Sharing the value NHÂN VẬT BÀ CỤ TỨ Nhân vật bà cụ Tứ chỉ xuất hiện từ nửa sau tác phẩm nhưng để lại cho người đọc một ấn tượng sâu đậm về một bà mẹ nghèo khổ nhưng giàu lòng nhân hậu, vị tha, rất nhạy cảm trước những cảnh đời oái oăm; đặc biệt là khát vọng sống mãnh liệt, là niềm lạc quan tin tưởng ở tương lai, nhất là từ khi có nàng dâu mới. 1. Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ xoay quanh sự kiện con trai có vợ - Sự kiện ấy khiến bà hết sức ngạc nhiên bởi bà là dân ngụ cư, nghèo khổ, con trai bà lại xấu xí, ai thèm lấy con bà. Hơn nữa lại đang thời buổi đói khát, nuôi thân chẳng xong, ai còn dám đèo bòng? - Khi hiểu ra cơ sự, bà vừa mừng, vừa thương, vừa tủi, vừa lo. Các nét tâm trạng ấy cứ đan xen, xáo trộn trong tâm hồn bà cụ. Nhưng bà cố vui và gắng làm cho con, cho dâu vui, nuôi dưỡng hi vọng về một ngày mai khấm khá. Tuy nhiên niềm vui của bà cụ Tứ là một niềm vui tội nghiệp bởi sự ám ảnh của cái nghèo, cái đói. 2. Diễn biến tâm trạng A, Trước hết là sự ngạc nhiên - Bà cụ ngạc nhiên vì thái độ khác thường của Tràng, càng ngạc nhiên hơn khi nhìn thấy một người đàn bà đứng ngay đầu giường của đứa con trai bà, lại chòa bà bằng u. Tâm trạng ngạc nhiên được thể hiện qua cái dáng “đứng sững lại”, được tiếp tục khơi sâu qua hàng loạt câu hỏi vọng lên trong tâm trí của bà “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con trai mình thế kia? Sao lại chào mình bằng bằng u? Ai thế nhỉ?” - Trái tim người mẹ vốn rất nhạy cảm, vậy tại sao bà cụ Tứ lại ngạc nhiên đến vậy? Ngẫm kĩ, đây là chỗ sâu sắc của ngòi bút Kim Lân. Chính cuộc đời cơ cực dai dẳng và sự khủng khiếp của nạn đói đã đánh mất đi sự nhạy cảm vốn có của trái tim người mẹ. Bà đâu dám nghĩ đến việc Tràng lấy vợ. Cho nên cũng là sự ngạc nhiên nhưng nếu ở Tràng là niềm vui thì ở bà cụ Tứ lại là nỗi đau sâu sắc. B, Khi đã hiểu ra cơ sự, bà lão “cúi đầu nín lặng”: - Bằng sự từng trải của một người mẹ nghèo khổ, luôn bị ám ảnh bởi cái nghèo cái đói, bà ý thức rõ cái éo le, cái nghịch cảnh của một cuộc hôn nhân hình như không nên có, nhất là vào lúc này. “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi những mong sinh con đẻ cái để mở mặt sau này. Còn mình thì…” Hai dòng nước mắt đã rỉ xuống vì một nỗi tủi hờn ai oán, lo lắng xót thương cho số kiếp của đứa con trai bà. Sharing the value - Nhưng dù muốn hay không thì Tràng cũng đã có vợ nên ý nghĩ của bà chuyển hướng: Tràng có vợ cũng là một cơ may vì “người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới đến lấy con mình. Mà con mình mới có vợ được…” Ý nghĩ ấy vừa dội lên một nỗi tủi hờn ai oán cho số kiếp, vừa như cố nén lại cái cảm giác bất đắc dĩ trước một sự việc đã rồi, lại vừa rưng rưng, xao xuyến một niềm vui. Bà nhẹ nhàng nói với nàng dâu mới “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên, phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…” Chữ “mừng lòng” diễn tả rất đúng niềm vui tội nghiệp của một bà mẹ nghèo khổ, không lo nổi hạnh phúc cho con. - Nhưng rồi niềm vui nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi lo tạo nên một trạng thái tâm lý lo lắng triền miên day dứt khi bà nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út, đến nỗi khổ của đời mình, đến tương lai của con để rồi dồn tụ bao yêu thương lo lắng trong câu nói giản dị: “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…” Nỗi lo lắng xót thương đã hiện hình thành những giọt nước mắt chảy xuống ròng ròng. - Tuy nhiên, đến sáng hôm sau, cái mặt bủng beo u ám của bà lại trở nên tươi tỉnh, nhẹ nhõm, rạng rỡ hẳn lên. Bởi hạnh phúc mà bà từng mong ước đã trở thành hiện thực. Cô con dâu thúc dậy từ sớm quét dọn trong nhà ngoài vườn làm cho nhà cửa sân vườn gọn gàng sạch sẽ. Cô gái kia dù là vợ nhặt nhưng là một người vợ chịu thương chịu khó, ngoan ngoãn lễ phép, nết na chăm chỉ. C, Nhưng có lẽ, ấn tượng sâu sắc nhất về bà cụ Tứ là ở điều này: Nhà văn để cho một bà lão gần đất xa trời nói nhiều đến ngày mai giữa khung cảnh rữa nát của cái đói, cái chết. - Bà triết lí về sự giàu nghèo “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời” để động viên vợ chồng Tràng bảo ban nhau mà làm ăn. Trong bữa ăn ngày đói của bữa sáng hôm ấy bà lại nói đến chuyện nuôi gà, rồi tưởng tượng ra cả đàn gà, cháo cám bà lại gọi là chè khoáng “ngon đáo để cơ”. - Cái nghịch lý ấy nói lên một cách sâu sắc tấm lòng của người mẹ, dường như bà không sống cho mình, vì mình mà vì con, vì cháu; tìm thấy ý nghĩa đời mình trong sự hy sinh cho con, trong hạnh phúc của con. Chính hạnh phúc của đứa con trai đã biến miếng cám đắng chát trong miệng thành ngọt ngào trong dạ của bà. D, Tuy nhiên, niềm vui của người mẹ là một niềm vui tội nghiệp bởi sự ám ảnh của cái đói, cái chết Sharing the value - Khi niêu cháo lõng bõng đã hết, bà tiếp thêm một món ăn mới là cháo cám. Người con dâu hai mắt tối lại, Tràng thì miếng cám đắng chát nghẹn bứ trong cổ. Một nỗi tủi hờn len vào trong tâm trí mọi người. - Như để tăng thêm hiệu quả của bát cháo cám, từ ngoài đình, một hồi trống thúc thuế vang lên dồn dập, vội vã khiến đàn quạ trên cây gạo ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám như những đám mây đen… Nỗi lo của bà cụ Tứ đã trào ra thành những giọt nước mắt với lời thở than tuyệt vọng: “Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ” E, Nhưng Kim Lân không dừng lại ở chỗ đen tối tuyệt vọng ấy, Việt Minh phá kho thóc của Nhật chia cho người đói. Sự kiện ấy tác động như thế nào đến bà cụ? Chắc chắn phải là niềm hi vọng về một lối thoát trước cái hiện thực khủng khiếp của nạn đói. Lối thoát ấy là cách mạng vì cách mạng là con đường sống duy nhất. - Câu chuyện kết thúc ở chỗ niềm hy vọng vừa nhen nhóm lên, hướng bà cụ đến một sự đổi thay, trong sự đổi thay của cả dân tộc. 3. Về nghệ thuật - Đặt nhân vật trong tình huống đặc biệt - Tô đậm những nét tâm trạng của bà cụ Tứ trong các mối quan hệ với con trai, con dâu - Thông qua hành động cử chỉ, ngôn ngữ và độc thoại nội tâm để khắc họa tâm trạng của bà cụ KB . Sharing the value NHÂN VẬT BÀ CỤ TỨ Nhân vật bà cụ Tứ chỉ xuất hiện từ nửa sau tác phẩm nhưng để lại cho người đọc một ấn tượng sâu đậm về một bà mẹ nghèo khổ nhưng giàu lòng nhân hậu, vị tha,. mới. 1. Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ xoay quanh sự kiện con trai có vợ - Sự kiện ấy khiến bà hết sức ngạc nhiên bởi bà là dân ngụ cư, nghèo khổ, con trai bà lại xấu xí, ai thèm lấy con bà. Hơn. khá. Tuy nhiên niềm vui của bà cụ Tứ là một niềm vui tội nghiệp bởi sự ám ảnh của cái nghèo, cái đói. 2. Diễn biến tâm trạng A, Trước hết là sự ngạc nhiên - Bà cụ ngạc nhiên vì thái độ khác