Thiết kế lưới điện khu vực nguồn là Hệ thống và Nhà máy Điện

120 567 1
Thiết kế lưới điện khu vực nguồn là Hệ thống và Nhà máy Điện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Văn Giáp – KTĐ 1 – K55 Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU Điện năng là một nguồn năng lượng quan trọng của hệ thống năng lượng quốc gia, nó được sử dụng rộng rãi trên hầu hết các lĩnh vực như: sản xuất kinh tế, đời sống xã hội, nghiên cứu khoa học… Đối với mỗi đất nước, sự phát triển của ngành điện là tiền đề cho các lĩnh vực khác phát triển. Hiện nay nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên nhu cầu về điện năng đòi hỏi ngày càng cao về số lượng cũng như chất lượng. Để đáp ứng được về số lượng thì ngành điện nói chung phải có kế hoạch tìm và khai thác tốt các nguồn năng lượng có thể biến đổi chúng thành điện năng. Mặt khác để đảm bảo về chất lượng điện năng cần phải xây dựng hệ thống truyền tải, phân phối điện năng hiện đại, có phương thức vận hành tối ưu nhất đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cũng như kinh tế. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, em được nhà trường và bộ môn Hệ Thống Điện giao cho thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Thiết kế mạng điện khu vực và tính ổn định động cho lưới điện thiết kế ”. Đồ án tốt nghiệp gồm 2 phần:  Phần I: từ chương 1 đến chương 7 với nội dung: “Thiết kế mạng điện khu vực”.  Phần II: chương 8 với nội dung: “Tính ổn định động cho lưới điện thiết kế ”. Em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc đến các thầy cô giáo trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nói chung và các thầy cô giáo trong bộ môn hệ thống điện đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy TS.Trần Mạnh Hùng , thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Mặc dù đã rất cố gắng, song do hạn chế về kiến thức nên chắc chắn bản đồ án tốt nghiệp của em còn nhiều khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự nhận xét góp ý của các thầy cô để bản thiết kế của em thêm hoàn thiện và giúp em rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Văn Giáp Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Văn Giáp – KTĐ 1 – K55 Trang 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 PHẦN I : THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN KHU VỰC 6 Chương 1 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NGUỒN VÀ PHỤ TẢI. CÂN BẰNG CÔNG SUẤT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 7 1.1. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NGUỒN VÀ PHỤ TẢI 7 1.1.1. Nguồn cung cấp điện 7 1.1.2. Các phụ tải điện 8 1.2. CÂN BẰNG CÔNG SUẤT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 10 1.2.1. Cân bằng công suất tác dụng 10 1.2.2. Cân bằng công suất phản kháng 11 Chương 2 LẬP PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ LƯỚI ĐIỆN 13 2.1. DỰ KIẾN CÁC PHƯƠNG ÁN NỐI DÂY 13 2.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN KĨ THUẬT CHO CÁC PHƯƠNG ÁN 17 2.2.1. Lựa chọn điện áp định mức của mạng điện 17 2.2.2. Chọn tiết diện dây dẫn 17 2.2.3. Kiểm tra các điều kiện kỹ thuật 18 2.3. PHƯƠNG ÁN 1 19 2.3.1. Chọn điện áp định mức của mạng điện 20 2.3.2. Chọn tiết diện dây dẫn 22 2.3.3. Kiểm tra tổn thất điện áp 25 2.4. PHƯƠNG ÁN 2 27 2.4.1. Chọn điện áp định mức của mạng điện 27 2.4.2. Chọn tiết diện dây dẫn 28 2.4.3. Tính tổn thất điện áp trong mạng điện 29 2.5. PHƯƠNG ÁN 3 30 2.5.1. Chọn điện áp định mức của mạng điện 30 2.5.2. Chọn tiết diện dây dẫn 32 2.5.3. Kiểm tra tổn thất điện áp trong mạng điện 34 2.6. PHƯƠNG ÁN 4 36 2.6.1. Chọn điện áp định mức của mạng điện 36 Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Văn Giáp – KTĐ 1 – K55 Trang 3 2.6.2. Chọn tiết diện dây dẫn 37 2.6.3. Tính tổn thất điện áp trong mạng điện 39 2.7. PHƯƠNG ÁN 5 41 2.7.1. Chọn điện áp định mức của mạng điện 41 2.7.2. Chọn tiết diện dây dẫn 42 2.7.3. Tính tổn thất điện áp trong mạng điện 42 2.8. PHƯƠNG ÁN 6 43 2.8.1. Chọn điện áp định mức cho mạng điện 43 2.8.2. Chọn tiết diện dây dẫn 44 2.8.3. Kiểm tra tổn thất điện áp 45 2.9. TỔNG KẾT 45 Chương 3 SO SÁNH KINH TẾ CÁC PHƯƠNG ÁN 47 3.1. PHƯƠNG PHÁP TÍNH KINH TẾ 47 3.2. TÍNH KINH TẾ PHƯƠNG ÁN 1 48 3.3. TÍNH KINH TẾ PHƯƠNG ÁN 2 49 3.4. TÍNH KINH TẾ PHƯƠNG ÁN 3 49 3.5. TỔNG KẾT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH TẾ 50 Chương 4 LỰA CHỌN MÁY BIẾN ÁP VÀ SƠ ĐỒ CÁC TRẠM 51 4.1. CHỌN MÁY BIẾN ÁP CỦA CÁC TRẠM TĂNG ÁP 51 4.2. CHỌN MÁY BIẾN ÁP TRONG CÁC TRẠM HẠ ÁP 51 4.3. CHỌN SƠ ĐỒ TRẠM VÀ SƠ ĐỒ HỆ THỐNG ĐIỆN 52 4.3.1. Sơ đồ trạm tăng áp nhà máy điện 52 4.3.2. Sơ đồ nối điện cho trạm trung gian 53 4.3.3. Sơ đồ nối điện cho trạm cuối (trạm hạ áp) 54 Chương 5 TÍNH CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH VÀ CÂN BẰNG CHÍNH XÁC CÔNG SUẤT 56 5.1. CHẾ ĐỘ PHỤ TẢI CỰC ĐẠI 56 5.1.1. Đường dây NĐ – 7 56 5.1.2. Đường dây NĐ – 9 – 8 57 5.1.3. Đường dây NĐ – 6 – 4 – HT 60 5.1.4. Cân bằng chính xác công suất trong chế độ cực đại 66 Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Văn Giáp – KTĐ 1 – K55 Trang 4 5.2. CHẾ ĐỘ PHỤ TẢI CỰC TIỂU 66 5.2.1. Đường dây NĐ – 7 67 5.2.2. Đường dây NĐ – 9 – 8 68 5.2.4. Cân bằng chính xác công suất trong chế độ cực tiểu 77 5.3. CHẾ ĐỘ SAU SỰ CỐ 77 5.3.1. Đường dây NĐ – 7 77 5.3.2. Đường dây NĐ – 9 – 8 79 5.3.3. Đường dây NĐ – 6 – 4 – HT 80 5.3.4. Sự cố một tổ máy của nhà máy điện 82 5.3.5. Cân bằng công suất trong chế độ sự cố một tổ máy nhà máy điện 88 Chương 6 TÍNH ĐIỆN ÁP CÁC NÚT PHỤ TẢI VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRONG MẠNG ĐIỆN 89 6.1. TÍNH ĐIỆN ÁP CÁC NÚT TRONG MẠNG ĐIỆN 89 6.1.1. Chế độ phụ tải cực đại 89 6.1.2. Chế độ phụ tải cực tiểu 90 6.1.3. Chế độ sau sự cố 91 6.2. ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRONG MẠNG ĐIỆN 93 6.2.1. Chọn các đầu điều chỉnh cho máy biến áp trạm 1 94 6.2.2. Chọn các đầu điều chỉnh cho các máy biến áp các trạm còn lại 95 Chương 7 CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA MẠNG ĐIỆN 97 7.1. VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MẠNG ĐIỆN 97 7.2. TỔN THẤT CÔNG SUẤT TÁC DỤNG TRONG MẠNG ĐIỆN 97 7.3. TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRONG MẠNG ĐIỆN 98 7.4. TÍNH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH 98 7.4.1. Chi phí vận hành hàng năm 98 7.4.2. Chi phí tính toán hàng năm 99 7.4.3. Giá thành truyền tải điện năng 99 PHẦN II: TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH ĐỘNG CHO LƯỚI ĐIỆN THIẾT KẾ 101 Chương 8 TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH ĐỘNG KHI NGẮN MẠCH HAI PHA CHẠM ĐẤT 102 8.1. CÁC CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN 102 8.1.1. Các chế độ của hệ thống 102 Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Văn Giáp – KTĐ 1 – K55 Trang 5 8.1.2. Yêu cầu đối với các chế độ của hệ thống điện 102 8.1.3. Định nghĩa ổn định của hệ thống điện 103 8.1.4. Mục tiêu và phương pháp khảo sát ổn định động 103 8.2. LẬP SƠ ĐỒ THAY THẾ VÀ TÍNH TOÁN THÔNG SỐ CHẾ ĐỘ BAN ĐẦU .104 8.2.1. Sơ đồ hệ thống điện và thông số các phần tử 104 8.2.2. Tính toán quy đổi các thông số 106 8.3. TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC BAN ĐẦU 108 8.4. ĐẶC TÍNH CÔNG SUẤT KHI NGẮN MẠCH HAI PHA CHẠM ĐẤT TRÊN MẠCH ĐƯỜNG DÂY ĐẦU NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN 111 8.4.1. Tính điện kháng ngắn mạch X Δ 111 8.4.2. Đặc tính công suất khi ngắn mạch 112 8.5. ĐẶC TÍNH CÔNG SUẤT SAU KHI CẮT NGẮN MẠCH 114 8.6. TÍNH GÓC CẮT VÀ THỜI GIAN CẮT 116 8.6.1. Tính góc cắt 116 8.6.2. Tính thời gian cắt 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO 120 Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Văn Giáp – KTĐ 1 – K55 Trang 6 PHẦN I : THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN KHU VỰC Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Văn Giáp – KTĐ 1 – K55 Trang 7 Chương 1 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NGUỒN VÀ PHỤ TẢI. CÂN BẰNG CÔNG SUẤT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 1.1. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NGUỒN VÀ PHỤ TẢI 1.1.1. Nguồn cung cấp điện Trong hệ thống điện thiết kế có hai nguồn cung cấp, đó là hệ thống điện và nhà máy nhiệt điện. a. Hệ thống điện Hệ thống điện có công suất vô cùng lớn, hệ số công suất trên thanh góp 110 kV của hệ thống bằng 0,85. Để trao đổi công suất giữa hai nguồn cung cấp khi cần thiết, đảm bảo cho hệ thống thiết kế làm việc bình thường trong các chế độ vận hành cần phải có sự liên hệ giữa hệ thống và nhà máy điện. Mặt khác, vì hệ thống có công suất vô cùng lớn nên chọn hệ thống là nút cân bằng công suất và nút cơ sở về điện áp. Ngoài ra do hệ thống có công suất vô cùng lớn nên không cần phải dự trữ công suất trong nhà máy điện, nói cách khác công suất tác dụng và công suất phản kháng dự trữ sẽ được lấy từ hệ thống điện. b. Nhà máy nhiệt điện Nhà máy nhiệt gồm 4 tổ máy. Mỗi tổ máy phát có công suất định mức P đm = 50 MW, cosφ đm = 0,85, U đm = 10,5 kV. Như vậy, tổng công suất định mức của nhà máy nhiệt điện bằng 4.50 = 200 MW. Nhiên liệu của nhà máy nhiệt điện có thể là than đá, dầu và khí đốt. Hiệu suất của các nhà máy nhiệt điện tương đối thấp ( khoảng 30 ÷ 40 %), đồng thời công suất tự dùng của nhà máy nhiệt điện thường chiếm khoảng 6 ÷ 15% tuỳ theo loại nhà máy nhiệt điện. Đối với nhà máy nhiệt điện, các máy phát làm việc ổn định khi phụ tải P ≥ 70% P đm ; khi phụ tải P < 30% P đm các máy phát ngừng làm việc. Công suất phát kinh tế của các máy phát NĐ thường vào khoảng (80% ÷ 90%)P đm . Khi thiết kế chọn công suất phát kinh tế bằng 85% P đm , nghĩa là: P kt = 85% P đm Do đó khi phụ tải cực đại cả 4 máy phát đều vận hành và tổng công suất tác dụng phát ra của nhà máy nhiệt điện bằng: P kt = 0,85.4.50 = 170 MW Trong chế độ phụ tải cực tiểu, dự kiến ngừng hai máy phát để bảo dưỡng, hai máy phát còn lại sẽ phát 85% P đm , nghĩa là tổng công suất phát của nhà máy nhiệt điện bằng: Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Văn Giáp – KTĐ 1 – K55 Trang 8 P kt = 0,85.2.50 = 85 MW Khi sự cố ngừng một tổ máy phát, ba máy phát còn lại sẽ phát 100% P đm, như vậy: P Fsc =3.50 = 150 MW Phần công suất thiếu trong các chế độ vận hành sẽ được cung cấp từ hệ thống điện. 1.1.2. Các phụ tải điện Trong hệ thống điện thiết kế có 9 phụ tải, các số liệu cho theo bảng sau: Bảng 1.1. Các số liệu về phụ tải Thông số Phụ tải 1 2 3 4 5 6 7 8 9 P max , MW 33 35 28 37 33 26 35 25 27 P min , MW Bằng 55 % công suất cực đại cosφ đm 0,87 0,9 0,86 0,89 0,9 0,88 0,9 0,88 0,9 YC điều chỉnh U KT KT KT KT KT KT KT KT KT Loại I I I I III I I I I T max , h 5000 Điện áp định mức lưới điện hạ áp, kV 22 Trong hệ thống điện thiết kế có 9 phụ tải, phụ tải 5 là hộ loại III, các phụ tải còn lại đều là phụ tải loại I. Thời gian sử dụng phụ tải cực đại T max = 5000h. Các phụ tải đều yêu cầu điều chỉnh điện áp khác thường. Điện áp định mức mạng điện hạ áp của các trạm bằng 22 kV. Phụ tải cực tiểu bằng 55% phụ tải cực đại. Công suất tiêu thụ của các phụ tải điện được tính như sau: Q i = P i .tgφ S  i = P i + jQ i S i =  P i 2 +Q i 2 Chế độ phụ tải cực đại: Phụ tải 1: P 1max = 33 MW,cosφ 1 = 0,87 → tgφ 1 = 0,567 Q 1max = P 1max . tgφ 1 = 33.0,567 = 18,711 MVAr S 1max =  P 1max 2 +Q 1max 2 =  33 2 +18,711 2 = 37,935 MVA Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Văn Giáp – KTĐ 1 – K55 Trang 9 Chế độ phụ tải cực tiểu: Phụ tải 1: P 1min = 55%.P 1max = 55%.33 = 18,15 MW Q 1min = 55%.Q 1max = 55%.18,711 = 10,291 MVAr S 1min =  P 1min 2 +Q 1min 2 =  18,15 2 +10,291 2 = 20,864 MVA Các phụ tải còn lại tính toán tương tự ta được kết quả trong bảng 1.2. Bảng 1.2. Thông số của các phụ tải Hộ tiêu thụ S  max = P max + j Q max MVA S max MVA S  min = P min + j Q min MVA S min MVA 1 33 + j 18,711 37,935 18,150 + j 10,291 20,864 2 35 + j 16,951 38,889 19,250 + j 9,323 21,389 3 28 + j 16,614 16,614 32,558 15,400 + j 9,138 17,907 4 37 + j 18,956 41,573 20,350 + j 10,426 22,865 5 33 + j 15,983 36,667 18,150 + j 8,790 20,167 6 26 + j 14,033 29,545 14,300 + j 7,718 16,250 7 35 + j 16,951 38,889 19,250 + j 9,323 21,389 8 25 + j 13,494 28,409 13,750 + j 7,421 15,625 9 27 + j 13,077 30,000 14,850 + j 7,192 16,500 Tổng 279 + j 144,77 153,45 + j 79,622 Sơ đồ bố trí tải và nguồn : Hình 1.1. Sơ đồ mặt bằng của hệ thống điện thiết kế 0 100 150 200 250 50 50 100 150 180 (km) (km) PT3 PT2 PT7 PT8 PT9 PT6 PT5 PT4 PT1 70 km 56,57 km 50 km 56,57 km 63,25 km 63,25 km 80 km 53,85 km 50 km 60,83 km 53,85 km 41,23 km 63,25 km NMÐ HT Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Văn Giáp – KTĐ 1 – K55 Trang 10 1.2. CÂN BẰNG CÔNG SUẤT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 1.2.1. Cân bằng công suất tác dụng Đặc điểm quan trọng của năng lượng điện đó là khả năng truyền tải một cách tức thời từ nguồn cung cấp tới hộ tiêu thụ và không thể tích trữ điện năng được. Tính chất này xác định sự đồng bộ của quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng. Tại mỗi thời điểm trong chế độ xác lập của hệ thống điện, các nhà máy của hệ thống cần phải phát công suất bằng tổng công suất của các hộ tiêu thụ và tổn thất công suất trong mạng điện, nghĩa là cần phải thực hiện đúng sự cân bằng giữa công suất phát và công suất tiêu thụ. Ngoài ra để đảm bảo cho hệ thống vận hành bình thường, cần phải có dự trữ nhất định của công suất tác dụng trong hệ thống. Dự trữ trong hệ thống điện là một vấn đề quan trọng, liên quan đến vận hành cũng như sự phát triển của hệ thống. Vì vậy, phương trình cân bằng công suất tác dụng trong chế độ phụ tải cực đại đối với hệ thống điện thiết kế có dạng: P NĐ + P HT = P tt = m∑P max + ∑ΔP + P td + P dt trong đó:  P NĐ - tổng công suất do nhà máy nhiệt điện phát ra.  P HT - công suất tác dụng lấy từ hệ thống.  P tt - công suất tiêu thụ trong mạng điện.  m - hệ số đồng thời xuất hiện các phụ tải trong chế độ cực đại (m = 1).  ∑P max - tổng công suất của các phụ tải trong chế độ cực đại.  ∑ΔP - tổng tổn thất công suất trong mạng điện, khi tính toán sơ bộ ta có thể lấy ∑∆P = 5%ΣP max .  P td - Tổng công suất tự dùng trong nhà máy điện, có thể lấy 10% tổng công suất đặt của nhà máy.  P dt - công suất dự trữ trong hệ thống. Bởi vì hệ thống điện có công suất vô cùng lớn, cho nên công suất dự trữ lấy ở hệ thống, nghĩa là P dt = 0. Tổng công suất tác dụng của các phụ tải trong chế độ cực đại được xác định ở bảng 1.2 bằng: ∑P max = 279 MW Tổng tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện có giá trị: ∑∆P= 5%ΣP max = 0,05.279 =13,95 MW Công suất tác dụng tự dùng trong nhà máy điện bằng: [...]... mạng điện Điện áp định mức của mạng điện thiết kế được chọn đồng thời với sơ đồ cung cấp điện Điện áp định mức sơ bộ của mạng điện có thể xác định theo giá trị của công suất trên mỗi đường dây trong mạng điện Các phương án của mạng điện thiết kế hay là các đoạn đường dây riêng biệt của mạng điện có thể có điện áp định mức khác nhau Chọn điện áp cho mạng là một trong những vấn đề cơ bản của việc thiết kế. .. đó:  Isc - dòng điện chạy trên đường dây trong chế độ sự cố  Icp - dòng điện làm việc lâu dài cho phép của dây dẫn 2 Kiểm tra tổn thất điện áp lớn nhất của mạng điện Chất lượng điện năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ được đặc trưng bằng tần số của dòng điện và độ lệch điện áp so với điện áp định mức các lưới điện Khi thiết kế các mạng điện thường giả thiết rằng hệ thống hoặc các nguồn cung cấp có... kết quả tính toán trên nhận thấy rằng, công suất phản kháng do các nguồn cung cấp lớn hơn công suất phản kháng tiêu thụ.Vì vậy ta không cần bù sơ bộ công suất phản kháng trong mạng điện thiết kế Nguyễn Văn Giáp – KTĐ 1 – K55 Trang 12 Đại Học Bách Khoa Hà Nội Chương 2 LẬP PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ LƯỚI ĐIỆN 2.1 DỰ KIẾN CÁC PHƯƠNG ÁN NỐI DÂY Một trong các yêu cầu của thiết kế mạng điện là đảm bảo cung cấp điện. .. - tổng công suất phản kháng trong các trạm biến áp, khi tính toán sơ bộ có thể lấy ∑ΔQb = 15%∑Qmax  Qtd - công suất phản kháng tự dùng trong nhà máy điện, ta lấy cosφtd = 0,75 Nguyễn Văn Giáp – KTĐ 1 – K55 Trang 11 Đại Học Bách Khoa Hà Nội  Qdt – công suất phản kháng dự trữ trong hệ thống Đối với mạng điện thiết kế, công suất Qdt sẽ lấy ở hệ thống, nghĩa là Qdt = 0 Hệ số công suất của nhà máy là. .. 0,62 Hệ số công suất của hệ thống là cosφHT = 0,85nnên tgφHT = 0,62 Hệ số công suất tự dùng là cosφtd = 0,75 nên tgφtd = 0,882 Như vậy, tổng công suất phản kháng do nhà máy nhiệt điện phát ra là: QF = PF tgφF = 170.0,62 = 105,4 MVAr Công suất phản kháng do hệ thống cung cấp là: QHT = PHT tgφHT = 142,95.0,62 = 88,629 MVAr Tổng công suất phản kháng của các phụ tải trong chế độ cực đại được xác định ở... bằng: Tổng tổn thất công suất phản kháng trong các máy biến áp bằng: ∑ ∆Qb = 15% ∑ Qmax = 0,15.144,77 = 21,716 MVAr Tổng công suất phản kháng tự dùng trong nhà máy điện có giá trị: Qtd = Ptd tgφtd = 20.0,882 = 17,64 MVAr Tổng công suất phản kháng tiêu thụ trong mạng điện: Qtt = ∑ Qmax + ∑ ∆Qb + Qtd = 144,77 + 21,716 + 17,64 = 184,126 MVAr Tổng công suất phản kháng được cung cấp từ hệ thống và nhà máy: ... công suất phản kháng điện áp trong mạng sẽ giảm Vì vậy để đảm bảo chất lượng cần thiết của điện áp ở các hộ tiêu thụ trong mạng điện và trong hệ thống, cần tiến hành cân bằng sơ bộ công suất phản kháng Phương trình cân bằng công suất phản kháng trong mạng thiết kế có dạng: QF + QHT = Qtt = m∑Qmax + ∑ΔQL - ∑Qc + ∑ΔQb + Qtd + Qdt trong đó:  QF - tổng công suất phản kháng do nhà máy nhiệt điện phát ra ... kháng do hệ thống cung cấp  Qtt - công suất phản kháng tiêu thụ trong mạng điện  m - hệ số đồng thời xuất hiện các phụ tải trong chế độ cực đại (m=1)  ∑Qmax - tổng công suất phản kháng của các phụ tải trong chế độ cực đại  ∑ΔQL - tổng tổn thất công suất phản kháng trong cảm kháng của các đường dây trong mạng điện  ∑QC - tổng công suất phản kháng do điện dung của đường dây sinh ra, khi tính toán... triển Trong thiết kế hiện nay, để chọn được sơ đồ tối ưu của mạng điện người ta sử dụng phương pháp nhiều phương án Từ các vị trí đã cho của các phụ tải và các nguồn cung cấp, cần dự kiến một số phương án và phương án tốt nhất sẽ chọn dựa trên cơ sở so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án đó Đồng thời cần chú ý chọn các sơ đồ đơn giản Các sơ đồ phức tạp hơn được chọn trong trường hợp khi các sơ đồ đơn... TÍNH TOÁN KĨ THUẬT CHO CÁC PHƯƠNG ÁN 2.2.1 Lựa chọn điện áp định mức của mạng điện Điện áp định mức của mạng điện ảnh hưởng chủ yếu đến các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, cũng như các đặc trưng kỹ thuật của mạng điện Điện áp định mức của mạng điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố: công suất của phụ tải, khoảng cách giữa các phụ tải và các nguồn cung cấp điện, vị trí tương đối giữa các phụ tải với nhau, sơ đồ mạng

Ngày đăng: 14/06/2015, 10:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan