Lịch sử phát triển Fiat Fiat từng có thời là trung tâm của nền công nghiệp Italy với đầu tàu phát triển là Fiat Auto, thâu tóm trong tay tất cả các nhãn hiệu xe hơi hàng đầu của nước này là Ferrari, Iveco, Maserati, Alfa Romeo hay Lancia. N ăm 1899, Giovanni Agnelli và các cộng sự bắt tay thành lập nên công ty Fiat. Với chiến lược phát triển vào mọi lĩnh vực củ a ngành công nghiệp cùng với nỗ lực không ngừng mở rộng sự có mặt ra nhiều quốc gia, đến những năm 1920, Fiat đã trở thành công ty lớn thứ ba tại Italy. Trong quá trình phát triển thành một tổ hợp đa quốc gia khổng lồ (có mặt tại hơn 50 quốc gia với hơn 500 chi nhánh), Fiat đã lần lượt thu nạp các hãng xe hơi tiếng tăm và lâu đời nhất Italy. Hiện nay ngoài nhãn hiệu Fiat, thuộc sở hữu của tập đoàn này còn có Iveco, công ty chuyên sản xuất xe tải và xe bus hàng đầu châu Âu, cùng những nhãn hiệu mà bất kỳ một người đam mê ôtô nào cũng muốn sở hữu một chiếc xe như Ferrari hay Maserati. N ăm 1969, Fiat mua lại Lancia. Cũng là một hiệu xe phổ thông, ngày nay Lancia hầu như chỉ còn được lưu hành tại Italy. Cùng năm đó, Fiat bỏ tiền ra để sở hữu 50% cổ phiếu của Ferrari. Được sáng lập bởi Enzo Ferrari vào năm 1940, ngày nay, đây là hiệu xe thể thao hàng đầu thế giới với số lượng xuất xưởng hạn chế và giá bán đôi khi tới hàng trăm nghìn USD một chiếc. Tới năm 1988, số vốn của Fiat tại Ferrari tăng lên tới 90%. Tương tự Ferrari, hai công ty Alfa Romeo và Maserati đều được coi là những ngôi sao sáng trong ngành công nghiệp ôtô Italy, luôn đi đầu trong công nghệ cũng như thiết kế kiểu dáng. Năm 1987, Fiat mua Alfa Romeo. Đây chính là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của Fiat S.p.a, chi nhánh chuyên sản xuất ôtô của tập đoàn Fiat. Chỉ một năm sau đó, năm 1988, Fiat S.p.a giành vị trí số một thị trường ôtô châu Âu, trên cả những đối thủ mạnh như Volkswagen (Đức) hay Renault (Pháp). 5 năm sau, cũng những khó khăn tài chính đã tạo điều kiện cho Fiat thâu tóm nốt tên tuổi lớn còn lại, niềm tự hào của xe hơi Italy là Maserati. Đặt nền móng cho những thành công nói trên là Giovanni Agnelli (1866-1945), một người đam mê ôtô từ nhỏ. Góp vốn ít nhất trong số các thành viên sáng lập Fiat và thuộc hàng xã hội thấp hơn cả, Fiat 500, mẫu xe mang lại thành công cho Fiat tương tự như Beetle của VW. nhưng nhờ bản tính quyết đoán và đầu óc chiến lược, Agnelli được cử làm giám đốc điều hành công ty và tới năm 1920, giữ cương vị chủ tịch. Trong những năm chiến tranh thế giới lần I, chính sách khắc nghiệt mà Agnelli thực thi đã giúp Fiat trụ vững qua khó khăn. Hai chuyến thăm nhà máy sản xuất của Ford các năm 1906 và 1912 đã giúp Agnelli học hỏi được nhiều điều và một trong số đó là việc áp dụng dây chuyền sản xuất hàng loạt. Sau Thế chiến I, Fiat vươn từ thứ 13 lên thứ 3 trong các công ty công nghiệp Italy. Với tầm nhìn xa và đầu óc không thành kiến, Agnelli chính là người đã đề nghị hợp tác sản xuất ôtô với Liên Xô. Ông chết năm 1945 ở tuổi 79, hai năm sau khi rời bỏ cương vị giám đốc điều hành. Định hướng đúng đắn của Agnelli giúp Fiat phát triển mạnh mẽ trong vòng hơn hai thập kỷ đầu thế kỷ 20. Đó là thời điểm bùng phát ngành công nghiệp xe hơi thế giới với rất nhiều công ty ra đời. Cạnh tranh với các đối thủ, Fiat đã biết chọn cho mình hướng phát triển phục vụ nhu cầu của số đông với đa dạng các sản phẩm, từ xe tải, xe khách đến xe con. Mẫu xe Enzo Ferrari. . Lịch sử phát triển Fiat Fiat từng có thời là trung tâm của nền công nghiệp Italy với đầu tàu phát triển là Fiat Auto, thâu tóm trong tay tất cả các. dáng. Năm 1987, Fiat mua Alfa Romeo. Đây chính là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của Fiat S.p.a, chi nhánh chuyên sản xuất ôtô của tập đoàn Fiat. Chỉ một năm sau đó, năm 1988, Fiat S.p.a giành. giúp Fiat phát triển mạnh mẽ trong vòng hơn hai thập kỷ đầu thế kỷ 20. Đó là thời điểm bùng phát ngành công nghiệp xe hơi thế giới với rất nhiều công ty ra đời. Cạnh tranh với các đối thủ, Fiat