KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA LỊCH SỬ CHỦ ĐỀ “EM YÊU LỊCH SỬ” 1.Văn nghệ, ổn định tổ chức: Xin kính chào các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh đã có mặt để tham dự chương trình ngoại khóa lịch sử với chủ đề “ Em yêu lịch sử” được tổ chức tại ngôi trường THCS Trung Nguyên thân yêu của chúng ta! Và để cho không khí của buổi ngoại khóa của chúng ta thêm sôi nổi. Sau đây xin mời quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn cùng thưởng thức chương trình văn nghệ do đội văn nghệ nhà trường biểu diễn. Mở đầu là tiết mục:………………………………… do bạn………………… biểu diễn. Vâng, xin cảm ơn tiết mục văn nghệ rất đặc sắc 2.Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: Kính thưa các quý vị đại biểu, kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến! Để củng cố và rèn luyện kĩ năng về kiến thức lịch sử được học trong chương trình THCS và để thực hiện câu nói của Bác: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Hôm nay, tổ Khoa học xã hội trường THCS Trung Nguyên long trọng tổ chức buổi ngoại khóa lịch sử với chủ đề “ Em yêu lịch sử”. Và cũng qua buổi ngoại khóa này, các em học sinh sẽ được hiểu rõ hơn về kiến thức lịch sử nước nhà, truyền thống cách mạng của cha ông, lòng yêu quê hương đất nước và tự hào về dân tộc. Đây cũng là dịp để đẩy mạnh phong trào văn nghệ, tạo không khí vui tươi sôi nổi, sự đoàn kết thân thiện, góp phần thúc đẩy hoạt động học tập và là dịp để các bạn thể hiện năng khiếu, vốn kiến thức lịch sử của mình. Và về dự buổi ngoại khóa của chúng ta hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu có: - Các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường -Các thầy cô trong 2 tổ KHTN và KHXH, cùng 2 đội chơi. Và đặc biệt là có sự tham gia đông đủ của học sinh 4 khối trong nhà trường. Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng!!! 3. Chương trình buổi ngoại khóa: Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến! Để tiếp theo chương trình, tôi xin giới thiệu các đội tham gia và hình thức của buổi ngoại khóa. -Ngoại khóa diễn ra dưới hình thức thi giữa hai đội với các nội dung thi do ban tổ chức quy định. -Trong chương trình ngoại khóa có phần thi giành cho khán giả và chương trình văn nghệ xen kẽ. -Cuối cùng là tổng kết và trao giải thưởng cho các đội chơi. Và để cuộc thi của chúng ta thành công, nhất định không thể thiếu sự đóng góp của các thành viên là Ban giám khảo. Và sau đây tôi xin giới thiệu về thành phần Ban giám khảo và cũng là ban cố vấn của chương trình gồm có các thầy cô trong Hội đồng nhà trường đó là: 1………………………. 2………………………. 3……………………… 4……………………… Và thư kí của cuộc thi là cô giáo……………………. Kính thưa các quý vị đại biểu, kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh yêu quý! Cuộc thi của chúng ta hôm nay gồm có 2 đội tham gia, mỗi đội gồm có 6 thành viên đến từ các chi đội với các khối lớp 6,7,8,9. -Đội thứ nhất mang tên là đội VĂN LANG -Đội thứ hai mang tên là đội ÂU LẠC Các đội thi sẽ thực hiện 7 phần thi và 1 phần thi sẽ dành cho khán giả. Ngay sau đây xin mời 2 đội bước ra sân khấu để chào quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn cổ động viên để cuộc thi được bắt đầu. …………………………………………………………………. Xin một tràng pháo tay thật lớn dành cho 2 đội thi của chúng ta ngày hôm nay! Xin mời các bạn trở về vị trí của mình để chúng ta cùng bước vào phần thi thứ nhất, phần thi mang tên CHÀO HỎI Xin mời các đội hướng lên màn hình để chúng ta theo dõi luật chơi. Ở phần thi này, các đội sẽ tham gia giới thiệu về đội thi của mình. Mỗi đội có 3 phút để chuẩn bị và 7 phút để trình bày. Và số điểm tối đa cho phần thi này là 10 điểm. Xin mời 2 đội chuẩn bị Và bây giờ là phần thi của đội đầu tiên: đội Văn Lang …………………………………………………………………………… Xin dành một tràng pháo tay thật lớn để đón chào và cổ động cho phần thi của đội Văn Lang. …………………………………………………………………………… Xin cảm ơn phần thi của đội Văn Lang. Và tiếp theo xin mời phần thi của đội Âu Lạc. Xin quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn cùng đón chào phần thi của đội Âu Lạc bằng một tràng pháo tay thật giòn giã. …………………………………………………………………………. Xin cảm ơn phần thi của cả 2 đội. Sau đây xin mời phần đánh giá, cho điểm của Ban giám khảo dành cho 2 đội thi. Xin mời ban giám khảo. ………………………… Xin cảm ơn Ban giám khảo. Và tiếp theo đây là phần thi thứ 2, phần thi mang tên NHỮNG Ô CHỮ KÌ DIỆU. Xin mời 2 đội hướng lên màn hình để theo dõi luật chơi. Ở phần thi này, ô chữ của chúng ta gồm có 7 hàng ngang, mỗi từ hàng ngang sẽ có 1 hay nhiều từ chìa khóa. Giải được một ô hàng ngang được 10 điểm, giải được từ chìa khóa 100 điểm. Cả 2 đội sẽ phải lần lượt chọn câu theo số thứ tự từ câu 1 đến câu 7. Và 2 đội có thể mở từ chìa khóa bất cứ lúc nào, nếu sai sẽ bị loại. Mỗi đội có 5 giây để suy nghĩ và trả lời. Đội nào bấm chuông trước sẽ giành quyền trả lời , nếu sai đội kia trả lời tiếp. Nếu hai đội không trả lời được thì sẽ giành quyền trả lời cho khán giả. Hai đội đã nắm rõ luật chơi chưa ạ? Và ngay sau đây xin mời đội Âu Lạc chọn câu hỏi đầu tiên. Câu hỏi số 1: gồm 8 chữ cái Tên vị vua đầu tiên dưới thời Trần là ai? Đáp án : TRẦN CẢNH Và từ chìa khóa là chữ R Câu 2: ô hang ngang số 2 gồm có 10 chữ cái “Vua gì từ thuở còn thơ Cờ lau tập trận, chờ giờ khởi binh” Đáp án: ĐINH BỘ LĨNH Từ chìa khóa là Đ, H Đây là hình ảnh đền thờ Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng), đền thờ của ông thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, tọa lạc ở xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Câu 3: hàng ngang số 3 gồm 10 chữ cái Tên trường đại học đầu tiên của nước ta? Đáp án: QUỐC TỬ GIÁM Từ chìa khóa là chữ A Năm 1076 Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ban đầu trường chi dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý cho nên trường có tên là trường Quốc Tử Giám. Câu 4: Hàng ngang số 4 gồm 9 chữ cái Tên kinh đô nước ta có nghĩa là rồng bay? Đáp án: THĂNG LONG Từ chìa khóa của chúng ta gồm có 2 chữ cái là T, O Câu 5: hang ngang số 5 gồm 14 chữ cái Đây là tên bài thơ thần của Lý Thường Kiệt Đáp án: SÔNG NÚI NƯỚC NAM Từ khóa là : G, Ư, N Câu 6: hàng ngang số 6 gồm 5 chữ cái Tên trung tâm buôn bán của nước ta ở miền trong thế kỷ XVII-XVIII? Đáp án: HỘI AN Từ khóa: là chữ N Câu 7: hàng ngang số 7 gồm 6 chữ cái Tên một cuộc khởi nghĩa nổ ra vào năm 1771? Đáp án: TÂY SƠN Từ khóa là chữ Â Vâng, vậy là 7 hàng ngang của chúng ta đã được lật mở và các đội chơi cũng đã biết được các từ khóa. Vậy đội nào đã có đáp án là từ khóa của phần thi này chưa ạ? TỪ KHÓA: TRẦN HƯNG ĐẠO Xin mời 2 đội hướng lên màn hình để theo dõi: Đây là hình ảnh và tượng thờ Trần Hưng Đạo, được thờ tại đền Trần Thương thuộc tỉnh Hà Nam. Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là người ham binh thư yếu lược. Với chí thông minh tuyệt vời, học 1 hiểu 10, lớn lên ông đã nổi tiếng là một người văn võ song toàn. Tài năng hơn người, đức độ hơn người, luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng của mình. Ông chính là một thiên tài quân sự, là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên. Dù qua đời nhưng danh tiếng của ông vẫn lừng lẫy khắp thiên cổ, ngay cả giặc phương Bắc không dám gọi tên ông mà tôn ông là An Nam Hưng Đạo Vương. Còn nhân dân ta gọi ông là đức thánh trần hay Hưng Đạo Đại Vương. Hiện nay ông được thờ ở nhiều nơi trên đất nước ta. Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến! Vừa rồi cả 2 đội của chúng ta đã trải qua được 2 phần thi, và mỗi đội cũng đã dành được những số điểm nhất định cho đội của mình. Ngay sau đây chúng ta tiếp tục bước vào phần thi thứ 3, phần thi mang tên: NHỮNG BÀI CA ĐI CÙNG NĂM THÁNG Ở phần thi này, ban tổ chức đưa ra 6 hình ành và tương ứng với mỗi hình ảnh là một bài hát. Nhiệm vụ của 2 đội là chọn một trong số các hình ảnh đó. Các đội sẽ lần lượt được nghe bài hát ở sau mỗi hình ảnh với thời gian là 30 giây và nhiệm vụ của 2 đội là đoán tên bài hát và hát lại mấy câu của bài hát đó. Mỗi bài hát đúng được 10 điểm 2 đội đã nắm rõ luật chơi chưa ạ? Và sau đây là lượt chọn của đội Văn Lang 1. 2. 3. 4. 5. 6. Thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các em học sinh. Trải qua các phần thi chúng ta thấy các đội tham gia rất hào hứng, sôi nổi và cũng không kém phần căng thẳng. Để tiếp theo chương trình, xin kính mời các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thưởng thức tiết mục văn nghệ do biểu diễn. Xin cảm ơn tiết mục văn nghệ rất đặc sắc của các bạn Và sau đây xin mời 2 đội bước vào phần thi tiếp theo, phần thi mang tên ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ Xin mời 2 đội hướng lên màn hình để theo dõi luật chơi Ở phần thi này có 11 hình ảnh được đưa ra tương ứng với 110 điểm. Dựa vào các hình ảnh và gợi ý của người dẫn chương trình, các đội tìm ra các thành ngữ, tục ngữ, cụm từ hoặc từ có ý nghĩa liên quan tới hình ảnh. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Khi người dẫn chương trình hướng dẫn xong, ra hiệu lệnh bắt đầu tính thời gian lúc đó các đội mới được quyền đưa ra tín hiệu xin trả lời, nếu đưa ra tín hiệu trước hiệu lệnh của người dẫn thì bị mất quyền trả lời ở câu đó. 2 Đội đã nắm rõ luật chơi chưa ạ? Và ngay sau đây là hình ảnh số 1 1.THĂNG LONG 2.LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH 3.ĐẠI VIỆT 4.ĐẦU VOI ĐUÔI CHUỘT 5.ĂN CÂY NÀO RÀO CÂY ẤY 6.NGỒI MÁT ĂN BÁT VÀNG 7.THẤT HỌC 8. CHÓ TREO MÈO ĐẬY 9.NGƯỜI ĐẸP VÌ LỤA LÚA TỐT VÌ PHÂN 10.MÒ KIM ĐÁY BIỂN (BỂ) 11.SỐ ĐỎ Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đội viên thân mến! Chúng ta vừa cùng 2 đội trải qua 4 phần của cuộc thi. Để thay đổi không khí, xin mời tất cả các bạn đội viên là cổ động viên đang có mặt trong cuộc thi này cùng đến với phần thi DÀNH CHO KHÁN GIẢ CHÚC CÁC BẠN MAY MẮN Và sau đây là câu hỏi đầu tiên 1.Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng đầu tiên là ai? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về ông? Có 4 đáp án cho các bạn lựa chọn: A. Trường Chinh B. Nguyễn Văn Cừ C. Trần Phú D. Nông Đức Mạnh Trần Phú sinh ngày 1/5/1904 tại Hà Tĩnh. Ông mồ côi từ nhỏ và phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của họ hang. Ông được học tại trường Quốc Học Huế và ông học rất giỏi. Năm 1927 ông được cử đi học tại trường đại học phương Đông của Liên Xô và là một trong những thanh niên xuất sắc. Sau khi học xong, Trần Phú đã từ Liên Xô trở về Hương Cảng (Trung Quốc). Tại đây, Trần Phú đã gặp Nguyễn Ái Quốc và ông đã bí mật về nước hoạt động cách mạng tại 90 hàng Bông – Hà Nội. Tại đây ông đã viết bản Luận cương chính trị nổi tiếng vào tháng 10/1930, tham gia Đại hội Trung ương Đảng và được bầu làm Tổng Bí thư. 2.Người thầy giáo tiêu biểu của nhà Trần là ai? A.Chu Văn An B.Nguyễn Trãi C.Nguyễn Du D.Nguyễn Bỉnh Khiêm 3. Trường THCS Trung Nguyên trước kia có tên gọi là gì? A.Nguyễn Thái Học B.Trần Đăng Ninh C.Lê Xoay D.Đồng Đậu Trần Đăng Ninh (1910-1955), tên thật là Nguyễn Tuấn Đáng, quê tại thôn Quảng Nguyên, xá Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là thành phố Hà Nội). Ông là một nhà hoạt động cách mạng và quân sự, chủ nhiệm đầu tiên của Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng, chủ nhiệm đầu tiên của tổng cục cung cấp (nay là tổng cục hậu cần QĐNDVN) giai đoạn 1950-1955. Ông được nhà nước tặng thưởng huân chương Độc lập hạng nhất, truy tặng huân chương sao vàng năm 2003. Tên ông được đặt cho một con đường ở Hà Nội và thành phố Điện Biên Phủ của tỉnh Điện Biên. Sau khi ông mất, để tưởng nhớ ông tháng 7 năm 1956 Bưu điện Việt Nam dân chủ cộng hòa đã phát hành 1 bộ tem gồm 4 mẫu in hình chân dung ông. Một trường phổ thông trung học của huyện Ứng Hòa tại xã Hoa Sơn huyện Ứng Hòa được mang tên ông. Và Trường THCS Trung Nguyên, trước những năm 1980 cũng mang tên ông đó là trường cấp 2 Trần Đăng Ninh và sau này đổi lại là trường THCS Trung Nguyên. 4.Bạn hãy điền vào chỗ có dấu … để hoàn thành câu thơ sau của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Sáng tháng năm” “Người là…là…là… Qủa tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ” Đáp án : cha – bác – anh 5. Vị nữ tướng nổi tiếng thời Tây Sơn là ai? A.Lê Chân B.Bùi Thị Xuân C.Triệu Thị Trinh Nguyên Phi Ỷ Lan Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến! Sau đây chúng ta cùng tiếp tục bước vào phần thi tiếp theo của chương trình. Phần thi mang tên NHẬN DIỆN LỊCH SỬ Xin mời 2 đội hướng lên màn hình để theo dõi luật chơi. Ở phần thi này có 6 hình ảnh được đưa ra. Mỗi đội có nhiệm vụ là nhìn vào hình ảnh và theo dõi câu hỏi để trả lời. Có 5 giây suy nghĩ để trả lời câu hỏi của hình ảnh. Trả lời đúng hình ảnh được 10 điểm, nếu trả lời sai đội còn lại sẽ giành được quyền trả lời. Nếu cả 2 đội không có câu trả lời đúng thì sẽ giành quyền trả lời cho khán giả 2 đội đã nắm rõ luật chơi chưa ạ? Vâng, xin mời 2 đội bước vào phần thi Hình ảnh 1: Đây là đâu? Đáp án: DI TÍCH LỊCH SỬ CÂY ĐA TÂN TRÀO (TUYÊN QUANG) 2. Bức ảnh này trở thành nguồn cảm hứng cho sự ra đời của bài hát “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”. Bức ảnh được chụp khi Bác đang tham gia chiến dịch nào? Đáp án: CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI 1950 3. Hãy cho biết nhan đề bài thơ của nhà thơ Tố Hữu gắn liền với sự kiện lịch sử nổi tiếng này? Đáp án: HOAN HÔ CHIẾN SĨ ĐIỆN BIÊN 4.Theo em đây là di tich lịch sử nào? Đáp án: KHU DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC ĐỒNG ĐẬU 5.Bức tranh trên thuộc dòng tranh dân gian nào? Đáp án: TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ 6.Đây là địa danh nào của nước ta? Đáp án: CỐ ĐÔ HUẾ Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến! Cả 2 đội thi của chúng ta đã đi được 2/3 chặng đường của cuộc thi. Và ngay sau đây là phần thi tiếp theo, phần thi mang tên : TIẾP SỨC ĐỒNG ĐỘI Xin mời cả 2 đội hướng lên màn hình để theo dõi luật chơi. Ở phần thi này ban tổ chức đưa ra 10 đáp án và mỗi đội cử 2 thành viên, 2 thành viên này đứng úp lưng vào nhau, trong 2 người chơi một người sẽ gợi ý và một người sẽ trả lời. Người nào gợi ý sẽ được xem các đáp án và có 30 giây để suy nghĩ. Sau khi suy nghĩ xong, bạn gợi ý sẽ gợi ý từng câu một để cho đồng đội của mình trả lời. Câu nào không trả lời được thì các bạn có quyền bỏ qua để gợi ý và trả lời câu tiếp theo. Nếu còn thời gian các bạn có thể quay trở lại gợi ý câu mà các bạn chưa trả lời được. Thời gian cho phần thi này của mỗi đội là 1 phút và mỗi đáp án đúng các bạn sẽ được 10 điểm. 1. 1. 2. 2. 3. 3. 4. 4. 5. 5. 6. 6. 7. 7. 8. 8. 9. 9. 10. 10. Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến. Để cho không khí của cuộc thi thêm phần sôi nổi, hấp dẫn. Tiếp theo sau đây xin mời quý vị đại biểu cùng toàn thể thầy cô giáo và các em học sinh thưởng thức tiết mục văn nghệ do em……………….trình bày. Cảm ơn tiết mục văn nghệ rất đặc sắc của bạn! Và sau đây xin mời 2 đội bước vào phần thi cuối cùng, phần thi VỀ ĐÍCH Ở phần thi về đích có 2 nội dung thi: 1.Phần thi hiểu biết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm, nhiệm vụ của 2 đội là chọn đáp án đúng, thời gian suy nghĩa và trả lời mỗi câu hỏi là 12 giây.Sau khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi và các đáp án thì 2 đội mới đưa ra tín hiệu trả lời, nếu đội nào đưa ra tín hiệu trước đội đó sẽ bị phạm luật và câu trả lời thuộc về đội con lại. Mỗi đội sẽ được cộng 10 điểm cho mỗi câu trả lời đúng. 2. Nhanh tay nhanh mắt: 2 đội nhìn vào màn hình trong 10 giây. Sau đó màn hình sẽ tắt và nhiệm vụ của 2 đội là ghi lại những nghề nghiệp mà các bạn đã nhìn thấy. Đội nào ghi đúng nhiều nghề hơn đội đó sẽ thắng, mỗi đáp án đúng được 10 điểm. Xin mời 2 đội hướng lên màn hình để theo dõi câu hỏi 1. 2 3 4 5 6 7 8 9 10. *Các nghề nghiệp: đầu bếp, làm vườn,, lính cứu hỏa, nhà khoa học, lái tàu, nông dân, ảo thuật gia, họa sĩ, phi công, nhạc sĩ, thợ cơ khí • Xin cảm ơn và chúc mừng 2 đội đã hoàn thành phần thi của mình. Sau đây xin mời 2 đội lắng nghe BGK công bố số điểm của 2 đội đã đạt được trong các phần thi. Xin mời BGK Xin cảm ơn BGK TỔNG KẾT VÀ TRAO GIẢI Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùn toàn thể các em học sinh than mến. Qua gần 2 giờ đồng hồ chúng ta đã cùng 2 đội trải qua các phần thi với bao cung bậc cảm xúc khác nhau về những trang sử hào hung của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã ôn lại những mốc son lịch sử vẻ vang, những mất mát hy sinh, những tấm gương anh hùng trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của bao thế hệ cha anh…Được học tập, vui chơi và mơ ước dưới bầu trời tự do, trong nền hòa bình độc lập chúng ta không quên ơn những anh hung đã ngã xuống, đã dành trọn đời mình cho 2 tiếng Tổ quốc thiêng liêng. Chúng ta – những đội viên TNTPHCM sẽ nguyện ra sức học tập và rèn luyện để bảo vệ Tổ quốc, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp. Và tiếp theo chương trình, em xin trân trọng và kính mời……………………lên công bố trao giải thưởng cuộc thi cho các đội Xin trân trọng kính mời thầy Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe thầy! Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh than mến! Buổi ngoại khóa lịch sử với chủ đề “Em yêu lịch sử” được tổ chức ngày hôm nay xin khép lại tại đây. Một lần nữa em xin trân trong cảm ơn và kính chúc sức khỏe các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và toàn thể các em đã đến dự và tham gia chương trình này. Xin được cảm ơn và hẹn gặp lại những chương trình lần sau. . KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA LỊCH SỬ CHỦ ĐỀ “EM YÊU LỊCH SỬ” 1.Văn nghệ, ổn định tổ chức: Xin kính chào các quý vị đại biểu,. để tham dự chương trình ngoại khóa lịch sử với chủ đề “ Em yêu lịch sử được tổ chức tại ngôi trường THCS Trung Nguyên thân yêu của chúng ta! Và để cho không khí của buổi ngoại khóa của chúng. Nguyên long trọng tổ chức buổi ngoại khóa lịch sử với chủ đề “ Em yêu lịch sử . Và cũng qua buổi ngoại khóa này, các em học sinh sẽ được hiểu rõ hơn về kiến thức lịch sử nước nhà, truyền thống cách