Vai tro nganh dịch vu

4 285 0
Vai tro nganh dịch vu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Địa lí ngành dịch vụ [ĐL-PT] Địa lí ngành dịch vụ * ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC LÃNH THỔ DỊCH VỤ Nhìn chung, các dịch vụ đều có 3 đặc điểm tổ chức lãnh thổ cơ bản sau đây: a- Trong hoạt động dịch vụ, người cung cấp và người tiêu dùng thường xuyên tiếp cận với nhau, phối hợp với nhau để cùng tạo ra sản phẩm. Vì vậy các cơ sở dịch vụ chỉ có thể hình thành, hoạt động, phát triển và phân bố ở những nơi có nhu cầu dịch vụ, có người tiêu dùng dịch vụ. Thông thường, đó là các trung tâm kinh tế lớn, những nơi tập trung dân cư đông đúc, các đô thị và chùm đô thị. tại những khu vực nào có kinh tế càng phát triển, dân cư tập trung càng đông, mức sống vật chất và tinh thần càng cao, thì dịch vụ càng phát triển và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu GDP. b- Hoạt động dịch vụ ngày càng có xu hướng cá biệt hoá, hơn nữa quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ càng diễn ra một lúc nên khó có thể tự động hoá, tiến hành sản xuất đồng loạt, khó có thể tồn kho và vận chuyển đi xa. Vì vậy, các cơ sở dịch vụ thường phát triển và phân bố gắn với sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của số đông dân cư, làm xuất hiện các điểm dân cư đô thị và kiểu đô thị mới, các điểm du lịch, các khu vui chơi giải trí, các nút giao thông, các khu thương mại, phân bố dịch vụ gắn liền với phân bố dân cư và lao động. c- Dịch vụ hiện đại đang có xu hướng phát triển trên cơ sở các kỹ thuật và công nghệ cao, gắn ngày càng chặt với công nghiệp siêu vi để tạo ra ngày càng nhiều các sản phẩm hỗn hợp, vừa mang tính vật chất, vừa mang tính phi vật chất (vừa hữu hình, vừa vô hình) như các dịch vụ tin học, bưu chính, viễn thông Do đó, các hoạt động dịch vụ thường được phát triển và phân bố ở những khu vực tập trung các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các trung tâm khoa học và công nghệ, các trung tâm văn hoá, đào tạo. Trong sự đa dạng và ngày càng phức tạp của dịch vụ, mỗi một loại dịch vụ lại có những đặc điểm tổ chức lãnh thổ riêng biệt. - Dịch vụ giao thông vận tải và thông tin - liên lạc gắn với mạng lưới đướng xá (sắt, thuỷ, bộ, hàng không, ống dẫn), chiều dài, quy mô, chất lượng đường, laọi phương tiện, thiết bị, nhà ga, cảng sông, cảng biển, cảng hàng không, hệ thống kho bãi - Dịch vụ thương mại gắn với mạng lưới phân bố dân cư, đặc biệt là mạng lưới quần cư đô thị, gắn với các tuyến, các trục, các nút giao thông, gắn với các ga, bến, cảng - Dịch vụ du lịch gắn với hệ thống giao thông vận tải và thông tin - liên lạc, gắn với các cảnh quan tự nhiên và các cảnh quan văn hoá, lịch sử * HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ DỊCH VỤ Trong 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, dịch vụ là khu vực kinh tế có năng suất lao động cao nhất và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 9%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân năm của toàn bộ nền kinh tế. Tỷ trọng của dịch vụ trong cơ cấu GDP đã tăng từ 33% năm 1986 lên 42,1% năm 1996. Điều đó chứng tỏ rằng cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh tế đã và đang từng bước chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. 1 - Giao thông vận tải và thông tin - liên lạc a. Tình hình chung - Hệ thống giao thông vận tải của Việt Nam đã phát triển toàn diện, nhưng quy mô chưa lớn và chất lượng còn thấp. Ở Việt Nam hiện nay đã hình thành một hệ thống giao thông vận tải bao gồm đủ các loại đường: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không và đường ống. Tổng chiều dài đường bộ (1995) 177.300 km Đường sông 40.900 km Đường sắt 3.218 km Cảng biển chính 7 cái Sân bay chính: 3 sân bay quốc tế, 13 sân nội địa. Các tuyến đường bộ chất lượng chưa cao 90% là đường khổ hẹp dưới 8m, chưa tráng nhựa hoặc bê tông với 8000 cầu và 150 phà có khả năng thông hành kém. Quốc lộ chính chỉ dài 15.000 km. Các tuyến đường sắt 85% là đường khổ hẹp 1m với 1700 cầu trong đó có nhiều cầu đi chung với đường bộ. Hệ thống đường sông của Việt Nam chủ yếu còn dựa vào các dòng chảy tự nhiên (hơn 70% tổng chiều dài) và hệ thống cảng sông chưa hoàn chỉnh. Các cảng biển Việt Nam hiện nay chỉ có tổng khối lượng hàng hoá bốc xếp nhỏ 35 triệu tấn/năm (kể cả các cảng than và dầu) với tổng chiều dài các bến cảng thương mại tổng hợp dưới 8000 m, đủ cho tầu 5000 - 10000 tấn vào xếp dỡ hàng hoá, trong đó số cảng có trang bị phương tiện xếp dỡ container chưa nhiều. Việt Nam có ba cảng hàng không quốc tế và ngành hàng không mới chỉ phát triển chủ yếu trong 5 năm gần đây (1990-1995), qui mô các sân bay chưa lớn và số lượng các phương tiện bay còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu. - Giao thông vận tải Việt Nam tăng trưởng nhanh trong 10 năm gần đây, đặc biệt là đường biển và đường hàng không. So sánh 1995/1985 Khối lượng hàng hoá vận chuyển Khối lượng hành khách vận chuyển Khối lượng hành khách luân chuyển Riêng đường biển có khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 2,3 lần và hàng hoá luân chuyển tăng 2 lần. b. Ngành thông tin liên lạc - bưu chính viễn thông ở Việt Nam đặc biệt phát triển mạnh trong 10 năm gần đây. Màng lưới bưu điện mở rộng với số trung tâm bưu điện tăng lên 1,6 lần. Các trạm bưu điện mở rộng tới cấp xã với gần 8000 trạm. Sản lượng và doanh thu từ 0,4 tỷ đồng năm 1985 tăng lên tới gần 3000 tỷ đồng (1995). Số máy điện thoại từ 126,5 ngàn cái (1991) đã tăng lên gấp 6 lần năm 1995 và đã đạt tiêu chuẩn 100 người dân/1máy điện thoại. Việt nam đã nối mạng tuyến cáp biển T - V - H và hoà nhập với mạng lưới viễn thông quốc tế, đang tiến tới nối mạng với xa lộ thông tin quốc tế Internet. 2 - Thương mại và đầu tư Màng lưới thương mại (gồm nội thương và ngoại thương) và đầu tư cho ta thấy mối liên hệ kinh tế giữa các vùng trong nước, giữa Việt Nam với các nước trên thế giới và trong khu vực, phản ánh mức độ phát triển và tình hình phân bố sản xuất giữa các vùng trong nước. a. Thị trường trong nước thể hiện ở tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội, trong 5 năm qua (1990-1995) đã tăng 6 lần, trong đó tư nhân chiếm hơn 3/4 còn lại thuộc khu vực quốc doanh và tập thể. Thị trường các tỉnh phía Nam sầm uất hơn, chiếm 60% dung lượng thị trường cả nước, riêng Đông Nam bộ chiếm 60% thị trường miền Nam. Đồng bằng sông Hồng chiếm 55% thị trường phía Bắc. Các vùng khác sức mua thấp, chỉ trên dưới 10% thị trường cả nước. Lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ cả nước hiện có 1,8 triệu (1995) trong đó 63% hoạt động ở miền Nam. Các vùng tập trung nhiều lao động thương mại dịch vụ là đồng bằng sông Hồng 19%, Đông Nam Bộ 20% và đồng bằng sông Cửu Long 27%. b. Ngoại thương Việt Nam trong 5 năm qua (1990-1995) đã tăng 2,5 lần và năm 1996 tổng giá trị xuất nhập khẩu đã đạt 16 tỷ USD, trong đó nhập khẩu 9,7 tỷ. Trong tổng số 6,2 tỷ hàng hoá xuất khẩu 3,9 tỷ là hàng công nghiệp chiếm 63% (riêng dầu khí xuất 8,6 triệu tấn đạt 1,2 tỷ và dệt da may đạt 1,6 tỷ còn lại là các mặt hàng nông, lâm, hải sản và thủ công mỹ nghệ). Trong tổng số hàng nhập khẩu thì 80% là hàng tư liệu sản xuất, còn lại là hàng tiêu dùng các loại. Các khu vực buôn bán nhiều với các nước Châu Á 75% giá trị xuất nhập khẩu (Singapore 19%, Hàn Quốc 9%, Nhật Bản 19%, Đài Loan 6%). Các nước Châu Âu 16% (Liên bang Nga 3%, Liên bang Đức 2,8%, Pháp 2,8%). Các nước Châu Mỹ 2,2%, Châu Úc 1,3%. Đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam chiếm gần 30% GDP, dựa trên cơ cấu nguồn vốn như sau: Tín dụng Nhà nước 13-14% tổng vốn, Ngân sách Nhà nước 19- 20%, các doanh nghiệp Nhà nước 19-20%, dân cư và tư nhân 22-23%, đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI 23-25%. Trong 8 năm qua (1988-1996) đã có 60 quốc gia đầu tư vào Việt Nam với 1.545 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 23,6 tỷ USD, trong đó gần 1000 dự án đã triển khai với 31% tổng vốn đăng ký. Năm 1996 vốn đầu tư của toàn xã hội đạt 6,3 tỷ USD thì có 27% là các nguồn vốn đưa vào từ ngoài nước. Đầu tư nước ngoài đã góp khoảng 13% GDP của Việt Nam và tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo vùng. Tổng doanh số của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu khí) đã đạt 4,5 tỷ USD (1996), trong đó ngành viễn thông chiếm gần 1/4, công nghiệp nặng chiếm gần 1/5, các ngành công nghiệp khác chiếm gần 1/3. Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút hơn 15 vạn lao động Việt Nam (trong đó 3/4 là lao động công nghiệp). trong 8 năm qua vốn đầu tư nước ngoài phân theo ngành ở Việt Nam như sau (% trong tổng số vốn đăng ký 23,6 tỷ USD), công nghiệp nặng chiếm 17,5; công nghiệp nhẹ chiếm 11,1; công nghiệp dầu khí 5,3; công nghiệp thực phẩm 7,5; Xây dựng cơ bản 9,4; Xây dựng khu công nghiệp-khu chế xuất 2,6; du lịch Khách sạn 17,2; giao thông vận tải - bưu điện 8,1; các ngành khác 17,5. Năm tỉnh và thành phố thu hút nhiều đầu tư nước ngoài trong 8 năm qua (1988- 1996) là (tỷ USD, vốn đăng ký) thành phố Hồ Chí Minh 6,6; Hà nội 4,25, Đồng Nai 3,1; Bà Rịa-Vũng Tầu 1,7; Hải Phòng 1,0. Năm nước có số vốn đăng ký vào Việt Nam nhiều nhất là (tỷ USD, vốn đăng ký) Đài Loan 4,1; Singapore 2,6; Nhật Bản 2,4; Hàn Quốc 2,4; Hồng Kông 2,1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước Việt Nam trong 5 năm qua (1990-1995) đã tăng 2,2 lần. Số vốn đầu tư của nhà nước do các địa phương quản lý có xu hướng tăng nhanh ở các vùng phía Nam đặc biệt là ở Đông Nam Bộ. Ngành du lịch Việt Nam đặc biệt là du lịch quốc tế, chủ yếu phát triển từ đầu thập niên 90. Năm 1993 tổng số người nước ngoài vào Việt Nam trên 600 ngàn, trong đó có 242 ngàn nhằm mục đích du lịch. Số khách đến Việt Nam gần 90% bằng con đường hàng không. Số khách nước ngoài tới Việt Nam nhiều nhất từ các nước Đài Loan 30%, Pháp 15%, Mỹ 6%, Nhật 5%. Đến năm 1996, số khách nước ngoài vào Việt Nam đã tăng lên gấp 3 lần: 1,5 triệu. Dự báo đến năm 2000 số khách nước ngoài có thể lên trên 3 triệu. Số lượng các đơn vị kinh doanh du lịch ở Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, đến năm 1994-1995 đã có 1.800 đơn vị, trong đó có 642 hộ cá thể và 33 đơn vị có vốn liên doanh với nước ngoài (chủ yếu là Khách sạn). Số Khách sạn, cơ sở lưu trú có đến cuối năm 1994 là: Khách sạn 1032 cái, biệt thự, nhà cho thuê 529 cái, làng du lịch 9 cái. Năm 1995 ngành du lịch chiếm 6,0% giá trị các hoạt động dịch vụ của Việt Nam, tức 2,5% GDP của Việt Nam. Ngoài du lịch quốc tế, du lịch nội địa cũng được phát triển và có vai trò đáng kể. Các loại hình du lịch ở Việt Nam du lịch sinh thái cảnh quan thiên nhiên và môi trường tài nguyên, du lịch khảo sát, mạo hiểm thể thao, du lịch truyền thống dân tộc, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh, vui chơi, giải trí, du lịch kinh doanh, du lịch tổng hợp nhiều mục đích tuỳ theo nhóm khách. Về mặt tổ chức lãnh thổ, du lịch Việt Nam chủ yếu phát triển ở các thành thị lớn và vùng đồng bằng Duyên Hải, do sự hấp dẫn của cảnh quan, môi trường thiên nhiên của biển nhiệt đới Việt Nam và do các phương tiện giao thông, cơ sở hậ tầng du lịch ở các thành phố lớn và vùng duyên hải phí Đông có nhiều thuận lợi hơn. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 60% lượng du khách từ nước ngoài vào Việt Nam hàng năm. Các vùng du lịch chính của Việt Nam: Bắc Bộ (Hà nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đồng Đăng (Lạng Sơn), thuỷ điện Hoà Bình, Pắcbó, Ba Bể (Cao Bằng), Trung Bộ Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, vùng Nam Bộ thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Bà Rịa, Vũng tầu Các tuyến du lịch ở Việt Nam chủ yếu được hình thành trên cơ sở các vùng du lịch, các tài nguyên du lịch và mục đích, yêu cầu của khách du lịch. Các tuyến đường du lịch Việt Nam có thể kết hợp với các tuyến du lịch liên quốc gia khu vực Đông Nam Á. Các tuyến chính thủ đô Hà Nội và vùng phụ cận (Ninh Bình, Hà Tây, Vĩnh Phú) với Hồ Tây, Tam Cốc, Bích Động, Hoa Lư, Chùa Hương, Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà, Đồ Sơn (Quảng Ninh - Hải Phòng) Huế, Đà Nẵng, Lao Bảo, Lăng Cô, Hải Vân, Sơn Trà, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tầu, Long Hải, Côn Đảo, thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, Kiên Giang (Hà Tiên, Phú Quốc) và du lịch sông nước, vườn trên các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. ST . Địa lí ngành dịch vụ [ĐL-PT] Địa lí ngành dịch vụ * ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC LÃNH THỔ DỊCH VỤ Nhìn chung, các dịch vụ đều có 3 đặc điểm tổ chức lãnh thổ cơ bản sau đây: a- Trong hoạt động dịch vụ, người. cao, thì dịch vụ càng phát triển và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu GDP. b- Hoạt động dịch vụ ngày càng có xu hướng cá biệt hoá, hơn nữa quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ càng. các trung tâm văn hoá, đào tạo. Trong sự đa dạng và ngày càng phức tạp của dịch vụ, mỗi một loại dịch vụ lại có những đặc điểm tổ chức lãnh thổ riêng biệt. - Dịch vụ giao thông vận tải và thông

Ngày đăng: 13/06/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan