ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN VẬT LÝ 6 MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý ÔN TẬP: Câu 1: Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán? Vì khi được nung nóng, khâu nở to ra nên dễ lắp vào cán. Khi nguội đi thì khâu co lại, xiết chặt vào cán. Câu 2:Tại sao tháp Épphen ở Pháp vào mùa Hạ lại hơn 10 cm so với mùa Đông? Vào mùa hè, nhiệt độ tăng lên, nên tháp nóng lên, nở ra, làm cho tháp cao Vào mùa đông, nhiệt độ giảm xuống, nên tháp lạnh đi, co lại, làm cho tháp thấp hơn Câu 3:Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước đầy ấm? Vì khi đun nóng, nước trong ấm sẽ nóng lên, nở ra nên thể tích nước tăng . Vì thế nước sẽ bị tràn ra ngoài. Câu 4: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? Để tránh tình trạng nắp bị bật ra khi chất lỏng trong chia nở vì nhiệt.Vì chất lỏng khi nở ra vì nhiệt sẽ bị nắp chai cản trở, nên gây ra lực lớn làm bật nắp chai ra. Câu 5: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nòng lại có thể phồng lên? Vì khi nhúng quả bòng bàn vào nước nóng, không khí trong quả bóng bàn bị nóng lên, nở ra nên thể tích khí tăng đẩy quả bóng bàn phồng lên như cũ. Câu 6: Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh nào? Tại sao ? Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh thép. Vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn và nằm phía ngoài vòng cung Câu 7: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta phải để khe hở giữa chỗ tiếp nối 2 đầu thanh ray? Giữa 2 thanh ray có để 1 khe hở để khi trời nóng đường ray có chỗ mà nở dài ra. Nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực rất lớn làm cong đường ray. Câu 8: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá? Để giảm bớt sự bay hơi của nước trên lá cây làm cây ít bị mất nước hơn Câu 9: Khi làm lạnh, băng kép luôn luôn cong về phía thanh nào? Tại sao? Khi làm lạnh, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng. Vì đồng co lại nhiều hơn thép nên thanh đồng ngắn hơn, thanh thép dài hơn và nằm phía ngoài vòng cung. Câu 10:Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi mặt trời mọc, sương mù lại tan? Sương mù thường có vào mùa lạnh. Khi Mặt Trời mọc, nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng. Câu 11: Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng? -Trong quá trình chuyển thể: nóng chảy, đông đặc. Khi nung trong lò đúc, đồng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Khi nguội trong khuôn đúc, đổng lỏng đông đặc từ thể lỏng sang thể rắn. Câu 12: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại? Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước có trong hơi thở gặp gương lạnh ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt nước này bị bay hơi hết vào không khí nên mặt gương sáng trở lại. Câu 13: Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì ? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì? Phần ống quản ở bầu nhiệt kế có mộ chỗ thắt. Chỗ thắt này có tác dụng ngăn khôn cho thủy ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy ta có thể đọc được kết quả đo nhiệt độ. Câu 14: Khi nhiệt kế thủy ngân nóng lên thì cả bầu chứa và thủy ngân đều nóng lên. Tại sao thủy ngân vẫm dâng lên trong ống quản của nhiệt kế? Vì thủy ngân (chất lỏng) nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh (chất rắn) Câu 15: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích, rồi đậy nút phích lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? Khi rót nước nóng ra có một lương khí ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nược trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích. Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần rồi mới đóng lại. Câu 16: Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng? Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước trước nên nóng lên trước và dãn nở. Trong khi đó lớp thủy tinh bên ngồi chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở nên lớp thủy tinh bên ngồi chịu tác dụng của 1 lực từ trong ra ngồi => cốc bị vỡ Còn với cốc thủy tinh mỏng thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngồi nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc khơng bị vỡ Câu 17: Khi đun nóng, khối lượng riêng của chất lỏng tăng hay giảm? Giải thích? Khi đun nóng, KLR của chất lỏng giảm . Vì khi đun nóng chất lỏng nóng lên và nở ra , thể tích V tăng , nhưng khối lượng m khơng đổi => KLR giảm Câu 18: Hãy xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế ? Câu 19: Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại khơng có nhiết độ dưới 34°C và trên 42°C? Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ dao động từ 34°C đến 42°C Câu 20: Sắp xếp theo thứ tự nở vì nhiệt tăng dần của các chất sau đây: rượu, sắt, dầu , đồng, nước, nhơm, khơng khí C âu 21: Nếu thả 1 miếng thiếc vào chì đang nóng chảy thì thiếc có nóng chảy không? => Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là 232 0 C chì 327 0 C.Do đó thả thiếc vào chì đang nóng chảy thì thiếc cũng nóng chảy. C âu 22 : Một đóa kim loại mỏng, chính giữa có lỗ tròn. Hỏi khi đun nóng đều đóa, kích thước lỗ tròn có thay đổi không ? Vì sao ? Khi đun nóng đều đóa, đóa tròn nở đều ra mọi phía, kích thước lỗ tròn thay đổi. Câu 23: Tại sao khi đun nóng thức ăn hoặc các thực phẩm hàng ngày không nên đậäy nắp thật kín và thật chặt. Khi đun nóng thức ăn hoạc các thực phẩm hàng ngày, nếu nay nắp thật kín và thật chặt thì không hkí trong nồi khi đun chúng nóng lên, không khí giãn nở, nồi kín cản trở sự nở vì nhiệt của thực phẩm và không khí gay ra một lực rất lớn, rất nguy hiểm. Câu 24: Hãy giải thích sự tạo thành mưa trong thiên nhiên ? Hơi nước ở các ao ,ngòi, sông, suối bốc hơi lên không trung, gặp không khí lạnh chúng ngưng tụ thành những giọt nước, lúc đầu là những giọt nước ngưng tụ nhỏ li ti, càng ngưng tụ nhiều các giọt nước càng lớn dần, khi gặp gió, các giọt nước rơi xuống tạo thành mưa. Câu 25: Tạ i sao khi tắm ta có cảm giác mát lạnh ? Sau khi tắm, nước trên người bay hơi, khi nước bay hơi, nhiệt độ trong cơ thể giảm xuống gây cho ta cảm giác mát lạnh. Câu 26: Tại sao những ngày lộng gió và nắng thì sản xuất được nhiều muối ? Nắng to( nhiệt độ tăng), lộng gió đều có tác dụng làm cho tốc độ bay hơi của nước nhanh hơn, nên thu được nhiều muối hơn. Câu 27:Tại sao thả bèo hoa dâu, không những lúa tốt mà chống được hạn ? Bèo hoa dâu nổi lên trên mặt thoáng của nước làm giảm điện tích mặt thoáng của nước, làm cho nước ruộng bay hơi ít đi, giữ được nước cho ruộng. Câu 28: Tại sao trên đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong ? Để khi có hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà khơng bị ngăn cản. Câu 29: Lấy lon nước từ trong tủ lạnh ra và đặt trong phòng ấm. Sau một thời gian thấy những giọt nước lấm tấm ở ngồi thành lon. Để một lúc, những giọt nước này biễn mất. Tại sao? Hơi nước cố sẵn trong khơng khí, gặp thành lon nước ngọt đang lạnh nên ngưng tụ thành những giọt sương. Khi nước lon hết lạnh, các giọt nước bay hơi. THE END ♫♫☼♥♥♫♫☼ . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN VẬT LÝ 6 MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý ÔN TẬP: Câu 1: Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu. làm cây ít bị mất nước hơn Câu 9: Khi làm lạnh, băng kép luôn luôn cong về phía thanh nào? Tại sao? Khi làm lạnh, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng. Vì đồng co lại nhiều hơn thép nên. loại mỏng, chính giữa có lỗ tròn. Hỏi khi đun nóng đều đóa, kích thước lỗ tròn có thay đổi không ? Vì sao ? Khi đun nóng đều đóa, đóa tròn nở đều ra mọi phía, kích thước lỗ tròn thay đổi. Câu