1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

soạn bài CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

8 552 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 17,69 KB

Nội dung

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ, nhìn từ tình huống truyện - TS. Chu Văn Sơn (phần thực hành chuyên đề truyện ngắn) Published on 03/14,2011 Phần minh hoạ (Dưới đây là sự phân tích một vài truyện ngắn cụ thể, và cũng chỉ phân tích tình huống của chúng mà thôi) I) Phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (kiểu tình huống hành động - nhân vật hành động - truyện ngắn giàu kịch tính) CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ, nhìn từ tình huống truyện 1) Xác định tình huống truyện Câu hỏi : Toàn bộ truyện ngắn này xoay quanh sự kiện chính nào ? Hay Sự kiện nào đóng vai trò chi phối toàn bộ thiên truyện này ? Sau khi lướt qua các tình tiết chính ( Huấn Cao rỗ gông, Huấn Cao nhận cơm rượu, Huấn Cao xúc phạm Quản Ngục, Huấn Cao ân hận, Huấn Cao cho chữ…) ta thấy không phải một trong những tình tiết ấy đóng vai trò chi phối. Trái lại, chúng chỉ là những tình tiết họp lại để làm thành một sự kiện lớn hơn, và trong đó mới chứa cái "tình thế nảy ra truyện". Sự kiện lớn ấy là : cuộc gặp gỡ oái oăm giữa Huấn Cao và Quản ngục. 2. Phân tích tình huống. a. Diện mạo của tình huống. Nó oái oăm ít nhất vì ba lí do sau : a.1. Không gian và thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ. Không gian là nhà tù. Đây không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ. Người ta vẫn nói : có hai nơi mà con người không nên gặp nhau là nhà tù và bệnh viện. Vì thế nhà tù chỉ là nơi gặp gỡ ngoài ý muốn, trái khoáy, bất đắc dĩ. Thời gian là những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao. Không gian và thời gian như thế đã góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống. : a.2. Sự éo le trong thân phận hai nhân vật. Trước hết, xét ở bình diện xã hội, họ là hai kẻ đối địch : Huấn Cao là "giặc" của triều đình - Quản ngục lại là quan của triều đình. Nói một cách khác : Một người dám cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình mục nát - Một người lại là viên quan đại diện cho bộ máy cai trị của chính triều đình much nát ấy. Sau nữa, xét ở bình diện nghệ thuật, họ lại là tri kỉ, trên cả hai chiều của quan hệ. Chiều đã hiện hình : Huấn Cao có tài hoa và khí phách còn Quản ngục lại ngưỡng mộ khí phách và tài hoa. Chiều tiềm năng : Huấn Cao chỉ cúi đầu trước Thiên lương cao khiết của con người, trong khi đó Quản ngục lại là "một tấm lòng trong thiên hạ". Người nào cũng có những phẩm chất cao quí mà người kia khát khao ngưỡng mộ. Sự éo le càng tăng gấp bội, bởi vì, về hành động, Quản ngục bị đẩy đến trước một lựa chọn nghiệt ngã đầy tính xung đột. Ông ta chỉ được chọn một trong hai cách hành động, mà không thể dung hoà cả hai : Một là, muốn tròn chức phận quan lại thì chà đạp lên lòng tri kỉ. Nếu hành động theo hướng này, QN là kẻ tầm thường. Vì ông ta không dám thuỷ chung với những gì mình cho là cao quí, sẵn sàng phản bội lại những gì mình tôn thờ. Và câu chuyện sẽ là khúc bi ca hoặc trang phẫn nộ về thực tại chỉ có chỗ cho sự tầm thường. Thực tại này chỉ có sự tầm thường ngự trị. Hai là, nếu trọn đạo tri kỉ thì phải phớt lờ chức phận quan lại. Hành động theo hướng này, QN là người cao quí. Vì thuỷ chung với những giá trị cao quí mình tôn thờ, ông ta đã dám bất chấp sự thiệt thòi về quyền lợi lẫn sự an nguy đến tính mệnh. Và câu chuyện sẽ là khúc ca ca ngợi chiến thắng của cái đẹp. Từ tình huống như vậy, có thể đặt thêm cho truyện ngắn này một phụ đề nữa : Số phận của cái đẹp. a.3. Cuộc đối mặt ngang trái. Nhìn phía này, đó là cuộc giáp mặt giữa hai loại tù nhân. Huấn Cao là tử tù, theo nghĩa đen. Còn Quản ngục là kẻ bị tù chung thân, không hoàn toàn theo nghĩa bóng. Trước đến giờ, bề ngoài QN vẫn là một viên quan của cái triều đình thối nát, nhưng bên trong lại tôn thờ những giá trị cao quí tương phản với triều đình ấy (thuộc về những người chống đối triều đình). Con người chức phận trói buộc cầm tù con người khát vọng. QN vẫn sống theo lối "xanh vỏ đỏ lòng". Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Tuân đã chọn một so sánh rất đẹp để viết về QN :"Giữa cái chốn người ta sống bằng lừa lọc phản trắc, thì tấm lòng biết giá người của viên quan cai tù là một thanh âm trong trẻo lạc vào giữa một bản nhạc mà nhạc luật đã trở nên hỗn loạn xô bồ". Ông ta bị cầm tù chính trong môi trường sống của mình. Nếu không gặp Huấn Cao chẳng phải ông ta cứ bị cầm tù thế đến chung thân sao ? Nói cách khác : người này bị cầm tù về nhân thân nhưng luôn tự do về nhân cách, còn người kia tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù về nhân cách. Nhìn phía kia, đó là cuộc đối chứng giữa hai thứ nhà tù. Huấn Cao bị cầm tù trong cái nhà tù hữu hình. Còn Quản ngục bị cầm tù trong cái nhà tù vô hình. Điều này cũng dẫn đến một kết cục không kém phần oái oăm : thoát khỏi cái nhà tù hữu hình đã khó, nhưng thoát khỏi cái nhà tù vô hình còn khó hơn ; QN không cứu được HC và cũng không tự cứu được mình, còn HC chẳng những không cần giải cứu, mà trước khi ra pháp trường lại còn cứu được QN. Vẻ độc đáo mà truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có được chẳng phải chủ yếu do tình huống đặc sắc này đem lại hay sao ? Và chính nó sẽ chi phối những thành tố khác tạo nên chỉnh thể tác phẩm. b. Diễn biến của tình huống. Nhìn chung, diễn biến là : cuộc kì ngộ thành cuộc hạnh ngộ. Sở dĩ như vậy là do sự chuyển biến trong quan hệ giữa HC và QN : quan hệ có phần đối địch nhường chỗ cho quan hệ tri kỉ hoàn toàn. Nhìn trong mạch truyện thì diễn biến này gắn liền với hai phiến trát mà QN phải tiếp nhận. Trước tiên là chuyển biến trong thái độ, về sau là trong hành động. Ban đầu. QN vẫn có một tấm lòng, nhưng HC chưa biết. Tấm lòng ấy chính là "biệt nhỡn liên tài", nó bộc lộ chủ yếu ở tâm nguyện lớn này : vừa nương nhẹ và biệt đãi, vừa muốn xin chữ HC. Nhưng sở nguyện ấy, xem ra khó đạt được, vì HC tuy có tài viết chữ, song lại khoảnh, nghĩa là rất khí khái. Ông chỉ cho chữ người nào là tri kỉ. Nên, người muốn có chữ HC, trước hết phải bước qua một khó khăn là phải được HC "kết nạp" vào số tri kỉ hiếm hoi của ông đã rồi hãy nghĩ đến việc xin chữ. Trong khi đó, thái độ của HC dành cho QN là khinh bỉ không cần giấu diếm, vì bấy giờ ông mới chỉ coi QN là một kẻ tiểu nhân làm nghề thất đức. Một người như thế làm sao có thể thành tri kỉ của HC ? Thái độ đối địch của HC đã tạo ra một vực sâu ngăn cách giữa họ. Về sau. Quan hệ đã hoàn toàn biến đổi. Nhận được phiến trát thứ hai, QN đã choáng váng : thế là con người cao quí mà ông cảm phục ngưỡng mộ đã không thoát khỏi được cái chết, và thế là ông sẽ chẳng bao giờ có được chữ của HC nữa rồi. Tình thế ấy buộc QN phải hành động gấp. Ông cần bày tỏ con người thật của mình cho HC hiểu. Bằng cách nào ? Thông qua viên Thơ lại. Việc này cho thấy tâm nguyện lớn đã khiến QN bất chấp mối nghi ngại vây khốn bao năm, không còn nghĩ đến cảnh giác, giữ thân như trước đó nữa. Thế là thoạt tiên tấm lòng QN đã chinh phục được khoảng cách với viên TL. Rồi, sau khi nghe TL kể tường tận, HC đã vô cùng cảm động và ân hận. "Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Ta biết đâu một người như thầy Quản đây lại có được một sở thích cao quí đến thế. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"- Đúng là sự ân hận của HC- nghĩa là rất chân thành nhưng cũng rất kiêu sang. Có thể nói, kể từ câu nói ấy, QN đã trở thành tri kỉ trong lòng HC. Tấm lòng thuần khiết của QN đã xoá bỏ hoàn toàn vực sâu ngăn cách giữa hai nhân cách ấy. Thế là quan hệ có phần đối địch đã nhường chỗ cho một quan hệ tri kỉ hoàn toàn. QN cúi đầu trước HC, mà HC cũng cúi đầu trước QN. Cả hai đều cúi đầu trước những vẻ đẹp cao quí mà mình tôn thờ. Cả hai đều đang cúi đầu trước hoa mai của mình. Nhưng dầu sao đó mới chỉ ở trong thái độ. Sự đổi thay thực sự trong quan hệ phải được biểu hiện quyết định bằng hành động. Và HC thuận cho chữ. Việc này cho ta thấy một diễn biến rất tinh vi và rất cao đẹp trong cơ chế tinh thần và tâm lí sáng tạo nghệ thuật. Từ xúc động lớn, HC đã cho chữ. Nghĩa là cái Tâm xúc động đã khiến HC mang cái Tài ra để thực hiện. Trong sự xúc động chân thành và mãnh liệt kia thấy có cả hai bình diện : Vừa là mối xúc động đạo đức của con người tri kỉ HC trước những nghĩa cử mà QN dành riêng cho mình, nó khiến ông phải cầm lấy bút để viết như một hành vi đáp nghĩa. Vừa là mối xúc động thẩm mĩ của con người nghệ sĩ HC bởi bất ngờ đối diện với cái đẹp mà mình suốt đời tôn thờ, nó khiến ông phải cầm lấy bút để viết như một hành vi sáng tạo. Tức là, trong hưng phấn sáng tạo ấy, cái Tâm và cái Tài đang chuyển hoá sang nhau để sinh thành cái Đẹp. Thiếu một trong hai phía đó thì không thể có được cảnh cho chữ này. Và, nhìn kĩ, cái đẹp nghệ thuật (của những bức thư pháp đó) có ngọn nguồn từ cái đẹp của tình người. Cuối cùng. Cảnh cho chữ là tình tiết sau chót hoàn tất cuộc gặp gỡ oái oăm này. Đến đây mọi khía cạnh mới bộc lộ trọn vẹn. Nguyễn Tuân gọi đó là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Lí do trước hết có lẽ thuộc về không gian và thời gian diễn ra cảnh cho chữ. Cho chữ vốn là cử chỉ văn hoá của những tao nhân mặc khách nên thường diễn ra ở những địa chỉ văn hoá, chẳng hạn thư phòng, văn phòng, trà thất, xưởng họa… Còn ở đây nó lại diễn ra giữa nhà tù. Nghĩa là nơi ngự trị của Bóng Tối và Cái Ác. Nơi thù địch với Cái Đẹp. Thế mà Cái Đẹp lại chọn đúng chỗ thù địch với Cái Đẹp để diễn ra, để chào đời. Khía cạnh bất thường này đã phần nào chứa đựng một tinh thần nổi loạn. Về thời gian, cho chữ vốn là việc đường đường chính chính bạch nhật thanh thiên, ở đây lại diễn ra vào canh khuya. Canh khuya đã đem lại cho cảnh tượng một không khí bí mật và thiêng liêng. Đồng thời, đó lại cũng là những giờ khắc cuối cùng của HC. Lẽ thường, ở vào thời điểm ấy, một người sắp lìa đời phải lo làm chúc thư, nói lời trăng trối với thân nhân. Thế mà HC lại dành những giây phút hiếm hoi cuối cùng ấy vào việc cho chữ, việc sáng tạo những bức thư pháp. Bởi vậy, chẳng phải những bức thư pháp kia cũng chính là những con chữ thiêng, những di huấn, di chúc đặc biệt của một nhân cách cao đẹp gửi lại cuộc đời này hay sao ? Tuy nhiên, điều quyết định nhất khiến nó được xem là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" hẳn phải là một sự đảo lộn ghê gớm trong vị thế các nhân vật ở đây. Có thể thấy ít nhất ba khía cạnh sau. Về quyền uy : kẻ có quyền hành thì không có quyền uy (QN), uy quyền lại thuộc về người đã bị tước đi mọi thứ quyền, kể cả cái quyền tối thiểu là quyền sống (HC). Về thái độ : kẻ không việc gì phải sợ thì "khúm núm sợ sệt" (QN), người đáng ra phải sợ thì lại "đường bệ ung dung "(thói thường, HC phải sợ quan trước mặt, sợ cái chết ngay sau lưng chứ !). Về chức phận : Cai tù không giáo dục tội phạm, trái lại tội phạm lại đang giáo dục cai tù, trong khi đó cai tù lại đang lắng nghe một cách thành tâm, thành kính như nhận những lời chỉ giáo thiêng liêng của một bậc thầy về nhân cách. Đến đây, một câu hỏi đặt ra là : ai đã tạo nên sự đảo lộn này ? HC chăng ? Không phải. QN chăng ? Càng không phải. Một cái gì đó còn lớn hơn những con người kia. Và câu trả lời là : Cái Đẹp. Họ đang sống theo tiếng gọi của Cái Đẹp. Họ đang đem những gì đẹp đẽ nhất cao cả, cao quí nhất để dành cho nhau. Họ không sống theo vị thế và chức phận mà thể chế kia định đoạt. Không còn ngục quan. Không còn tội phạm. Chỉ còn những người bạn những tri kỉ tri âm đang qui tụ quây quần xung quanh cái đẹp của tình người và nghệ thuật. Cái đẹp đã phế bỏ cái trật tự mà xã hội sắp đặt ở chốn nhà tù để thiết lập một trật tự khác. Trật tự phận vị đã được thay thế bằng trật tự nhân văn. Cảnh cho chữ thực là cảnh tượng đăng quang của Cái Đẹp. Có thể nói đó là cuộc nổi loạn của Cái Đẹp trong thế giới nhà tù. Thì ra không chỉ có quyền lực của Cái Chết, quyền lực của Cái Gông mà còn có quyền lực của Cái Đẹp. Cái đẹp vẫn có uy quyền riêng của nó. Gọi Cái Đẹp Nguyễn Tuân là Cái Đẹp Nổi Loạn chính là như thế. Rõ ràng. Cuộc kì ngộ đã hoàn toàn thành cuộc hạnh ngộ. QN thì bày tỏ được niềm ngưỡng mộ và có được chữ của HC, đồng thời có được lối để vượt thoát ra khỏi tình trạng cầm tù chung thân của mình. Còn Huấn Cao, vào giờ phút chót của đời mình, lại bất ngờ được thấy một đoá hoa mai giữa thế giới ô trọc, lại được số phận ban tặng một tri kỉ nữa. "Sống trong đời, có được một tri kỉ, chết cũng thoả lòng", chẳng phải đó là niềm hạnh phúc vô song mà người xưa coi là điều lí tưởng đó ư ? 3. Rút ra ý nghĩa tư tưởng a. Tình huống ấy chứa đựng một quan niệm sâu sắc : Cái đẹp là bất diệt. Dù thực tại có hắc ám đến đâu cũng không tiêu diệt được cái đẹp. Nó mãi mãi là một lí tưởng nhân văn cao cả của cõi người này. b. Tình huống như thế cũng chứa đựng một niềm tin mãnh liệt, rằng : Cái đẹp sẽ thanh lọc cuộc đời này. "Cái đẹp sẽ cứu vớt nhân loại"- đó là tư tưởng của Đôtxtôiepxki, người có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của người nghệ sĩ lãng mạn Nguyễn Tuân. . thôi) I) Phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (kiểu tình huống hành động - nhân vật hành động - truyện ngắn giàu kịch tính) CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ, nhìn từ tình huống truyện 1). còn người kia tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù về nhân cách. Nhìn phía kia, đó là cuộc đối chứng giữa hai thứ nhà tù. Huấn Cao bị cầm tù trong cái nhà tù hữu hình. Còn Quản ngục bị cầm tù. muốn xin chữ HC. Nhưng sở nguyện ấy, xem ra khó đạt được, vì HC tuy có tài viết chữ, song lại khoảnh, nghĩa là rất khí khái. Ông chỉ cho chữ người nào là tri kỉ. Nên, người muốn có chữ HC, trước

Ngày đăng: 16/06/2015, 13:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w