1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ GIẢI PHÁP

10 228 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM I/ Lý do chọn đề tài: Học sinh tiểu học là lứa tuổi thiếu nhi từ 6 đến 11 tuổi, là cái tuổi mà các em bước đầu bước những bước chập chững vào cuộc sống, vào thế giới tri thức vô tận của nhân loại, các em bắt đầu phải học “ Học chữ và học làm người”. Cùng với thời gian và những năm học các em được lĩnh hội những kiến thức, biết ứng xử và hình thành nhân cách sống làm người. Về mặt tâm sinh lý và thể lý của học sinh cũng được phát triển theo từng năm học, từ những cô cậu học trò có cái tính ngây thơ, hồn nhiên, dần dần trở thành những cô cậu có cá tính và có thể nói thích độc lập và tự khẳng định mình. Nhưng tuổi các em chưa khôn, chưa nhìn nhận thực hư đúng sai, các em cần đến sự giúp đỡ, định hướng của người lớn, thầy cô. Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân . Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững các kĩ năng nói, đọc viết, tính toán , có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội và con người, có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em, kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi giúp đỡ bạn bè các em nhỏ; yêu lao động, có kỷ luật, có nếp sống văn hóa, có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh, yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình; bước đầu giáo dục và hình thành cho học sinh các kĩ năng sống. Từ khi có cuộc vận động “ Hai không” thì chất lượng, kết quả học tập của học sinh được các giáo viên chủ nhiệm chú trọng hơn, đánh giá thực chất và có chất lượng hơn. Đây là điều đáng mừng, đáng phấn khởi, nhưng đôi lúc chúng ta cũng cần phải xem lại, chúng ta chỉ lo mãi mê cung cấp, kiến thức mà quên đi mục tiêu của giáo dục tiểu học là gì? Vai trò chủ nhiệm của giáo viên ra sao? Theo chủ quan của bản thân tôi nhìn nhận thực trạng hiện nay thấy rằng công tác chủ nhiệm lớp thầy cô ít quan tâm, đầu tư. SKKN- Năm 2009 - 2010 Nguyễn Trung Thu 1 Đạo đức, tác phong, nề nếp lớp là cái thể hiện bên ngoài và có thể đánh giá được thái độ và chất lượng học tập của học sinh. Một lớp học có nề nếp tốt là một lớp học có cảnh quan sư phạm; một lớp học có nề nếp sẽ tạo ra một môi trường an toàn, thân thiện; một lớp học có nề nếp sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc tiếp thu, lĩnh hội cũng như việc cung cấp truyền đạt kiến thức. Công tác chủ nhiệm là hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, giáo dục và đào tạo trẻ theo mục tiêu giáo dục toàn diện. Giúp các em phát triển tốt về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm”. II/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP: 1.Cơ sở lý luận: Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường, một mặt đại diện cho lực lượng giáo dục của nhà trường để truyền đạt đến học sinh những yêu cầu, kế hoạch, hoạt động giáo dục, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh nói lên những nguyện vọng, những thắc mắc, yêu cầu Vì vậy người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong đường lối giáo dục Nhà trường. Qua thực tế điều tra công tác chủ nhiệm của một số lớp, tôi nhận thấy công tác chủ nhiệm chưa được giáo viên thực sự quan tâm, thậm chí một số đồng chí còn xem nhẹ. Cũng như tiết sinh hoạt tập thể chúng ta còn tổ chức sơ sài và có thể nói là chưa được thường xuyên, chúng ta ưu tiên cho các môn học chính hơn. Với đặt tính của học sinh tiểu học là dễ tiếp thu nhưng cùng rất dễ quên, thích hoạt động ( chạy nhảy cả ngày), những hoạt động ấy diễn ra theo cảm hứng các em ít có sự suy nghĩ trong hành động nên thường làm những việc sai, vi phạm nội quy. Cái xấu, cái chúng ta ngăn cấm các em lại tiếp thu một cách nhạy bén. Trên thực tế hiện nay nhất thời nhiều học sinh học rất giỏi, có đạo đức rất ngoan chỉ vì một chút sai lầm hay có một biến cố nhỏ nào đến với em mà chúng ta những giáo viên chủ nhiệm không kịp thời SKKN- Năm 2009 - 2010 Nguyễn Trung Thu 2 phát hiện, không kịp thời giúp đỡ, chỉ trong thời gian ngắn em đó biến đổi hoàn toàn theo hướng tiêu cực không ai ngờ đến. Trong lớp nề nếp lộn xộn, học sinh tăng dần mức độ vi phạm và tái phạm không có hướng sửa chữa như vậy thì trách nhiệm này thuộc về ai ? Phải chăng chúng ta những giáo viên chủ nhiệm còn thơ ơ, và xem đây là nhiệm vụ chưa cần thiết. Một số thầy cô cho rằng với lứa tuổi tiểu học những hành vi vi phạm hằng ngày không có gì đáng ngại, với những hành vi ấy các em sẽ dần dần tự điều chỉnh. Theo tôi, tôi không đồng tình với quan điểm trên vì chúng ta ai cũng biết cái tuổi các em “ Ăn chưa no, lo chưa tới” có mấy em thấy được hành vi sai trái của mình để sửa chữa, cái tuổi các em chưa định hướng được, các em rất cần đến sự uốn nắn, giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô để tạo dần cho các em có những thói quen tốt. Người giáo viên chủ nhiệm không những là người cung cấp kiến thức mà con là người hướng dẫn, người định hướng cho sự phát triển nhân cách của các em, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà trường về các mặt hoạt động giáo dục và nề nếp lớp. Mỗi hành vi thói quen của học sinh ngày hôm nay là nền tảng để hình thành và phát triển tính cách, nhân cách của các em ở tương lai. Với tình hình hiện nay, và trong giai đoạn đất nước ta đang hòa nhập vào thế giới, thì chúng ta cần phải cảnh giác nhiều hơn. Người giáo viên chủ nhiệm cần phải phát huy vai trò và trách nhiệm mình hơn, luôn là kim chỉ nam cho định hướng đúng đắn cho các hành vi và thói quen cho học sinh. Góp phần định hình nhân cách cho thế hệ học sinh những người chủ tương lai của đất nước.“ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm” là động tác để đánh động và một vài định hướng giúp quý thầy cô thực hiện tốt công tác chủ nhiệm. 2/ Những giải pháp thực hiện: Với thời gian làm công tác đội và bản thân tôi cũng đã từng là giáo viên chủ nhiệm, qua kinh nghiệm bản thân cũng như qua tham khảo các thầy cô có kinh nghiệm trong trường, trường bạn. Để công tác chủ nhiệm có hiệu quả cần thực hiện một số giải pháp sau: SKKN- Năm 2009 - 2010 Nguyễn Trung Thu 3 2.1: Tổ chức khảo sát: Đây là bước đầu tiên và là bước hết sức quan trọng khi chúng ta thực hiện nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm, cho nên chúng ta phải khảo sát một cách nghiêm túc. Việc khảo sát sẽ giúp chúng ta nắm bắt toàn bộ tình hình của tập thể lớp, của từng cá nhân, bước này khảo sát kĩ chừng nào giúp chúng ta thực hiện hiệu quả chừng ấy. Qua bước khảo sát chúng ta dễ dàng phân ra từng nhóm đối tượng cần được quan tâm giúp đỡ như: Những em có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, học sinh yếu, học sinh cần giúp đỡ về đạo đức , những nhóm đối tượng cần tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực và sở trường của mình. 2.2. Tìm hiểu đối tượng: Chúng ta biết lứa tuổi học sinh khối 4-5 ( 10, 11 tuổi) là tuổi khá phức tạp, nên việc tìm hiểu phải thật đầy đủ thông tin. - Tìm hiểu đặc điểm về mặt cơ thể - Tìm hiểu về hoạt động môi trường, hoàn cảnh sống. - Tìm hiểu về sự phát triển của quá trình nhận thức(Sự phát triển trí tuệ) - Tìm hiểu về sự phát triển tình cảm của học sinh. - Tìm hiểu về sự phát triển nhân cách của họ sinh. 2.3. Tiến hành xây dựng kế hoạch: Vào đầu năm học tôi thường nghe thầy cô phản ánh “ Lớp tôi như thế nay, lớp tôi như thế kia, có cái em này, lại có cái em kia ” đây là chuyện phải có, lớp học là phải có, nếu lớp học không có những đối tượng trên thì lớp học buồn tẻ và chán chết được; lớp học mà em nào cũng như em đó thì làm sao lớp học có sự phong phú. Nhưng cái chính là từ những đối tượng đó mới thấy được vai trò và sự cần thiết của một giáo viên chủ nhiệm. Để giải quyết, định hướng, giáo dục cho từng đối tượng học sinh thì việc xây dựng kế hoạch phải hết sức thận trọng, cần nghiên cứu kĩ, xây dựng mục tiêu cụ thể. Vì sao phải nghiên cứu kĩ, chúng ta biết trong lớp thì có rất nhiều đối tượng mà đối tượng nào cũng cần có sự giúp đỡ cho nên một lần SKKN- Năm 2009 - 2010 Nguyễn Trung Thu 4 chúng ta không tài giúp đỡ cho nhiều đối tượng được. Chúng ta không nên vội vàng mà phải thư thả chọn lựa và ưu tiên cho từng đối tượng. Xây dựng kế hoạch cần có kế hoạch chung và kế hoạch cho từng đối tượng, cần phải có chỉ tiêu và thời gian phấn đấu và phân công những cộng tác của chúng ta, Chú trọng công tác tham mưu, công tác phối hợp với các tổ chức trong nhà trường và ngoài nhà trường ( Chú ý đến 3 môi trường giáo dục). 2.4. Thực hiện và phối hợp thực hiện: 2.4.1. Thực hiện: Trong khi thực hiện thì cần lưu ý: - Vấn đề các em cần: Chúng ta đã qua bước nghiên cứu, bước lập kế hoạch cho từng đối tượng thì việc giúp đỡ cho từng đối tượng phải có sự chọn lọc cần thiết. Đối tượng ấy tâm sinh thể lý như thế, thì các em cần được giúp đỡ các gì? không nên giáo dục một cách vô định hướng, nghĩa là “ Tôi đang giúp đỡ đối tượng ấy, nhưng tôi không biết đối tượng ấy cần giúp đỡ vần đề gì”. Ví dụ: Trong lớp có học sinh yếu, nếu tôi là người không tìm hiểu, không có xây dựng kế hoạch thực hiện. khi thấy em đó yếu thì tôi cứ nhảy vào cung cấp kiến thức cho em thì làm sao hiệu quả. Vấn đề là chúng ta phải tìm ra nguyên nhân học yếu của em đó. thì chúng ta dễ dàng giáo dục và giáo dục có hiệu quả. - Thông tin: Chúng ta cần dành chút ít thời gian để nghe ngóng thông tin về đối tượng mà chúng ta đang giúp đỡ, thông tin từ phía bạn bè, về phía gia đình, nếu có điều kiện thì hàng xóm của đối tượng đó càng tốt. Từ đó chúng ta chọn lọc, điều chỉnh đưa ra phương pháp giúp đỡ phù hợp với đối tượng. - Trong khi giúp đỡ các em hạn chế sự áp đặt, chúng ta nên gợi mở để các em thấy vấn đề, nhìn nhận vấn đề, để các em tự điều chỉnh hoặc giúp các SKKN- Năm 2009 - 2010 Nguyễn Trung Thu 5 em điều chỉnh. Khuyến khích các em đưa ra hình thức, thời gian điều chỉnh. Chúng ta cũng cần lưu ý đến thái độ của mình, cần sự bình tỉnh để phán đoán chính xác trong xử lý. - Sau khi đã đạt được mục tiêu thì không nên lãng quên mà cần phải quan tâm tâm hơn nữa sự nhắc nhở, kiểm tra của chúng ta hàng ngày không có thừa. Lưu ý: Nên dùng lời khen để nhắc nhở, tạo cho các em có sự tự tin trước bạn bè, vận động bạn bè trong lớp khuyến khích, cổ vũ để các em phát huy thế mạnh của mình. Không nên tạo áp lực lớn quá, không nên tạo tâm lý mặc cảm, tự ti trong các em. - Nêu gương: Học sinh tiểu học xem thầy cô là thần tượng, là người chuẩn mực, cho nên giáo dục các em phải gắn liền với sự làm gương của chúng ta. Chúng ta cứ hô hào giữ vệ sinh môi trường, vận động học sinh không xả rác, tự giác thấy rác phải lượm nhưng chúng ta chưa nhặt thì làm sao nói các em nghe; như môi trường “Xanh, sạch, đẹp, an toàn” mà chúng ta hút thuốc trong trường thì làm sao gọi là an toàn, thì liệu chúng ta tuyên truyền học sinh có chấp nhận được không. Vì vậy nêu gương của chúng ta là một trong những yếu tố để chúng ta giáo dục thành công. Bên cạnh chúng ta cần có sự hòa mình vào với các em, chơi với các em, dành thời gian chuyện trò với các em, tạo cho các em có sự tin tưởng tuyệt đối vào chúng ta. - Duy trì và phát huy thật tốt tiết sinh hoạt lớp nếu chúng ta vận dụng tốt tiết sinh hoạt lớp sẽ mang đến cho chúng ta hiệu quả rất lớn trong công tác giáo dục. Chúng ta hướng tiết sinh hoạt lớp thành một tiết nói chuyện trao đổi thẳng thắn, tự nhiên và dân chủ, giáo viên là người định hướng để Ban cán sự lớp tự quản điều hành. Tại tiết sinh hoạt này phải kết được hoạt động của 1 tuần, phải nêu được cái làm được và cái chưa làm, hướng hoạt động của tuần tới, khuyến khích các em nói lên những tâm tư tình cảm, những nguyên nhân dẫn đến để các em vi phạm, những đề xuất lên Liên đội, lên Nhà trường và SKKN- Năm 2009 - 2010 Nguyễn Trung Thu 6 trong tiết sinh hoạt là cơ hội để gắn chặt tình thầy trò chính vì vậy tiết sinh hoạt phục vụ rất nhiều cho hoạt động giáo dục. 2.4.2. Phối hợp thực hiện: - Cần đến sự trợ giúp của lực lượng kề cận chúng ta đó là học sinh, qua học sinh chúng ta có thể nắm được thông tin và qua học sinh chúng ta có thể truyền đạt phương pháp, mục đích giáo dục của chúng ta. Lực lượng này chúng ta thường sử dụng và có hiệu quả rất cao . Nhưng để tăng tính hiệu quả hơn thì giáo viên chủ nhiệm cần giao việc cụ thể đồng thời hướng dẫn phương pháp cho các em. - Cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp: Qua đồng nghiệp chúng ta sẽ học hỏi nhiều hình thức hay, nhiều phương pháp tốt. - Phối hợp với tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh: Trong Nhà trường công tác chủ nhiệm và tổ chức Đội là một sự quan hệ chặt chẽ. Vì một giáo viên chủ nhiệm là một anh chị phụ trách, mọi hoạt động của Liên đội giáo viên chủ nhiệm là người nắm bắt và trực tiếp hướng dẫn thực hiện, còn các em vừa là học sinh vừa là đội viên, các em có điều lệ để định hướng rèn luyện, học tập và phấn đấu. Qua các hoạt động, qua tổ chức đội các em sẽ được giáo dục, được trưởng thành hơn. Đồng thời qua tổ chức Đội để phối hợp với các tổ chức khác để giúp đỡ các em. - Phối hợp với gia đình: Là cái nôi đầu tiên để các em để các em bước vào đời và cũng là trường học đầu tiên các em tiếp kiến thức, nhân cách con người. Không phải gia đình nào cũng biết giáo dục con cái, không phải gia đình nào cũng quan tâm đến cái mà tuổi các em phải được hưởng. Bản thân tôi đã chứng kiến nhiều hoàn cảnh thương tâm, chính vì vậy sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh là hết sức cần thiết. Cái thứ nhất là ta nắm được hoàn cảnh, mức quan tâm của gia đình đối với các em; thứ hai nắm thông tin cụ về bản thân em đó như: Tính tình, sở thích hoặc bản thân em đó có bệnh gì? ; thứ ba là tạo sự thân mật trong phối hợp giáo dục, giúp đỡ; thứ SKKN- Năm 2009 - 2010 Nguyễn Trung Thu 7 tư là cố vấn cho phụ huynh về phương pháp giáo dục hay yêu cầu phụ huynh đáp ứng một số quyền lợi thích đáng cho học sinh. - Tham mưu Nhà trường: Giáo viên phải nắm bắt kịp thời về chủ trương các hoạt động giáo dục của nhà trường và cụ thể hóa để các em nắm bắt thực hiện, và phải luôn có sự thông tin về các biểu hiện, hướng xử lí, cũng như những yêu cầu thắc mắc của học sinh. Tóm lại những giải pháp nêu trên, thực thực hiện một các nhiệm túc và thường xuyên, sẽ giúp chúng ta nâng cao được hiệu quả công tác chủ nhiệm. III/KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Từ những giải pháp trên tôi đã phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm các lớp trong khối 4-5 thực nghiệm. Trong thời gian thực hiện kết quả đạt được rất khả quan. Các lớp duy trì thực hiện tốt nề nếp, đạo đức tác phong, luôn dẫn đầu trong các phong trào, các hoạt động thi đua. Hành vi vi phạm về đạo đức của học sinh giảm nhiều, xếp loại về hạnh kiểm cuối kì I: 100% học sinh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ. Hoạt động học tập và các hoạt động khác được các em thể hiện một cách tích cực, sôi nổi, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường. IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Muốn xây dựng một lớp học có nề nếp tốt thì trước hết đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có kiến thức vững chắc, thực sự yêu nghề, có kĩ năng sư phạm và kĩ năng giao tiếp tốt, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ dễ dàng hòa nhập vào thế giới tâm hồn trẻ thơ. Đồng thời luôn phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của, người giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch xây dựng cụ thể từng tuần, từng tháng, cả năm. Biết xây dựng đội ngũ cán sự lớp thực sự năng lực, phát huy ý thức tự quản của học sinh. Giáo viên phải biết thực hiện tốt công tác phối hợp với cha mẹ, với các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Tham mưu thường xuyên để có sự thông SKKN- Năm 2009 - 2010 Nguyễn Trung Thu 8 tin và chỉ đạo của nhà trường. Phải biết vận dụng tốt quan hệ 3 môi trường giáo dục. V/ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN: Đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm” được áp dụng cho các lớp ở khối lớp 4 và khối 5, được áp dụng rộng rãi cho tất cả các trường. Rất mong sự góp ý của Hội đồng SKKN để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Đồng Kho, ngày 10 tháng 04 năm 2010 Người viết Nguyễn Trung Thu SKKN- Năm 2009 - 2010 Nguyễn Trung Thu 9 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Xếp loại: . . . . . . . . . TỔ TRƯỞNG Thái Thị Thảo NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SKKN TRƯỜNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Xếp loại: . . . . . . . . TM.HĐKH TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG Cao Thống Súy NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH HUYỆN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Xếp loại: . . . . . . . . . . . . Sáng kiến kinh nghiệm năm 2009-2010 10 . đất nước.“ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm” là động tác để đánh động và một vài định hướng giúp quý thầy cô thực hiện tốt công tác chủ nhiệm. 2/ Những giải pháp thực hiện:. “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm”. II/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP: 1.Cơ sở lý luận: Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường, một. chủ nhiệm, qua kinh nghiệm bản thân cũng như qua tham khảo các thầy cô có kinh nghiệm trong trường, trường bạn. Để công tác chủ nhiệm có hiệu quả cần thực hiện một số giải pháp sau: SKKN-

Ngày đăng: 13/06/2015, 12:00

Xem thêm: Sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ GIẢI PHÁP

w