1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tiet 72 - chiec luoc nga

5 235 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 73,5 KB

Nội dung

Trường THCS Nguyễn Công Trứ Giáo án Ngữ văn 9 Ngày soạn: 25/11/10 Ngày dạy: 3/12/2010 Tuần 15 Tiết 72 Văn bản : CHIẾC LƯỢC NGÀ Nguyễn Quang Sáng I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện “Chiếc lược ngà”. - Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. - Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện , miêu tả tâm lí nhân vật. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. 3. Thái độ - Trân trọng tình cảm gia đình, yêu quý kính trọng cha mẹ. III. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: đồ dùng dạy học : ảnh minh họa về các chi tiết trong truyện. - Học sinh: tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật tiếp theo của văn bản. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Bé Thu đã có thái độ và hành động ntn trong những ngày ông Sáu ở nhà? Thái độ và hành động đó có đáng trách không? Vì sao? 3.Bài mới: Có câu nói:”Những tình cảm đẹp sẽ là động lực mạnh mẽ trong tâm hồn mỗi người!” Có người nhận xét rằng “tình phụ tử không thể ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử”. Nhưng vì điều gì mà bé Thu lại có thể bướng bỉnh đến tưởng chừng như la qua đáng, vì điều gì đã khiến cho một người lính dù ở sa trường vẫn cặm cuội làm chiếc lược cho con? Đó là điều mà chúng ta cần lý giải trong tiết học hôm nay. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu về thái độ và hạnh động của BT khi nhận ra cha: Gv cho Hs chú ý đoạn truyện tiếp theo từ “ sáng hôm sau từ từ tuột xuống” ? Trong buổi sáng cuối cùng trước khi O. sáu lên đường, Bt đã có những thái độ và hành động gì ? Gv: thay đổi đột ngột, kỳ lạ, bất ngờ, hoàn toàn khác trước ? Theo em, những thái độ và hành động trên so với những ngày trước khác nhau ra sao? Không sợ hãi, không ngang ngạnh, không khướt từ, cất tiếng gọi ba, thể hiện sự yêu thương, gần gũi. ( việc thực hiện hành động ? Vội vàng, cuống quít ) ? Nguyên nhân nào khiến Bt có sự thay đổi đột ngột như vậy ? Bà ngoại giải thích, hiểu được nguyên nhân của sự thay đổi trên gương mặt ba, lăn lộn, thở dài, suy nghĩ dằn vặt như người lớn. Gv dẫn dắt ? Vậy từ những hành động vội vàng cuống quít của bé, em cảm nhận được điều gì về tâm trạng và tình cảm của bé ? Ân hận, nuối tiếc, muốn bù đắp tình cảm cho ba, muốn thể hiện tất cả tình yêu thương trong lòng dành cho ba, sợ ba đi mất, yêu I. Tác giả - tác phẩm: II. Đọc – Tìm hiểu văn bản: 2/ Nhân vật bé Thu: a. Thái độ và hành động của BT trước khi nhận cha: b. Thái độ và hành động của BT khi nhận cha: - Không bướng bỉnh…vẻ mặt sầm lại buồn rầu. - Kêu thét lên: Ba… - Chạy xô tới …nhảy thót lên, ôm chặt cổ ba. - Hôn ba cùng khắp hôn cả vết thẹo dài… - Hai tay siết chặt cổ…dang cả hai chân câu chặt lấy ba. Gv: Trần Thị Cẩm Vân Trường THCS Nguyễn Công Trứ Giáo án Ngữ văn 9 thương ba sâu nặng. ? Chứng kiến giây phút nhận ba của bé Thu và sự đoàn tụ của gia đình O.S mọi người xung quanh và đặc biệt là Bác Ba đã có những cảm xúc ntn ? * chi tiết…. ? Chỉ là người chứng kiến nhưng B. ba lại có cảm nhận sâu sắc về âm thanh của tiếng gọi ba, và như có ai “ bóp nghẹt trái tim mình”, theo em có phù hợp không? Vì sao? - chứng kiến toàn bộ câu chuyện gia đình của O.S-> cảm nhận sâu sắc. - Hiểu được nổi đau, sự mất mát tình cha con của BT. - Xót xa, nghẹn ngào trước cảnh đoàn tụ đầy cảm động. Gv bình, kết hợp chiếu hình ảnh minh họa: Ẩn đằng sau sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của một cô bé như già dặn hơn trước tuổi là cả một tâm hồn giàu tình cảm. Một tình cảm thiêng liêng bền bỉ và mãnh liệt mà bé đã dành cho ba sau biết bao năm tháng đợi chờ. Câu nói “ Thôi ba đi nghe con” như mồi châm thổi bùng lên ngọn lửa của sự khao khát về một tình cảm gia đình ấm áp, tiếng gọi ba lần đầu tiên trong đời như một đứa trẻ bi bô tập nói được thốt lên từ sâu thẳm trái tim, là sự vỡ òa của bao nhiêu ước mơ, tiếng ba của niềm sung sướng, hạnh phúc của một đưa con lần đầu tiên có ba, tiếng ba của tình yêu thương mà bé đã cố đè nén bao nhiêu năm nay, tiếng kêu xúc động ấy cùng với những hành động vội vàng cuống quýt “ôm ba, hôn ba, hôn cả vết thẹo dài” như thể hiện sự thấu hiểu, niềm tự hào và cả niềm ân hận vì lỗi lầm và nuối tiếc về những ngày đã qua. ? Từ đó em hiểu thêm gì về nhà văn và nghệ thuật kể chuyện của ông? Am hiểu tâm lý trẻ thơ, cách kể chuyện chân thực đan xen miêu tả, bình luận ? Từ cách kể, miêu tả tâm lý, đan xen bình luận, tác giả đã khắc họa được nét tính cách nào của nhân vật bé Thu? Gv giảng chốt: bằng nghệ thuật …ngây thơ: là sự kiên định,thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phóng sau này. Gv chuyễn dẫn Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình cảm Ô. S dành cho BT: Gv lưu ý Hs theo dõi đoạn đầu của văn bản ? Sau 8 năm xa cách, giây phút trở về và những ngày ở nhà, tình cảm ông S dành cho con được bộc lộ qua những chi tiết nào? ? Những chi tiết trên gợi lên trong em suy nghĩ gì? Gv khao khát, mong nhớ gặp con, …muốn bù đắp cho con nhưng trong một lúc không kiềm chế được mình ông đã đánh con ? Vì sao ông lại đánh con, điều đó có mâu thuẫn không ? Không, vì ông quá yêu con, càng cố gắng vun đắp tình cha con càng bị khướt từ, con bé làm tổn thương những tình cảm da diết nhất trong lòng ông. Còn gì đau đớn hơn một người cha bị chính đứa con gái của mình khướt từ, nỗi đau kèm với sự bất lực với chính mình khiến ông không kiềm chế được mình. ( còn chi tiết nào khác thể hiện sự đau đớn của ông ) ? Chính vì thế nên đến lúc ra đi, khi con gái đột ngột nhận -> hành động vội vàng, cuống quít; niềm ân hận, nuối tiếc. => kể, tả chân thực, đan xen bình luận, làm nổi bật nét cá tính cứng cỏi nhưng cũng rất hồn nhiên, ngây thơ và có một tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt của BT. 2. Nhân vật ông Sáu: - Tình người cha nôn nao không ghìm nổi xúc động. - Chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. -> khao khát gặp con; muốn bù đắp tình cảm cho con. Gv: Trần Thị Cẩm Vân Trường THCS Nguyễn Công Trứ Giáo án Ngữ văn 9 cha với tiếng kêu và những hành động đầy yêu thương, ông đã có biểu hiện ra sao? ? Một người lính dạn dày, dũng cảm nơi chiến trường, nay lại khóc khi được ôm con vào lòng. Đặt mình vào nhân vật, em hãy thử nói lên tâm trạng lúc ấy của ông? Ai có thể ngờ được một người lính dạn dày nơi chiến trường,quen với cái chết cận kề lại là người vô cùng yếu mền trước con gái mình.Những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả,đã rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của cha con thực sự, Tiếng ba dù muộn màng nhưng lại có ý nghĩa vô cùng đẹp đẽ và thiêng liêng đối với cha con ông, hạnh phúc, nghẹn ngào, sung sướng tột cùng khi lần đầu tiên được cảm nhận đầy đủ niềm hạnh phúc gia đình, niềm hạnh phúc đời thường mà bấy lâu nay ông chưa bao giờ có được. ? Ở khu căn cứ, , tình cha con đẹp đẽ ấy đã sống với ông như thế nào? ( chiếu ) ? Em có nhận xét gì về cách ông sáu làm chiếc lược ngà cho con? cẩn thận, tỉ mỉ như người thọ bạc -> làm chiếc lược ngà có ý nghĩa thiêng liêng ? Theo em, vì sao việc làm chiếc lược ngà đối với ông Sáu lại có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng? - Dịu đi nỗi ân hận, giày vò vì đánh con. - Chứa đựng bao tình cảm nhớ thương con. - Là niềm hy vọng sẽ được mau gặp lại con để trao chiếc lược ngà. Dẫn dắt: thế nhưng thật xót xa khi trong một trận càng ông đã hy sinh, giây phút cuối cùng ko thể trăn trối chỉ có thể nhìn bác Ba mà gởi gắm ước nguyện cuối cùng ( chiếu ) ? Từ những việc làm đó, hiểu được nỗi lòng đó của ông, hãy cảm nhận tình cảm của ông sáu dành cho BT? Tất cả những hành động, việc làm đầy cảm động của ông đã khẳng định tình cha con sâu đậm. Bao nhiêu tình yêu,nỗi nhớ con dồn cả vào công việc làm chiếc lược ấy. Ông nâng niu chiếc lược như nâng niu đứa con bé nhỏ của mình. Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình, dù chỉ sáng tạo môt tác phẩm duy nhất trong đời. Dù chỉ là chút hơi tàn của cuộc đời ông vẫn nhớ đến con, đến lời hứa dành cho con. Một lần nữa hình ảnh ấy càng khẳng định vẻ đẹp thiêng liêng, bất diệt của tình cha con, một tình cảm khiến mọi người phải rơi nước mắt. Thảo luận : 3 phút ? Ý nghĩa hình ảnh chiếc lược ngà ? ( chiếu ) Người mất nhưng kỷ vật duy nhất, gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại,chiếc lược ngà vẫn còn ở đây. … - Chiếc lược ngà là kết tinh tình phụ tử mộc mạc, đơn sơ mà đằm thắm,kỳ diệu, - là kỷ vật hiện hữu của tình cha con bất tử giữa ông Sáu và bé Thu - là minh chứng của lòng yêu thương vô bờ bến của ông Sáu với con - là nhân chứng, là nỗi đau của sự mất mác và đau thương trong - Ôm con, rút khăn lau nước mắt, hôn tóc con. -> hạnh phúc, sung sướng tột cùng. - Ân hận đã đánh con. - Cầm khúc ngà hớn hở. - Cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc…gò lưng, tẩm mẩn khắc “yêu…của ba”. -> Tình cha con sâu nặng, thiêng liêng, bất diệt. Gv: Trần Thị Cẩm Vân Trường THCS Nguyễn Cơng Trứ Giáo án Ngữ văn 9 chiến tranh. ? Từ văn bản, em cảm nhận được điều gì về sự mất mác trong chiến tranh và hình ảnh của người lính? ? Mỗi chúng ta học văn bản như đang quay đầu nhìn q khứ, từ những nối đau, sự mất mát của bé thu, ơng sáu và tình cha con bền chặt của họ, bản thân em có suy nghĩ gì về chính mình trong cuộc sống hòa bình hơm nay? ? Để làm nổi bật được những nội dung ý nghĩa của văn bản, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật đặc sắc nào? ? Trình bày lại nội dung của văn bản? Học sinh đọc ghi nhớ sgk Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1: cho Hs nhìn lại những hình ảnh chi tiết : ? Em thích nhất chi tiết nào, vì sao? Bài tập 1 sgk: 4. Củng cố: thực hiện ở phần tổng kết. 5. Hướng dẫn về nhà: - Nắm vững về nội dung và nghệ thuật. - Hoàn chỉnh bài tập luyện tập. - Tóm tắt văn bản. - Tưởng tượng và vẽ một bức tranh về một trong số các chi tiết em thích. - Soạn bài : Ôn tập tiếng việt : Phương châm hội thoại, Xưng hô trong hội thoại, Cách dẫn gián tiếp và cách dẫn trực tiếp. Gv: Trần Thị Cẩm Vân Trường THCS Nguyễn Công Trứ Giáo án Ngữ văn 9 Chiến tranh là tội ác, những đau thương mất mát, ly biệt cũng từ chiến tranh mà ra, chiến tranh đã gây nên vết sẹo trên khuôn mặt ông Sáu, bé thu thiếu vắng tình cha, nhận cha trong sự muộn màng, ngắn ngủi, và rồi một lần nữa chiến tranh lại khắc nghiệt để ông Sáu chưa kịp trao chiếc lược ngà đến tận tay cho con mà đã phải hi sinh trên chiến trường. Chiến tranh đã để lại vết sẹo dài trong lòng người và trong lòng cuộc sống. Thế nhưng từ chính gian khổ ấy, người lính đã hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn đáng quý, sống là hy sinh, là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một áng văn bất hủ ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng,với những con người giàu tình cảm và đẹp đẽ,như nhân vật bé Thu và ông Sáu từ trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Gv: Trần Thị Cẩm Vân . Sáu với con - là nhân chứng, là nỗi đau của sự mất mác và đau thương trong - Ôm con, rút khăn lau nước mắt, hôn tóc con. -& gt; hạnh phúc, sung sướng tột cùng. - Ân hận đã đánh con. - Cầm khúc. Hướng dẫn về nhà: - Nắm vững về nội dung và nghệ thuật. - Hoàn chỉnh bài tập luyện tập. - Tóm tắt văn bản. - Tưởng tượng và vẽ một bức tranh về một trong số các chi tiết em thích. - Soạn bài : Ôn. theo em có phù hợp không? Vì sao? - chứng kiến toàn bộ câu chuyện gia đình của O.S-> cảm nhận sâu sắc. - Hiểu được nổi đau, sự mất mát tình cha con của BT. - Xót xa, nghẹn ngào trước cảnh đoàn

Ngày đăng: 12/06/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w