1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PHÂN TÍCH tâm TRẠNG NHÂN vật bà cụ tứ TRONG VỢ NHẶT

13 774 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 55 KB

Nội dung

Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất sắc. Ông viết rất hay về chú phong lưu đồng ruộng . Nên vợ nên chồng và con chó xấu xí là hai tập truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn. Vợ nhặt một truyện ngắn độc đáo rút trong tập con chó xấu xí xuất bản năm 1962. Truyện thấm đẫm tinh thần nhân đạo đã phản ánh cuộc đời nghèo khổ , cơ cực và khát vọng về hạnh phúc gia đình người nông dân Việt Nam trong thởi pháp thuộc. Bối cảnh của truyện là trận đói kinh khủng năm 1945. Nhà văn kể truyện anh cụ Tràng nhặt được vợ khi cả xóm ngụ cư người chết đói như rạ. Trong ba nhân vật của truyện. Hình ảnh bà cụ Tư mẹ anh cu Tràng để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Trang 1

PHÂN TÍCH TÂM TR NG NHÂN V T BÀ C ẠNG NHÂN VẬT BÀ CỤ ẬT BÀ CỤ Ụ

T TRONG TRUY N NG N '' V NH T '' Ứ TRONG TRUYỆN NGẮN '' VỢ NHẶT '' ỆN NGẮN '' VỢ NHẶT '' ẮN '' VỢ NHẶT '' Ợ NHẶT '' ẶT ''

©®™

Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất sắc

Ông viết rất hay về chú '' phong lưu đồng ruộng '' '' Nên vợ nên chồng '' và '' con chó xấu xí '' là hai tập truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn '' Vợ nhặt '' - một truyện ngắn độc đáo rút trong tập '' con chó xấu xí '' xuất bản năm 1962 Truyện thấm

đẫm tinh thần nhân đạo đã phản ánh cuộc đời nghèo khổ , cơ cực và khát vọng về hạnh phúc gia đình người nông dân Việt Nam trong thởi pháp thuộc Bối cảnh của truyện là trận đói kinh khủng năm 1945 Nhà văn kể truyện anh cụ

Tràng '' nhặt '' được vợ khi cả xóm ngụ cư người chết đói như rạ Trong ba nhân vật của truyện Hình ảnh bà cụ Tư - mẹ anh cu Tràng để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Trang 2

Cuộc đời bà cụ Tứ thật đáng thương : Tuổi già , nhà nghèo, góa phụ, hiền lành và thầm

lặng Bà cụ lần đầu xuất hiện trong bóng hoàng hôn tê tái, khi người con trai làm nghề kéo xe dẫn người đàn bà lạ về gia đình bà Một mái nhà

tranh '' đứng rún ró trên mảnh vườn có mọc lổn nhổn những búi cỏ dại'' Sau tấm phên rách nát là những '' niêu bát, sống áo vứt bừa bãi cả trên giường dưới đất'' Người mẹ già nghèo khổ

''hứng hắng ho'' chẳng khác nào một chiếc bóng '' lọng khọng đi vào ngõ '' Bà cụ ngạc nhiên khi

chợt thấy một người đàn bà xa lạ đứng ngay đầu

giường thằng con mình Bà lão '' đứng sững lại'' , càng ngạc nhiên hơn Bà băn khoăn hỏi : '' Sao lại chào mình bằng u ? không phải cái Đục mà

Ai thế nhỉ ? '' Bà hấp nháy mắt, thấy mắt mình '' nhoèn ra '', rồi '' lập cập'' bước vào nhà Lại nghe một tiếng chào nữa, bà lão '' băn khoăn ''

ngồi xuống giường, lòng bà phân vân không kể

xiết ! sau khi nghe Tràng '' giới thiệu'' người

khách lạ , bà cụ Tứ vừa mừng vừa lo lại tủi thân

Trang 3

Lòng bà xáo trộn bao nỗi niềm Một người trải qua nhiều đau khổ , mất mát, cay đắng, bà lấy làm thương xót, thấy mình làm mẹ mà không tròn bổn phận với con Bà khóc Tâm trang cay

đắng , chua xót,: '' Lòng người mẹ già nghèo khổ

ấy vừa ai oán , vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình'' Bà cụ Tứ nghĩ đến gia cảnh càng

thêm buồn tủi Tiếng than, tiếng thở dài như tràn qua dòng nước mắt Thương con , thương số

phận mình, những tháng năm dài dằng dặc với bao chuyện buồn Bà thương mình trải qua một

cuộc đời đầy cay đắng :'' chao ôi! Người ta dựng

vợ gả chồng cho con lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này Còn mình thì ''

Nạn đói đang dọa Bà phấp phỏng lo âu :''

chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không ?'' Góa phụ , nghèo khổ , cô

đơn Chồng chết rồi mụn con gaí chết theo Bà

sống với đứa con trai thô kệch '' mắt nhỏ tí, quai

Trang 4

hàm bạnh ra'' lại có tật vừa đi vừa nói lẩm bẩm

như người dở hơi Bà mỗi ngày một giả mà

Tràng vẫn sống độc thân Tục ngữ có câu :'' Trẻ cậy cha, già câỵ con'' Bà mẹ già càng thấy buồn,

lo vô hạn Tuy mặc cảm số phận , bà chợt nghĩ

ngay đến cái may của gia đình mình :'' Người ta

có gặp bước khó khăn, đời khổ nảy, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có vợ được ''.

Hạnh phúc đến với tuổi già quá lơn lao và đột ngột ! niềm vui xôn xao dây lên trong lòng người

mẹ già nghèo khổ Bà vui sướng nhận nàng làm nàng dâu mới Chẳng cần phải cưới cheo Cũng chẳng cần tìm đâu ra cỗ bàn để đón mừng con dâu mới Cử chỉ bà rất dịu dàng , âu yếm Bà gọi

người đàn bà xa lạ là ''con '' rồi xưng ''u'' một

cách thân tình ,ruột thịt :'' Ừ ! Thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng

lòng'' Bà nhìn nàng dâu mà lòng đầy thương

cảm Vượt qua mọi tục lệ, bà vui mừng từ nay con trai đã có vợ Bà sung sướng về hạnh phúc

Trang 5

của con, mừng mừng tủi tủi, nước mắt chảy ra ròng ròng

Mẫu tử tình thân! Lòng mẹ già đối với con trai và nàng dâu thật là mênh mông Bà hạ thấp giọng xuống thân mật, vừa khuyên con vừa an

ủi :

'' Cốt làm sao chúng mày hòa thuận Là u mừng rồi Năm nay thì đói to đấy Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá ''

Kim Lân rất tinh tế khi miêu tả những biến thái trong tâm hồn bà cụ Tứ Cảnh mẹ chồng đón nàng dâu mới, đơn sơ nghèo nàn mà cảm động Tâm trang người mẹ già lúc thì ngạc nhiên lo lắng , lúc thì vui buồn lẫn lộn Mặc cảm về phận nghèo, Nhưng lòng bà vẫn ít nhiều hi vọng về

cuộc đời của con :'' rồi ra may mà ông trời cho khá Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ , ai khó

ba đời? Có ra thì con cái chúng mày về sau''

Trang 6

Bữa cơm đón nàng dâu mới sau '' tối tân hôn'''

của Tràng là một nét vẽ rất tài tình, giàu tính

nhân bản, Trên cái mẹ trách làm mâm là mộ đĩa muối, một lùm rau chuối thái rồi và một nồi cháo cám Mỗi người được hai bát cháo lõng bõng Thế mà bà cụ Tứ rất vui Trong bữa ăn bà nói toàn chuyện vui, toàn truyện sung sướng về sau

này Bà gọi nồi cháo cám '' đắng chát'' là '' chè khoán'', rối rít khen '' ngon đáo để'' , ít nhiều tự hào, an ủi đông viên con trai và nàng dâu :'' Cám đấy mày ạ ! ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem

Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy !''.

Mượn ngoại cảnh, sự việc để phô diễn tâm trạng nhân vật cũng là một thành công của Kim Lân khi khắc họa tâm trạng bà cụ Tứ khi cuộc đời mới đang hé mở Cảnh tượng mới mẻ, thay đổi trong nhà ngoài sân : hai cái ang đầy nước , đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã được hốt sạch Mấy chiếc áo quần rách bươm như tổ đĩa

Trang 7

vắt khươm mươn niên ở một góc nhà đã được đem ra phơi Nhà cửa, sân ngõ được quét dọn

sạch sẽ, quang quẽ Bà cụ Tứ cùng con dâu '' lúi húi'' giẫy cỏ Cuộc đời của bà, của con bà, gia

đình bà đã bắt đầu thay đổi Tiếng hờ khóc tỉ tê của những nhà có người thân mới chết đói Nước

mắt bà cụ Tứ lại chảy ra, nhưng bà '' không dám

để con dâu nhìn thấy bà khóc'' trên cái nền đen

tối ấy là hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người đi phá kho thóc của Nhật Trong lo âu có niềm vui

phấp phỏng, thoáng hiện mơ hồ Nạn đói chưa thể vượt qua Nhưng người mẹ già phúc hậu,

từng trải là chỗ dựa cho hai vợ chồng Tràng đi

tới để khẳng định niềm tin :'' Ai giàu ba họ, ai khó ba đời '''.

Hạnh phúc cầm tay Con trai đã có vợ Bà cụ

Tứ lo chết đói nhưng lòng vẫn vui và hi vọng Có một chi tiết đầy ý nghĩa Cõ lẽ lần đầu tiên trong nhà ngưởi nghèo khổ đã có hai hào dầu thắp đèn,

Trang 8

bóng tối đang bị xua tan dần Đó chính là ánh

sáng của hạnh phúc, ánh sáng của hi vọng

Trong bài thơ '' Ba mươi năm đời ta có

Đảng'', Tố Hữu viết :

-'' Đời ta gương vỡ lại lành Cây khô cây lại dâm cành nở hoa'' Cuộc đời mẹ con Tràng nhất định sẽ '' dâm cành

nở hoa'' Có biết trận đói năm Ât Dậu 1945 , hơn

hai triệu đồng bào ta bị chết đói mới thấy hết

lòng mẹ được miêu tả, mới cảm nhận được giá trị

nhân đạo của truyên ngắn '' Vợ nhặt'' này.

END

B ÀI LÀM SỐ 2

ĐÂY LÀ BÀI ĐỌC THAM KHẢO BÀI Ở TRÊN PHÂN TÍCH NGẮN GỌN NHẤT VỀ NHÂN VẬT BÀ CỤ TỨ TRONG TÁC PHẨM'' VỢ NHẶT''

Gía trị to lớn mà truyện ngắn '' Vợ Nhặt'' của Kim Lân đem đến cho chúng ta , là cái hiện

Trang 9

thực đen tối trước cách mạng tháng Tám mà thế

hệ cha ông chúng ta phải chịu Có thể nói qua ngòi bút sắc sảo của Kim Lân , quê hương chúng

ta hồi ấy hiện lên tiêu điều, xác xơ trong cảnh đói

nghèo Con người thì '' xanh xám như những

bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ

Người chết như ngả rạ '' Kim Lân không chỉ

nhìn hiện thực như thế Bằng một tình yêu tha thiết với cuộc sống và con người, nhà văn đã gửi gắm niềm tin ấy với cuộc đời bằng cách xây

dựng cái hạnh phúc nhỏ nhoi mới '' nhặt'' được của gia đình Tràng Cái đẹp đẽ đáng trân trọng chính là dù nạn đói có xô con người đến ngưỡng cửa tử thần, họ vẫn biết yêu thương nhau,

nhường nhau miếng cơm, và hơn thế nữa , dù là '' nhặt'' được vợ, dù là chỉ miếng ăn mà người con gái trở thành '' vợ nhặt'' , dù là cuộc sống chẳng còn biết trông chờ vào đâu để sống ,mà cả anh Tràng , và cô '' vợ nhặt'' và cả bà mẹ đều vui

mừng vì có hạnh phúc và vẫn còn tin vào ngày mai, dù hôm nay phải ăn cháo, ăn cám Đốm lửa

Trang 10

sáng từ ngọn đèn trong nhà, tiếng vang của nhịp

trống khởi nghĩa, '' màu đỏ của lá cờ khởi nghĩa

phất phới đang dần hiện lên hứa hẹn một ngày mai cuộc đời sẽ khác''.

Mỗi người trong cái gia đình nhỏ bé và đang tàn tạ ấy đều có tâm trạng khác nhau, cái tâm trạng rất thực của con người Trong khuôn khổ của bài này, chúng ta chỉ phân tích tâm trạng của

bà cụ Tứ mẹ của Tràng

Trước hết bà cụ là người mẹ rất mực thương con Mọi vui buồn của bà đều hướng về những vui buồn của con, một phần vì cái nhân vật vốn

có của bà, một phần cũng vì bản chất của con người nghèo

Đầu tiên bà cụ Tứ ngạc nhiên vì con trai

mình lấy được vợ Nhà bà nghèo, con trai bà xấu

xí , lại là dân ngụ cư, thời điểm này đói khát nuôi thân chẳng xong , thế mà con bà dám lấy vợ, rước thêm miệng ăn về nhà Vì thế khi ấy có

Trang 11

người đàn bà trong nhà, lại đứng ờ đầu giường con trai mình, bà cụ không tin vào mắt mình, tai

mình :'' Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhòem vì

tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải,

bà lão nhìn kỹ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào Bà lão quay lại nhìn còn tỏ ý không hiểu''.

Khi hiểu ra bà cụ mừng cho con, nhưng vừa thương vừa tủi, bà cụ khóc Tác giả thật có lý khi miêu tả bà cụ đã dùng ngôn ngữ độc thoại Mà bà

cụ biết nói với ai lúc này Và bà đã khóc: khóc vì buồn cũng có , lấy gì mà nuôi nhau, khóc vì vui thì nhiều, bởi vì cái hạnh phúc của con bà nó đến bất ngờ quá, phỉa chăng không có cái đói kém thế này thì ai lấy con bà thì làm sao lo nổi cho vợ con Cái tình thương , cái trách nhiệm của người

mẹ ấy thật đáng quý, đáng thương đến tội nghiệp

Bà lo lắng đến bổn phận của người mẹ, của tương

lai con mình và cả con dâu nữa:'' Chao oi, người

ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn

Trang 12

lên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này Còn mình thì '' Bà lo không biết '' chúng

nó có nuôi nổi nhau sống qua được con đói khát này không ?'' Cái lo cứ nặng trĩu như có khối đá

đè xuống cái lưng còng bà Thế nhưng người mẹ

ấy thạt đáng thương thật dáng khâm pục bởi hầu như bà quên bản thân mình để lo cho con Cái đáng quý trọng ấy là ở chỗ cố gắng vui cho con cái mình vui , vui trong ý nghĩ tốt đẹp về tương lai:'' Rồi ra may mà ông giời cho khá ( ) ai giàu

ba họ ai khó ba đời ?'' Bà lão nghĩ thế và bà xăng xái sửa sang vườn tược, nhà cửa luôn nói chuyện vui, chuyện sung sướng trong bữa ăn thiếu thốn

KẾT BÀI

Niềm vui của bà cụ tuy mong manh tưởng như không thể có được, nhất là trong hoàn cảnh gia đình nhà bà và trong cái tăm tối của xã hội hiện đại Dẫu sao ngon lửa của tình mẫu tử ấy vẫn đủ nhóm lên, giữ lấy, hi vọng vào cái hạnh phúc bất ngờ, nhỏ bé của con mình , và hơn thế ,

Trang 13

đó là niềm tin vào một ngày mai tươi sáng, không phải cho mình mà là cho con cháu mình, Cái đẹp đơn sơ mà hồn hậu, cái nhân ái vốn có trog bà

cụ được tác giả diễn tả tinh tế trong cách sử

dụng ngôn ngữ chọn lọc , trong cái miêu tả diễn biến tâm trạng hợp lý, chính là góp phần khắc họa thêm vẻ đẹp tâm hồn của bà mẹ Việt Nam , của ngưởi phụ nữ Việt Nam

Ngày đăng: 24/08/2016, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w