Đáp án đề thi thử THPT quốc gia năm 2015 môn địa

4 1.9K 0
Đáp án đề thi thử THPT quốc gia năm 2015 môn địa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 12 NĂM 2015 Môn: ĐỊA LÍ ĐỀ CHÍNH THỨC (Đáp án – thang điểm có 3 trang) Câu Ý Nội dung Điểm I (2,0 đ) 1 Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét ở nước ta và các biện pháp phòng chống. 1,0 a) Ngập lụt - Ngập lụt thường xảy ra ở các vùng đồng bằng (châu thổ sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, vùng trũng ở BTB và đồng bằng hạ lưu ở NTB ). 0,25 b) Lũ quét - Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống 0,25 - Biện pháp: Quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét; quản lí sử dụng đất đai hợp lí. Thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất. 0,25 2 Chứng minh rằng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta có sự chuyển dịch nhanh chóng. Điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? 1,0 a) Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta có sự biến đổi nhanh chóng: - Trong giai đoạn 1999 – 2005, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta đã có sự thay đổi nhanh chóng, theo xu hướng già hóa dân số, thể hiện: 0,25 + Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi giảm nhanh, (dẫn chứng: từ 33,5% xuống 27,0%). + Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi tăng nhanh, (dẫn chứng: từ 58,4% lên 64,0%). + Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng chậm, (dẫn chứng: từ 8,1% lên 9%). 0,25 b) Điều đó vừa có thuận lợi, vừa gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: - Thuận lợi: + Nguồn lao động dồi dào, tạo điều kiện phát triển các ngành cần nhiều lao động, tạo sản phẩm hàng hóa lớn giá rẻ Lao động trẻ, có khả năng tiếp thu chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện hấp dẫn đầu tư, hợp tác lao động với các nước. + Tỉ lệ người phụ thuộc ít đi, là cơ hội để cải thiện chất lượng cuộc sống. + Lực lượng lao động bổ sung hàng năm lớn tạo ra nguồn lao động dự trữ dồi dào 0,25 - Khó khăn: gây sức ép đối với giải quyết việc làm, sức ép tới phúc lợi xã hội cho người cao tuổi, kìm hãm sự phát triển kinh tế, 0,25 II (3,0 1. Phân tích điều kiện tự nhiên để phát triển giao thông đường biển ở nước ta. Vì sao vai trò của giao thông đường biển nước ta ngày càng được nâng cao? 1,50 2 điểm) a) Phân tích điều kiện tự nhiên để phát triển giao thông đường biển ở nước ta. - Thuận lợi: + Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông. 1,0 0,25 + Vùng biển rộng, có nhiều đảo và quần đảo, tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước. 0,25 + Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió; cửa sông rộng. Khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho hoạt động giao thông quanh năm. 0,25 - Khó khăn: vùng biển có nhiều thiên tai: bão, sóng lớn, gió mùa Đông Bắc hoạt động gây sóng to biển động, 0,25 b) Vì sao vai trò của giao thông đường biển nước ta ngày càng được nâng cao? - Giao thông đường biển chủ yếu đảm nhiệm việc vận tải trên các tuyến đường quốc tế. 0,50 0,25 - Nước ta ngày càng mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới nên vị thế của giao thông đường biển sẽ càng được nâng cao. Các cảng biển ở miền Trung còn có ý nghĩa là cảng trung chuyển quốc tế cho Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia. 0,25 2. Chứng minh Tây Nguyên là vùng có thế mạnh về tự nhiên để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy điện. 1,50 - Địa hình và đất: + Tây Nguyên là hệ thống cao nguyên xếp tầng có bề mặt rộng và tương đối bằng phẳng. + Đất đai chủ yếu đất đỏ bazan có tầng phong hóa sâu, rất giàu dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn. => Thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn. 0,25 - Khí hậu: mang tính chất cận xích đạo với một mùa mưa (tháng 5-10) và một mùa khô kéo dài (tháng 11-4), thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Mùa mưa thuận lợi cho cây cối phát triển, mùa khô thuận lợi cho thu hoạch, phơi sấy, bảo quản sản phẩm cây công nghiệp dễ dàng. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao nên vùng còn trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè, rau quả, hoa, ). 0,25 - Nguồn nước khá phong phú: trên các sông hồ, nhất là nước ngầm có ý nghĩa đối với cây trồng vào mùa khô. 0,25 - Vùng còn có diện tích đồng cỏ (Đức Trọng Lâm Đồng, ) -> Phát triển chăn nuôi gia súc lớn (bò, trâu). 0,25 - Tài nguyên rừng phong phú bậc nhất nước ta: + Rừng chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác được của cả nước. Độ che phủ rừng và diện tích rừng lớn nhất cả nước. + Rừng tự nhiên có nhiều gỗ quý (trắc, cẩm lai, hương, lim, gụ ), chim thú quý (voi, hổ, tê giác ). => Thuận lợi phát triển ngành khai thác và chế biến lâm sản. 0,25 - Tiềm năng về thủy điện khá lớn: một số sông có giá trị lớn về thủy điện như sông Xê Xan, Xrêpôk, Đồng Nai. => Xây dựng nhiều bậc thang thủy điện trên các sông. 0,25 III (2,0 đ) 1. Nêu tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 1,0 3 TTCN Hạ Long, Cẩm Phả, Thái Nguyên, Việt Trì 2. Giải thích vì sao các trung tâm công nghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở trung du Bắc Bộ và duyên hải? Do ở trung du Bắc Bộ và duyên hải có điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển CN: - Có vị trí địa lí thuận lợi:giáp biển và ĐB sông Hồng, có một phần nằm trong vùng KT trọng điểm phía Bắc (tỉnh Quảng Ninh). 1,0 0,25 - TN khoảng sản phong phú và đa dạng, một số KS có trữ lượng lớn: than, sắt, thiếc, ….; nguồn nguyên liệu từ nông- lâm-ngư nghiệp. 0,25 - Địa hình thấp hơn, dân cư, lao động tập trung khá đông, giao thông khá thuận lợi bằng cả đường bộ, sắt, sông với ĐB sông Hồng. Có cửa ngõ thông ra biển (cụm cảng Quảng Ninh) 0,25 - Đã xây dựng một số cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ phát triển CN… 0,25 IV (3,0 đ) 1 Vẽ biểu đồ. 2,0 - Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ cột chồng (dạng khác không cho điểm). - Yêu cầu: Vẽ đúng, đẹp, chính xác, có ghi đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu tổng trên mỗi đỉnh cột, (Nếu thiếu từ 1 đến 2 nội dung trên thì trừ 0,25 điểm). BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 2 Nhận xét, giải thích. 1,0 a) Nhận xét: - Tổng giá trị xuất, nhập khẩu tăng liên tục từ năm 2000 đến 2011 là: 6,8 lần (dẫn chứng). - Cả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng, nhưng nhập khẩu tăng nhanh hơn so với xuất khẩu. Từ năm 2000 đến 2011: giá trị xuất khẩu tăng 6,7 lần (dẫn chứng), nhập khẩu tăng 6,8 lần (dẫn chứng). 0,25 - Giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn giá trị xuất khẩu nên cán cân xuất, nhập khẩu luôn âm (nhập siêu), (dẫn chứng). Tuy nhiên gần đây xu hướng nhập siêu giảm dần (dẫn chứng). 0,25 b) Giải thích: - Do sản xuất trong nước phát triển đã tạo ra nhiều hàng xuất khẩu, đồng thời do 0,25 0 50 100 150 200 250 2000 2005 2009 Nhập khẩu Xuất khẩu Năm 30.1 69.2 127.0 203.6 2011 Tỉ USD 4 nhu cầu phục vụ sản xuất, hoàn thiện cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cao chất lượng cuộc sống nên nhập khẩu tăng nhanh. Thị trường mở rộng nâng cao chất lượng cuộc sống nên nhập khẩu tăng nhanh. Thị trường mở rộng, đổi mới cơ chế quản lí xuất nhập khẩu. - Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng cao cấp, có giá thành cao. Trong khi hàng xuất khẩu chủ yếu nông, thủy sản sơ chế, khoáng sản thô, hàng công nghiệp nhẹ tiểu thủ công, hàng chế biến chưa nhiều có giá thành lại thấp. 0,25 ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II + III + IV = 10,00 điểm. Hết

Ngày đăng: 17/06/2015, 15:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan