3 số bài kiểm tra trở lên được đánh giá mức Đ được xếp loại Đ, còn lại xếp loại CĐ
9/ Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, học sinh thuộc diện nào dưới đây bị ở lại lớp hẳn?
A Học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu
B Nghỉ 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại)
C Hạnh kiểm cả năm loại yếu
10/ Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, học sinh được xếp “học lực giỏi” cần đạt:
A ĐTB các môn từ 8.0 trở lên, trong đó có môn Văn hoặc Toán phải đạt 8.0 trở lên, các môn còn lại phải đạt 6.5 trở lên và các môn đánh giá bằng nhận xét phải xếp loại Đ
B ĐTB các môn từ 8.0 trở lên, các môn còn lại phải đạt 6.5 trở lên và các môn đánh giá bằng nhận xét phải xếp loại Đ
C ĐTB các môn từ 8.0 trở lên, trong đó có môn Văn hoặc Toán phải đạt 6.5 trở lên, các môn còn lại phải đạt 6.5 trở lên và các môn đánh giá bằng nhận xét phải xếp loại Đ
Trang 711/ Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, việc tính điểm trung bình, xếp loại nhận xét môn học theo học kỳ, cả năm học và trực tiếp ghi kết quả đó vào học
bạ là trách nhiệm của:
A Giáo viên bộ môn
B Giáo viên chủ nhiệm
C Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
12/ Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, việc tính điểm trung bình các môn học theo học kỳ, cả năm học; xếp loại học lực từng học kỳ, cả năm học của học sinh là trách nhiệm của:
A Giáo viên chủ nhiệm
B Giáo viên bộ môn
C Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
13/ Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, nếu ĐTB hk hoặc ĐTB cn đạt mức loại Giỏi nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Yếu thì Học lực học sinh đó được xếp là:
A xếp loại Yếu
B xếp loại Trung bình
C xếp loại Khá
14/ Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, môn học nào sau đây được đánh giá bằng nhận xét:
A Công dân, Âm nhạc, Tin học
B Thể dục, Mỹ thuật, Công dân
C Mỹ thuật, Thể dục, Âm nhạc
Trang 8E THÔNG TƯ 17/2012 – QUY ĐINH DẠY THÊM HỌC THÊM
1/ Theo thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm học thêm thì thời hạn cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy học thêm có hiệu lực nhiều nhất (kể
từ ngày kí) là:
A 12 tháng
B 24 tháng
C 36 tháng
2/ Theo thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì:
A Được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường khi được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó
B Có thể tham gia dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường;
C Không được tham gia dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường;
3/ Theo thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm học thêm, đối với tổ chức, cá nhân đủ điều kiện dạy thêm, học thêm ở bậc học THCS thì cơ quan nào cấp phép mới được thực hiện
A UBND Huyện hoặc Phòng GD&ĐT (khi được uỷ quyền)
B Sở GD&ĐT
C Ban giám hiệu nhà trường
4/ Theo thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì:
A Được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
B Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
C Được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa
F THÔNG TƯ 30/2009 – CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
Trang 91/ Thông tư 30/2009/TT-BGDDT b an hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, chuẩn nghề nghiệp giáo viên được hiểu như thế nào?
A Là hệ thống các yêu cầu cơ bản về năng lực chuyên môn,nghiệp vụ
B Là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn
C Là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
2/ Thông tư 30/2009/TT-BGDDT b an hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, q uy trình về tổ chức đánh giá xếp loại Giáo viên được tiến hành :
A Hiệu trưởng tổng hợp và công bố kết quả của giáo viên
B Đánh giá xếp loại Giáo viên được thực hiện vào cuối năm học
C Đánh giá xếp loại Giáo viên được thực hiện vào cuối mỗi học kì
3/ Thông tư 30/2009/TT-BGDDT b an hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo các bước:
A Giáo viên tự đánh giá, xếp loại – Hiệu trưởng đánh giá xếp loại
B Tổ đánh giá, xếp loại - Hiệu trưởng đánh giá , xếp loại
C Giáo viên tự đánh giá, xếp loại – Tổ đánh giá, xếp loại - Hiệu trưởng đánh giá xếp loại
4/ Thông tư 30/2009/TT-BGDDT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên được đánh giá và xếp thành các loại sau:
A Xuất sắc; Khá; TB; Yếu; Kém
B Xuất sắc; Khá, TB; Kém
C Xuất sắc; Khá; TB; Yếu
5/ Theo Thông tư 30/2009/TT-BGDDT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, “Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học” là một trong những tiêu chí được quy định ở tiêu chuẩn:
A Năng lực dạy học (Tiêu chuẩn 3)
B Năng lực giáo dục (Tiêu chuẩn 4)
C Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục (Tiêu chuẩn 2)
6/ Theo Thông tư 30/2009/TT-BGDDT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, “Đánh giá kết quả rèn luyện đạo
Trang 10đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy
sự phấn đấu vươn lên của học sinh” là một trong những tiêu chí được quy định ở tiêu chuẩn:
A Năng lực dạy học (Tiêu chuẩn 3)
B Năng lực giáo dục (Tiêu chuẩn 4)
C Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục (Tiêu chuẩn 2)
G CHỈ THỊ 40/2008 – TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC