- Những biến đổi trên cơ thể sinh vật do: + tác động trực tiếp của ngoại cảnh + tập quán hoạt động đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ.. + Nguyên lí 2: sự di truyền các tính tr
Trang 1Vấn đề 2: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA A/ HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỔ ĐIỂN
1/ HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMAC:
• Giới thiệu:
Jean Baptiste de Lamac ( 1744 – 1829), người Pháp
- Là người đầu tiên xây dựng 1 học thuyết có hệ thống về sự tiến hóa của sinh giới
- Là người đầu tiên phân loại động vật: ĐV không có xương sống và ĐV có xương sống
- Theo Lamac: " tiến hóa là sự phát triển có kế thừa lịch sử
a/ Nội dung:
- Tiến hóa không đơn thuần là sự biến đổi mà là sự
phát triển có tính kế thừa lịch sử, nâng cao dần trình
độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp, là dấu
hiệu chủ yếu của quá trình tiến hóa hữu cơ
- Điều kiện ngoại cảnh ( không đồng nhất + thường
xuyên thay đổi) là nguyên nhân chính làm cho các
loài biến đổi dần dà và liên tục Đầu tiên là những
biến đổi nhỏ, được tích lũy qua thời gian dài tạo nên
những biến đổi sâu sắc trên cơ thể sinh vật
- Những biến đổi trên cơ thể sinh vật do: + tác động
trực tiếp của ngoại cảnh
+ tập quán hoạt động
đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ
b/ Ưu điểm:
- Đã chứng minh sinh giới, kể cả loài người là 1 sản
phẩm của quá trình phát triển liên tục, từ đơn giản
đến phức tạp
- Bước đầu giải thích được cơ chế tác động của
ngoại cảnh thông qua việc sử dụng hay không sử
dụng các cơ quan và sư di truyền cho đời sau các tập tính thu được
VD: + ĐV có xương như cá voi, ăn không nhai mà nuốt chửng nên răng tiêu biến hoặc ẩn vào trong lợi + Chuột chũi vì sống trong tối nên mắt rất nhỏ
c/ Hạn chế:
- Trình độ khoa học đương thời chưa cho phép Lamac phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền
- Lamac chưa thành công trong việc giải thích các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật Ông cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải Điều này không đúng với các tài liệu cổ sinh vật học
- Lamac quan niệm sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi của điều kiện môi trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng như nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới Điều này cũng không phù hợp với quan niệm ngày nay và biến dị trong quần thể
Phần đọc thêm:
Lamac được người ta nhớ đến ngày nay chủ yếu
không phải vì ông là người đầu tiên đưa ra 1 học
thuyết có hệ thống về sự tiến hóa của sinh giới mà
nhớ tới ông về cơ chế sai lầm mà ông đã đề xuất để
giải thích cách thức tiến hóa xảy ra ra sao
Lamac công bố giả thuyết của mình năm
1908( năm sinh của Đacuyn) Ông tìm được 1 số
hóa thạch trong các lớp đất đá, hóa thạch già hơn là
tổ tiên của hóa thạch trẻ hơn, hóa thạch trẻ hơn là tổ
tiên của các loài đang sinh sống Ông giải thích sự
phát hiện của mình bằng 2 nguyên lí:
+ Nguyên lí 1: sử dụng và không sử dụng
Theo ông những bộ phận được sử dụng nhiều thì
ngày càng phát triển to ra và khỏe hơn, những bộ
phận không được sử dụng thì ngày 1 tiêu biến VD:
con hươu cao cổ phải thường xuyên vươn cổ dài ra
để lấy lá ở trên cao
+ Nguyên lí 2: sự di truyền các tính trạng tập nhiễm( tính trạng có được trong quá trình sống)
1 sinh vật có thể truyền các kiểu thường biến này cho đời con, ông lập luận, cái cổ dài của hươu cao
cổ ngày nay đã được tiến hóa qua rất nhiều thế hệ khi các con hươu phải vươn dài cổ để hái lá ngày càng cao ở trên cây
Thực tế các tính trạng tập nhiễm không thể di truyền được
VD: Cây cảnh đã được "đào tạo" để sinh trưởng như
1 cây lùn bằng cách cắt tỉa, tuy nhiên hạt của cây này vẫn cho ra đời con có kích thước bình thường
Trang 22/ HỌC THUYẾT TIẾN HÓA ĐACUYN:
* Giới thiệu: Đacuyn là 1 nhà tự nhiên học người Anh, ông là người đặt nền móng vững chắc cho thuyết tiến hóa cổ điển với 3 tác phẩm:
+ Nguồn gốc các loài ( 1859)
+ Sự biến đổi của vật nuôi cây trồng ( 1868)
+ Nguồn gốc loài người và chọn lọc giới tính ( 1872)
a/ Nội dung: những luận điểm cơ bản của học
thuyết Đacuyn có thể tóm tắt như sau:
- Biến dị là đặc tính của bất kì nhóm động vật hay
thực vật nào
- Số lượng cá thể của mỗi loài được sinh ra lớn hơn
số lượng cá thể mỗi loài có thể kiếm đủ ăn để sống
=> dẫn đến sự đấu tranh sinh tồn, tranh giành thức
ăn, chỗ sống
- SV nào có biến dị giúp chúng sống dễ dàng hơn
trong môi trường nhất định sẽ có ưu thế hơn so với
sinh vật khác kém thích ứng hơn trong cùng điều
kiện môi trường ấy
- Những cá thể sống sót sẽ sinh sản tốt hơn, và cứ
thế truyền lại các biến dị tốt cho thế hệ sau
b/ Ưu điểm:
- Giải thích được sự hình thành những đặc điểm
thích nghi và tính tương đối của các đặc điểm thích
nghi
Là người đầu tiên dùng khái niệm biến dị cá thể
( gọi tắt là biến dị) để chỉ sự phát sinh những đặc
điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá
rình sinh sản
Biến dị cá thể: + Xuất hiện ở các cá thể riêng lẻ
+ hướng không xác định
=> nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa Theo ông, tác dụng trực tiếp của ngạo cảnh hay tập quán hoạt động ở động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh=> ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa
- Thành công trong việc xây dựng luận điểm về
nguồn gốc thống nhất của các loài Chứng minh sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa
từ 1 nguồn gốc chung
Các loài trên trái đất được tiến hóa từ một tổ tiên chung, giống như các cành trên 1 cây đều bắt nguồn
từ một gốc
+ Các nhánh con trên một cành của "cây tiến hóa" đều có chung một nhánh (loài tổ tiên gần nhất), nhiều nhánh khác nhau lại có chung một nhánh lớn hơn (tổ tiên xa hơn)
+ Bên cạnh những cành xanh tươi đại diện cho những loài đang sống có không ít những cành đã chết tương ứng với các loài đã tiệt chủng
Kết luận: Học thuyết tiến hóa của Đác Uyn giải thích được 4 điểm tồn tại trong học thuyết của La Mác.
? Vì sao ngày nay mỗi loài sinh vật đều thích nghi hợp lý với môi trường sống của nó?
Vì: CLTN đã đào thải những dạng kém thích nghi Sự xuất hiện của loài mới gắn liền với sự xuất hiện của những đặc điểm thích nghi mới
? Vì sao các loài biến đổi liên tục nhưng ngày nay danh giới giữa các loài đang tồn tại là khá rõ rệt?
Vì: CLTN đã đào thải những dạng trung gian
? Vì sao các yếu tố ngoại cảnh thay đổi chậm mà sinh giới tiến hóa nhanh chóng, với tốc độ ngày càng nhanh?
Vì:
- Chọn lọc diễn ra theo con đường phân ly tính trạng từ một loài gốc có thể sinh ra nhiều loài mới
- Tốc độ biến đổi của loài phụ thuộc vào cường độ hoạt động của CLTN chứ không phải vào sự thay đổi các điều kiện khí hậu địa chất
- Các nhóm phát triển sau kế thừa các biến đổi có lợi trên cơ thể của các nhóm xuất hiện trước, thích nghi hơn nên phát triển nhanh hơn
? Vì sao xu hướng chung của sinh giới là tổ chức ngày càng cao mà ngày nay bên cạnh các nhóm có tổ chức cao vẫn song song tồn tại các nhóm có tổ chức thấp?
Vì: Trong những hoàn cảnh nhất định sự duy trì trình độ tổ chức nguyên thủy hoặc đơn giản hóa tổ chức vẫn đảm bảo sự thích nghi
Trang 3c/ Hạn chế: - Do trình độ khoa học đương thời nên chưa hiểu rõ
về nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị
1 Hướng chọn lọc nhiều hướng không xác định 1 hướng xác định
3 Thời gian dài ( vạn => triệu năm) ngắn
4 Động lực Đấu tranh sinh tồn Nhu cầu kinh tế và thị hiếu của con
người
5 Cơ chế Tích lũy biến dị có lợi, đào thải các biến dị
bất lợi với bản thân sinh vật Tích lũy biến dị có lợi, đào thải các biến dị bất lợi với mục tiêu sản xuất của con
người
6 Ý nghĩa Nhân tố chính quy định chiều hướng tiến
hóa và tốc độ biến đổi của sinh giới
Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của giống vật nuôi, cây trồng
7 Kết quả Tạo ra loài mới Tạo ra những thứ cây trồng, vật nuôi
trong phạm vi 1 loài
Như vậy:
- Lamac: coi động lực của sự tiến hóa là sự thích nghi cá thể nhờ: điều kiện môi trường sống + Tập quán hoạt động => đều được di truyền cho thế hệ sau.
- Đac uyn: coi động lực của sự tiến hóa là CLTN nhờ di truyền và biến dị ( tính di truyền là cơ sở cho
sự tích lũy những biến dị nhỏ thành các biến đổi lớn => SV tiến hóa thành nhiều dạng đồng thời vẫn giữ được các đặc điểm riêng của từng loài).
1 Tiến hóa - Là sự phát triển có tính kế thừa lịch sử,
nâng cao dần mức độ ttor chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp
- Sự phát sinh các biến dị và di truyền các biến dị, tích lũy các biến dị có lời và đào thải các biến dị bất lợi, sự phân hóa khả năng sống sót của sinh vật
2 Đóng góp quan trọng
nhất - CM sinh giới là kết quả của 1 quá trình phát triển có tính kế thừa lịch sử - Giải thích thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi của cơ thể SV
- CM tòn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của 1 quá trình tiến hóa từ 1 nguồn gốc chung
3 Tồn tại chủ yếu - Chưa phân biệt được biến dị di truyền
và biến dị không di truyền => cho rằng mọi đặc tính thu được trong đời cá thể đều di truyền được
- Chưa hiểu được nguyên nhân phát sinh
và cơ chế di truyền các biến dị
4 Đặc điểm thích nghi
trên cơ thể sinh vật - Ngoại cảnh thay đổi chậm => SV có khả năng thích nghi kịp thời do đó
không có dạng nào bị đào thải
- Do CLTN và CLNT thông qua đặc tính
di truyền và biến dị
5 Cơ chế tiến hóa - Sự di truyền các đặc tính thu được
trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay do tập quán hoạt động của động vật
- CLTN: đào thải BD bất lợi, tích lũy các
BD có lợi cho sinh vật
- CLNT: đào thải BD bất lợi, tích lũy các
BD có lợi cho con người
6 Hình thành loài - Loài mới được hình thành từ từ qua
nhiều dạng trung gian tương ứng với sự
- Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của
Trang 4thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động
chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng từ 1 nguồn gốc chung
7 Nhân tố quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi + Giống vật nuôi, cây trồng: CLNT
+ Loài sinh giới: CLTN
TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamac là gì?
A Giải thích được vì sao nói tất cả các loài sinh vật đã được thượng đế sáng tạo cùng một lần, mang những đặc điểm thích nghi ngay từ đầu và không hề thay đổi
B Lần đầu tiên giải thích được sự tiến hóa của sinh giới một cách hợp lý thông qua vai trò của CLTN, di truyền
và biến dị
C Nêu lên sinh giới là kết quả của một quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp
D Nêu bật được vị trí và vai trò của con người trong lịch sử tiến hóa của sinh giới
Câu 2: Theo Lamac đã quan niệm tiến hóa là gì?
A Là sự biến đổi của các loài dưới ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh
B Là sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của CLTN
C Là sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng ngày càng hoàn thiện, từ đơn giản đến phức tạp
D Sinh vật ngay từ đầu đã mang những đặc điểm thích nghi với môi trường và không hề thay đổi
Câu 3: Trong học thuyết tiến hóa của mình, Lamac giải thích nguyên nhân tiến hóa là gì?
A Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của ngoại cảnh
B CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật
C Thay đổi tập quán hoạt động ở động vật hoặc do ngoại cảnh thay đổi
D Sự cách ly địa lý và CLTN
Câu 4: Lamac cho rằng bản chất sự hình thành loài mới là gì?
A Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN, theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung
B Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, thông qua việc tích lũy các biến đổi nhỏ qua một thời gian dài tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh
C Do sự tích lũy các biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại
D Kết quả của sự cách ly địa lý và sinh học
Câu 5: Tồn tại trong học thuyết của Lamac là gì?
A Thừa nhận sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với ngoại cảnh
B Chưa giải thích được chiều hướng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp Ông buộc phải giải thích rằng sinh vật vốn có một khuynh hướng không ngừng vươn lên tự hoàn thiện
C Cho rằng sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và không có loài nào bị đào thải do ngoại cảnh thay đổi chậm
D Tất cả đều đúng
Câu 6: Theo Lamac nguyên nhân hình thành các đặc điểm thích nghi là do đâu?
A Trên cơ sở biến dị, di truyền và chọn lọc, các dạng kém thích nghi bị đào thải, chỉ còn những dạng thích nghi nhất
B Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng biến đổi để thích nghi kịp thời do đó không có dạng nào
bị đào thải
C Do môi trường thường xuyên thay đổi nên sinh vật có khuynh hướng không ngừng vươn lên tự hoàn thiện
D Kết quả của một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của ba nguyên tố chủ yếu: đột biến, giao phối và CLTN
Câu 7: Học thuyết tiến hóa được đưa ra nhằm giải thích những đặc điểm gì của sinh giới?
A Giải thích tính đa dạng của sinh giới
B Giải thích tính hợp lý của sinh giới trong sự thích nghi với môi trường sống
C Giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi do tác động của ngoại cảnh trong đời sống cá thể
D A và B
Câu 8: Quan niệm nào sau đây có trong học thuyết của Lamac?
Trang 5A CLTN thông qua đặc tính biến dị và di truyền là nhân tô chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
B Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ theo những hướng không xác định là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa
C Những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ
D Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn,
có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
Câu 9: Theo quan niệm của Lamac, nguyên nhân chính làm cho loài biến đổi dần dà và liên tục là:
A Tác động của tập quán hoạt động sống B Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi
C Yếu tố bên trong cơ thể bị thay đổi D Do tác nhân đột biến
Câu 10: Theo Lamac những biên đổi nào được di truyền?
A Do tác động ngoại cảnh và do tập quán hoạt động B Do tập quán hoạt động
C Do biến đổi ngoại cảnh D Do biến đổi nội tại
Câu 11: Theo Lamac những biến đổi trên cơ thể sinh vật được chia thành:
A Biến đổi do ngoại cảnh và biến đổi do tập quán B Biến đổi xác định và biến đổi không xác định
C Biến đổi cá thể và biến đổi nhóm cá thể D Biến đổi do ngoại cảnh và do con người
Câu 12: Theo Đác Uyn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa là gì?
A Những biến đổi đồng loạt tương ứng với điều kiện ngoại cảnh
B Tính di truyền của các loài sinh vật
C Các biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định ở từng cá thể riêng lẻ
D A và B
Câu 13: Tồn tại chính trong học thuyết Đác Uyn là gì?
A Giải thích không thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi
B Đánh giá chưa đầy đủ vai trò của chọn lọc nhân tạo trong quá trình tiến hóa
C Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền của các biến dị
D Chưa giải thích được chiều hướng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp Ông buộc phải giải thích rằng sinh vật vốn có một khuynh hướng không ngừng vươn lên tự hoàn thiện mình
Câu 14: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đac Uyn là?
A Phát hiện vai trò của CLTN và chọn lọc nhân tạo trong sự tiến hóa của vật nuôi, cây trồng và các loài hoang dại
B Giải thích được vai trò của cách li địa lí với sự hình thành loài mới
C Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay có cùng 1 nguồn gốc chung
D Đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này
Câu 15: Đac uyn đã giải thích nguyên nhân của sự tiến hóa là do:
A Tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật trong 1 thới gian dài
B Tác động của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều gây ra những biến đổi trên cơ thể được di truyền và hình thành loài mới
C Sự củng cố ngẫu nhiên các biến di trung tính không liên quan đến tác dụng của CLTN
D CLTN tác động thông qua tính biến dị và di truyền của sinh vật
Câu 16: Theo Đacuyn cơ chế chính của sự tiến hóa là gì?
A Sự tích lũy các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của CLTN
B Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động
C Sự thay đổi của ngoại cảnh thường xuyên thay đổi không đồng nhất dẫn đến sự biến đổi dần dà và liên tục của loài
D Sự tích lũy các đột biến trung tính một cách ngẫu nhiên, không liên quan tới tác dụng của CLTN
Câu 17: CLTN là:
A Quá trình vừa đào thải biến dị bất lợi, vừa tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người
Trang 6B Quá trình vừa đào thải biến dị bất lợi, vừa tích lũy các biến dị có lợi phù hợp cho bản thân sinh vật.
C Quá trình vừa đào thải biến dị bất lợi, vừa tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người và bản thân sinh vật
D Quá trình tích lũy những biến dị coa lợi cho bản thân sinh vật
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây không nằm trong nội dung của học thuyết Đacuyn:
A Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ 1 nguồn gốc chung
B CLTN diễn ra theo nhiều hướng, trên quy mô rộng lớn, qua thời gian lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn tới sự hình thành nhiều loài mới qua nhiều dạng trung gian từ 1 loài ban đầu
C CLTN tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị, đó là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
D Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời nên không bị đào thải
Câu 19: Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của giống vật nuôi cây trồng?
C Quá trình đột biến D Sự phân li tính trạng
Câu 20: Chọn lọc nhân tạo là:
A Quá trình vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người
B Quá trình vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật
C Quá trình vừa đào thải biến dị bất lợi, vừa tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người và bản thân sinh vật
D Quá trình tích lũy những biến dị coa lợi cho bản thân sinh vật
Câu 21:Theo quan điểm của Lamac, có thể giải thích sự hình thành đặc điểm cỏ dài ở hươu cao cổ do:
A Sự xuất hiện các đột biến cổ dài
B Sự tích lũy các biến dị cổ dài bởi CLTN
C Hươu thường xuyên vươn cổ dài để ăn các lá trên cao
D Sự chọn lọc các đột biến cổ dài
Câu 22: Người đầu tiên dùng khái niệm về biến dị cá thể là ai?
Câu 23: Theo quan niệm của Đacuyn, CLTN thông qua đặc tính biến dị và di truyền là:
A Nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
B Nhân tố làm cho quần thể đa hình về KG và KH
C Nguyên nhân làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp trong quần thể
D Nguyên nhân là xuất hiện nhiều đặc điểm có hại trên cơ thể sinh vật
Câu 24: Phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo là:
A Quá trình từ 1 dạng ban đầu biến đổi theo nhiều hướng khác nhau
B Quá trình từ 1 loài ban đầu biến đổi theo nhiều hướng khác nhau
C Do tiến hành theo nhiều hướng khác nhau trên cùng 1 cá thể
D Từ 1 dạng ban đầu dần dần hình thành nhiều dạng mới, ngày càng xa tổ tiên hoang dại
Câu 25: Theo quan niệm Đacuyn, quá trình hình thành loài là:
A Quá trình từ 1 loài ban đầu biến đổi theo nhiều hướng khác nhau,
B Loài mới được hình thành qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của CLTN, theo con đường phân li tính trạng
C Do sự cách li sinh học và cách li sinh thái tạo nên loài mới
D Từ 1 dạng ban đầu hình thành nhiều dạng mới, ngày càng xa tổ tiên hoang dại do biến dị và di truyền