Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 49 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
49
Dung lượng
68,73 KB
Nội dung
Bản thân Những người khốn khổ có rất nhiều câu chuyện, nhân vật với những cuộc đời khác nhau, nhưng sợi dây nối những mảnh đời riêng biệt này lại là câu chuyện về Jean Valjean (Giăng Van-giăng), người cựu tù khổ sai, người đang cố gắng sống vì một xã hội tốt đẹp nhưng lại không thể thoát khỏi quá khứ của mình. Sau 19 năm ngồi tù với số tù 24601 vì ăn cắp một mẩu bánh mì cho con của người chị gái, người nông dân Jean Valjean được thả. Tuy nhiên anh phải mang theo giấy thông hành vàng, dấu hiệu cho thấy người mang nó từng phạm tội, vì vậy Jean bị chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ ngoài đường. May cho anh là Giám mục Myriel, một người nổi tiếng hay làm từ thiện đã cho Jean Valjean một chỗ nương náu. Khi mọi người đã ngủ, Jean lại ăn cắp mấy thứ đồ bạc của Giám mục và chạy trốn, anh bị bắt lại sau đó nhưng lại được ông Myriel cứu thoát khi nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng cho Valjean. Khi chia tay vị Giám mục già nói với Jean Valjean rằng anh nhất định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho mọi người. 8 năm sau Valjean, nay mang tên ông Madeleine, đã trở thành một chủ xưởng giàu có và là thị trưởng thành phố nhỏ nơi ông sinh sống, Valjean phải mang tên giả để tránh sự phát hiện của thanh tra Javert (Gia-ve) vẫn đang truy tìm ông ráo riết. Tuy nhiên số phận buộc Valjean phải để lộ danh tính của mình khi một người đàn ông khác bị nhầm là Jean Valjean và bị bắt đưa ra tòa. Cùng lúc này, Valjean gặp Fantine (Phăng-tin), một cô gái đang hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng của ông và buộc phải làm nghề mại dâm để có tiền nuôi con gái Cosette (Cô-dét), em đang phải sống với gia đình nhà Thénardier (Tê-nác-đi-ê) độc ác. Trước khi Fantine chết, Valjean hứa với cô sẽ chăm sóc Cosette cẩn thận, ông trả tiền cho lão chủ quán trọ Thénardier để giải phóng cho Cosette và cùng em chạy trốn lên Paris khỏi sự truy đuổi của Javert. Ở Paris, hai người trú trong một nhà tu kín mà Javert không được quyền khám xét, vì vậy họ tạm thoát khỏi sự truy lùng gắt gao của viên thanh tra. Eponine do Julie Lund thủ vai 9 năm sau, sau cái chết của tướng Lamarque, người duy nhất trong giới lãnh đạo Pháp có cảm tình với giai cấp lao động, nhóm sinh viên đứng đầu là Enjolras tức giận với chế độ đã chuẩn bị cho một cuộc cách mạng vào đêm ngày mùng 5, rạng sáng mùng 6 tháng 6 năm 1832. Cuộc cách mạng cũng có sự tham gia của những người nghèo khổ, trong đó có cậu bé lang thang Gavroche (Ga-vơ-rốt). Một trong những người tham gia cách mạng là Marius Pontmercy, một sinh viên bị gia đình xa lánh vì quan điểm tự do của mình, anh đã đem lòng yêu Cosette, bây giờ đã trở thành một thiếu nữ hết sức xinh đẹp. Gia đình nhà Thénardier cũng đã chuyển tới Paris, trở thành những kẻ lang thang trộm cắp, sau khi thỏa thuận với Javert về việc giao nộp Vanjean cho hắn, bọn họ đã tìm cách đột nhập nhà của Valjean trong khi Marius đang đến thăm Cosette. Tuy nhiên con gái của Thénardier là Éponine cũng đã đem lòng yêu người sinh viên và cô đã thuyết phục bọn chúng rời khỏi đó. Ngày hôm sau cuộc cách mạng nổ ra, những sinh viên bắt đầu dựng chiến lũy trên những con phố hẹp ở Paris. Javert đã trà trộn vào hàng ngũ sinh viên nhưng bị Gavroche phát hiện và Enjolras (Ăng-giô-rát) đã bắt giữ hắn. Khi biết người yêu của Cosette cũng tham gia nổi dậy, Valjean đã gia nhập với họ, bởi vì ông muốn bảo vệ Marius. Ông đã xin Enjolras thả Javert. Éponine cũng đứng vào hàng ngũ khởi nghĩa để bảo vệ Marius và cô đã chết hạnh phúc trên tay Marius sau khi hứng một viên đạn thay anh. Trong trận chiến tiếp theo, Valjean cứu sống Javert khỏi tay những người sinh viên và để viên thanh tra đi. Ông cũng cứu được Marius khi đó đã bị thương, nhưng tất cả những người khác, kể cả Enjolras và Gavroche đều đã bị giết. Valjean vác theo Marius chạy trốn theo những đường cống ngầm ở Paris, khi ra đến miệng cống ông chạm trán Javert, ông cố gắng thuyết phục Javert cho mình thời gian để trả Marius về gia đình của anh. Javert đồng ý đề nghị của Jean và nhận ra rằng ông ta đang bị kẹt giữa niềm tin vào luật pháp và niềm tin vào lòng tốt của con người mà Valjean đã cho viên thanh tra thấy, Javert cũng hiểu rằng ông không bao giờ có thể nộp Valjean cho chính quyền được nữa. Không thể chịu đựng nổi tình trạng khó xử này, Javert nhảy xuống sông Seine tự vẫn. Marius và Cosette cưới nhau. Trước lễ cưới, Valjean đã kể hết cho Marius về quá khứ của mình. Ông quyết định bỏ đi mà không hề cho Cosette hay biết. Trong lễ cưới, vợ chồng Thénardier cải trang và trà trộn thành những người quý tộc để trộm cắp. Tuy nhiên, bọn chúng bị Marius phát hiện và yêu cầu rời khỏi lễ cưới. Gia đình Thénardier vô tình tiết lộ về việc Valjean đang "ở ẩn" trong một thánh đường và yêu cầu Marius phải cho chúng một khoản tiền nếu muốn việc này không đến tai cảnh sát. Mãi sau đó khi Valjean đã hấp hối, Marius mới nhận ra được lòng tốt của ông và chạy đến nhà Valjean cùng Cosette. Valjean chỉ còn kịp tiết lộ cho hai người về quá khứ của mình và rằng ông chi là người cha nuôi của Cosette trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Ông cũng đã có niềm hạnh phúc khi ở bên là đứa con gái nuôi yêu quý và con rể. Ông nói với họ rằng ông rất yêu quý họ, sau đó Valjean qua đời. Nhân vật[sửa | sửa mã nguồn] Jean Valjean (hay ông Madeleine): Một anh thanh niên nghèo phải ăn cắp bánh mỳ về cho gia đình đang chết đói. Anh bị kết án khổ sai và chỉ được thả sau 19 năm ngồi tù nhưng phải mang giấy thông hành màu vàng của người đã từng có tiền án. Cuộc đời Valjean thay đổi sau khi gặp Giám mục Myriel, anh hủy giấy thông hành và quyết định làm lại cuộc đời. Valjean có người con gái nuôi là Cosette. Linh mục Myriel (hay quý ngài Bienvenue): Một linh mục già tốt bụng, người đã giúp cho Valjean nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc đời và làm lại nó. Javert: Viên thanh tra cảnh sát bị ám ảnh bởi việc phải bắt bằng được Valjean nhưng luôn vồ hụt con mồi. Cuối cùng thì Valjean cũng có cơ hội giết ông ta nhưng lại thả cho Javert đi. Sau đó Javert đồng ý để Valjean trốn thoát, không chịu nổi việc một kẻ phạm tội lại làm ơn với mình và bản thân lại thả tên tội phạm đã truy lùng bấy lâu, Javert tự tử. Fantine: Công nhân trong công xưởng của ông Madeleine nhưng bị đốc công đuổi việc một cách vô lý. Cô phải hành nghề mại dâm, bán răng, bán tóc để có tiền nuôi con gái Cosette. Cuối cùng Fantine chết vì bệnh lao mà chưa kịp nhìn thấy mặt con. Eponine: Con gái của Thenardier. Cô yêu say đắm Marius. Sau khi chuyển một bức thư của Marius cho Cosette, cô bị bắn chết. Trong vở nhạc kịch, Eponine là người đã đưa Jean Valjean lên thiên đường. Cosette: Con gái của Fantine, cô được Jean Valjean nuôi dưỡng sau khi mẹ chết. Cô yêu Marius Pontmercy và cưới anh ở cuối tiểu thuyết. Marius Pontmercy: Anh sinh viên tham gia khởi nghĩa, người yêu và sau đó là chồng của Cosette. Vợ chồng nhà Thénardier: Gia đình chủ quán trọ độc ác, nơi Cosette sống khi còn nhỏ. Gavroche: Con trai của Thenardiers, tham gia và chết trong cuộc khởi nghĩa ngày 5 tháng 6 năm 1832. Enjolras: Lãnh đạo của nhóm "Những người bạn của ABC", tham gia cuộc khởi nghĩa ngày 5 tháng 6 năm 1832. Quá trình sáng tác[sửa | sửa mã nguồn] Bối cảnh ra đời[sửa | sửa mã nguồn] Thần tự do dẫn dắt nhân dân (tranh của Eugène Delacroix, được coi là nguồn cảm hứng cho tác phẩm Những người khốn khổ Quan tâm sâu sắc tới mối quan hệ giữa công lý xã hội và phẩm giá con người, từ năm 1829 Victor Hugo đã viết tiểu thuyết Le Dernier Jour d'un condamné (nghĩa là "Ngày cuối cùng của một tử tù"), một tác phẩm độc thoại và bào chữa chống lại án tử hình. Tiếp đó năm 1834 ông viết tác phẩm Claude Gueux cũng về mối quan hệ giữa công lý và con người. Năm 1845, ông bắt đầu viết một phần của tiểu thuyết mà Hugo dự định đặt tên là Les Misères (Những cảnh khốn cùng). Ông ngừng viết tiểu thuyết này vào tháng 2 năm 1848 nhưng cùng thời kỳ đó lại viết một tác phẩm khác có tên Discours sur la misère (Chuyên khảo về sự khốn cùng - 1849). Trong thời gian phải đi tị nạn, sau khi hoàn thành tác phẩm Contemplations năm 1856 và la Légende des siècles năm 1859, Victor Hugo bắt đầu viết hoàn chỉnh tiểu thuyết Les Miserables và xuất bản nó vào năm 1862. Động cơ[sửa | sửa mã nguồn] Những người khốn khổ vừa là một tiểu thuyết hiện thực, vừa là một tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết xã hội và cũng là một bài ca về tình yêu. Trên khía cạnh hiện thực, tiểu thuyết[2], Những người khốn khổ đã miêu tả cả một thế giới của những con người nghèo khổ, đó là bức tranh cực kỳ chân thực về cuộc sống ở nước Pháp nói chung và ở Paris nghèo khổ nói riêng vào nửa đầu thế kỷ 19. Trên khía cạnh là một tiểu thuyết sử thi, tác phẩm đã miêu tả ít nhất ba bức tranh chân thực của lịch sử nước Pháp, đó là trận Waterloo, cuộc nổi dậy của những người cộng hòa ở Paris năm 1832 và cuộc chạy trốn trong cống ngầm của Jean Valjean. Tính sử thi của tiểu thuyết cũng thể hiện qua việc miêu tả những xung đột bên trong tâm hồn con người, đó là sự xung đột giữa cái thiện và cái ác bên trong Jean Valjean, đó cũng là sự xung đột trong suy nghĩ của Javert trước sự tôn trọng luật pháp và sự tôn trọng đạo lý con người. Những người khốn khổ cũng là tác phẩm ca ngợi tình yêu: Tình yêu đối với các con chiên của linh mục Myriel, tình yêu tuyệt vọng của Fantine và Éponine, tình phụ tử của Jean Valjean với Cosette. Bên cạnh đó, Những người khốn khổ cũng là một trong những tác phẩm hay nhất của văn học Pháp khi thể hiện tình yêu tổ quốc. Trong tâm trạng của một người tị nạn, Victor Hugo đã ghi lại từ trí nhớ và trái tim mình những cảnh vật nước Pháp mà ông yêu quý, đặc biệt là những hình ảnh về Paris, phông nền chính cho cả tác phẩm. Để nuôi dưỡng Cossette, Fantine đã chọn cách kiếm được nhiều tiền nhất có thể: làm điếm, những nhân vật này không chỉ là sản phẩm của thuần túy trí tưởng tượng. Ông là nhà văn có ham muốn tình dục mạnh mẽ và biết thỏa mãn nhu cầu của mình bằng rất nhiều cuộc tình với những phụ nữ khác nhau.[3] Tuy nhiên động cơ chính của Hugo khi viết tác phẩm là muốn biến nó thành một bản biện hộ xã hội. "Nếu những người bất hạnh và những kẻ tội phạm bị coi là giống nhau, thì đó là lỗi của ai?". Theo Victor Hugo, đó là lỗi của sự khốn cùng, sự thờ ơ và của một chế độ chỉ biết trấn áp mà không biết thương xót. Là người theo chủ nghĩa lý tưởng, Victor Hugo tin rằng sự dạy dỗ, kèm cặp và tôn trọng từng cá nhân là những vũ khí duy nhất của xã hội để tránh cho những người bất hạnh trở thành tội phạm. Những ý tưởng đó có thể tóm tắt bằng lời tựa của Victor Hugo trong Những người khốn khổ: "Khi pháp luật và phong hoá còn đầy đoạ con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự tha hoá của đàn ông vì bán sức lao động, sự sa đoạ của đàn bà vì miếng cơm manh áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đau khổ còn tồn tại thì những quyển sách như loại này còn có thể có ích." Đón nhận của độc giả[sửa | sửa mã nguồn] Phản ứng của giới phê bình là khác nhau, nhiều người cho rằng tác phẩm chỉ ở mức bình thường, số khác cho rằng tác phẩm rất cảm động, số nữa lại cho tác phẩm quá ưu ái với những người cách mạng[4]. Anh em Goncourt biểu lộ sự thất vọng khi cho rằng tác phẩm quá hời hợt và giả dối[5]. Gustave Flaubert thì cho rằng chẳng tìm đâu ra chân lý hay tầm quan trọng từ Những người khốn khổ[6]. Charles Baudelaire thì tuy ca ngợi tiểu thuyết của Victor Hugo[7] trên báo chí nhưng ý kiến cá nhân của ông đây lại là một tiểu thuyết rất dở. Tuy vậy, cuốn sách vẫn thu hút được rất đông độc giả và được dịch sang nhiều thứ tiếng khác ngay từ khi mới xuất bản. Nhìn chung trong bối cảnh xã hội Pháp lúc bấy giờ khi chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn chưa được điều chỉnh, các cuộc nổi dậy là tất yếu xảy ra. Trong Những người khốn khổ, Hugo đã giành tình thương cảm cho những người Cách mạng nhưng không hoàn toàn tán thành đường lối của họ. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Jean Valjean, qua nhân vật này ông muốn cải tạo xã hội nhân bản hơn qua xây dựng những mẫu người lý tưởng. Vì thế tác phẩm mang màu sắc vừa hiện thực vừa lãng mạn, trái ngược với văn của Honoré de Balzac, Stendhal, Charles Dickens, Lev Nikolayevich Tolstoy, Nikolai Vasilyevich Gogol mang màu sắc hiện thực phê phán và có thể có phần bi quan về xã hội (chính xác hơn phê phán để tạo động lực thay đổi) hay văn học cách mạng (Ruồi trâu, ). Tác phẩm đậm chất nhân đạo chủ nghĩa và hướng đến cải tạo xã hội mang màu sắc lãng mạn, khác với trào lưu lãng mạn phổ biến khác như trào lưu theo François-René de Chateaubriand hay Novalis thoát ly thực tại hay hoài cổ. Theo quan điểm mácxít, trên cuốn Từ điển Văn học: “ Những người khốn khổ là bức tranh rộng lớn về cuộc sống của những người lao động nghèo khổ ở Pháp trong thế kỷ XIX. Qua hàng loạt nhân vật, nhà văn biểu lộ tấm lòng thương yêu vô hạn đối với những nạn nhân đau khổ của xã hội tư sản. Dưới ngòi bút của ông, những con người bị xã hội vùi dập hiện ra với nhiều vẻ đẹp về tâm hồn và hình thức. Ông sử dụng phương pháp tương phản quen thuộc của chủ nghĩa lãng mạn để làm nổi bật những phẩm chất của họ. Có thể nói Những người khốn khổ là bản anh hùng ca ca ngợi nhân dân, là bản cáo trạng đanh thép lên án xã hội tư sản bất công, vô nhân đạo với cả một mạng lưới luật pháp, tòa án, nhà tù, quân lính, cảnh sát, những kẻ giàu sang, những tên lưu manh Chính xã hội tư bản là nguyên nhân gây ra bao cảnh khổ trong nhân dân Tác phẩm nêu rõ tình thương yêu chân chính chỉ có ở những con người nghèo khổ. Victo Huygô băn khoăn tìm biện pháp để đem lại hạnh phúc cho những người khốn khổ. Tác phẩm bộc lộ hạn chế của nhà văn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, kêu gọi người giàu giúp đỡ người nghèo và chủ trương dùng tình thương yêu của để cải tạo con người. Ông mở rộng tình thương yêu ra cả kẻ thù của nhân dân, không phân biệt ta, địch. Tuy nhiên, trong Những người khốn khổ, Victo Huygô cũng đã phần nào nhận thức được những tư tưởng sai lầm mang nặng tính chất ảo tưởng của mình. Ông cảm thấy rõ sự rạn nứt trong tư tưởng nhân văn bất bạo động và đã nhìn thấy một hướng giải quyết khác là vùng lên làm cách mạng tiêu diệt trật tự xã hội cũ. Tuy sự chuyển biến trong tư tưởng chưa thật dứt khoát, [8] Số phận của cái đẹp trong tác phẩm Những người khốn khổ của Victor Hugo (tiểu luận năm thứ 3 đại học) A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài. 1.1. Victor Hugo là một đại danh hào Pháp, một nhà văn vĩ đại của nền văn học thế giới. Ông được coi như “chủ soái của trường phái lãng mạn”, là cây bút tài hoa nhất trong “Tứ trụ văn chương” của văn học lãng mạn Pháp cùng với Lamáctin, Vinhy và Muytxê. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Victor Hugo là người đặt dấu mốc quan trọng đối với cả ba thể loại thơ, kịch và tiểu thuyết, góp phần đưa chủ nghĩa lãng mạn lên đến đỉnh cao chưa từng có. Vai trò của ông như một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong tiến trình văn học lãng mạn Pháp và thế giới. Việc nghiên cứu về Victor Hugo cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa được khai phá, cần phải được tìm hiểu và làm rõ. Những người khốn khổ là kiệt tác xuất sắc nhất trong di sản văn chương mà Victor Hugo để lại cho nhân loại. Bằng cảm quan nhân đạo sâu sắc và ngòi bút lãng mạn thiên tài, Hugo đã xây dựng được những hình tượng mang vẻ đẹp bất hủ. Nếu như trong xã hội tư sản thế kỉ XIX, những người lao động vẫn bị phủ nhận, coi rẻ thì dưới ngòi bút của Hugo, họ hiện lên thật đẹp đẽ với những phẩm chất cao cả, sáng ngời. 1.2. Cái đẹp là một phạm trù trong cuộc sống của con người. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên và xã hội cũng hàm chứa những vẻ đẹp riêng của nó. Quá trình phát triển của nhân loại cũng chính là quá trình nâng cao nhận thức và nhu cầu thưởng thức, chiếm lĩnh cái đẹp. Bởi vậy, cái đẹp từ xưa đến nay vẫn là đối tượng phản ánh không thể thiếu của văn học nghệ thuật. Văn học với tư cách là một loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng ngôn từ, trong suốt chặng đường của nó, luôn không ngừng vận động và phát triển để mở rộng bình diện nhận thức, chiếm lĩnh cái đẹp. Hơn bất cứ ngành nghệ thuật nào khác, văn học chính là nghệ thuật của cái đẹp. Không có nhà văn nào lại không phản ánh cái đẹp trong tác phẩm của mình dù là trực tiếp hay gián tiếp. Thậm chí, có những người nghệ sĩ đã dành cả cuộc đời và sự nghiệp để kiếm tìm, phát hiện, ngợi ca cái đẹp. Bởi vậy, tìm hiểu và nghiên cứu về cái đẹp trong văn chương là một lĩnh vực khá phong phú và rộng lớn, dẫu đã nhận được nhiều sự quan tâm nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều khoảng trống bỏ ngỏ chưa đề cập. 1.3. Victor Hugo là một người nghệ sĩ cả đời đi kiếm tìm cái đẹp ở con người, tin vào bản chất tốt đẹp của người lao động. Trong hầu hết các sáng tác của ông, vẻ đẹp của con người lao động, con người chân chính luôn được khẳng định và đề cao, đặc biệt là trong tác phẩm Những người khốn khổ. Là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn tích cực, khác với những tiền bối của mình là Satôbriăng hay Vinhy, các sáng tác của Victor Hugo nói chung và Những người khốn khổ nói riêng không chỉ mang đậm chất lãng mạn mà còn phản ánh hiện thực một cách sâu sắc. Việc tạo dựng cái đẹp vào tác phẩm thể hiện chất lãng mạn vốn có trong ngòi bút của Hugo, nhưng khi phản ánh số phận của cái đẹp thì đó mới chính là cảm quan hiện thực tài ba của nhà văn, đặt cái đẹp vào hiện thực cuộc sống để không chỉ yêu thương, ngợi ca con người mà còn phản ánh xã hội một cách chân thực. Bởi vậy, việc nghiên cứu số phận của cái đẹp trong Những người khốn khổ là một hướng đi mới để tìm hiểu về thế giới nhân vật, phương pháp sáng tác, những đặc trưng trong ngòi bút và thế giới quan, nhân sinh quan của Victor Hugo, đồng thời thấy được tài năng của tác giả khi phản ánh hiện thực vào trong tác phẩm. Với niềm ham thích văn chương, đặc biệt là bộ môn văn học phương Tây cùng với lòng yêu mến dành cho đại danh hào Victor Hugo, chúng tôi mạnh dạn đi vào tìm hiểu về “số phận của cái đẹp” trong tác phẩm Những người khốn khổ. II.Lịch sử vấn đề. Với một di sản đồ sộ để lại cho văn học nhân loại, tên tuổi Victor Hugo luôn thu hút sự quan tâm, đánh giá của các học giả, các nhà lí luận, phê bình trong và ngoài nước. Trên thế giới, ta bắt gặp những nhà nghiên cứu tiêu biểu như R.Rôlăng, Bertrand, Vôrôxki… đều là những nhà văn, những học giả uyên bác có nhiều công trình nghiên cứu về Hugo. Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu Hugo như Lê Nguyên Cẩn, Đặng Anh Đào, Phùng Văn Tửu… Các công trình nghiên cứu nhìn chung đã trình bày và đánh giá khá đầy đủ về sự nghiệp, những giá trị nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Victor Hugo. Phó giáo sư Lê Nguyên Cẩn trong bài viết “Thế giới nhân vật trong Những người khốn khổ” [2, 146] đi vào tìm hiểu về các nhân vật và số phận bất hạnh của họ. Ông cũng đã chỉ ra những quan niệm thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn nói chung và Victor Hugo nói riêng trong việc xây dựng nhân vật. Tuy nhiên, bài viết chưa chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến số phận bất hạnh của nhân vật. Tác giả Lộc Phương Thủy trong bài viết “Trẻ thơ trong sáng tác của Victor Hugo” [7, 94] cũng đã phân tích đôi nét về nhân vật Gavrốt nhưng chưa hướng vào cái đẹp trong hình tượng nhân vật. Tác giả Vũ Đức Phúc trong bài viết “Nhân dân lao động trong sáng tác của Victor Hugo” [7, 37] đã làm nổi bật lòng nhân đạo sâu sắc trong bút pháp lãng mạn của Hugo khi ông đề cao phẩm chất tốt đẹp của những người lao động có số phận khốn khổ. Tác giả Thái thu Lan trong bài viết “Ý nghĩa thẩm mĩ của đôi nhân vật Giăng Vangiăng – Giave” [7, 343] đã phân tích khá rõ vẻ đẹp của Giăng Vangiăng dưới góc độ là nhân vật phát ngôn cho lý tưởng thẩm mĩ của tác giả và đặt nhân vật vào mối quan hệ với nhân vật khác theo kiểu cặp đôi nhân vật để làm nổi bật vẻ đẹp của chính nó. Nhưng bài viết chưa đi vào phân tích số phận của cái đẹp trong nhân vật trung tâm Giăng Vangiăng cũng như những nhân vật khác. Giáo sư Nguyễn Văn Khỏa trong bài viết “Victor Hugo và nghệ thuật sử dụng phạm trù thô kệch” [7, 135] đã chỉ ra những quan niệm tiến bộ về cái đẹp của Hugo trong việc sử dụng cái thô kệch để xây dựng hình tượng nhân vật. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về “số phận của cái đẹp” trong Những người khốn khổ một cách chuyên biệt thông qua các nhân vật. Dựa vào những công trình nghiên cứu của các bậc tiền bối đi trước, tôi xin mạnh dạn đi vào tìm hiểu vấn đề này. III. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng. Là bộ tiểu thuyết đồ sộ với nội dung rộng lớn, cái đẹp trong Những người khốn khổ được phản ánh và thể hiện trên nhiều bình diện. Đó có thể là khung cảnh thiên nhiên thơ mộng ở vườn Lúcxăngbua, hay sự hào nhoáng của thành phố Paris hoa lệ… Nhưng “trong mọi sự vật, hiện tượng thì con người chính là cái đẹp nhất trong mọi cái đẹp do họ sáng tạo ra”, cái đẹp được phản ánh chủ yếu vẫn phải là vẻ đẹp trong phẩm chất con người. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài sẽ tập trung tìm hiểu cái đẹp của hình tượng các nhân vật và số phận của nó trong tác phẩm Những người khốn khổ( bản dịch của nhóm Lê Trí Viễn, Vũ Đình Liên, Huỳnh Lý, Đỗ Đức Hiểu –NXB Văn học – H - 2009). Vì số lượng nhân vật trong tác phẩm khá lớn nên đề tài chỉ tiến hành tìm hiểu trong phạm vi nhân vật trung tâm và một số nhân vật chính. IV. Phương pháp nghiên cứu. Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại. - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp phân tích, so sánh. V. Mục đích nghiên cứu. Thông qua việc tìm hiểu, phân tích cái đẹp trong hình tượng các nhân vật và số phận của nó để thấy được vẻ đẹp của người lao động cũng như thân phận của họ trong xã hội tư sản. Đồng thời thấy được cảm quan nhân đạo sâu sắc, nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo và nhân sinh quan tiến bộ của Victor Hugo. VI. Cấu trúc đề tài. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận nội dung chính của đề tài được triển khai theo 2 vấn đề sau: Chương I. Cái đẹp – vấn đề trung tâm trong lịch sử văn học. Chương II. Số phận của cái đẹp trong tác phẩm Những người khốn khổ B. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cái đẹp – vấn đề trung tâm trong lịch sử văn học 1.1. Khái luận về cái đẹp Cái đẹp là một phạm trù cơ bản giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các phạm trù mỹ học. Nó được dùng để khái quát những sự vật, hiện tượng cụ thể, toàn vẹn, có kết cấu hình thức hài hòa, mang giá trị thẩm mỹ tích cực khách quan, rộng lớn, phù hợp với lí tưởng thẩm mỹ tiên tiến của mỗi thời đại. Cái đẹp có khả năng mang lại cho chủ thể khoái cảm thẩm mỹ trong sáng, lành mạnh và bao giờ cũng gắn với cái có ích, cái thật, cái tốt. [16, 35] Một hiện tượng chỉ có thể được xem là đẹp khi, với tính toàn vẹn, cụ thể cảm tính của người tiếp nhận, chúng hiện diện như những giá trị xã hội - nhân bản. [16]. Tức là những giá trị thể hiện sự khẳng định con người trong thế giới, chứng tỏ sự mở rộng giới hạn tự do của xã hội và con người, thúc đẩy sự phát triển hài [...]... của người lao động, những người vốn bị xã hội tư sản phủ nhận và coi thường Chương II Số phận của cái đẹp trong tác phẩm Những người khốn khổ Những người khốn khổ là một khúc tráng ca ca ngợi vẻ đẹp của con người, của nhân dân lao động Cái đẹp trong tác phẩm được thể hiện đa dạng trên nhiều bình diện khác nhau nhưng chủ yếu nằm ở phẩm chất của con người Họ là những người lao động khốn khổ, những người. .. PHẦN KẾT LUẬN Đa số những nhân vật trong Những người khốn khổ đều là người dân lao động thuộc tầng lớp dưới cùng của xã hội Số phận của họ là đói nghèo, khốn khổ và cằn cỗi nhưng mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng toát nên từ phẩm chất tốt đẹp của họ Có những người đã từng sai lầm nhưng tội lỗi không phải ở họ, “con người có tối tăm mới gây nên tội lỗi Cho nên kẻ có tội không phải là người đã lầm lỗi mà... Victor Hugo từ Nhà thờ Đức Bà đến Những người khốn khổ Nếu như ở Nhà thờ Đức Bà, hai chữ “định mệnh” bao phủ bóng tối âm u quanh số phận nhân vật, kết thúc của họ đều là cái chết thì đến Những người khốn khổ, tác giả đã có sự lạc quan hơn Tác phẩm khép lại với kết thúc có hậu dành cho số phận của Côdét đã phần nào giảm bớt tính bi kịch từ số phận của Giăng Vangiăng và những nhân vật khác, thể hiện niềm... cho sự chiến thắng và tồn tại bất diệt của cái đẹp trong xã hội tư sản và là ước mơ của những người khốn khổ 2.1 Giăng Vangiăng – vị thánh khoác áo người tù khổ sai Là nhân vật trung tâm của tác phẩm, Giăng Vangiăng được xây dựng theo kiểu hình tượng mang ý nghĩa kép, hai con người trong một hình hài – một người tù khổ sai đồng thời là một vị thánh [2, 154] Hugo sử dụng bút pháp tương phản đối lập giữa... cho tất cả đám người trẻ một bài học khi cụ hiên ngang đứng giữa làn súng đạn để cắm lá cờ khởi nghĩa và hét to “Cách mạng muôn năm! Cộng hòa muôn năm! Bình đẳng, bác ái! Và chết!”; hay là một người “vô danh, vĩ đại” chiến đấu với một ý chí bất diệt “nếu dân chúng bỏ rơi những người cộng hòa thì những người cộng hòa vẫn không bỏ rơi dân chúng” Cái đẹp còn toát lên từ quần chúng, những người bị chính... được giáo dục của người lao động Tác phẩm là một bản tráng ca ca ngợi vẻ đẹp của người lao động Ngoài những nhân vật chính còn rất nhiều nhân vật phụ tuy chỉ xuất hiện thoáng qua trong một vài dòng nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc Đó là người đàn bà nhân hậu” tên là Macgơrít, người đã dìu dắt Phăng tin trong cảnh nghèo nàn, bà chỉ là một trong số “rất nhiều những người đạo đức như... chịu những hổ thẹn bất công, những tủi nhục thấm thía của nghèo khổ nhưng Mariuýt không hề nhụt chí Trái lại, anh biết lấy những khó khăn đó để tôi luyện cho mình, biến cảnh bần cùng từ ‘mẹ ghẻ” thành “mẹ thật”, lấy đau khổ để nuôi dưỡng tâm hồn Đói khổ chính là chiến trường sản sinh người anh hùng Mariuýt Nghị lực giúp anh không chùn bước, thà đói chứ anh nhất quyết không quay về sống với người. .. nào đó theo thuyết duy tâm Trong tác phẩm Những người khốn khổ, mỗi nhân vật đều mang vẻ đẹp của riêng mình, nhưng số phận của họ lại không được hưởng hạnh phúc, họ bị chà đạp, đày đọa và thậm chí có người kết thúc là cái chết Nguyên nhân dẫn đến sự bất hạnh đó, tác giả đã chỉ rõ trong lời đề từ: “Khi pháp luật và phong hoá còn đầy đọa con người, còn dựng lên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và... phận Những con người cao cả và tài hoa đó, họ không thể sống một cách cam chịu cho đến hết cuộc đời Khác với kiểu nhân vật thay đổi theo hoàn cảnh của chủ nghĩa hiện thực như Grăngđê, Sáclơ, Rắctinhắc, các nhân vật trong Những người khốn khổ thà chấp nhận chết trong vinh quang còn hơn phải bán mình cho quỷ dữ, thỏa hiệp với xã hội tư sản để mua cuộc sống cho mình Nhà văn Hemingway dã từng nói “con người. .. thiên hạ” Vẻ cương quyết của Êpônin khiến “cả sáu thằng kẻ cướp không dám làm gì, tức tối vì thua một đứa con gái” Trong tất cả những nhân vật nữ của Những người khốn khổ, chỉ duy nhất Êpônin có được sự dũng cảm, kiên cường đến vậy và cũng chỉ có cô là dám hi sinh cả tính mạng cho người mình yêu Êpônin chẳng ngần ngại đưa cả tấm thân ra lấp lỗ đạn bảo vệ Mariuýt Sự hi sinh của cô cũng thầm lặng, ngoài Mariuýt . ngợi vẻ đẹp của người lao động, những người vốn bị xã hội tư sản phủ nhận và coi thường. Chương II. Số phận của cái đẹp trong tác phẩm Những người khốn khổ Những người khốn khổ là một khúc. phẩm Những người khốn khổ. Là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn tích cực, khác với những tiền bối của mình là Satôbriăng hay Vinhy, các sáng tác của Victor Hugo nói chung và Những người khốn khổ. cổ. Theo quan điểm mácxít, trên cuốn Từ điển Văn học: “ Những người khốn khổ là bức tranh rộng lớn về cuộc sống của những người lao động nghèo khổ ở Pháp trong thế kỷ XIX. Qua hàng loạt nhân vật,