Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
407,63 KB
Nội dung
Bài thuyết trình: Kế toán môi trường GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn Nhóm 1 – Môn Kế toán quản trị nâng cao – Lớp 14SKT14 – HUTECH Trang 1 I. Đặt vấn đề 2 II. Nội dung Kế toán môi trường 2 1. Một số khái niệm cơ bản: 2 2. Điểm giống và khác nhau giữa hạch toán kế toán truyền thống và hạch toán kế toán môi trường 3 3. Mối quan hệ giữa hạch toán môi trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 5 4. Sự cần thiết của kế toán môi trường 5 5. Lợi ích mà kế toán quản trị môi trường mang lại 6 III. Phương pháp Kế toán môi trường. 6 1. Kế toán quản trị môi trường. 6 Kế toán quản trị môi trường bao gồm những nội dung sau đây: 6 1.1. Hạch toán dòng luân chuyển nguyên vật liệu (Material Flow Accuonting-MFA) 6 1.2. Phân tích chu kỳ sống sản phẩm (Life Cycle Analysis – LCA) 8 1.3. Phân tích chi phí và thu nhập liên quan đến môi trường 8 2. Kế toán tài chính môi trường. 9 2.1. Phân loại chi phí môi trường 9 2.2. Kế toán tài chính môi trường 10 2.2.1. Xác định chi tiết các dạng chi phí và doanh thu môi trường 10 2.2.1.1. Chi phí xử lý chất thải, nước thải, khí thải 10 2.2.1.2. Quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường 11 2.2.1.3. Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải 12 2.2.1.4. Doanh thu môi trường 13 2.2.2. Giới thiệu kế toán chi phí liên quan yếu tố môi trường ở một số quốc gia 13 2.2.2.1. Nhật Bản 13 2.2.2.2. Đan Mạch 18 2.2.2.3. Áo 18 2.2.2.4. Châu Âu 19 2.2.2.5. Liên Đoàn Kế Toán Quốc Tế IFAC 19 IV. Kết luận và kiến nghị 23 1. Kết luận 23 2. Kiến nghị 24 Bài thuyết trình: Kế toán môi trường GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn Nhóm 1 – Môn Kế toán quản trị nâng cao – Lớp 14SKT14 – HUTECH Trang 2 I. Đặt vấn đề Môi trường và bảo vệ môi trường là vấn đề vô cùng quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới và của Việt Nam hiện nay. Để bảo vệ môi trường, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường từ những hành vi của con người, từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,… cần tăng cường công tác quản lý môi trường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường của doanh nghiệp trong một quốc gia, của khu vực và toàn thế giới. Xét ở phạm vi doanh nghiệp, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý môi trường, công tác kế toán giữ vị trí quan trọng. Vậy kế toán môi trường là gì?, có những nội dung gì?, có cần thiết không?, lợi ích đem lại là gì? … Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu để làm rõ những vấn đề trên. II. Nội dung Kế toán môi trường 1. Một số khái niệm cơ bản: - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, tồn tại bao quanh con người, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. - Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên tạo ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. - Chi phí môi trường là các chi phí phát sinh có liên quan đến việc gây hại và bảo vệ môi trường. - Chi phí bảo vệ môi trường bao gồm chi phí phòng ngừa, xử lý, lập kế hoạch, kiểm soát, thay đổi hoạt động và khắc phục thiệt hại có thể xảy ra tại các công ty và có ảnh hưởng đến các chính phủ hay người dân - Kế toán môi trường là loại hình kế toán có mục tiêu là kết hợp cả hai thông tin kinh tế và môi trường, là hoạt động kế toán nhằm mục đích đạt được sự phát triển bền vững, duy trì một mối quan hệ thuận lợi với cộng đồng, theo đuổi hiệu quả kinh tế và các hoạt động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. - Hệ thống Kế toán môi trường gồm: kế toán môi trường toàn cầu, kế toán môi trường quốc gia và kế toán môi trường doanh nghiệp. Kế toán môi trường doanh nghiệp có thể được tiếp tục phân chia thành kế toán quản trị môi trường và tài chính kế toán môi trường. Kế toán môi trường toàn cầu là một phương pháp kế toán bao gồm năng lượng học, sinh thái và kinh tế ở mức trên toàn thế giới. Kế toán môi trường quốc gia là kế toán quốc gia tập trung vào việc hạch toán các nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia, hạch toán dòng luân chuyển vật chất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên quốc gia, hạch toán chi phí phòng chống các hậu quả về môi trường, hạch toán hao mòn việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân tạo v.v Bài thuyết trình: Kế toán môi trường GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn Nhóm 1 – Môn Kế toán quản trị nâng cao – Lớp 14SKT14 – HUTECH Trang 3 Kế toán quản trị môi trường: Theo quan điểm của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), kế toán quản trị môi trường là hệ thống kế toán nhằm phản ánh, đánh giá thành quả kinh tế liên quan môi trường và đánh giá trách nhiệm quản lý về môi trường, bao gồm các nội dung như: Hạch toán dòng vật liệu; kế toán chi phí, thu nhập về môi trường; phân tích mối quan hệ giữa chi phí- lợi ích của các dự án về môi trường; đánh giá sự tác động của môi trường; hiệu quả quản lý môi trường, hiệu quả kinh tế môi trường và trình bày các thông tin về môi trường hệ thống kế toán, báo cáo kế toán. Theo quan điểm của Ủy ban phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (UNDSD) được trình bày trong tài liệu “ Các nguyên tắc và quy trình kế toán quản trị môi trường” thì: Kế toán quản trị môi trường là công cụ giúp cho nhà quản trị xây dựng quy trình nhận diện, thu thập, phân tích và sử dụng thông tin liên quan đến môi trường nhằm phục vụ cho quá trình quản lý, điều hành trong doanh nghiệp. Thông tin liên quan này bao gồm hai loại: Một là, thông tin về mặt vật chất liên quan tình hình sử dụng và sự chuyển hóa các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hai là, thông tin về mặt tài chính liên quan đến môi trường như: chi phí, thu nhập về môi trường v.v Theo quan điểm của Hiệp hội kế toán viên quản trị Hoa Kỳ (IMA), kế toán quản trị môi trường là công cụ giúp cho nhà quản trị xây dựng quy trình nhận diện, đo lường, phân bổ chi phí môi trường, thu nhập liên quan đến môi trường, đồng thời phân tích sự hài hòa mối quan hệ giữa chi phí và thu nhập liên quan đến môi trường nhằm phục vụ quá trình tổ chức, điều hành, ra các quyết định kinh doanh và cung cấp các thông tin về môi trường phù hợp cho tất cà các đối tượng có liên quan với doanh nghiệp. Kế toán tài chính môi trường là bộ phận kế toán tài chính doanh nghiệp, tập trung vào việc hạch toán những vấn đề liên quan đến môi trường mà cụ thể là chi phí, thu nhập liên quan đến môi trường, nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. 2. Điểm giống và khác nhau giữa hạch toán kế toán truyền thống và hạch toán kế toán môi trường Hạch toán truyền thống và hạch toán môi trường đều là các công cụ mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Việc áp dụng từng phương pháp hạch toán một phần nào đấy thể hiện tầm nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề môi trường, vì giữa hai phương pháp này có những điểm khác nhau nhất định được thể hiện trong bảng dưới đây: Bài thuyết trình: Kế toán môi trường GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn Nhóm 1 – Môn Kế toán quản trị nâng cao – Lớp 14SKT14 – HUTECH Trang 4 Bảng : Điểm giống và khác nhay giữa hạch toán truyền thống và hạch toán môi trường Đặc điểm Hạch toán truyền thống Hạch toán môi trường Giống nhau - Là công cụ giúp doanh nghiệp thống kê các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đó hình thành lên giá thành sản phẩm. - Hạch toán môi trường ra đời dựa trên hạch toán truyền thống, bổ sung hoàn thiện hệ thống hạch toán truyền thống. Do đó về nội dung cơ bản là như nhau. Khác nhau Các khoản chi phí môi trường không được thừa nhận và thường bị gộp vào các tài khoản khác hoặc bị tính là chi phí quản lý doanh nghiệp. -Doanh nghiệp coi chi phí môi trường là một khoản chi phí buộc phải chịu đựng và không có ý nghĩa dự báo. -Phân bổ chi phí đều dựa trên việc đơn giản hóa cách tính, hầu hết doanh nghiệp đều áp dụng phân bổ bình quân chi phí sản xuất đều cho các sản phẩm. Một số trường hợp tách chi phí môi trường ra khỏi chi phí chung nhưng không phân bổ lại chi phí Chi phí môi trường được xem xét, thừa nhận và được tách riêng thành khoản mục riêng trong tổng chi phí sản xuất - Chi phí môi trường được xem là một phần của chi phí sản xuất tạo nên giá thành sản phẩm, nên có ý nghĩa và được quan tâm. -Tách được các chi phí môi trường và phân bổ chính xác vào từng sản phẩm hoặc từng công đoạn sản xuất. Tránh được tình trạng phân bổ bình quân, giúp tính giá thành một cách chính xác. Như vậy, hạch toán chi phí môi trường cung cấp thông tin giúp cho quá trình ra quyết định của doanh nghiệp chính xác hơn, vừa đạt được mục đích bảo vệ môi trường vừa đạt được hiệu quả kinh doanh. Ví dụ, hạch toán môi trường coi chất thải cũng là sản phẩm, vì chất thải cũng tiêu hao nguyên liệu, và nó ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Trong tính toán của hạch toán môi trường chi phí ẩn này được tính trong chi phí môi trường ẩn. Chi phí này trong hạch toán truyền thống doanh nghiệp chi tính và tiêu hao nguyên liệu ban đầu mà chưa phân định rõ ràng. Bài thuyết trình: Kế toán môi trường GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn Nhóm 1 – Môn Kế toán quản trị nâng cao – Lớp 14SKT14 – HUTECH Trang 5 3. Mối quan hệ giữa hạch toán môi trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hình : Quan hệ giữa hạch toán môi trường và hoạt động kinh doanh 4. Sự cần thiết của kế toán môi trường - Làm cho thế giới an toàn hơn, công bằng hơn, sạch hơn, xanh hơn và thịnh vượng hơn. - Chi phí môi trường là một trong nhiều loại chi phí mà các doanh nghiệp phải chi trả khi cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Hoạt động môi trường là một trong những yếu tố quan trọng để dẫn tới thành công trong kinh doanh. Chi phí môi trường và hoạt động môi trường xứng đáng được quan tâm trong hệ thống quản trị doanh nghiệp vì: - Khi có các quyết định về sự thay đổi quy mô hoạt động trong kinh doanh hoặc đầu tư vào công nghệ thân thiện môi trường (xanh, sạch,…) hay thiết kế lại quá trình sản xuất, sản phẩm thì nhiều khoản chi phí môi trường sẽ được giảm đi đáng kể. - Chi phí môi trường có thể đưa vào tài khoản chi phí quản lý, chi phí sản xuất, chi phí bất thường hoặc bị bỏ qua. - Nhiều doanh nghiệp nhận thức được rằng các chi phí môi trường có thể được bù đắp lại từ các khoản thu được từ việc bán sản phẩm phụ, phế liệu, phế thải, phần thưởng từ việc chống ô nhiễm hay việc cấp giấy phép cho công ty công nghệ sạch, hay chi phí môi trường có thể gây nên những thiệt hại cho công ty như các khoản tiền phạt cho việc gây ô nhiễm, không tuân thủ pháp luật về môi trường. Thu thập, xử lý, kiểm tra, cung cấp thông tin về môi trường Tính toán, cân đối các chi phí liên quan đến vấn đề môi trường, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích giá trị hiệu quả đạt được Hạch toán quản lý kế toán môi trường Chiến lược kinh doanh - Kế hoạch môi trường - sản phẩm xanh - Chiến lược môi trường Hoạt động kinh doanh Bài thuyết trình: Kế toán môi trường GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn Nhóm 1 – Môn Kế toán quản trị nâng cao – Lớp 14SKT14 – HUTECH Trang 6 - Hiểu rõ chi phí và hoạt động bảo vệ môi trường có thể cải thiện môi trường làm việc, bảo vệ tốt hơn sức khỏe cho người lao động, do đó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh, tạo nên lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp. - Hạch toán chi phí và các hoạt động bảo vệ môi trường hỗ trợ cho hoạt động phát triển của doanh nghiệp trong hệ thống quản lý môi trường chung, và cần thiết cho doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình thương mại quốc tế. - Giá trị của một thương hiệu và hình ảnh của thương hiệu qua sự nhận thức và cảm nhận của người tiêu dùng sẽ được tăng khi thương hiệu đó còn có những hoạt động bảo vệ môi trường, có trách nhiệm với xã hội. Hơn nữa, những hoạt động bảo vệ môi trường có hiệu quả, là một phương thức tiếp thị quảng cáo cho công ty. Người tiêu thụ hiện nay ở một số nước đã phát triển đã bắt đầu có khuynh hướng để ý đến vấn đề môi trường tác động qua các sản phẩm hay dịch vụ kinh tế. Họ sẵn sàng bỏ ra thêm hay trả giá cao hơn cho các sản phẩm, dịch vụ ít ảnh hưởng đến môi trường mang thương hiệu “sản phẩm xanh”. 5. Lợi ích mà kế toán quản trị môi trường mang lại - Cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh có tính đến môi trường. - Hỗ trợ việc ra quyết định nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm hướng tới hai mục tiêu là cải thiện hiệu quả hoạt động về tài chính và hiệu quả hoạt động về môi trường. - Cung cấp thông tin thực tế về tất cả các loại chi phí liên quan đến môi trường (trực tiếp và gián tiếp, chi phí ẩn và chi phí hữu hình), thông tin về tất cả các dòng vật chất và năng lượng. - Cho phép doanh nghiệp xác định, phân tích, tổng hợp các chi phí và hiệu quả bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường thiên nhiên và duy trì mối quan hệ thân thiện với cộng đồng xã hội theo nguyên tắc phát triển bền vững. III. Phương pháp Kế toán môi trường. 1. Kế toán quản trị môi trường. Kế toán quản trị môi trường bao gồm những nội dung sau đây: 1.1. Hạch toán dòng luân chuyển nguyên vật liệu (Material Flow Accuonting-MFA) - Mục đích của hạch toán dòng luân chuyển nguyên vật liệu (MFA) là định lượng các yếu tố đầu vào, đầu ra, xác định tính cân bằng các yếu tố đầu vào, đầu ra qui trình sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp mà trọng tâm là xác định các loại chất thải, tác động các loại chất thải đến môi trường, đề xuất biện pháp làm giảm lượng chất thải, sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, năng lượng, nước…, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và bảo vệ môi trường. Các yếu tố vật liệu đầu vào (Không bao gồm máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, đất đai) bao gồm: 1) Nguyên vật liệu chính 2) Vật liệu phụ 3) Bao bì Bài thuyết trình: Kế toán môi trường GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn Nhóm 1 – Môn Kế toán quản trị nâng cao – Lớp 14SKT14 – HUTECH Trang 7 4) Nguyên vật liệu hoạt động: Là nguyên vật liệu hoạt động dùng để phục vụ cho việc kiểm soát và xử lý chất thải, dùng để vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra các phương tiện xử lý chất thải như chất xúc tác, hóa chất, dung môi làm sạch các thiết bị, hóa chất sử dụng trong nhà máy xử lý nước thải, trong container thu gom chất thải v.v… 5) Nước: Nước trong quá trình sử dụng có thể chuyển hóa cấu thành trong sản phẩm, phần còn lại chuyển hóa thành chất thải và khí thải. Nước là yếu tố đầu vào đặc biệt vì có tác động lớn đến vấn đề môi trường. Chính vì vậy mà thông tin về quá trình chuyển hóa của nước sẽ được theo dõi riêng trong hệ thống kế toán môi trường. 6) Năng lượng: Bao gồm điện, khí đốt, than đá, dầu nhiên liệu, năng lượng mặt trời, gió, nước,… Năng lượng là yếu tố đầu vào đặc biệt vì có tác động lớn đến vấn đề môi trường( tạo hiệu ứng nhà kính). Chính vì vậy mà thông tin về quá trình chuyển hóa. - Trong quá trình hoạt động, quá trình sản xuất kinh doanh các tổ chức và doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào và chuyển hóa các yếu tố này thành các yếu tố đầu ra như sau: 1) Sản phẩm chính (bao gồm cả bao bì) 2) Sản phẩm phụ (bao gồm cả bao bì) 3) Phế phẩm 4) Phế liệu 5) Nước thải: Nước thải là nguồn tích lũy các chất độc hại ảnh hưởng đến môi trường, đến sức khỏe của con người và sinh vật khác. 6) Khí thải: Khí thải có thể là các Oxyt của Nito (NO2, N2O4), Dioxyt lưu huỳnh (SO2), CO2, HCl, Flo …, 7) Chất thải rắn: Bao bì nhựa, giấy, công cụ, dụng cụ đã qua sử dụng, kim loại không còn sử dụng .v.v. 8) Các loại ô nhiễm khác: Tiếng ồn, bức xạ, độ rung, nhiệt độ tăng cao … trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Quy trình của hạch toán dòng luân chuyển nguyên vật liệu như sau: - Xác định và xây dựng biểu đồ các công đoạn sản xuất chính và các quá trình hỗ trợ cho sản xuất trong doanh nghiệp, dựa vào biểu đồ này có thể nhận biết nguồn phát sinh các chất thải và những biện pháp phòng ngừa. - Thu thập, ghi chép, đo đạc dòng nguyên vật liệu, năng lượng, nước … (yếu tố đầu vào) tại mỗi công đoạn sản xuất và quá trình hỗ trợ cho sản xuất. - Thu thập, ghi chép, đo đạc dòng các yếu tố đầu ra như: sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế phẩm, nước thải, khí thải, chất rắn thải, chất thải được xử lý, nước thải sử dụng lại … tại mỗi công đoạn sản xuất và quá trình hỗ trợ cho sản xuất. - Phân loại, tập hợp, tổng hợp thông tin về các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra, xác định tính cân bằng vật chất sơ bộ cho từng công đoạn sản xuất, tính cân bằng cho toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Bài thuyết trình: Kế toán môi trường GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn Nhóm 1 – Môn Kế toán quản trị nâng cao – Lớp 14SKT14 – HUTECH Trang 8 - Phân tích đánh giá tính cân bằng vật chất để phát hiện những nguyên nhân gây mất cân bằng như thiếu thông tin, kỹ thuật xác định các yếu tố đầu ra, do rò rỉ vật chất trong quá trình sản xuất v.v… xác định, tìm ra nguồn gốc chất thải … 1.2. Phân tích chu kỳ sống sản phẩm (Life Cycle Analysis – LCA) Phân tích chu kỳ sống sản phẩm là đánh giá sự tác động toàn diện đến môi trường trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm từ khi sản phẩm bắt đầu triển khai sản xuất, hoạt động logistic, phân phối cho người tiêu dùng, đến khi sử dụng, thải loại và tiêu hủy. Phân tích chu kỳ sống sản phẩm nhằm mục tiêu cụ thể là: giảm chất thải; giảm ô nhiễm môi trường; sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; giảm thiểu sự tác động của môi trường đến sức khỏe, đời sống của người lao động và cho cộng đồng, quản lý các tác động đến môi trường trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; thay đổi qui trình sản xuất sản phẩm, thiết kế lại sản phẩm nhằm giảm sự tác động đến môi trường. Những công việc cụ thể trong phân tích chu kỳ sống sản phẩm bao gồm: - Xác định lượng nguyên liệu, năng lượng, nước sử dụng và các chất thải tạo ra trong các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm. - Đánh giá sự tác động của việc sử dụng nguyên liệu, năng lượng, nước … và các chất thải đến môi trường. - Xem xét các khả năng và xác định các giải pháp trong tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu, năng lượng…, trong việc cải tiến công nghệ sản xuất, phân phối, tái chế, xử lý chất thải nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu sự tác động đến môi trường. 1.3. Phân tích chi phí và thu nhập liên quan đến môi trường - Căn cứ vào nội dung hạch toán dòng luân chuyển vật liệu, kế toán xác định lượng yếu tố đầu vào và đầu ra cho từng công đoạn của qui trình sản xuất sản phẩm. - Căn cứ vào nội dung của phân tích chu kỳ sống sản phẩm (LCA), kế toán xác định yếu tố đầu vào và đầu ra (bao gồm chất thải) cho từng giai đoạn của chu kỳ sống: cung cấp, sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ, sử dụng và thải loại. - Tập hợp chi phí môi trường cho từng công đoạn của sản xuất, từng giai đoạn của chu kỳ sống, cho từng hoạt động xử lý chất thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn…, phân bổ chi phí môi trường cho từng sản phẩm, từng công đoạn, từng giai đoạn, từng đối tượng… theo lượng chất thải, mức độ tác hại của chất thải mà từng công đoạn, từng sản phẩm thải ra và xử lý. - Tập hợp thu nhập liên quan đến môi trường bao gồm: Thu nhập do bán hoặc sử dụng lại những chất thải đã được tái chế. Thu nhập tăng lên (doanh thu, lợi nhuận) do sản xuất sản phẩm xanh, sản phẩm thân thiện với môi trường. Thu nhập từ tiền bồi hoàn bảo hiểm liên quan đến môi trường. Thu nhập từ tiết kiệm do những cải tiến và quản lý trong lĩnh vực môi trường, như để bảo vệ môi trường (giảm khí thải, chất thải) cần đầu tư máy móc thiết bị mới, hiện đại vì vậy làm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công …. Bài thuyết trình: Kế toán môi trường GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn Nhóm 1 – Môn Kế toán quản trị nâng cao – Lớp 14SKT14 – HUTECH Trang 9 Thu nhập từ tiền trợ cấp, thưởng liên quan đến môi trường như: tiền trợ cấp chính phủ, thu nhập từ miễn giảm thuế, tiền thưởng và các loại thu nhập khác nhận được nhờ vào việc đạt được các tiêu chuẩn của hoạt động môi trường. - Phân tích chi phí – thu nhập liên quan đến môi trường giúp nhà quản trị thẩm định, ra quyết định lựa chọn phương án đảm bảo hiệu quả kinh tế và có tác hại đến môi trường là thấp nhất. 2. Kế toán tài chính môi trường. 2.1. Phân loại chi phí môi trường Chi phí môi trường có thể chia thành các dạng như sau: - Dạng 1: Các chi phí trực tiếp cho sản xuất. Các chi phí cho việc sử dụng nguyên vật liệu, các nguồn tài nguyên và năng lượng, vốn hàng hoá và nguồn cung cấp thường được đề tới quá trình hạch toán chi phí và dự thảo ngân sách vốn nhưng lại không quan tâm tới chi phí môi trường. Việc giảm sử dụng và ít lãng phí hơn từ các nguồn nguyên liệu, các tiện ích, vốn hàng hoá và nguồn cung cấp chính là cách phù hợp để bảo vệ môi trường. Việc phân tích các chi phí này thành các khoản mục trong các giai đoạn kinh doanh là rất quan trọng. Các chi phí này có thể bao gồm chi phí định kỳ và không định kỳ, bao gồm cả chi phí vốn và chi phí quản lý. - Dạng 2: Các chi phí ẩn. Những chi phí này có thể bao gồm các chi phí môi trường ban đầu, những chi phí có thể xuất hiện trước khi có quá trình vận hành cần một dây chuyền, một hệ thống hay một phương tiện và có thể bao gồm các chi phí liên quan đến việc lựa chọn địa điểm thiết kế các sản phẩm hay dây chuyền có tính thân thiện môi trường hơn, quá trình xác định năng lực của các nhà cung cấp, đánh giá lựa chọn thiết bị quản lý ô nhiễm. Các chi phí này không được phân bổ vào các sản phẩm và dây chuyền. Có thể bao gồm chi phí định kỳ và không định kỳ, có thể bao gồm chi phí vốn và chi phí quản lý. - Dạng 3: Các chi phí ngẫu nhiên. Các chi phí có thể hoặc không xuất hiện tại một thời điểm nào đó trong tương lai được gọi là các chi phí ngẫu nhiên xảy ra của chúng, các chi phí này vẫn chưa được nhận diện đầy đủ, do chưa có được sự quan tâm thích đáng trong hệ thống hạch toán vào quá trình quyết định quản lý nội bộ đối với tương lai. Các chi phí trách nhiệm pháp lý bao gồm các khoản tiền phạt do không tuân thủ pháp luật và các trách nhiệm pháp lý tương lai cho các hoạt động làm sạch bắt buộc, đền bù về những thiệt hại của cải vật chất và sức khoẻ cá nhân. - Dạng 4: Các chi phí uy tín quan hệ. Một số chi phí thường được gọi là “vô hình nội tại”. Đây là những chi phí rất khó tính toán và thường không được cân nhắc trong quá trình dự thảo ngân sách hay trong quy hoạch chiến lược. Các chi phí này bao gồm các hoạt động tạo dựng quan hệ với cộng đồng, các chi phí xuất hiện một cách tự nguyện cho các hoạt động môi trường (ví dụ như trồng cây,…) và các chi phí xuất hiện cho các chương trình tuyên truyền, nhận thức, các phần thưởng việc ngăn ngừa ô nhiễm. Đây là các chi phí được doanh nghiệp chi trả. Bao gồm các hạng mục chi phí khó xác định; sự chấp nhận của người tiêu dùng, sự trung thành của khách hàng, tinh thần và thu Bài thuyết trình: Kế toán môi trường GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn Nhóm 1 – Môn Kế toán quản trị nâng cao – Lớp 14SKT14 – HUTECH Trang 10 nhập cao của công nhân; các quan hệ đoàn thể, hình ảnh của doanh nghiệp, các quan hệ cộng đồng và ước tính các chi phí tránh né được các khoản phạt, vốn,… - Dạng 5: Các chi phí ngoại ứng. Doanh nghiệp không phải chi trả một cách trực tiếp, mà xã hội phải chịu, bao gồm sự suy thoái môi trường do sự phát tán các chất gây ô nhiễm phù hợp với các quy định tương ứng hiện hành hay sự thiệt hại môi trường gây ra bởi tổ chức mà chúng không được hạch toán, hoặc các tổ chức đã tạo ra 2.2. Kế toán tài chính môi trường 2.2.1. Xác định chi tiết các dạng chi phí và doanh thu môi trường 2.2.1.1. Chi phí xử lý chất thải, nước thải, khí thải - Chi phí xử lý chất thải từ các hợp đồng có liên quan và những vật liệu bảo dưỡng, bảo hiểm các tài khoản dự phòng cho lau dọn phản ánh chiến lược xử lý thay vì phòng ngừa. Phần đầu tiên tương ứng với định nghĩa thông thường về chi phí liên quan đến môi trường bao gồm tất cả các chi phí xử lý, vứt bỏ phế thải và chi phí lau dọn. - Khấu hao thiết bị xử lý nước thải, khí thải và chất thải. Thiết bị xử lý chất thải, nước thải, khí thải gồm các thùng container và phương tiện thu gom, máy nén ép rác, lò đốt rác, thiết bị lọc khí ô nhiễm, các thiết bị xử lý nước thải… Các thiết bị này nên được ghi chép vào bảng hạch toán một cách độc lập. Loại thiết bị này có thể bao gồm việc cải tạo lại đất và khử sự nhiễm độc đất (đối với lĩnh vực đa dạng sinh học và cảnh quan, đất và nước mặt, nước ngầm). - Bảo dưỡng thiết bị, nguyên liệu hoạt động và các dịch vụ đi kèm. Một khi mà các thiết bị xử lý đã được xác định, các chi phí liên quan đến thiết bị đã đề cập ở trên cần phải xem xét. Các chi phí bao gồm chi phí tiêu thụ nguyên liệu hoạt động, chi phí sửa chữa, bảo trì, chi phí kiểm soát và kiểm tra… - Tiền lương nhân công. Phần này tính toán thời gian đã quy định cho việc xử lý thời gian hao phí dành cho chất thải tạo ra từ quá trình sản xuất kém năng suất và thời gian dành cho các hoạt động quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường cần phải xác định thật rõ. Các chi phí gồm tiền lương, nhân công và chi phí nhân công khác phụ trách các bộ phận thu gom chất thải, nhân công phụ trách việc kiểm soát và điều khiển nước thải và khí thải, nhân công trực tiếp tham gia vào các hoạt động liên quan đến giảm thải và vận hành thiết bị xử lý chất thải, nước thải, khí thải. - Các dịch vụ bên ngoài. Phần này bao gồm việc trả tiền cho các tổ chức bên ngoài liên quan đến việc quản lý chất thải, khí thải, nước thải. Ví dụ như là ký kết hợp đồng, trả tiền cho các tổ chức bên ngoài chôn lấp thải bỏ chất thải, khử chất thải độc hại, đốt chất thải và xử lý nước thải. Phần này cũng bao gồm các chi phí dịch vụ có liên quan đến việc loại bỏ đất bị ô nhiễm, cho thuê các thiết bị xử lý. - Các loại phí và thuế. Các loại lệ phí này bao gồm lệ phí chôn lấp chất thải, thu gom, phân loại và tiêu hủy chất thải, lệ phí liên quan đến nước thải bị ô nhiễm, sử dụng nước ngầm, ô nhiễm không khí, sử dụng chất phá hủy tầng ozone, khai thác tài nguyên khoáng sản. - Các loại thuế như thuế đất nông nghiệp lâu dài hay tạm thời, thuế tài nguyên, thuế trồng rừng, thuế môi trường và các chi phí liên quan đến giấy phép. [...]... hợp quốc Hạch toán quản trị môi trường Hiệp hội kế toán Quốc tế Hạch toán quản lý môi trường tiền tệ Hạch toán quản lý môi trường vật lý Tổng sản phẩm quốc nội Hạch toán chi phí môi trường Hạch toán chi phí toàn bộ Hạch toán chi phí môi trường đầy đủ Hạch toán chi phí môi trường toàn bộ Nhóm 1 – Môn Kế toán quản trị nâng cao – Lớp 14SKT14 – HUTECH Trang 25 Bài thuyết trình: Kế toán môi trường GVHD:... chung như: hệ thống và quy hoạch môi trường (hệ thống quản lý môi trường, kế toán môi Nhóm 1 – Môn Kế toán quản trị nâng cao – Lớp 14SKT14 – HUTECH Trang 21 Bài thuyết trình: Kế toán môi trường GVHD: TS Phạm Ngọc Toàn trường, kế toán quản lý môi trường) , đo lường môi trường (giám sát, thực hiện kiểm toán, đánh giá hiệu suất), thông tin môi trường (thực hiện báo cáo, các cuộc họp nhóm,vận động hành lang)... – Môn Kế toán quản trị nâng cao – Lớp 14SKT14 – HUTECH Trang 16 Bài thuyết trình: Kế toán môi trường GVHD: TS Phạm Ngọc Toàn nhấn mạnh, giải thích về kết quả tổng hợp của kế toán môi trường, và chính sách mới đối với hoạt động bảo tồn môi trường trong tương lai - Công bố thông tin chi tiết khoản mục hình thành kế toán môi trường + Nội dung và các tiêu chuẩn tính toán cho chi phí bảo tồn môi trường. .. thông tin kế toán môi trường Công bố thông tin kế toán môi trường thông qua báo cáo môi trường. các dữ liệu thực tế tiết lộ được xác định bởi các công ty, tổ chức khác - Công bố thông tin quá trình và kết quả của hoạt động bảo tồn môi trường Đối với kết quả tổng hợp của kế toán môi trường, công ty hoặc tổ chức khác có trách nhiệm cung cấp một bản tóm tắt và kết quả của các hoạt động bảo tồn môi trường, ... của kế toán môi trường Các kết quả kế toán tổng hợp môi trường được cung cấp bao gồm chi phí bảo tồn môi trường, lợi ích bảo tồnmôi trường, lợi ích kinh tế liên kết với các hoạt động bảo tồn môi trường, danh mục báo cáo môi trường Các chỉ số để phân tích sử dụng các dữ liệu kế toán môi trường - Chỉ số phân tích tỷ lệ của tổng quy mô của hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động bảo tồn môi trường Chỉ... phí môi trường 2.2.2 Giới thiệu kế toán chi phí liên quan yếu tố môi trường ở một số quốc gia 2.2.2.1 Nhật Bản Tháng 2/2005 Bộ môi trường Nhật Bản đưa ra bản hướng dẫn về kế toán môi trường cho các doanh nghiệp và tổ chức có liên quan Và cũng nhằm nâng cao hiệu quả của kế toán môi trường của các doanh nghiệp tổ chức góp phần vào việc quản lý môi trường thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Kế toán môi. .. tổng quy mô Chi phí bảo tồn môi trường = Tổng thể chi phí bao gồm cả chi phí bảo vệ môi trường - Chỉ số phân tích hiệu quả của các lợi ích bảo tồn môi trường so với chi phí bảo tồn môi trường Chỉ số phân tích hiệu quả = Lợi ích bảo tồn môi trường Chi phí bảo tồn môi trường Nhóm 1 – Môn Kế toán quản trị nâng cao – Lớp 14SKT14 – HUTECH Trang 17 Bài thuyết trình: Kế toán môi trường GVHD: TS Phạm Ngọc Toàn... 2001 hệ thống quản lý môi trường và kiểm toán EMS của Murauer được bổ Nhóm 1 – Môn Kế toán quản trị nâng cao – Lớp 14SKT14 – HUTECH Trang 18 Bài thuyết trình: Kế toán môi trường GVHD: TS Phạm Ngọc Toàn sung bởi một hệ thống mở rộng các chỉ số hoạt động môi trường Công ty sử dụng dữ liệu kế toán phi tiền tệ và tiền tệ để tính toán các chỉ số hoạt động môi trường (EPIs) và tính toán các khoản tiết kiệm... vấn đề môi trường trong tài khoản và báo cáo hàng năm 2.2.2.5 Liên Đoàn Kế Toán Quốc Tế IFAC Hướng dẫn về kế toán môi trường của Liên đoàn kế toán quốc tế (International Federation of Accountants – IFAC) Tháng 08/2005 Liên Đoàn Kế Toán quốc tế đã thông qua và phát hành tài liệu hướng dẫn về kế toán quản lý môi trường Ngoài việc nêu lên định nghĩa, các lợi ích của việc ứng dụng kế toán quản lý môi trường, ... Thiện.(2008) Vận dụng kế toán quản trị môi trường vào các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Tp.HCM 6 Khoa kinh tế - Quản lý môi trình và đô thị (2006) Giáo trình kinh doanh và môi trường, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội Nhóm 1 – Môn Kế toán quản trị nâng cao – Lớp 14SKT14 – HUTECH Trang 26 Bài thuyết trình: Kế toán môi trường GVHD: TS Phạm Ngọc . động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. - Hệ thống Kế toán môi trường gồm: kế toán môi trường toàn cầu, kế toán môi trường quốc gia và kế toán môi trường doanh nghiệp. Kế toán môi trường doanh. mà kế toán quản trị môi trường mang lại 6 III. Phương pháp Kế toán môi trường. 6 1. Kế toán quản trị môi trường. 6 Kế toán quản trị môi trường bao gồm những nội dung sau đây: 6 1.1. Hạch toán. toán quản lý kế toán môi trường Chiến lược kinh doanh - Kế hoạch môi trường - sản phẩm xanh - Chiến lược môi trường Hoạt động kinh doanh Bài thuyết trình: Kế toán môi