Chủ điểm tháng 9 - Hoạt động 3-LỚP 8 PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP, CỦA TRƯỜNG ( 2 tiết ) I. MỤC TIÊU Sau hoạt động học sinh có khả năng: - Hiểu được truyền thống của lớp và của trường sau hai năm học tập và rèn luyện. - Biết trân trọng những truyền thống đó. - Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường. II. CÁC KNS CƠ BẢN GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG - KN tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống nhà trường. - KN xác định/tìm kiếm các lựa chọn để phát huy truyền thống nhà trường. - KN lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của bạn khác về phát huy truyền thống nhà trường. - KN trình bày ý tưởng về việc giữ gìn, thực hiện và phát huy truyền thống nhà trường III. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Bản đồ tư duy. - Thảo luận . - Biểu đạt sáng tạo. - Hỏi và trả lời. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà HS cần học tập, giữ gìn và phát huy như : + Truyền thống học tập : Những gương HS giỏi; HS vượt khó vươn lên; HS đạt các giải thưởng trong các kì thi HS giỏi các cấp; HS đã ra trường thành đạt; những gương học tập tốt, rèn luyện tốt của lớp; + Các truyền thống tốt đẹp khác : Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau; xây dựng tập thể vững mạnh; rèn luyện đạo đức; tôn sư trọng đạo; 1 + Truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục của trường, của lớp : văn nghệ; thể dục thể thao; rèn luyện sức khoẻ; đến ơn đáp nghĩa; - Một số câu hỏi thảo luận. - Các tiết mục văn nghệ. - Giấy A0, bút dạ. - Các phiếu học tập. - Hồ dán. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Khám phá - Xây dựng bản đồ tư duy : + Người điều khiển treo lên bảng 2 tờ giấy A0 : ở tâm điểm một tờ viết chữ “Truyền thống trường ta”, tờ kia viết “Truyền thống lớp ta”. + Phát cho mỗi HS một tờ phiếu nhỏ màu sắc khác nhau, yêu cầu một nửa số HS viết tên các truyền thống của trường, một nửa viết tên các truyền thống của lớp. Mỗi HS chỉ được viết tên 1 truyền thống vào tờ phiếu của mình, viết to, rõ (Ví dụ : Truyền thống học giỏi; Truyền thống đoàn kết; ) . + HS lên dán vào xung quanh tâm điểm “Truyền thống của trường” và “Truyền thống của lớp” các phiếu đã viết tên truyền thống. + Người điều khiển cho một, hai HS lần lượt lên đọc to các phiếu ở mỗi bên sau khi đã loại bỏ đi những phiếu trùng nhau. - Như vậy, chúng ta đã có một bức tranh khái quát về truyền thống của lớp và của trường. Hoạt động tiếp theo sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn các truyền thống và tiếp tục bổ sung thêm các truyền thống của trường và của lớp. 2. Kết nối Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm - Người điều khiển chia mỗi tổ thành một nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 và bút dạ. - Mỗi nhóm làm việc với 1 hoặc 2 câu hỏi. Câu hỏi được viết sẵn vào các phiếu và cho các nhóm bốc thăm. - Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0. 2 - Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp. Hoạt động 2 : Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp - Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm (với các hình thức do các nhóm sáng tạo). - Khi một nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó; có thể tranh luận khi cần thiết. - Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển kết luận hoặc mời GV cho ý kiến. - Tiếp tục, người điều khiển nêu câu hỏi chung cho cả lớp thảo luận. Câu hỏi : Theo bạn, HS chúng ta phải làm thế nào để giữ gìn, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của lớp? (Cần nêu rõ các ý tưởng/biện pháp). - Cho HS suy nghĩ và động viên các em xung phong biểu đạt ý kiến của mình. - Cuối cùng người điều khiện kết luận. Hoạt động 3 : Văn nghệ ca ngợi truyền thống của lớp, của trường. - Các hình thức văn nghệ : hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩm, - Cán bộ văn nghệ điều khiển lớp trình diễn một số tiết mục văn nghệ. - Các tiết mục văn nghệ cần đa dạng về hình thức, biểu đạt sáng tạo xoay quanh nội dung ca ngợi vẻ đẹp tuổi học trò, vẻ đẹp nhà trường, truyền thống tốt đẹp của nhà trường 3. Thực hành/luyện tập Hoạt động 4 : Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của trường - Người điều khiển yêu cầu các tổ bàn bạc, thảo luận xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ. Bản kế hoạch được trình bày trên giấy khổ to A0. - Các tổ tổ chức thảo luận đề ra được bản kế hoạch của tổ. - Các bản kế họach các tổ được treo lên trên bảng. - Mời đại diện của các tổ trình bày kế hoạch hành động của tổ để xây dựng, phát huy các truyền thống tốt dẹp. 3 - Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến bổ sung hoặc góp ý cho kế hoạch của tổ bạn. - Người điều khiển mời GVCN nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đấu của các tổ. Sau đó GV nhấn mạnh các bản kế hoạch đã thể hiện ý chí của mọi HS, của cả lớp để xây dựng, giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của lớp ta, của trường ta. 4. Vận dụng GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy nghĩ về bản kế hoạch của tổ mình. Từ đó mỗi HS hãy xây dựng kế hoạch cá nhân tuỳ thuộc vào điểm mạnh và khả năng của bản thân (ví dụ như khả năng học toán, ngoại ngữ, thể thao, văn nghệ, ) phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy các điểm mạnh đó góp phần xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường. VI. TƯ LIỆU 1. Một số câu hỏi tham khảo dùng cho Hoạt động 1 - Bạn hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của nhà trường mà bạn thấy cần phải giữ gìn và phát huy? - Theo bạn, lớp ta đã xây dựng và phát huy được những truyền thống tốt đẹp nào? - Bạn hãy kể chuyện về một gương tốt trong trường hoặc trong lớp mà bạn thấy cần phải học tập? - Theo bạn, do đâu mà trường ta có được những truyền thống tốt đẹp đó? - Bạn hãy kể những tấm gương tiêu biểu mà bạn biết về những HS hoặc thầy cô giáo đã có công xây dựng, vun đắp cho truyền thống tốt đẹp của nhà trường? 4 2. Gợi ý mẫu kế hoạch của tổ dùng cho hoạt động 4 Bản kế hoạch phấn đấu của tổ : (tên tổ) TT Các truyền thống Mục tiêu Biện pháp Kết quả 5 . viết to, rõ (Ví dụ : Truyền thống học giỏi; Truyền thống đoàn kết; ) . + HS lên dán vào xung quanh tâm điểm “Truyền thống của trường” và “Truyền thống của lớp” các phiếu đã viết tên truyền thống. +. phiếu ở mỗi bên sau khi đã loại bỏ đi những phiếu trùng nhau. - Như vậy, chúng ta đã có một bức tranh khái quát về truyền thống của lớp và của trường. Hoạt động tiếp theo sẽ giúp chúng ta tìm hiểu. viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó; có thể tranh luận khi cần thiết. - Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển kết luận hoặc mời GV