1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề thi văn 9 hk2

5 227 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 62 KB

Nội dung

ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2010 – 2011 MÔN NGỮ VĂN 9 Đề 01 I. Trắc ngiệm: 3đ Hãy chọn ý đúng và khoanh vào chữ cái ứng với câu trả lời đúng. Câu 1/ Cảm xúc của tác giả để viết “ Mùa xuân nho nhỏ” bắt nguồn từ : A. Vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân Hà Nội. B. Vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân xứ Huế. C. Vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân Nam Bộ. D. Vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân đất nước ta. Câu 2/ Dòng nào nêu đúng nhất ý nghĩa biểu hiện của những hình ảnh: Con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến ? A. Là vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân. B. Là những gì đẹp nhất trong cuộc đời mà con người luôn khao khát hướng tới. C. Là vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường thể hiện tâm niệm chân thành, da diết và rất riêng của tác giả. D. Là vẻ đẹp cao quí trong cuộc đời con người. Câu 3/ Thông qua phép tu từ ẩn dụ trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” – Viễn Phưong, các hình ảnh ấy gợi lên : A. Sự lớn lao, vĩnh hằng. B. Sự kiên trung, bất khuất. C. Sự thành kính, trang trọng. D. Cả A, B, C. Câu 4/ Tác giả đã cảm nhận được tín hiệu của sự chuyển mùa trong bài “Sang Thu” – Hữu Thỉnh bắt đầu bằng: A. Thị giác. B. Thính giác. C. Khứu giác. D. Xúc giác. Câu 5/ Trọng tâm miêu tả của tác giả ở nhân vật Nhĩ ( Bến Quê – Nguyễn Minh Châu) là: A. Ngoại hình, ngôn ngữ. B. Cử chỉ, thái độ. C. Cảm xúc, suy nghĩ. D. Cảnh ngộ, mơ ước. Câu 6/ Truyện “ Những ngôi sao xa xôi” Lê Minh Khuê đề cập đến nội dung chủ yếu là : A. Sự ác liệt của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ. B. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Miền Nam. C. Tinh thần lạc quan dũng cảm của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. D. Những kỉ niệm đẹp, êm đềm của những cô gái Hà Thành. Câu 7/ Thành phần gọi – đáp có chức năng gì trong câu ? A. Để bày tỏ thái độ. B. Để nêu đề tài trong câu nói. C. Để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. D. Để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính. Câu 8/ Những từ gạch chân trong những câu sau là thành phần gì ? Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. ( Nam Cao ) A. Gọi – đáp. B. Cảm thán. C. Tình thái. D. Phụ chú. Câu 9/ Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) là bàn luận về vấn đề gì ? A. Tóm tắt tác phẩm truyện và bàn luận về câu chuyện. B. Bàn luận về bản tóm tắt tác phẩm truyện đang đọc. C. Trình bày ý kiến các nhà phê bình về truyện đang bàn. D. Trình bày nhận xét, đánh giá của người làm bài về truyện. Câu 10/ Văn bản nào thường chứa nghĩa hàm ý nhiều nhất trong các loại văn bản sau ? A. Văn bản khoa học. B. Văn bản nghệ thuật. C. Văn bản hành chính công vụ. D. Văn bản chính luận. Câu 11/ Ngoài ý nghĩa tình mẹ con, “ Mây và sóng” còn gợi cho em suy nghĩ về điều gì ? A. Mẹ là điểm tựa vững chắc để ta khước từ mọi cám dỗ và quyến rũ. B. Nhắc nhở ta về hạnh phúc do chính con người tạo ra. C. Gợi nhắc về tình yêu và sự sáng tạo tuyệt vời. D. Ca ngợi em bé có tình yêu thiên nhiên. Câu 12/ Trong văn bản “ Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” bức tranh chân dung tự họa của Rô-bin-xơn đã không nói đến: A. Trang phục. B. Diện mạo. C. Trang bị. D. Trang sức. II. Tự luận: 7đ Câu 1/ ( 2 điểm) Trong văn bản “ Nói với con” của Y Phương có câu: “ Một bước chạm tiếng nói” Hãy chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo và cho biết nội dung chính của đoạn thơ vừa chép. Câu 2/(5 điểm) Làm sáng tỏ nhận định: Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải. Hết ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2010 – 2011 MÔN NGỮ VĂN 9 Đề 02 I. Trắc ngiệm: 3đ Hãy chọn ý đúng và khoanh vào chữ cái ứng với câu trả lời đúng. Câu 1/ Hình tượng trung tâm bao trùm cả bài thơ “ Con cò” – Chế Lan Viên là hình tượng: A. Người mẹ. B. Con cò. C. Đứa con. D. Con vạc. Câu 2/ “ Con cò” – Chế Lan Viên ca ngợi: A. Người phụ nữ tần tảo luôn yêu thương và luôn chăm sóc cho con. B. Người nông dân nghèo khổ mà có tấm lòng trong sạch. C. Tình mẹ và ý nghĩa của lời hát ru. D. Tuổi thơ êm đềm trong vòng tay yêu thương của mẹ. Câu 3/ Ngoài ý nghĩa tình mẹ con, “ Mây và sóng” còn gợi cho em suy nghĩ về điều gì ? A. Mẹ là điểm tựa vững chắc để ta khước từ mọi cám dỗ và quyến rũ. B. Nhắc nhở ta về hạnh phúc do chính con người tạo ra. C. Gợi nhắc về tình yêu và sự sáng tạo tuyệt vời. D. Ca ngợi em bé có tình yêu thiên nhiên. Câu 4/ Qua hình ảnh đất nước đang vào xuân của văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ” ta cảm nhận được: A. Một đất nước đang hối hả dựng xây và chiến đấu, đang vững vàng đi lên. B. Một đất nước đang trong thời kì công nghiệp hóa. C. Một đất nước đang hội nhập. D. Một đất nước đang sản xuất nông nghiệp. Câu 5/ Bài thơ “ Viếng lăng Bác” – Viễn Phương, có bố cục đặc biệt như thế nào ? A. Theo trình tự dòng cảm xúc của nỗi nhớ. B. Theo trình tự thời gian. C. Theo trình tự của chuyến vào viếng lăng Bác. D. Theo trình tự của không gian. Câu 6/ Trong văn bản “ Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” bức tranh chân dung tự họa của Rô- bin-xơn đã không nói đến: A. Trang phục. B.Diện mạo. C. Trang bị. D. Trang sức. Câu 7/ Sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu ( Sang thu- Hữu Thỉnh) được cảm nhận từ: A. Đám mây B. Mùi hương C. Làn gió D. Màu sắc. Câu 8/ Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là làm công việc gì ? A. Tìm cách để nhanh chóng học thuộc lòng bài thơ, đoạn thơ. B. Tập luyện nhiều lần nhằm đọc thật diễn cảm bài thơ, đoạn thơ. C. Nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ. D. Nêu ý kiến của nhiều người khác nhau về đoạn thơ, bài thơ. Câu 9/ Nhận định nào sau đây không đúng về khởi ngữ? A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ. B. Khởi ngữ còn gọi là đề ngữ. C. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu. D. Khởi ngữ là thành phần chính của câu. Câu 10/ Thành phần cảm thán trong đoạn văn sau có tác dụng gì? Mụ giương tròn cả hai mắt lên mà reo: - A, thế chứ! Thế mà tớ cứ tưởng dưới nhà đi Việt gian, tớ ghét ghê. (Kim Lân) A. Ngạc nhiên và vui mừng B. Ngạc nhiên và chế giễu C. Vui mừng và chế giễu D. Chế giễu và tức giận. Câu 11/ Thành phần gọi- đáp trong câu sau dùng để làm gì? A! Mợ đây! Mợ đây mà! Ôi chao! Con tôi nó giật mình… Mợ thương… (Nam Cao). A. Thiết lập cuộc giao tiếp B. Duy trì cuộc giao tiếp C. Bộc lộ cảm xúc D. Bổ sung thông tin. Câu 12/ Em không đồng tình với hành động của nhân vật nào trong tác phẩm “Bố của Xi- mông”: A. Chị Blăng- sốt B. Các bạn của Xi- mông C. Xi- mông D. Chú Phi- líp. II/ Tự luận (7 điểm) Câu 1/ (2 điểm) Trong văn bản “Con cò” của Chế Lan Viên có câu: “ Dù ở gần con” Hãy chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo và cho biết nội dung chính của đoạn thơ vừa chép. Câu 2/ (5 điểm) Làm sáng tỏ nhận đinh: Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải. Hết . về truyện. Câu 10/ Văn bản nào thường chứa nghĩa hàm ý nhiều nhất trong các loại văn bản sau ? A. Văn bản khoa học. B. Văn bản nghệ thuật. C. Văn bản hành chính công vụ. D. Văn bản chính luận. Câu. ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2010 – 2011 MÔN NGỮ VĂN 9 Đề 01 I. Trắc ngiệm: 3đ Hãy chọn ý đúng và khoanh vào chữ cái ứng với. yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải. Hết ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2010 – 2011 MÔN NGỮ VĂN 9 Đề 02 I. Trắc ngiệm: 3đ Hãy chọn ý đúng và khoanh vào chữ cái ứng với

Ngày đăng: 14/06/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w