1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chiến lược phát triển Trường THCS TÂY SƠN

10 387 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

PHÒNG GD-ĐT ĐẠI LỘC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TÂY SƠN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số 16 /KH/ 2010-TS Đại Sơn, ngày 05 tháng 03 năm 2010. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG 2010-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 Trường THCS Tây Sơn được thành lập từ tháng 8/2001 trên cơ sở phân hiệu tách ra từ Trường THCS Nguyễn Huệ .Ban đầu có quy mô 8 lớp với 240 học sinh. Địa bàn nhà trường thuộc xã Đại Sơn,huyện Đại Lộc,tỉnh Quảng Nam.Đây là địa bàn xa xôi cách trở;các thôn nằm cách xa nhau và bị chia cắt bởi sông núi hiểm trở.Hạ tầng cơ sở nơi đây còn rất hạn chế.Đời sống nhân dân nơi đây vô cùng khó khăn,chủ yếu dựa vào nương rẫy nên thu nhập thấp và không ổn định. Nhận thức về việc học của nhiều phụ huynh rất đơn giản. Đây là xã duy nhất của huyện được công nhận là xã đặc biệt khó khăn. Từ tình hình trên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của học sinh và hoạt động của nhà trường. Tỉ lệ học sinh bỏ học rất lớn (có những năm học sinh bỏ học xấp xỉ 10%). Chất lượng học tập rất thấp, đặc biệt là học sinh thi đậu vào lớp 10 rất ít (năm học 2007-2008 chỉ có 25%). Hoạt động chung của nhà trường rất yếu, ít hiệu quả. Trước thực tế trên, mùa hè năm 2008 nhà trường cũng như Phòng giáo dục đã có phương án xoá tên trường Tây Sơn và sắp xếp thành một phân hiệu của trường THCS Nguyễn Huệ (ở xã khác). Tuy nhiên sau đó có sự can thiệp của huyện, khẳng định nhà trường phải được tồn tại và cần phải được củng cố (vì đây là vùng đặc biệt khó khăn). Do những điều kiện khó khăn như trên nên trường THCS Tây Sơn là trường THCS duy nhất (trong 17 trường THCS của huyện Đại Lộc) chưa được xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đây cũng là thiệt thòi lớn đối với học sinh tại địa phương. Và cũng vì thế, hầu hết con em những gia đình khấm khá đều đưa con đi học nơi khác để được học tập tốt hơn dẫn đến tình trạng giảm sút trầm trọng số lượng học sinh và số lớp. Cơ sở vật chất của trường còn quá thiếu thốn (chưa có khu hành chính để làm việc); trang thiết bị còn quá nghèo nàn. Trong khi đó sự đóng góp hỗ trợ của phụ huynh và các lực lượng xã hội quá ít ỏi, không tạo động lực để nhà trường phát triển. Đội ngũ giáo viên nơi đây vừa thiếu vừa không đồng bộ. Phần lớn là giáo viên ít kinh nghiệm, ít có điều kiện học hỏi để nâng cao tay nghề. Hiệu quả giảng dạy chưa cao. Tuy nhiên,từ năm học 2009-2010,sau khi được củng cố,nhà trường đang từng bước xây dựng theo hướng trường chuẩn quốc gia để góp phần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục tại địa phương. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế xã hội. 1 I.Tình hình nhà trường. 1- Môi trường bên trong: 1.1. Điểm mạnh. * VÒ ®ội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên - Tæng sè CB GV CNV: 20; Trong đó: CBQL: 02, TPT: 1,GV: 12, Nhân viên: 5. - Trình độ chuyên môn: 90% đạt chuẩn, trong đó có 65 % trªn chuÈn. - Công tác tổ chức quản lý của BGH tương đối khoa học. X©y dùng kÕ hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai, kiểm tra đánh giá sâu sát. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. * Chất lượng học sinh: Năm học Số Số Xếp loại học lực (%) Xếp loại hạnh kiểm (%) HS Giỏi HS lớp Giỏi Khá TB Yếu Ké m Tốt Khá TB Yếu Huyện Tỉnh 2005- 2006 223 8 4.5 20.2 63.2 12.1 61.9 36.3 1.8 0 2006- 2007 216 8 3.7 17.1 44.4 34.7 55.1 43.5 0 1.4 2007- 2008 187 8 5.3 26.2 57.8 10.7 0 66.8 26.2 7.0 0 2008- 2009 170 6 7.1 25.3 52.9 14.7 0 67.1 32.9 0 0 2009- 2010 195 6 10.8 26.2 53.3 9.7 0 64.1 34.9 1.0 0 * VÒ cơ sở vật chất + Phòng học: 6 phòng. + Phòng thực hành: 02 + Phòng nghe nhìn: 0. + Phòng Thư viện: 01 - 72m 2 , + Phòng Tin học:(chưa có phòng riêng) 01- với 10 máy đã được kết nối Internet + Phòng nghe tiÕng Anh: 0 + Phòng Y tế: 0 + Phßng hiÖu bé vµ chøc n¨ng: 02. + Phòng hội đồng 0 2 Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại (tuy nhiên chưa đồng bộ, bàn ghế học sinh, phòng häc bé m«n cßn thiÕu; nhiÒu trang thiết bị chưa đầy đủ). *Thành tích 4 năm qua ( 2006-2010) Tổ chức/ Cá nhân Hình thức khen thưởng Giấy khen Bằng khen, GCN cấp tỉnh Bằng khen cấp Bộ/ngành TW Bằng khen của Thủ tướng Huy chương Nhà trường 1 Công Đoàn 2 2 1 Tổ nữ công 0 Chi Đoàn 0 Hội chữ thập đỏ 0 2. Điểm hạn chế. - Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu: + Chưa được thực sự chủ động trong phân công, bố trí đội ngũ . + Điều kiện về nguồn lực chưa đảm bảo cho mọi hoạt động. - Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Đa số giáo viên mới vào nghề,ít kinh nghiệm;trình độ tay nghề chưa cao.Chưa có GV nhạc,mỹ thuật.Giáo viên phải dạy nhiều khối,dạy trái môn. Công nhân viên hầu hết là hợp đồng.Năng lực còn hạn chế. - Chất lượng học sinh: 90% học sinh có học lực TB trở lên, cßn 10.% yếu kÐm.Những học sinh này ý thøc rÌn luyÖn và học tập chưa tốt (Cuối năm học 2009- 2010).Chất lượng học sinh giỏi còn quá thấp. - Cơ sở vật chất: Chưa đầy đủ và không đồng bộ, thiếu hiện đại. Phòng học bộ môn chưa có, còn thiếu nhiều trang thiết bị dạy học, phòng thực hành còn thiếu nhiều trang thiết bị, chưa xây dựng được khu hành chính 3. Thời cơ. -Có sự quan tâm của Đảng uỷ, HĐND, UBND và các Ban ngành đoàn thể trong địa phương.Lãnh đạo ngành có sự chú ý và quan tâm. Phụ huynh học sinh bắt đầu có sự chuyển biến về nhận thức về công tác giáo dục hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh. -Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản,nhiệt tình; có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá. -Địa phương đang thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nên Nhà nước đang có một số chế độ hỗ trợ động viên khuyến khích. 4. Thách thức. -Đời sống nhân dân còn rất khó khăn nên nhận thức về việc học tập và việc đầu tư cho con cái học tập còn rất hạn chế. - Cơ sở vật chất – kỹ thuật chưa thật sự đáp ứng kịp thời yêu cầu dạy học. 3 - Chất lượng của một số giáo viên, công nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. - Đội ngũ thiếu tính ổn định ( đại bộ phận giáo viên là người nơi khác nên thường xuyên xin thuyên chuyển) . - Học sinh chưa thật sự có động cơ ,thái độ học tập đúng đắn;ít có sự nỗ lực vươn lên khá giỏi 5. Xác định các vấn đề ưu tiên. -Tập trung làm tốt việc tạo nhận thức trong cộng đồng về công tác giáo dục.Tăng cường trách nhiệm của phụ huynh đối với việc học tập của con cái - Đẩy mạnh công tác Phổ cập giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục; trước mắt chống học sinh bỏ học, tập trung phụ đạo học sinh yếu kém. Phấn đấu tăng dần chất lượng học sinh khá giỏi. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đủ năng lực và lương tâm trách nhiệm để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. - Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. - Từng bước tu sửa, nâng cấp, xây dựng và trang bị thêm cơ sở vật chất, kỷ thuật đáp ứng yêu cầu giáo dục.Phấn đấu đạt Trường chuẩn quốc gia. - Đổi mới công tác quản lý trên cơ sở đáp ứng theo các yêu cầu của các chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục. - Xây dựng văn hoá Nhà trường, tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện. II. SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI VÀ TẦM NHÌN: 1. Sứ mệnh: Xây dựng môi trường học tập thuận lợi, thân thiện; đảm bảo hiệu quả giáo dục, để mỗi học sinh đều có điều kiện học tập và phát triển tài năng 2. Các giá trị cốt lõi: - Lòng yêu thương - Lòng tự trọng - Tính trung thực - Tính sáng tạo - Tinh thần trách nhiệm - Tinh thần đoàn kết - Khát vọng vươn lên 3. Tầm nhìn: Nơi đào tạo học sinh :Học để làm người-Học để giúp đời III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG: 1- Mục tiêu: 1.1. Các mục tiêu tổng quát 4 Xây dựng nhà trường có nề nếp,nâng cao dần về chất lượng giáo dục;thu hút hầu hết học sinh tại địa bàn theo học;tạo nguồn nhân lực có trình độ cho địa phương. Phấn đấu đến năm 2020, trường THCS Tây Sơn xây dựng hoàn thiện về mọi mặt xứng đáng là trung tâm văn hoá của địa phương. 1.2. Các mục tiêu cụ thể: + Mục tiêu ngắn hạn: Đến năm 2011, Trường THCS Tây Sơn được công nhận đạt Trường chuẩn Quốc gia và đạt tiêu chuẩn “trường học thân thiện-học sinh tích cực”.Đạt cấp độ 1 về kiểm định chất lượng + Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2015, Trường THCS Tây Sơn phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục ngang mặt bằng chung của huyện và đạt cấp độ 2 về kiểm định chất lượng + Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2020, Trường THCS Tây Sơn phấn đấu đạt được các mục tiêu sau: -Đạt cấp độ 3 về kiểm định chất lượng - Chất lượng giáo dục được khẳng định. - Đạt trường chuẩn quốc gia bậc trung học giai đoạn 2010-2020. 2- Chỉ tiêu: 2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên. - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 75%. - Giáo viên nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy và công tác. - Có trên 15 % số tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin. - Phấn đấu có 95% CBGV tốt nghiệp Đại học . 2.2. Học sinh - Qui mô: + Phát triển lớp học: Từ 06 lớp (2010) đến 08 lớp (2015). + Học sinh: 184 học sinh( 2010), 240 học sinh (2015) - Chất lượng học tập: + Trên 40% học lực khá, giỏi (10-15% học lực giỏi) + Tỷ lệ học sinh có học lực yếu là 10 % ; không có học sinh kém. + Xét TN THCS đạt 98 %. + Thi học sinh giỏi : Cấp Huyện trên 10% HS dự thi đạt giải; Cấp tỉnh có 10 % HS dự thi đạt giải. 5 - Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống. + Chất lượng đạo đức: 98% hạnh kiểm khá, tốt. + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện. 2.3. Cơ sở vật chất. - Sửa chữa, nâng cấp,Xây dựng thêm phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ , trang bị cơ bản các thiết bị phục vụ dạy- học và làm việc . - Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng đa năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại. - Xây dựng mới 2 phòng làm việc , 1 phòng tin học. - Xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo các tiêu chí “Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn-Thân thiện”. 3. Phương châm hành động : - Tất cả vì học sinh thân yêu ! IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Các giải pháp chung - Làm tốt công tác tuyên truyền trong CBGV và học sinh về nội dung Kế hoạch chiến lược phát triển trên mọi phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, nhân viên trong trường theo các nội dung của kế hoạch chiến lược. Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí của đội ngũ để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch chiến lược. - Xây dựng Văn hoá nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã đề ra. - Tăng cường mối quan hệ giáo dục với các lực lượng xã hội và gia đình. 2. Các giải pháp cụ thể a. Thể chế và chính sách: - Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và chú ý mở rộng hợp tác với các lực lượng ngoài nhà trường. - Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường học mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất. b. Tổ chức bộ máy: - Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng CBGV phù hợp với yêu cầu giảng dạy,công tác - Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong nhà trường. c. Công tác đội ngũ : 6 - Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc. - Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của Nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ GV có thành tích xuất sắc. - Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ GV đầu đàn, cán bộ GV trẻ, có tài năng bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường. - Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà trường. d. Nâng cao chất lượng giáo dục: -Không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt chú ý chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản. -Thực hiện việc định kỳ kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục. - Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS theo qui định. e. Cơ sở vật chất: - Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư xây dựng Trường THCS Tây Sơn đảm bảo đúng yêu cầu của một trường đạt chuẩn quốc gia. - Tiết kiệm để đầu tư theo hướng hiện đại hoá các phòng học, các phòng bộ môn, khu làm việc ;đảm bảo có khu vui chơi thể dục thể thao cho HS. - Tiếp tục đầu tư các trang thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin; thực hiện việc kết nối mạng Internet các máy tính nội bộ đảm bảo để hầu hết GV,HS được sử dụng. g. Kế hoạch - tài chính: -Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường theo từng năm ,cũng như các kế hoạch trung hạn ,dài hạn. -Thực hiện việc xây dựng kế hoạch chặt chẽ từ đơn vị tổ,các ban ngành ,đoàn thể 7 - Thực hiện cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán, và minh bạch các nguồn thu, chi.Chú ý tiết kiệm để đầu tư CSVC - Tham mưu với Ban Đại diện cha mẹ học sinh để có hỗ trợ,đóng góp của phụ huynh HS vào việc đầu tự cho nhà trường. - Tham mưu các cấp lãnh đạo để xây dựng các phòng chức năng và xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt và học tập;cảnh quan sư phạm. h. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu: -Xây dựng và phát huy có hiệu quả website của Trường. Cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục của Trường qua các trang Web liên quan,qua các hội thảo, bảng tin, đài địa phương Tổ chức cho GV-HS tham gia các hoạt động mang tính xã hội nhằm tạo nhận đúng về nhà trường trong cộng đồng. - Tích cực xây dựng và phát huy truyền thống Nhà trường;tổ chức các hoạt động có mục đíh và hiệu quả thiết thực nhằm tạo điều kiện và hưng phấn cho GV,HS có điều kiện phát huy năng lực và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn truyền thống và uy tin của nhà trường. V. VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC BỘ PHẬN : 1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được trình lên cơ quan chủ quản và các cấp lãnh đạo; phổ biến rộng rãi tới toàn thể CB-GV-CNV, Phụ huynh, học sinh và các tổ chức cá nhân có liên quan đến nhà trường. 2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường có trách nhiệm xây dựng,phổ biến,bổ sung Kế hoạch chiến lược;Sơ tổng kết từng giai đoạn để rút kinh nghiệm. 3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược: - Giai đoạn 1: Từ năm 2010 – 2012 : Phấn đấu đạt Trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1; đầu tư cơ bản về CSVC và trang thiết bị phục vụ dạy học. - Giai đoạn 2: Từ năm 2012 - 2015: Nâng cao chất lượng giáo dục ngang mặt chung chất lượng toàn huyện.Hoàn chỉnh cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá,hiện đại. - Giai đoạn 3: Từ năm 2015 – 2020: Khẳng định chất lượng một cách vững chắc . Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia bậc trung học cơ sở giai đoạn 2010-2020. 4. Đối với Hiệu trưởng: -Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể: - Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường. 8 - Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên cứu lớn có liên quan đến nhiều đơn vị. - Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển. 5. Đối với Phó Hiệu trưởng: - Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. 6. Đối với tổ trưởng chuyên môn: - Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. - Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm. - Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực. - Chủ động xây dựng các dự án phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường. 7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. 8- Đối với học sinh: Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học trung học hoặc học nghề. Ra sức rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân tốt sau khi tốt nghiệp. 9. Hội cha mẹ học sinh - Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của kế hoạch chiến lược. - Tăng cường phối hợp với gia đình, phụ huynh học sinh quan tâm đúng mức đối với con em . 10. Các Tổ chức Đoàn thể trong trường: - Tập trung xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường. - Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của nổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triễn. 9 11- Kiến nghị với các cơ quan hữu trách: - Đối với Phòng giáo dục & đào tạo : + Phê duyệt Kế hoạch chiến lược và quan tâm hổ trợ cho nhà trường thực hiện chiến lược phát triển đúng kế hoạch . + Hỗ trợ tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược. - Đối với chính quyền địa phương, UBND huyện: + Hỗ trợ tài chính và đầu tư xây dựng trường lớp cho nhà trường để thực hiện kế hoạch chiến lược. HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Khánh Thạnh 10 . NAM TRƯỜNG THCS TÂY SƠN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số 16 /KH/ 2010-TS Đại Sơn, ngày 05 tháng 03 năm 2010. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG 2010-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 Trường. nhà trường phải được tồn tại và cần phải được củng cố (vì đây là vùng đặc biệt khó khăn). Do những điều kiện khó khăn như trên nên trường THCS Tây Sơn là trường THCS duy nhất (trong 17 trường THCS. hoạch chiến lược phát triển của nhà trường có trách nhiệm xây dựng,phổ biến,bổ sung Kế hoạch chiến lược; Sơ tổng kết từng giai đoạn để rút kinh nghiệm. 3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược: -

Ngày đăng: 17/06/2015, 19:00

Xem thêm: Chiến lược phát triển Trường THCS TÂY SƠN

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w