1 ĐÁP ÁN THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 12 NĂM 2015 Môn: NGỮ VĂN ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC (Đáp án gồm có 04 trang) Ngày thi: tháng năm Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu Ý Đáp án Điểm I (2,0 điểm) - Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh phải huy động kiến thức và kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự để giải quyết các yêu cầu. Cụ thể là kiểm tra kỹ năng nhận biết, vận dụng, phân tích, lí giải, khái quát vấn đề. Học sinh có thể trả lời trực tiếp từng câu hỏi, hoặc có thể viết một đoạn văn. - Yêu cầu về kiến thức: Bài làm của học sinh cần đảm bảo một số ý cơ bản sau đây: 1 Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn (0,5 điểm) - Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, và biểu cảm. 0,5 2 Tiếng khóc của nhân vật Hộ trong đoạn văn trên mang ý nghĩa gì ?(0,75 điểm) -Tiếng khóc trước hết thể hiện nỗi đau, sự day dứt và bế tắc của Hộ trong bi kịch.Tiếng khóc đồng thời thể hiện sự ý thức của nhân vật về nhân cách của mình, và về kiếp sống “đời thừa” của một người trí thức. 0,5 - Tiếng khóc ấy còn thể hiện thái độ đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với bi kịch của người trí thức trong xã hội Việt Nam ở thời kỳ 1930-1945. 0,25 3 Trong đoạn văn trên, nhân vật Hộ tự ý thức mình là người “khốn nạn”, còn nhân vật Từ lại bảo Hộ chỉ là người “khổ sở”. Anh/chị suy nghĩ gì về điều này? (0,75 điểm) - Hộ tự ý thức bản thân là người “khốn nạn” bởi anh ta là một trí thức nhưng không thực hiện được lí tưởng của mình, lại dẫm đạp lên lẽ sống tình thương (gắt gỏng, đuổi vợ con ra khỏi nhà, ). Rõ ràng, Hộ có phần “khốn nạn”. Nhưng nguyên nhân của sự “khốn nạn” ấy chính là sự “khổ sở”. Xét cho cùng, chính xã hội đã làm tha hóa con người, biến một người trí thức có tài năng, có lí tưởng cao đẹp, có lẽ sống chân chính phải rơi vào bi kịch. 0,25 - Hộ đã rơi vào bi kịch, nhưng anh ta ý thức được bi kịch đó. Bởi vậy khi anh ta thấy mình “khốn nạn” là khi anh ta đau khổ nhất, cũng là khi anh ta đẹp nhất. Hộ tự nhận thức được sự “khốn nạn” của mình, nghĩa là Hộ còn nhân cách. Cuộc sống nghiệt ngã có thể khiến Hộ không thực hiện được lí tưởng của mình chứ không thể giết chết nhân cách của Hộ. 0,25 - Nam Cao đã mượn lời nhân vật Từ để thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông, và thanh minh cho sự tha hóa của Hộ. Đồng thời, nhà văn cũng thể hiện nỗi đau của mình trước hiện thực. 0,25 II (3,0 điểm) - Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh phải biết huy động vốn hiểu biết về đời sống và kỹ năng làm văn nghị luận xã hội để hoàn chỉnh bài viết. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp. - Yêu cầu về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo một số ý cơ bản sau đây: 1 Giới thiệu vấn đề (0,5 điểm) 2 - Quan niệm mà nhà văn Lưu Quang Vũ đưa ra trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Nói cách khác, nhà văn muốn gửi tới người đọc thông điệp: hãy sống thành thật với chính mình, sống với tất cả những gì mình có; đừng sống giả tạo theo kiểu trong ngoài bất nhất. 0,5 2 Giải thích (0,5 điểm) - “Bên trong”: phẩm chất, tâm hồn, thế giới tinh thần của con người. “Bên ngoài”: hình thức thể hiện tâm hồn, phẩm chất, thái độ ứng xử con người. - “Bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”: phẩm chất, tâm hồn bên trong và biểu hiện ứng xử bên ngoài không thống nhất với nhau. - “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”: giữa tâm hồn và thể xác, hình thức và phẩm chất vốn có phải thống nhất với nhau; tôi muốn được sống là chính mình, với những gì mình có, không giả tạo. 0,5 3 Bàn luận (1,0 điểm) - “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”: trước hết, đó là lối sống giả tạo, tự đánh mất chính bản thân mình. Lối sống ấy sẽ khiến con người ta không thanh thản, khó có thể có sự an bình và hạnh phúc. Sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”: cũng chính là lối sống giả tạo, đáng bị lên án. Lối sống ấy có thể sẽ gây ra đau khổ, tai họa cho người khác. Sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”: về cơ bản, đó là lối sống tiêu cực, nhưng trong thực tế không phải bao giờ lối sống ấy cũng đáng lên án. Chúng ta có thể phải chân thành với mọi người chân chính, nhưng chúng ta không thể trải lòng với kẻ thù xâm lăng. 0,25 - “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”: dám sống thật với con người thật của mình. Đó là cách để mỗi người phát huy tài năng, bản lĩnh, cá tính riêng của bản thân. “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, nhưng “tôi” cũng cần có sự hài hòa với cộng đồng. Không thể chỉ vì cá nhân mình mà quên đi những người xung quanh. 0,25 - Thực tế xã hội cho thấy, không phải bao giờ con người ta cũng có điều kiện để được sống là chính mình, sống tự do với tất cả những gì mình có. Lối sống ấy chỉ có thể được phát huy trong một môi trường xã hội đề cao tinh thần dân chủ, và lối sống ấy chỉ có thể có ở những con người chân chính, có trí tuệ và nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh trước cuộc đời. 0,25 - Quan niệm nhân sinh của Lưu Quang Vũ phản ánh hiện thực đời sống ở thời đại ông, nhưng đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự, vẫn là thông điệp cần thiết cho tất cả chúng ta. 0,25 4 Bài học và hướng hành động (0,75 điểm) - Sống tận hiến và tận hưởng. Tự tin phát huy tài năng, phẩm chất, bản lĩnh, không a dua theo bè kết phái,… 0,25 - Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình. 0,25 - Sống chân thành, thẳng thắn, cầu thị, biết lắng nghe và nhận khuyết điểm để khắc phục, kiên quyết đấu tranh để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình và của mọi người, không để kẻ xấu lợi dụng. 0,25 5 Đánh giá chung (0,25 điểm) Khái quát thông điệp Lưu Quang Vũ gửi gắm và khẳng định quan niệm sống mà bản thân lựa chọn. 0,25 3 III (5,0 điểm) - Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh phải biết sử dụng tổng hợp các kỹ năng làm văn để viết bài văn hoàn chỉnh; diễn đạt trong sáng, rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu. - Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách, nhưng tránh sa vào phân tích chung chung hình tượng sông Đà và người lái đò; mọi sự phân tích đều phải hướng đến làm rõ một số ý cơ bản sau đây: 1 Giới thiệu khái quát (0,5 điểm) - Nguyễn Tuân: một trong những tác gia tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông hóa thân mình trong từng trang viết và để lại cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm kiệt xuất, tiêu biểu như tùy bút Người lái đò Sông Đà. Trong tùy bút này, ngoài vẻ đẹp của hình tượng sông Đà và người lái đò lâu nay đã được bàn luận rất nhiều, còn có một hình tượng bị khuất lấp nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng trong tác phấm, đó là hình tượng tác giả. 0,5 2 Giải thích khái niệm (0,5 điểm) - Hình tượng tác giả: được xem là phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm. Hình tượng tác giả vừa cho thấy vị trí số phận nhà văn vừa mang đậm cá tính tác giả tức phong cách. Có thể nói, hình tượng tác giả là toàn bộ con người tinh thần của nhà văn thể hiện trong tác phẩm. 0,25 - Hình tượng tác giả thể hiện phong phú trong tác phẩm: từ cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm, cách đánh giá sự vật hiện tượng, đến cách xây dựng hình tượng nghệ thuật, cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ để tổ chức tác phẩm. 0,25 3 Hình tượng tác giả trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” (3,0 điểm) - Một cái Tôi trữ tình gắn bó thiết tha với quê hương đất nước (1,0 điểm) + Thể hiện qua tình yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước. + Học sinh cần biết vận dụng, phân tích điểm qua vẻ đẹp của hình tượng sông Đà và người lái đò trong tác phẩm để làm rõ ý này 1,0 - Một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác (1,0 điểm) + Chất tài hoa, uyên bác thể hiện qua cách nhìn thiên nhiên và con người dưới góc độ cái đẹp, qua cách sử dụng ngôn ngữ, qua việc phát huy vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực khoa học, nghệ thuật để xây dựng hình tượng trong tác phẩm. + Học sinh phải biết chọn dữ liệu trong tác phẩm để phân tích làm rõ ý này. 1,0 - Một quan niệm mới mẻ về cái đẹp, về con người (1,0 điểm) + Cái đẹp không ở đâu xa, mà ở ngay trong thiên nhiên và cuộc sống lao động của con người. Đó là cái đẹp gây ấn tượng mạnh vào sự tiếp nhận của người đọc. 0,5 + Người anh hùng không chỉ có trên mặt trận chiến đấu, mà có ngay trên mặt trận lao động. Người nghệ sĩ không chỉ là người sáng tạo ra sản phẩm nghệ thuật, mà ở bất cứ nghề nghiệp gì, miễn là con người ấy có tài năng điêu luyện trong công việc của mình. 0,5 4 Nâng cao vấn đề (0,5 điểm) - Khẳng định Tài, Tâm của Nguyễn Tuân. 0,25 4 - Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân nói chung và đặc sắc tùy bút Nguyễn Tuân nói riêng: kết hợp hài hòa giữa chất truyện với chất thơ, giữa kể - tả - và biểu cảm. Ngôn ngữ đẹp, mới lạ; chất tài hoa, uyên bác,… 0,25 5 Đánh giá chung (0,5 điểm) Khái quát toàn bộ vấn đề và đánh giá chung về hình tượng tác giả. 0,5 Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. - Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. - Không cho điểm cao đối với những bài viết chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. - Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. HẾT Chúc mừng các em đã hoàn thành tốt bài thi !!!