Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
615 KB
Nội dung
Bệnh giun xoắn do giun Trichinella spriralis gây ra, là 1 bệnh chung của người và nhiều động vật có vú khác đặc biệt là lợn,chuột, loài ăn thịt nuôi trong nhà hoặc dã thú. Động vật nhiễm từ con này sang con khác do ăn thịt nhau hoặc ăn xác chết, người bị nhiễm do ăn thịt tái hoặc thịt chưa nấu chín . Bệnh đã có từ lâu năm 1828 lần đầu tiên Peacok thấy vết vôi hóa ở cỏ thể 1 tử thi , nhưng không tìm được nguyên nhân . Năm năm sau Hilton mổ 1 tử thi cụ già 70 tuổi thấy hiện tượng trên và cho bệnh tích do ấu trùng Cysticercus ở thời kỳ đầu gây ra . Hai năm sau (1835) Paget kết luận vôi hóa ở cơ là do ký sinh trùng gây ra . Trong năm đó Owen nghiên cứu chi tiết loại ký sinh trùng này và đặt tên là Trichinella spiralis. Owen, 1855 . Năm 1860 , Zenker lần dầu tiên chuẩn đoán chính xác bệnh nhân bị chết do giun xoắn, chứng minh người mắc bệnh do ăn thịt lơn hun khói hoặc thịt ướp. I. Tên bệnh Tên Latinh : Trichinellosis. Tên Tiếng Anh : Twisted worm disease. Tên Việt Nam : Giun xoắn , giun bao. II. Đặc điểm chung của bệnh - Nơi sống. Ấu trùng giun xoắn sống trong cơ vân. Giun trưởng thành sống trong ruột non người và nhiều loại động vật có vú khác - Con đường xâm nhập. Con đường xâm nhập chủ yếu qua ăn uống. - Tác hại. Giun xoắn gây nên nhiều tác hại cho người và động vật, gây ra nhiều ca tử vong vì mắc bệnh giun xoắn Thiệt hại tới nền kinh tế. Ảnh hưởng tới nhà chăn nuôi. III. Căn bệnh 1. Tên căn bệnh. Trichinella spiralis (Owen, 1833). 1 2. Hệ thống phân loại. Ngành Nematoda. Lớp Adenophorea (hay Aphasmidia). Bộ Trichocephala. Họ Trichinellidae. Loài Giun xoắn (Trichinella spiralis). 3. Hình thái cấu tạo. Ấu trùng giun xoắn Giun trưởng thành ký sinh trong ruột non người , lợn và nhiều động vật có vú khác còn ấu trùng sống trong cơ vân. Cơ thể của giun trưởng thành chia làm 2 phần, phần trước nhỏ, phần sau hơi phình to hơn. Thực quản hình chuỗi hạt chiếm 1/3 cơ thể. Con đực dài 1,4 – 1,6 mm .Ở cuối đuôi có 1 đôi núm gai, không có gai giao hợp. Con cái dài 3 – 4 mm, âm hộ ở đoạn giữa thực quản. Hậu môn ở phía đuôi .Giun cái đẻ ra ấu trùng . Ấu trùng mới đẻ ra có kích thước 0,08 – 0,12 mm x 0,005 – 0,006 mm . Ở trong cơ ấu trùng thường nằm trong 1 bọc kén , có tổ chức xơ liên kết bao chung quanh . Ấu trùng thường xoắn 2,5 vòng ở bên trong kén . Ấu trùng ở trong cơ dài 0,1 - 1,15 mm. 2 Hình thể giun xoắn A. Giun xoắn đực. B. Giun xoắn cái.C Ấu trùng giun xoắn trong tổ chức cơ 4. Vòng đời. Vòng đời của Trichinella spiralis khá đặc biệt . Khi 1 động vật ăn thịt một động vật khác có chứa ấu trùng 1 trong cơ , đến ruột sau 4 ngày ấu trùng 1 thoát ra khỏi kén lột xác 4 lần thành ấu trùng 5 và thành giun trưởng thành ở ruột non . Giun đực và giun cái chui vào niêm mạc ruột giao phối . Sau đó con đực chết con cái sống không quá 4 tuần . Một giun cái đẻ trứng được từ 1000 đến 10000 ấu trùng . Ấu trùng 1 chui qua niêm mạc ruột di hành theo hệ thống tuần hoàn đi khắp cơ thể và định vị ở cơ vân trên cùng 1 ký chủ . Ấu trùng có thể tìm thấy trong cơ sớm nhất vào ngày thứ 7 sau khi nhiễm , phần nhiều xuất hiện vào ngày thứ 12 . Sau 20 ngày đến 8 tuần hình thành ấu trùng xoắn 2 vòng rưỡi trong cơ . Ấu trùng 1 có thể sống nhiều năm trong kén, nhưng không thể trưởng thành được . Kích thước của kén 0,4 – 0,6 x 0,25 mm . Ở lợn ấu trùng có thể sống được 11 năm , ở người có thể sống được 24 năm có khi đến 31 năm. Kén ở trong cơ sau nhiều năm sẽ bị chết và bị canxi hóa . Khi gia súc ăn phải kén này thì vòng đời lại tiếp tục như trên. Máu bị nhiễm ấu trùng cao nhất vào giữa ngày thứ 8 và thứ 25 sau khi nhiễm. Ấu trùng mới đẻ có hình trụ dài 80 – 120 m, đường kính 5 – 6m . Khi tới cơ vân, ấu trùng rời mao mạch , chọc vào màng sợi cơ nhờ 1 cái gai chồi phía trước, khi vào tới đó , chúng bắt đầu lớn lên, sau khi nhiễm 30 ngày đã dài 1mm và đường kính 35m . Chúng bắt đầu cuộn lại 17 – 20 ngày sau khi nhiễm, và kén được hình thành rõ khoảng 21 ngày , 7 – 8 3 tuần sau khi nhiễm thành dạng đầy đủ . Ấu trùng có đường xoắn giống cai vặn nút chai . Một đầu hoàn toàn phát triển thường có 21/2 vòng xoắn. Chúng có thể gây bệnh được ở giai đoạn này và đã phân biệt được giống. Đầu trước nhọn, đầu sau hơi dẹp, bên trong đã có các cơ quan như ruột , tế bào ruột, tinh hoàn và buồng trứng tùy theo giống . Đuôi giun thì cụt. Như vậy trong cơ thể 1 động vật vừa có giun trưởng thành vừa có ấu trùng nên vừa là ký chủ cuối cùng vừa là ký chủ trung gian. Chu kỳ nhiễm giun xoắn IV. Dịch tễ. 1. Động vật cảm thụ. - Chủ yếu là lợn. - Đến nay đã có 104 loài gia súc và động vật bị nhiễm giun xoắn , trong đó có : 58 loài thú ăn thịt, 27 loài gặm nhấm, 7 loài côn trùng ăn thịt, 12 loài thuộc các bộ khác. 2. Tuổi. Hầu hết gia súc đều mắc bệnh ở mọi lứa tuổi. 3. Cách lây bệnh. - Lây trực tiếp thông qua con đường ăn uống. - Một số côn trùng ăn xác chết ấu trùng có thể tạm thời sống trong côn trùng, khi động vật ăn phải côn trùng này có thể bị nhiễm giun. - Giun xoắn xâm nhập vào gia súc qua ăn thịt súc vật chết , qua động vật gặm nhấm có chứa ấu trùng. 4 - Giun xoắn xâm nhập vào người qua con đường ăn uống, do ăn thức ăn tái – sống, tiết canh… (nem chua, nem nạp, giăm bông, thịt hun khói…). - Động vật nhiễm do ăn phân của động vật mắc bệnh, ăn phải côn trùng mắc bệnh tạm thời, và truyền qua bào thai. 4. Sức đề kháng mầm bệnh. - Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: ấu trùng giun xoắn trong kén có sức đề kháng rất cao. - Trong thịt súc vật đã thối rữa, ấu trùng có thể sống được 2 - 5 tháng trong kén. - Nếu ra khỏi kén, ấu trùng sẽ chết sau vài giây ở nhiệt độ 45 –70 0 C. - Ở nhiệt độ -200C, ấu trùng chết sau 20 ngày. - Khi ướp lạnh thịt lợn ở nhiệt độ 35 o C trong 1 thời gian ngắn ấu trùng sẽ bị chết. - Nhiệt độ - 18 o C sau 24 giờ ấu trùng sẽ chết. - Tuy nhiều ấu trùng sau khi cảm nhiễm đều bị thải ra ngoài trong khoảng 24 giờ , nhưng thời gian dễ cảm nhiễm nhất vẫn trong 4 giờ sau khi nhiễm . Qua thời gian trên khả năng cảm nhiễm sẽ giảm đi nhiều. V. Phân bố. 1. Thế giới. Trên thế giới xảy ra ở Bắc cực và Châu Phi Ước tính có khoảng 11 triệu người mắc và tỷ lệ chết : 0,2 %. Có 43/198 nước thấy vật nuôi (Lợn) nhiễm Có 66/198 nước thấy thú rừng nhiễm Gần đây bệnh đã có ở các nước Châu Âu :Serbia, Croatia, Rumani, Bungari, Ireland Tại châu Á: 22/45 nước có bệnh như Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản 2.Việt Nam. - Lauet , Broudin , Nguyễn Văn Đến (1929), đã tìm thấy ấu trùng Trichinella trong cơ của heo tại Nam Bộ trong lò sát sinh Bình Tây . - Nguyễn Bá Thi (1962) thấy có 2 heo tại lò sát sinh Hà Nội bị nhiễm giun xoắn. - Năm 1952 tìm thấy ấu trùng này trên 1 người Khơme tại Thủ Dầu Một . 5 - Năm 1967 một ổ bệnh xảy ra ở Lào và Việt Nam làm chết 1 số người. - Năm 1970 , 26 người bị nhiễm bệnh do ăn thịt heo sống chế biến thành nem ở huyện Mù Căng Chải tỉnh Nghĩa Lộ. - Năm 2001 có 23 người bị nhiễm và 2 người trong đó bị chết do ăn món ‘lạp’ làm từ thịt heo không nấu chín ở tỉnh Lai Châu. Từ thức ăn của các vụ dịch trên thấy : - Thịt giăm bông : 20 người ăn -20 người mắc - 3 người chết - Nem chua : 133 người ăn – 68 người mắc – 4 người chết - Nem lạp : 62 người ăn – 34 người mắc – 4 người chết - Tiết canh : 6 người ăn - không mắc - Thịt kho mặn: 21 người ăn – không mắc bệnh - Mèo 100 %,chuột 100%,chó 35,4 %,lợn 5,7 % - Chưa gặp ở trâu , bò, gia cầm VI. Bệnh tích. - Bệnh trên gia súc không rõ ràng. Giun trưởng thành gây viêm ruột, sau đó ấu trùng di hành gây hiện tượng đau cơ, phù ở phần mặt, đi lại khó khăn. Khi đụng phải gia súc thường sợ co lại, nhai nuốt khó khăn, gầy , cơ teo,hay cọ sát con vật có thể chết. Thịt rắn hơn bình thường màu trắng nhạt hay đỏ tím. Cơ mất vân ngang có các điểm vôi hóa ở sợi cơ, thoái hóa mỡ, bạch cầu tăng cao, đặc biệt là bạch cầu Eosinophil . Phổi tụ máu thủy thũng xuất huyết, có khi viêm não, viêm màng não. - Người bị nhiễm sau 2 tuần thường có biểu hiện sốt từng cơn, khát nước, đau nhức và ngứa toàn thân, nhất là tứ chi. Khó đứng lên ngồi xuống. Có thể đau họng , phù mí mắt, phù 2 chân, đau bụng tiêu chảy. Bạch cầu ái toan trong máu tăng, tim đập nhanh. Sốt cao kỳ đầu sau đó sốt âm ỉ. 6 Biểu hiện của người nhiễm giun xoắn VII. Chuẩn đoán. Bệnh giun xoắn ở người cần chuẩn đoán tổng hợp căn cứ vào dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, lâm sinh thiết tìm ấu trùng trong cơ , chuẩn đoán miễn dịch học bằng phản ứng kết hợp bổ thể , ngưng kết và phản ứng nội bì…. Về mặt thú y cần kiểm tra giun xoắn ở thịt lợn và các loài súc vật khác đảm bảo cung cấp thịt hợp vệ sinh . Cần cải tiến kỹ thuật kiểm tra giun xoắn theo 3 nội dung : Nghiên cứu vị trí lấy cơ thịt kiểm tra giun xoắn. Đã so sánh các loại cơ và thấy cơ hoành cách bị nhiễm giun nhiều nhất, vì thế thường lấy cơ này để kiểm tra. Cải tiến trang thiết bị và kỹ thuật kiểm tra giun xoắn . Nghiên cứu biện pháp xử lts thịt lợn có giun xoắn ở nhiệt độ thấp. Việc chuẩn đoán giun xoắn ở lợn và các súc vật khác nhau khi mổ thường sử dụng : Phương pháp ép cơ . Lấy cơ hoành (thường lấy cơ chân hoành ) 5 – 10 g dùng kéo cắt 24 lát mỏng bằng hạt mè hay nửa hạt đậu xanh đặt lên 24 ô của phiến kính thủy tinh dày. Ép mạnh 2 đầu phiến kính bằng 2 ốc vít cho miếng thịt ép mỏng ra sau đó soi dưới kính hiểm vi độ phóng đại 10 x10 . Phương pháp này 7 phải có dụng cụ, số lượng cơ ít nên độ chính xác không cao. Phương pháp này chỉ có hiệu quả khi có 3 ấu trùng / 1g cơ Phương pháp tiêu cơ. Lấy cơ ở vùng chân hoành khoảng 10g cho vào lọ thủy tinh, thêm vào đó 10 – 20 ml dung dịch tiêu cơ ( men pepsin 1% , acid clohidrid 1% , NaCl 0,2 %) để tủ ấm 37 – 38 o C trong 12 – 16 giờ. Cơ thịt bị tiêu hóa, ấu trùng còn lại được phát hiện khi kiểm tra dưới kính hiển vi có độ phóng đại 10 x 10 . Phương pháp này độ chính xác cao vì số lượng cơ lấy được nhiều . Phương pháp này chuẩn đoán có hiệu quả khi có 1 ấu trùng /1g cơ. Có thể dùng phương pháp kết hợp bổ thể , phản ứng ngưng kết Dùng kỹ thuật ELISA và kỹ thuật kháng thể huỳnh quang gián tiếp để chuẩn đoán, cho phép phát hiện 1 ấu trùng / 100g tổ chức . Dựa vào dịch tễ, tập quán chăn nuôi. Chuẩn đoán bằng miễn dịch. Ngoiaf các phương pháp trên còn dùng phương pháp nội bì . Spindler (1939) đã xét nghiệm rộng bằng các phản ứng nội bì với 1 chất chiết xuất ấu trùng trong nước sinh lý thấy có 17,5 % lợn không bệnh có phản ứng dương , còn 36,1 % lợn bệnh không có phản ứng. Tìm giun trưởng thành hoặc ấu trùng trong phân ít có giá trị vì chúng có thể bị hủy hoại trước khi ra ngoài . Phương pháp kiểm tra sinh thiết bắp thịt phụ thuộc vào số lượng ấu trùng có trong ký chủ . Khi tìm thấy ấu trùng thì cơ thể chuẩn đoán chắc chắn , nhưng không thể coi các kén cũ bị vôi hóa của 1 lần nhiễm trước là nguồn gốc của bệnh hiện tại. VIII. Điều trị. Trong 1 tuần ăn phải thịt bị nhiễm giun, dùng: Albendazole (5mg/kg/ngày x 1 tuần). Mebendazole (5mg/kg/ngày x 8 -14 ngày) . Thiabendazole (25mg/kg/ngày x 8 -14 ngày). Hiện nay người ta chữa bệnh theo tiệu chứng , tăng chất dinh dưỡng , chăm sóc tốt . thốc chữa triệu chứng hay dùng là Coetizon và các loại Cocticosteroid khác . Thuốc có tác dụng làm phản ứng viêm ở cơ do ấu trùng gây ra, giảm thủy thũng và viêm cơ tim. IX. Phòng bệnh trên gia súc - Không nuôi heo thả rông hoặc cho heo ăn các loại động vật gặm nhấm. 8 - Tẩy giun định kỳ và thường xuyên phun thuốc sát trùng. - Chăn nuôi hợp vệ sinh. - Diệt các loài gặm nhấm xung quanh chuồng. - Quản lý phân người và gia súc. - Không để phân chuột lẫn vào trong thức ăn hoặc nền chuông lợn. X. Bệnh trên người. - Nếu không được xác định bệnh sớm để điều trị thì khả năng xảy ra một số biến chứng như viêm cơ, viêm phổi, viêm não, viêm ruột, làm bệnh nhân có thể tử vong . Tuỳ theo mức độ nhiễm ấu trùng giun xoắn, tỷ lệ tử vong từ 6-30%. - Các biến chứng về tim mạch và thần kinh: trường hợp nặng, tử vong do suy cơ tim có thể xảy ra ngay tuần đầu hoặc tuần thứ 2. Qua theo dõi 63 bệnh nhân tại bệnh viện : - Đau cơ : 95,5 % Sốt : 93,6 % - Phù : 84,1 % Ỉa chảy : 79,6 % - Tăng bạch cầu : 79,6 % Đau bụng : 50,7 % - Mỏi cơ:20,6 %, nhức đầu;15,8%; nổi ban 14,4% XI. Đường lây. - Qua đường ăn uống: ăn sống, ăn tái, ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt (chủ yếu là thịt lợn) nhiễm ấu trùng giun xoắn chưa nấu chín kỹ. - Giun xoắn không lây truyền trực tiếp từ người sang người. 9 Thịt bò sống chứa nhiều ấu trùng giun xoắn Nem chua chứa ấu trùng giun xoắn 10 [...]... dưỡng Giun hấp thụ một phần thức ăn của cơ thể vật chủ, nếu bị nhiễm số lượng giun nhiều thì lượng thức ăn và chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi càng lớn g y nên tình trạng thiếu máu - G y độc cho cơ thể Giun sán tiết ra các loại chất độc hoặc thải ra những sản phẩm chuyển hóa g y độc cho cơ thể vật chủ với các biểu hiện bệnh lý như kém ăn, buồn nôn, mất ngủ Có một số trường hợp điều trị giun đũa, giun bị... trị giun đũa, giun bị chết hàng loạt, chất độc của giun giải phóng ra làm người bệnh bị nhiễm độc phải cấp cứu - G y tác hại cơ học Ấu trùng ký sinh ở não g y động kinh, đột tử; ký sinh ở mắt g y mù mắt - G y dị ứng cho vật chủ Loại ấu trùng giun xoắn g y dị ứng nặng, sốt cao, phù nề, bạch cầu ái toan tăng cao - Mở đường cho vi khuẩn xâm nhập XIII Phòng bệnh trên người - Thịt heo nên nấu chín trước khi... tra thịt trước khi nấu chín - Không nên ăn thịt tái , thịt động vật săn bắn , không nấu chín - Tuyên truyền giáo dục: nâng cao ý thức vệ sinh ăn chín, uống nước đã đun sôi, đặc biệt ở các vùng dân có tập quán ăn sống, tái, ăn tiết canh - Vệ sinh phòng dịch: Tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong giết mổ súc vật, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa - Thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ . quanh . Ấu trùng thường xoắn 2,5 vòng ở bên trong kén . Ấu trùng ở trong cơ dài 0,1 - 1,15 mm. 2 Hình thể giun xoắn A. Giun xoắn đực. B. Giun xoắn cái.C Ấu trùng giun xoắn trong tổ chức cơ 4. Vòng. hại. Giun xoắn g y nên nhiều tác hại cho người và động vật, g y ra nhiều ca tử vong vì mắc bệnh giun xoắn Thiệt hại tới nền kinh tế. Ảnh hưởng tới nhà chăn nuôi. III. Căn bệnh 1. Tên căn bệnh. Trichinella. Nguyễn Văn Đến (1929), đã tìm th y ấu trùng Trichinella trong cơ của heo tại Nam Bộ trong lò sát sinh Bình T y . - Nguyễn Bá Thi (1962) th y có 2 heo tại lò sát sinh Hà Nội bị nhiễm giun xoắn. -