CÁC BÀI ĐỌC HIỂU 4 HKII

5 1.2K 4
CÁC BÀI ĐỌC HIỂU 4 HKII

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI ĐỌC HIỂU 4 HKII BÀI 1 * Đọc các đoạn văn sau và khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Ba cậu bé Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mãi chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Cậu thứ hai bảo : - Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại. - Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. – Cậu thứ ba bàn. Câu 9: Ba cậu bé về khá muộn : A.Vì lạc đường B.Vì mãi chơi. C.Vì gặp ông ngoại. D.Vì bị chó sói đuổi. Câu 10: Cậu bé thứ ba nhận lỗi với bố mẹ : A. Vì cậu nhút nhát. B. Vì cậu sợ bị mắng. C. Vì cậu trung thực. D. Vì cậu nói dối. Câu 11: Trong đoạn văn trên có bao nhiêu câu dẫn lời nói trực tiếp? A. 2 câu B. 3 câu C. 4 câu D. 1 câu Câu 12: Dấu gạch ngang thứ ba có tác dụng : A. Dẫn lời nói trực tiếp B. Chú thích. C. Liệt kê D. Mở đầu đoạn hội thoại. : Chú dế sau lò sưởi Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu thiu thiu ngủ trên ghế bành. Bỗng nhiên có một âm thanh trong trẻo vút lên. Cậu bé ngạc nhiên đứng dậy tìm kiếm. Sau lò sưởi, có một chú dế đang biểu diễn với cây vĩ cầm của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé phải buột miệng kêu lên : - Hay quá ! Ước gì mình trở thành nhạc sĩ nhỉ ? Rồi chỉ ít lâu sau, tiếng đàn của Mô-da đã chinh phục được cả thành Viên. Câu 13: Buổi tối ấy, Mô-da đang : A. Xem tivi B. Học bài C. Thiu thiu ngủ D. Chơi đồ chơi Câu 14: Mô-da là : A. Bác sĩ B. Nha sĩ C. Hoạ sĩ D. Nhạc sĩ Câu 15: Mô-da bắt đầu phát triển tài năng của mình khi nào ? A. Khi cậu được thầy, cô dạy. B. Khi được nghe một chú dế đàn. C. Khi được ba, mẹ động viên. D.Khi bạn bè khen ngợi. Câu 16: Trong câu “Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh.” Có trạng ngữ chỉ : A. Nơi chốn B. Nguyên nhân C. Mục đích D. Thời gian Câu 17: Dấu gạch ngang có tác dụng : A. Dẫn lời nói trực tiếp B. Chú thích. C. Liệt kê D. Mở đầu đoạn hội thoại. Câu 18: Câu : “Hay quá !” thuộc dạng câu : A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu cảm D. Câu khiến. BÀI 2 Hãy đọc thầm bài tập đọc sau: ĐI XE NGỰA Chiếc xe cùng con ngựa Cú của anh Hoàng đưa tôi từ chợ quận trở về. Anh là con của chú Tư Khởi, người cùng xóm, nhà ở đầu cầu sắt. Nhà anh có hai con ngựa, con Ô với con Cú. Con Ô cao lớn, chạy buổi sáng chở được nhiều khách và khi cần vượt qua xe khác để đón khách, anh chỉ ra roi đánh gió một cái tróc là nó chồm lên, cất cao bốn vó, sải dài, và khi tiếng kèn anh bóp tò te tò te, thì nó qua mặt chiếc trước rồi. Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa. Nó chạy buổi chiều, ít khách, nó sải thua con Ô, nhưng nó chạy kiệu rất bền. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đất lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương. Tôi thích nó hơn con Ô, vì tôi có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá. Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh. Anh cho tôi đi nhờ, không lấy tiền. Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi … Cầm được dây cương, giựt giựt cho nó chồm lên, thú lắm. Theo Nguyễn Quang Sáng Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng Câu 1: Ý chính của bài văn là gì? A. Nói về hai con ngựa kéo xe khách B. Nói về một chuyến đi xe ngựa C. Nói về cái thú đi xe ngựa Câu 2: Câu “Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương.” miêu tả đặc điểm con ngựa nào? A. Con ngựa Ô B. Con ngựa Cú C. Cả hai con Câu 3: Vì sao tác giả thích con ngựa Cú hơn con ngựa Ô? A. Vì nó chở được nhiều khách B. Vì nước chạy kiệu của nó rất bền C. Vì có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá Câu 4: Vì sao tác giả thích thú khi đi xe ngựa của anh Hoàng? A. Vì anh Hoàng là hàng xóm thân tình với tác giả, anh cho đi nhờ không lấy tiền B. Vì tác giả yêu thích hai con ngựa và thỉnh thoảng lại được cầm dây cương điều khiển cả chiếc xe ngựa. C. Cả hai ý trên Câu 5: Câu “Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi.” thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể B. Câu khiến C. Câu hỏi Câu 6: Chủ ngữ trong câu “Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều, thiệt dễ thương.” là những từ ngữ nào? A. Cái tiếng vó của nó B. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường C. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều Câu 7: Câu “Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa.” có mấy tính từ? A. Hai tính từ (đó là: ) B. Ba tính từ (là: ) C. Bốn tình từ (là: ) Câu 8: Bài này có mấy danh từ riêng? A. Hai danh từ riêng (đó là: ) B. Ba danh từ riêng (đó là: ) C. Bốn danh từ riêng (đó là: ) BÀI 3 Hãy đọc thầm bài tập đọc sau: VỜI VỢI BA VÌ Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù toả trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với nhưng Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua, … nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu, … xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn, … Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Phơi phới mùa hội đua chen của cây cối. Lượn giữa những hồ nước vòng quanh đảo cao hồ thấp là những con thuyền mỏng manh, những chiếc ca – nô rẽ sóng chở du khách dạo chơi nhìn ngắm. Hơn một nghìn héc ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căn nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài. Theo Võ Văn Trực Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: Bài văn trên miêu tả cảnh đẹp Ba Vì vào mùa nào? A. Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu Câu 2: Dòng nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết cho thấy vẻ đẹp đầy sức sống của rừng cây Ba Vì? A. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội, rừng trẻ trung. B. Mướt mát rừng keo, xanh bát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, rừng trẻ trung. C. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội, rừng trẻ trung. Câu 3: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “trong veo”? A. trong sáng B. trong vắt C. trong sạch Câu 4: Bài văn có mấy danh từ riêng? A. Chín danh từ riêng (đó là: ) B. Mười danh từ riêng (đó là: ) C. Mười một danh từ riêng (đó là: ) Câu 5: Vị ngữ trong câu “Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.” là những từ ngữ nào? A. khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài. B. mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài. C. như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài. Câu 6: Chủ ngữ trong câu “Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày.” là những từ ngữ nào? A. Từ Tam Đảo nhìn về phía tây B. vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng C. vẻ đep của Ba Vì Câu 7: Trong đoạn văn thứ nhất (“Từ Tam Đảo … chân trời rực rỡ.”) tác giả sử dụng mấy hình ảnh so sánh để miêu tả Ba Vì? A. Một hình ảnh (là: ) B. Hai hình ảnh (là: ) C. Ba hình ảnh (là: ) Câu 8: Bài văn trên có mấy kiểu câu em đã học? A. Một kiểu câu (là: ) B. Hai kiểu câu (là: ) C. Ba kiểu câu (là: ) . BÀI ĐỌC HIỂU 4 HKII BÀI 1 * Đọc các đoạn văn sau và khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Ba cậu bé Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mãi chơi nên các cậu về khá muộn từ (là: ) Câu 8: Bài này có mấy danh từ riêng? A. Hai danh từ riêng (đó là: ) B. Ba danh từ riêng (đó là: ) C. Bốn danh từ riêng (đó là: ) BÀI 3 Hãy đọc thầm bài tập đọc sau: VỜI VỢI BA. Câu : “Hay quá !” thuộc dạng câu : A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu cảm D. Câu khiến. BÀI 2 Hãy đọc thầm bài tập đọc sau: ĐI XE NGỰA Chiếc xe cùng con ngựa Cú của anh Hoàng đưa tôi từ chợ quận trở

Ngày đăng: 13/06/2015, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan