Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
381 KB
Nội dung
Giáo án Vật lý lớp 12, chương trình Cơ bản Hoàng Quốc Hoàn Giáo án số: 03 Tiết theo PPCT: 48+49 Ngày soạn: 27/02/11 Ngày dạy: 01+03/03/11 Thực hành: ĐO BƯỚC SÓNG ÁNH SÁNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO THOA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Thông qua thực hành nhận thức rõ bản chất sóng của ánh sáng, biết ứng dụng hiện tượng giao thoa để đo bước sóng ánh sáng. 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng các dụng cụ thí nghiệm tạo ra hệ vân giao thoa trên màn ảnh, bằng cách dùng nguồn laze chiếu vuông góc với màn chắn có khe Y-âng. Quan sát hệ vân, phân biệt được các vân sáng, vân tối, vân sáng giữa của hệ vân. - Biết cách dùng thước kẹp đo khoảng vân. Xác định được tương đối chính xác bước sóng của chùm tia laze. 3. Thái độ: Tích cực, chủ động thiết lập và tiến hành thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Chuẩn bị bộ thí nghiệm giao thoa khe Y-âng. 2. Học sinh: Xem lại kiến thức bài “Giao thoa ánh sáng” và đọc trước bài thực hành “đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa”. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra: Câu 1. Em hãy trình bày thí nghiệm giao thoa Y-âng và ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng? 3. Thực hành IV. RÚT KINH NGHIỆM - 1 - Giáo án Vật lý lớp 12, chương trình Cơ bản Hoàng Quốc Hoàn Giáo án số: 03 Tiết theo PPCT: 50 Ngày soạn: 01/03/11 Ngày dạy: 05/03/11 KIỂM TRA 45 PHÚT Họ và tên:……………………………. Lớp 12A I. ĐỀ BÀI A. Trắc nghiệm (chọn đáp án đúng – 6 điểm) Câu 1: Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần của bước sóng: λ X , λ tím , λ tử_ngoại , γ λ : A. λ X , λ tím , λ tử_ngoại , γ λ B. γ λ , λ X , λ tử_ngoại , λ tím C. λ tím , λ tử_ngoại , λ X , γ λ D. λ tím , λ tử_ngoại , λ X , γ λ Câu 2: Nguồn phát ra tia tử ngoại là: A. Mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 0K. B. Mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 2000 0 C. C. Mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 500 0 C. D. Mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 2000K. Câu 3: Công thức nào sau đây cho phép xác định tọa độ của vân tối thứ n trong thí nghiệm Y-âng: A. tn i x ni 2 = ± + ÷ B. tn 1 x ni 2 = ± − ÷ C. tn 1 x i n 2 = ± − ÷ D. tn 1 x i n 2 = ± + ÷ Câu 4: Trong thí nghiệm Y-âng cho khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 6 khác phía so với vân trung tâm là 6,4mm. Khoảng vân là: A. 0,5mm B. 0,6mm C. 0,8mm D. 1mm Câu 5: Chọn câu sai. Quang phổ vạch của các chất khác nhau về: A. Số lượng các vạch B. Màu sắc các vạch C. Độ sáng các vạch D. Vị trí các vạch Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải của tia hồng ngoại: A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng lên kính ảnh C. Phát quang một số chất. D. Biến điệu được B. Tự luận (4 điểm) Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng cho khoảng cách giữa 2 khe bằng 1,1mm và khoảng cách từ mặt phẳng chứa 2 khe tới màn quan sát bằng 2m. Hai khe được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0.55 mλ = µ . Giới hạn trường giao thoa là L=20,1mm. a. Xác định khoảng vân; vị trí vân sáng bậc 6 và vân tối thứ 7? b. Xác định số vân sáng và vân tối quan sát được trên màn? c. Xác định số vân sáng thuộc đoạn MN với x M =9,1mm; x N =-2mm? d. Chiếu sáng đồng thời hai khe bởi 2 bức xạ 0.55 mλ = µ và ' 0,66 mλ = µ . Xác định khoảng cách giữa vân sáng cùng màu với vân trung tâm và vân trung tâm, gần vân trung tâm nhất? II. BÀI LÀM A. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 ĐA B. Tự luận - 2 - Giáo án Vật lý lớp 12, chương trình Cơ bản Hoàng Quốc Hoàn ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 ĐA B B C C C C B. Tự luận a. 1mm; ± 6mm; ± 6,5mm. b. 21 sáng, 20 tối c. 12 vân d. 6mm - 3 - Giáo án Vật lý lớp 12, chương trình Cơ bản Hoàng Quốc Hoàn Giáo án số: 03 Tiết theo PPCT: 51 Ngày soạn: 05/03/11 Ngày dạy: 09/03/11 HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được thí nghiệm Héc về hiện tượng quang điện và nêu được định nghĩa hiện tượng quang điện. - Phát biểu được định luật về giới hạn quang điện. - Phát biểu được giả thuyết Plăng và viết được biểu thức về lượng tử năng lượng. - Phát biểu được thuyết lượng tử ánh sáng và nêu được những đặc điểm của phôtôn. - Vận dụng được thuyết phôtôn để giải thích định luật về giới hạn quang điện. - Nêu được lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng. 2. Kĩ năng: - Tính toán chính xác được kết quả khi xác định giới hạn quang điện hoặc công thoát (đơn vị J và đơn vị eV) 3. Thái độ: Tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức mới, hình thành thế giới quan khoa học và rèn luyện tư duy vật lý. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Bộ thí nghiệm về hiện tượng quang điện. - Một số mẫu chuyện vui về sự ra đời của thuyết lượng tử như thái độ của các nhà khoa học thời bấy giờ trước ý kiến có tính chất táo bạo của Plăng về sự gián đoạn của năng lượng. 2. Học sinh: III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra: GV giới thiệu chương VI. 3. Bài mới Phương pháp Nội dung HĐ 1: - GV: Minh hoạ thí nghiệm của Héc (1887) GV: Góc lệch tĩnh điện kế giảm → chứng tỏ điều gì? HS: Tấm kẽm mất bớt điện tích âm → các êlectron bị bật khỏi tấm Zn. GV: Nếu làm thí nghiệm với tấm Zn tích điện dương → kim tĩnh điện kế sẽ không bị thay đổi → Tại sao? HS: Hiện tượng vẫn xảy ra, nhưng e bị bật ra bị tấm Zn I. Hiện tượng quang điện 1. Thí nghiệm của Héc về hiện tượng quang điện - Chiếu ánh sáng hồ quang vào tấm kẽm tích điện âm làm bật êlectron khỏi mặt tấm kẽm. - 4 - Zn - - - Giáo án Vật lý lớp 12, chương trình Cơ bản Hoàng Quốc Hoàn hút lại ngay → điện tích tấm Zn không bị thay đổi. GV: Hiện tượng quang điện là hiện tượng như thế nào? HS: Thảo luận trả lời. GV: Nếu trên đường đi của ánh sáng hồ quang đặt một tấm thuỷ tinh dày → hiện tượng không xảy ra → chứng tỏ điều gì? HS: Thuỷ tinh hấp thụ rất mạnh tia tử ngoại → còn lại ánh sáng nhìn thấy→ tia tử ngoại có khả năng gây ra hiện tượng quang điện ở kẽm. Còn ánh sáng nhìn thấy được thì không. HĐ 2: GV: Thông báo thí nghiệm khi lọc lấy một ánh sáng đơn sắc rồi chiếu vào mặt tấm kim loại. Ta thấy với mỗi kim loại, ánh sáng chiếu vào nó (ánh sáng kích thích) phải thoả mãn λ ≤ λ 0 thì hiện tượng mới xảy ra. HS: Ghi nhận kết quả thí nghiệm và từ đó ghi nhận định luật về giới hạn quang điện. GV: Giải thích không thể giải thích được hiện tượng quang điện nếu dùng thuyết sóng điện từ về ánh sáng. HĐ 3: GV: - Khi nghiên cứu bằng thực nghiệm quang phổ của nguồn sáng → kết quả thu được không thể giải thích bằng các lí thuyết cổ điển → Plăng cho rằng vấn đề mấu chốt nằm ở quan niệm không đúng về sự trao đổi năng lượng giữa các nguyên tử và phân tử. - Giả thuyết của Plăng được thực nghiệm xác nhận là đúng. HS: Ghi nhận tính đúng đắn của thuyết Plăng. GV: Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ gọi là lượng tử năng lượng (ε) GV: Y/C HS đọc Sgk từ đó nêu những nội dung của thuyết lượng tử. HS: Đọc SGK và nêu 4 nội dung của thuyết lượng tử 2. Định nghĩa - Hiện tượng ánh sáng làm bật các êlectron ra khỏi mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện (ngoài). 3. Nếu chắn chùm sáng hồ quang bằng một tấm thuỷ tinh dày thì hiện tượng trên không xảy ra → bức xạ tử ngoại có khả năng gây ra hiện tượng quang điện ở kẽm. II. Định luật về giới hạn quang điện - Định luật: Đối với mỗi kim loại, ánh sáng kích thích phải có bước sóng λ ngắn hơn hay bằng giới hạn quang điện λ 0 của kim loại đó, mới gây ra được hiện tượng quang điện. - Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là đặc trưng riêng cho kim loại đó. - Thuyết sóng điện từ về ánh sáng không giải thích được mà chỉ có thể giải thích được bằng thuyết lượng tử. III. Thuyết lượng tử ánh sáng 1. Giả thuyết Plăng - Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ có giá trị hoàn toàn xác định và hằng hf; trong đó f là tần số của ánh sáng bị hấp thụ hay phát ra; còn h là một hằng số. 2. Lượng tử năng lượng hf ε = h gọi là hằng số Plăng: h = 6,625.10 -34 J.s 3. Thuyết lượng tử ánh sáng a. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn. b. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng bằng hf. c. Phôtôn bay với tốc độ c = 3.10 8 m/s dọc theo các tia sáng. d. Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ một - 5 - Giáo án Vật lý lớp 12, chương trình Cơ bản Hoàng Quốc Hoàn GV: Dựa trên giả thuyết của Plăng để giải thích các định luật quang điện, Anh-xtah đã đề ra thuyết lượng tử ánh sáng hay thuyết phôtôn. HS: Ghi nhận giải thích từ đó tìm được λ ≤ λ 0 . GV: Đưa ra 2 chú ý cho HS: - Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên. - Anh-xtanh cho rằng hiện tượng quang điện xảy ra do có sự hấp thụ phôtôn của ánh sáng kích thích bởi êlectron trong kim loại. GV: Để êlectron bức ra khỏi kim loại thì năng lượng này phải như thế nào? HS: Phải lớn hơn hoặc bằng công thoát. HĐ 4: GV: Trong hiện tượng giao thoa, phản xạ, khúc xạ … → ánh sáng thể hiện tích chất gì? HS: Ánh sáng thể hiện tính chất sóng. GV: Liệu rằng ánh sáng chỉ có tính chất sóng? HS: Không, trong hiện tượng quang điện ánh sáng thể hiện chất hạt. GV: Lưu ý: Dù tính chất nào của ánh sáng thể hiện ra thì ánh sáng vẫn có bản chất là sóng điện từ. HĐ 5: GV: 1. Giao nhiệm vụ về nhà. 2. Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau. HS: Ghi BTVN và những yêu cầu của GV. phôtôn. 4. Giải thích định luật về giới hạn quang điện bằng thuyết lượng tử ánh sáng - Mỗi phôtôn khi bị hấp thụ sẽ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho 1 êlectron. - Công để “thắng” lực liên kết gọi là công thoát (A). - Để hiện tượng quang điện xảy ra: hf ≥ A hay c h A λ ≥ → hc A λ ≤ Đặt 0 hc A λ = → λ ≤ λ 0 . IV. Lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng - Ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt. IV. RÚT KINH NGHIỆM - 6 - Giáo án Vật lý lớp 12, chương trình Cơ bản Hoàng Quốc Hoàn Giáo án số: 03 Tiết theo PPCT: 52 Ngày soạn: 08/03/11 Ngày dạy: 11/03/11 HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trả lời được các câu hỏi: Tính quang dẫn là gì? - Nêu được định nghĩa về hiện tượng quang điện trong và vận dụng để giải thích được hiện tượng quang dẫn. - Trình bày được định nghĩa, cấu tạo và hoạt động của các quang điện trở và pin quang điện. 2. Kĩ năng: Khái quát hoá, trừu tượng hoá, phân tích, giải thích các hiện tượng liên quan đến hiện tượng quang điện trong. 3. Thái độ: Hình thành thế giới quan khoa học, quan điểm duy vật biện chứng. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Thí nghiệm về dùng pin quang điện để chạy một động cơ nhỏ. - Máy tính bỏ túi chạy bằng pin quang điện. 2. Học sinh: III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra: Câu 1: Nêu định nghĩa hiện tượng quang điện? Câu 2: Nêu định luật về giới hạn quang điện? Câu 3: Phát biểu nội dung về thuyết lượng tử ánh sáng? 3. Bài mới Phương pháp Nội dung HĐ 1: GV: Y/C HS đọc SGK và cho biết chất quang dẫn là gì, lấy ví dụ? HS: Đọc SGK và trả lời GV: Dựa vào bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn và thuyết lượng tử, hãy giải thích vì sao như vậy? HS: Khi chưa bị chiếu sáng → e liên kết với các nút mạng → không có e tự do → cách điện. Khi bị chiếu sáng → ε truyền cho 1 phôtôn. Nếu năng lượng e nhận được đủ lớn → giải phóng e dẫn (+ lỗ trống) → tham gia vào quá trình dẫn điện → trở thành dẫn điện. GV: Hiện tượng giải phóng các hạt tải điện (êlectron và lỗ trống) xảy ra bên trong khối bán dẫn khi bị chiếu sáng nên gọi là hiện tượng quang dẫn trong. GV: So sánh độ lớn của giới hạn quang dẫn với độ lớn của giới hạn quang điện và đưa ra nhận xét. HS: Giới hạn quang dẫn ở vùng bước sóng dài hơn giới hạn quang điện vì năng lượng kích hoạt các e liên kết để chúng trở thành các e dẫn nhỏ hơn công thoát để bức các e ra khỏi kim loại. HĐ 2: GV: Y/C HS đọc SGK và cho quang điện trở là gì? I. Chất quang dẫn và hiện tượng quang điện trong 1. Chất quang dẫn - Là chất bán dẫn có tính chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và dẫn điện tốt khi bị chiếu sáng. 2. Hiện tượng quang điện trong - Hiện tượng ánh sáng giải phóng các êlectron liên kết để chúng trở thành các êlectron dẫn đồng thời làm xuất các lỗ trống tham gia vào quá trình dẫn điện gọi là hiện tượng quang điện trong. - Ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện. II. Quang điện trở - 7 - Giáo án Vật lý lớp 12, chương trình Cơ bản Hoàng Quốc Hoàn Chúng có cấu tạo và đặc điểm gì? HS : Đọc SGK và trả lời. GV: Cho HS xem cấu tạo của một quang điện trở. - Ứng dụng: trong các mạch tự động. HĐ 3: GV: Pin quang điện (pin Mặt Trời) là một thiết bị biến đổi từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào? HS: Trực tiếp từ quang năng sang điện năng. GV: Minh hoạ cấu tạo của pin quang điện. HS: HS đọc Sgk và dựa vào hình vẽ minh hoạ để trình bày cáu tạo của pin quang điện. GV: Trong bán dẫn n hạt tải điện chủ yếu là êlectron, bán dẫn loại p hạt tải điện chủ yếu là lỗ trống → ở lớp chuyển tiếp hình thành một lớp nghèo. Ở lớp nghèo về phía bán dẫn n và về phía bán dẫn p có những ion nào? HS: Về phía n sẽ có các ion đôno tích điện dương, về phía p có các ion axepto tích điện âm. GV: Khi chiếu ánh sáng có λ ≤ λ 0 → hiện tượng xảy ra trong pin quang điện như thế nào? HS: Gây ra hiện tượng quang điện trong. Êlectron đi qua lớp chặn xuống bán dẫn n, lỗ trống bị giữ lại → Điện cực kim loại mỏng ở trên nhiễm điện (+) → điện cực (+), còn đế kim loại nhiễm điện (-) → điện cực (-). GV: Hãy nêu một số ứng dụng của pin quang điện? HS: Trong các máy đó ánh sáng, vệ tinh nhân tạo, máy tính bỏ túi… HĐ 4: GV: 1. Giao nhiệm vụ về nhà. 2. Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau. HS: Ghi BTVN và những yêu cầu của GV. - Là một điện trở làm bằng chất quang dẫn. - Cấu tạo: 1 sợi dây bằng chất quang dẫn gắn trên một đế cách điện. - Điện trở có thể thay đổi từ vài MΩ → vài chục Ω. III. Pin quang điện 1. Là pin chạy bằng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. 2. Hiệu suất trên dưới 10% 3. Cấu tạo: a. Pin có 1 tấm bán dẫn loại n, bên trên có phủ một lớp mỏng bán dẫn loại p, trên cùng là một lớp kim loại rất mỏng. Dưới cùng là một đế kim loại. Các kim loại này đóng vai trò các điện cực trơ. b. Giữa p và n hình thành một lớp tiếp xúc p-n. Lớp này ngăn không cho e khuyếch tán từ n sang p và lỗ trống khuyếch tán từ p sang n → gọi là lớp chặn. c. Khi chiếu ánh sáng có λ ≤ λ 0 sẽ gây ra hiện tượng quang điện trong. Êlectron đi qua lớp chặn xuống bán dẫn n, lỗ trống bị giữ lại → Điện cực kim loại mỏng ở trên nhiễm điện (+) → điện cực (+), còn đế kim loại nhiễm điện (-) → điện cực (-). - Suất điện động của pin quang điện từ 0,5V → 0,8V . 4. Ứng dụng (Sgk) IV. RÚT KINH NGHIỆM - 8 - G I qđ E tx + - Lớp chặn g + + + + + + + + - - - - - - - - n p Giáo án Vật lý lớp 12, chương trình Cơ bản Hoàng Quốc Hoàn Giáo án số: 03 Tiết theo PPCT: 53 Ngày soạn: 13/03/11 Ngày dạy: 17/03/11 BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Ôn lại kiến thức 2 bài: + Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng + Hiện tượng quang điện trong. Pin quang điện 2. Kĩ năng: - Giải được một số bài tập định tính về hiện tượng quang điện trong và hiện tượng quang điện. - Giải được một số bài tập định lượng đơn giản về hiện tượng quang điện. 3. Thái độ: Tích cực, chủ động đưa ra các phương án giải quyết các bài toán GV đưa ra. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Chuẩn bị bài tập tự luận và trắc nghiệm về hiện tượng quang điện. 2. Học sinh: - Xem lại lý thuyết hai bài trên và các kiến thức về chất bán dẫn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Bài tập Phương pháp Nội dung HĐ 1: GV: Chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm 2 bàn) và phát phiếu làm trắc nghiệm. HS: Thảo luận nhóm và đưa ra đáp án. HĐ 2: GV: Y/C HS giải bài tập 13 (SGK – Tr 158) HS: Giải bài tập 13 HĐ 3: GV: Y/C HS tóm tắt và gợi ý HS giải bài tập 30.11 (SBT Tr 48, 49) HS: Tóm tắt và đưa ra lời giải cho bài tập 30.11 Bài giải: Công thoát của e khỏi Zn là: ( ) ( ) 34 8 6 0 19 hc 6,625.10 .3.10 A 0,35.10 5,679.10 J 3,55 eV − − − = = = λ = = Tóm tắt: 6 0,3 m 0,3.10 m − λ = µ = 6 0 0,35 m 0,35.10 m − λ = µ = P=25W h=6,625.10 -34 Js c=3.10 8 m/s 2 a. N pt =? trong 1s b. W đ =? Bài giải: a. Số phôtôn mà nguồn phát ra trong mỗi giây là - 9 - Giáo án Vật lý lớp 12, chương trình Cơ bản Hoàng Quốc Hoàn HĐ 4: GV: 1. Giao nhiệm vụ về nhà. 2. Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau. HS: Ghi BTVN và những yêu cầu của GV. 6 pt 34 8 19 P P 25.0,3.10 N hc 6,625.10 .3.10 3,774.10 − − λ = = = ε = b. Động năng của e là: ( ) ( ) d 0 0 34 8 6 20 hc hc 1 1 W hc 1 1 6,625.10 .3.10 .10 0,3 0,35 9,46.10 J 0,59 eV − − = − = − = ÷ λ λ λ λ = − = ÷ = = IV. RÚT KINH NGHIỆM - 10 - [...]... + Mặt (2) là mặt bán mạ, trở thành gương phẳng G2 có mặt phản xạ quay về G1 Hai gương G1 // G2 4 Các loại laze - Laze khí, như laze He – Ne, laze CO2 - Laze rắn, như laze rubi - Laze bán dẫn, như laze Ga – Al – As II Một vài ứng dụng của laze HĐ 3: GV: Y/C HS đọc sách và nêu một vài ứng dụng của - Y học: dao mổ, chữa bệnh ngoài da… laze HS: Đọc SGK, kết hợp với kiến thức thực tế để nêu các - Thông tin . là: ( ) ( ) 34 8 6 0 19 hc 6,625.10 .3. 10 A 0 ,35 .10 5,679.10 J 3, 55 eV − − − = = = λ = = Tóm tắt: 6 0 ,3 m 0 ,3. 10 m − λ = µ = 6 0 0 ,35 m 0 ,35 .10 m − λ = µ = P=25W h=6,625.10 -34 Js c =3. 10 8 m/s 2 a mỗi giây là 6 pt 34 8 19 P P 25.0 ,3. 10 N hc 6,625.10 .3. 10 3, 774.10 − − λ = = = ε = b. Động năng của e là: ( ) ( ) d 0 0 34 8 6 20 hc hc 1 1 W hc 1 1 6,625.10 .3. 10 .10 0 ,3 0 ,35 9,46.10 J 0,59. = λ = = Tóm tắt: 6 0 ,3 m 0 ,3. 10 m − λ = µ = 6 0 0 ,35 m 0 ,35 .10 m − λ = µ = P=25W h=6,625.10 -34 Js c =3. 10 8 m/s 2 a. N pt =? trong 1s b. W đ =? - 15 - Giáo án Vật lý lớp 12, chương trình Cơ bản