Phòng GD-ĐT Tây Sơn ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THCS Tây An Môn: Địa Lí 8. Tiết 33. Năm học:2010-2011 Họ và tên:……………………… Lớp: 8A Điểm: Nhận xét: I.Trắc nghiệm: (3đieåm) Câu 1: (2 đieåm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: 1. Dân cư của khu vực Đông Nam Á chủ yếu thuộc chủng tộc A. Môn-gô-lô-it và Nê-grô-it B. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it C. Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it D. Nê-grô-it và Ô-xtra-lô-it 2. Các nước trong khu vực Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách A. phát triển ngành nông nghiệp hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu B. phát triển ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu C. phát triển ngành công nghiệp phục vụ thị trường trong nước D. phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu 3. Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với A. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia B. Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc C. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan D. Trung Quốc, Lào, Thái Lan 4. Nhiệt độ trên Biển Đông có đặc điểm A. mùa hạ nóng hơn, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt trong năm nhỏ B. mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt trong năm lớn C. mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt trong năm nhỏ. D. mùa hạ mát hơn, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt trong năm lớn Câu 2: (1 đieåm) Nối ý ở cột bên trái với ý ở cột bên phải sao cho đúng với kiến thức địa lí đã học: Giai đoạn Hình thành các loại mỏ khoáng sản chính ở nước ta 1. Tiền Cambri a. Dầu mỏ, than chì, đồng, than bùn,… b. Dầu mỏ, khí đốt, than nâu, than bùn, bôxit 2. Tân kiến tạo c. Apatit, than, sắt, thiếc, mangan, titan, vàng, đất hiếm, đá vôi, đá quý, … d. Than chì, đồng, sắt, đá quý, … II.Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Trình bày lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam ở giai đoạn Tiền Cambri và giai đoạn Cổ kiến tạo. Câu 2: (4,0 điểm) Dựa vào hình vẽ, nêu tên và giải thích sự hình thành các loại gió chính trên Trái Đất. Sơ đồ các vành đai gió trên Trái Đất ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN ĐịA LÍ 8: I.Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1: (2 điểm) 1.B (0,5 đ) , 2.D (0,5 đ) , 3.A (0,5 đ) , 4.C (0,5 đ) Câu2: (1 điểm) 1-d (0,5 đ), 2-b (0,5 đ) II.Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (3 đ) * Giai đoạn Tiền Cambri: - Cách ngày nay khoảng 570 triệu năm. (0,25đ) - Đại bộ phận lãnh thổ còn là biển. (0,25đ) - Phần đất liền là những mảng nền cổ: Hoàng Liên Sơn, Việt, Bắc, Sông Mã, Kon Tum,… (0,5đ) - Sinh vật còn rất ít và đơn giản. Khí quyển rất ít ôxi. (0,25đ) * Giai đoạn Cổ kiến tạo: - Cách ngày nay khoảng 65 triệu năm. (0,25đ) - Có nhiều cuộc vận động tạo núi lớn làm thay đổi hình thể của nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền. (0,5đ) - Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than đá lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi. (0,5đ) - Sinh vật phát triển mạnh mẽ, nhất là bò sát khủng long và cây hạt trần. (0,25đ) - Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp. (0,25đ) Câu 2: (4 đ) * Giới hạn của các loại gió chính: (2đ) - Từ 30 0 – 35 0 B và N về 0 0 (Xích dạo): gió Tín phong. (0,75đ) - Từ 30 0 – 35 0 B và N đến 60 0 B và N: gió Tây ôn đới. (0,5đ) - Từ 90 0 B và N (cực Bắc và Nam) về 60 0 B và N: gió Đông cực. (0,75) * Giải thích: (2đ) - Các vùng ở Xích đạo nhận được nhiều nhiệt do ánh sáng của Mặt Trời luôn có góc chiếu lớn, nhiệt độ luôn cao làm cho vùng này có khí áp thấp. Không khí nóng nở ra, bốc lên và tỏa ra hai bên Xích đạo, sau đó lạnh dần, giáng xuống khoảng các vĩ độ 30-35 0 của cả hai bán cầu tạo thành các khu khí áp cao, từ đó gió thổi về bổ sung không khí cho vùng Xích đạo. Các luồng gió này thổi đều đặn quanh năm nên có tên là gió Tín phong. (1đ) - Không khí ở khu vực có khí áp cao (30-35 0 ) cũng chuyển động đến các vĩ tuyến 60 0 của hai bán cầu, nơi có khí áp thấp tạo nên gió Tây ôn đới. (0,5đ) - Không khí ở khu vực có khí áp cao ở hai cực chuyển động về các vĩ tuyến 60 0 của hai bán cầu, nơi có khí áp thấp tạo nên gió Đông cực. (0,5đ) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - MÔN ĐỊA LÍ 8 HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2010-2011 Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp thấp Vận dụng cấp cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Châu Á -Hiểu được một số đặc điểm nổi bật về dân cư, kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Số câu 10% =1,0 điểm 2 100% TSĐ = 1,0điểm Tổng kết địa lí tự nhiên và địa lí các châu lục -Dựa vào sơ đồ để xác định giới hạn của các loại gió chính trên Trái Đất. -Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng địa lí có liên quan đến sự hình thành các loại gió chính trên Trái Đất. Số câu 40% TSĐ =4,0điểm … % TSĐ = điểm 1/2 50% TSĐ =2,0điểm 1/2 50% TSĐ =2,0điểm Địa lí tự nhiên Việt Nam -Biết sơ lược về quá trình hình thành lãnh thổ qua ba giai đoạn chính và kết quả của mỗi giai đoạn. -Hiểu được vị trí, giới hạn của Việt Nam và một số đặc điểm khí hâu, hải văn của Biển Đông. -Sự hình thành các mỏ khoáng sản chính ở nước ta Số câu 50% TSĐ =5,0điểm 1 60% TSĐ =3,0điểm 3 40% TSĐ =2,0điểm Tổng số câu TSĐ: 10điểm 100% 1 3,0điểm 30% 5 3,0điểm 30% 1/2 2,0 điểm 20% 1/2 2,0 điểm 20% . GD-ĐT Tây Sơn ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THCS Tây An Môn: Địa Lí 8. Tiết 33. Năm học:2 010 -2 011 Họ và tên:……………………… Lớp: 8A Điểm: Nhận xét: I.Trắc nghiệm: (3đieåm) Câu 1: (2 đieåm). bán cầu, nơi có khí áp thấp tạo nên gió Đông cực. (0,5đ) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - MÔN ĐỊA LÍ 8 HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2 010 -2 011 Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu. gió trên Trái Đất ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN ĐịA LÍ 8: I.Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1: (2 điểm) 1. B (0,5 đ) , 2.D (0,5 đ) , 3.A (0,5 đ) , 4.C (0,5 đ) Câu2: (1 điểm) 1- d (0,5 đ), 2-b (0,5 đ) II.Tự